Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Thuốc phiện, bạc và cân bằng thương mại

26.07.20
Trả đũa thương mại-con dao hai lưỡi TQ và Nhật tranh chấp ở biển hoa đông, TQ tẩy chay hàng Nhật. Với Hàn quốc cũng thế, không mua ở Lotte nữa. Sang Úc thì không mua quặng, nông sản. Hục hặc với Mỹ cũng không mua bắp, đậu nành nữa nha...tóm lại là cứ mâu thuẫn là giơ bài trả đũa ra xì tố vì cậy mình là khách hàng khổng lồ mà tụi tư bản thì phải có thị trường. Sau 1 hồi năn nỉ, nhượng bộ mà TQ bắc cành cao quá các nước bán hàng quay ra: đã không bán được hàng thì tao cũng khỏi sợ mày nữa, chơi xem ai khô máu trước.

04.03.2020
Từ thời con đường tơ lụa thì tương quan giữa vàng và bạc của phương Đông và phương Tây đã khác nhau. 
Bên TQ 5,6 lạng bạc đổi 1 lạng vàng, còn châu Âu là 10,12 lạng bạc đổi 1 lạng vàng nên dân buôn châu Âu mang bạc qua mua hàng rất có lợi.
Như vậy Tây mang bạc tới mua vải vóc, hương liệu, gia vị hồ tiêu...và vàng mang về.
Đây cũng là bằng chứng châu Á chịu ảnh hưởng mạnh của mặt trăng (bạc) và Âu là mặt trời (vàng) từ khi cả 2 cùng đang xài lịch theo mặt trăng.
Vậy mà ngày nay 1 lượng vàng bằng cả 100 lượng bạc. Chỉ có điều đã hết chênh lệch giá giữa Đông và Tây.

25.11.2019
Gia công khệnh khạng hơn ông chủ 
Mua bán mà ngỡ đang gia ơn
TQ thời xưa tự cho mình là trung tâm của thế giới, các nước xung quanh đều là phiên thuộc. Họ chấp nhận triều cống, ban quốc hiệu, ấn tín...để đổi lấy quyền buôn bán.
Tương tự như vậy, vào đời nhà Thanh khi các nước châu Âu đến buôn bán với TQ thì 1 bên coi là buôn bán 2 bên cùng có lợi, còn TQ lại coi đó là 1 sự ban ơn mưa móc cho nước phiên thuộc. Bởi vậy, 2 bên đã không có sự hiểu chung về công bằng thương mại.
Đơn giản là không có sự công bằng, đến thần phục ta thì ta cho phép vô buôn bán như 1 sự ban ơn. Và tới giờ, quan niệm công bằng thương mại đó đối với 2 bên vẫn không hề thay đổi là là 1 trong những nguồn gốc chính của chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Đúng là non sông dễ đổi, bản tính khó dời.

11.11.2019
Bản vị của đồng tiền
Xưa tiền thường được đúc bằng kim loại như hỗn hợp đồng kẽm thiếc hoặc vàng ròng bạc ròng. Vật bảo đảm (bản vị) của đồng tiền này chính là kim loại được đúc và vua phát hành tiền đó. Vấn nạn là hay bị làm giả.
Thời phong kiến mạt thì tiền giả rất nhiều, tới thời Hồ Quí Ly cải cách phát hành tiền giấy. Dân đâu chịu vì miếng giấy mà, có chi bảo chứng đâu. Đây là 1 trong những nguyên nhân khi quân Minh sang thì nhà Hồ thua ngay vì dân theo nhà Minh.
Sau phương Đông đi đâu cũng kè kè đĩnh bạc, từ kêu có 3 lạng thịt bò và chung rượu cũng ném lên bàn đĩnh bạc thanh toán. Thể nào các nhân vật của Kim Dung võ công cái thế vì ăn nhậu ra rứa thì chỉ nguyên cõng bạc theo cũng cả tạ, phải có sức khỏe kinh người mới mang nổi chớ.
Phương Tây xoay sang bản vị vàng từ TK17, tiền vàng đúc thanh toán. Sau họ phát hành tiền tiền giấy với quy định hàm lượng vàng trong đó. Nghĩa là cứ 1 đ tiền giấy thì đổi được 1 lượng gr vàng nhất định.
Hệ thống thanh toán này lợi hại vì đồng tiền của các quốc gia khác nhau đều được lấy mốc là lượng vàng trỏng. Trong thời này thì kinh tế phát triển tốt, không bị lạm phát và thậm chí chả cần tới ngân hàng trung ương.
Nhưng vàng là khan hiếm, hữu hạn trong khi định nghĩa kinh tế mới là tiền đẻ ra tiền, KHKT phát triển làm nhu cầu tăng vọt dẫn tới lấy đâu ra vàng để bảo chứng.
Kết quả là chế độ bản vị vàng cáo chung năm 70, từ nay tiền chỉ còn là tờ giấy nhận nợ, lời hứa trả nên lạm phát tăng vọt...nhưng bù lại GDP tăng khủng khiếp.
Rất nhiều người hoài niệm về thời hoàng kim của bản vị vàng. Bitcoin là 1 hướng như thế, thay vì bản vị vàng thì thuật toán blockchain đưa ra 1 số hữu hạn tiền phát hành. Họ thành công, giờ thì tiền mã hóa nở như bươm bướm. Chỉ có điều, với máy tính lượng tử thành công thì không biết độ an toàn của tiền mã hóa sẽ ai còn ai rụng.
    

Thúy Kiều: 400 lạng vàng hay bạc
Thúy Kiều vì hiếu phải bán mình để chuộc cha và em khỏi vòng tù tội. Cuộc mua bán sớm ngã giá qua một hồi mặc cả:
“Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm…”
Hai câu thơ 647 và 648 trên chép từ bản Kiều quốc ngữ cũ cũng như của sách giáo khoa hàng mấy chục năm trước. Câu thơ kể việc sống động vô cùng. Quả là Nguyễn Du hạ bút như có thần; vậy nhưng… câu chữ trải qua mấy trăm năm đã có nhiều xê dịch! Tam sao thất bản khiến hậu sinh tranh cãi nhiều quanh những bản Kiều được sao chép qua nhiều đời.

Câu 648 trong các bản nôm Tuyện Kiều là 

" ... vâng ngoài bốn trăm"
Trên tạp chí Hồn Việt - bài “Cần biết chữ Nôm để hiểu đúng và dịch đúng những câu Kiều”, Học giả Nguyễn Quảng Tuân đã dụng công ghi lại khá tỉ mỉ quá trình dùng 2 chữ “vâng/ vàng” trong câu Kiều 648 như sau:
“…Các bản quốc ngữ Phạm Kim Chi, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Hồ Đắc Hàm, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Can Mộng đã chép câu này với chữ vâng. Bản Trương Vĩnh Ký và Abel des Michels đã chép với chữ vưng thì cũng như các bản kể trên.

Bản Bùi Khánh Diễn và bản Nguyễn Khắc Hiếu đã chép với chữ xin. Một số bản quốc ngữ sau đây đã chép câu này với chữ vàng:Truyện Kiều chú giải (Lê Văn Hòe - 1953), Truyện Kiều (Bùi Kỷ - 1958), Truyện Kiều (Nguyễn Thạch Giang - 1972), Truyện Kiều (Đào Duy Anh - 1979).
Lần lượt từ trái sang và từ trên xuống:

1/ Bản 1866 (Liễu Văn đường): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
2/ Bản 1870 (Nguyễn Hữu Lập): Giờ lâu ngã giá chịu ngoài bốn trăm.
3/ Bản 1871 (Liễu Văn đường): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
4/ Bản 1872 (Duy Minh Thị): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
5/ Bản 1902 (Kiều Oánh Mậu): Giờ lâu ngã giá chịu ngoài bốn trăm.
6/ Bản 1932 (Phúc Văn đường): Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

Cả 6 bản Kiều nôm trên, không có bản nào dùng chữ “vàng” ở câu 648 cả.

Trên báo Người Lao Động, bài “Lênh đênh chữ nghĩa truyện Kiều”, GS. Mai Quốc Liên viết: “…Anh bạn tôi, người phụ trách sách giáo khoa, bằng nhiều lý lẽ, cho “vâng” là đúng, là hay; kể cả đối chiếu với Thanh Tâm Tài Nhân và biết rằng thời ấy người ta dùng bạc để trả giá, không dùng vàng. “Vâng, đồng ý với giá bốn trăm lạng bạc”.

- Đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hồi 6 ta thấy quả có chuyện Mã khách nhân xuất 450 lạng bạc mua Thúy Kiều
(https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/truyen-kieu-400-lang-vang-hay-400-lang-bac-post155737.gd?fbclid=IwAR2jNzlQ0YwFBxNxD1TCQCx-ED8bsp4b82687NO-LQJ99oLJm0V2eaa64U4)

Nhà Thanh hoàng thái hậu lương năm 20 lạng vàng, 2000 lạng bạc. Hoàng hậu 1000 lạng bạc, không có vàng nha.
(https://vi.m.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_cung_Nh%C3%A0_Thanh?fbclid=IwAR0B-xZE7aFkkQYwhruuMxKGJ1fyh-xk8KcFx5RBaFWrGCNlQseL3lkruxw)



Thời châu Âu mới công nghiệp hóa, các đội thuyền buôn tỏa đi khắp nơi buôn buôn bán bán. Hàng của họ gồm vải vóc dệt máy, dao rựa súng đại bác, kính nhìn đồng hồ...còn mua về hàng nông sản, hương liệu, trà, tơ lụa.
Cập bến nhà Thanh họ mua đủ thứ vì TQ bao la rộng lớn cái chi cũng có từ sản vật thiên nhiên tới tơ lụa.
Nhưng lạ thay họ chỉ bán mà không mua. Những thứ phương Tây cực kỳ đắc ý như đồng hồ thì ngay vua cũng chê: hay chi thứ đó mặc dù không tự mình làm ra được. Chỉ thi thoảng họ mua thuốc súng, đại bác để đánh nhau nhưng ít lắm.
Còn kính viễn vọng, kính đọc sách cũng chả thèm mua. Vậy các trung niên Hoa không đọc sác à. Có chứ, nhưng chữ họ tượng hình to cộ nên đọc phăm phăm, chả cần kính yêu quái.
Vậy là họ bán và chỉ nhận bạc về. Cái này người Tây khác người Á đông, Tây chọn vàng trong khi bạc là phương tiện thanh toán cơ bản của TQ khi đó nên truyện Kiều ghi:
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài 400  tôi nghi là bạc chớ không phải vàng vì đào đâu ra lắm vàng thế, cụ cứ nói quá lên.
Tây trả bạc miết thì lấy đâu ra trả, thứ nữa chạy thuyền rỗng từ châu Âu tới TQ mới chở hàng về thì dễ lỗ lắm nên loay hoay tìm cách.
Không lâu sau người Anh phát hiện ra dân TQ rất khoái thuốc phiện. Có ngay có ngay. chở chế biến thuốc phiện từ Miến về rất nhanh và rẻ.
Cán cân thương mại đảo ngược. Nhà Thanh giận lắm, vì bạc là thứ họ quý nhất giờ phải móc ra trả, hai là thuốc phiện gây nghiện hại không thể tả, vừa mất tiền vừa mất sức lao động vừa mất thuế. Nói chung thiệt đủ đằng trong khi tụi Tây xoa tay cười khoái trá.
Tức quá thì cấm, đốt thuốc phiện của tụi Tây luôn, tiện thể giết giáo sỹ, giết Tây.
Thực ra là Tây mạnh hơn hẳn mà nhà Thanh không nhận ra: có đại bác bắn xa, mạnh, chính xác, có đồng hồ phối hợp tác chiến nhịp nhàng, có kính nhìn xa phát hiện ra ông từ xa mà ông chưa đánh hơi thấy.
Vậy là liên quân 8 nước tràn vô đánh nhà Thanh SML, cú này mở đầu cho cái gọi là 1 thế kỷ nhục nhã của người khổng lồ TQ (cú này Nga là nước hưởng lợi nhứt-lấy được quá trời đất của TQ)
Kết luận ở đây là gì:
Cân bằng thương mại rất quan trọng và mọi nước đều tìm cách cân bằng, chênh lệch quá đáng sẽ dẫn tới biện pháp quá đáng.
TQ rất thích bạc mà giờ đây là USD và công nghệ Tây (rút kinh nghiệm trước chê đồ Tây bị thiệt hại nặng quá). Vậy Tây giờ lấy gì để cân bằng TM với TQ?     
Tuy nhiên có vẻ bài học này người TQ cũng chưa học được



1 nhận xét: