Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Cuộc chiến vương quyền hội đồng quản trị


Thao túng cuộc họp (2)
- Tổng kết: chốt cuộc họp với những ý có lợi cho mình, giảm nhẹ ý nghĩa của điểm khác
- Quyết định trước kết quả: giống kiểu án bỏ túi, dù ai nói ngả nói nghiêng, ta đây đã quyết làm gì được ta
- Làm đúng quy trình: là 1 công cụ hữu hiệu chống lại người thao túng cũng như người thao túng dùng nó 1 cách hiệu quả. Còn khi không có quy trình thì mặc sức. Đã từng có những trường hợp báo cáo của BKS, của những vấn đề mà người thao túng không muốn đưa ra liền ỉm đi. Trường hợp này phần lớn do CT HĐQT quá lơ là, yếu kém kiểu tôi cứ thắc mắc không biết BKS làm gì mà cả năm không báo cáo. 
- Phản đối với chủ tọa: thảo luận gây bất lợi cho người thao túng thì anh ta bèn đề nghị chuyển sang thảo luận vấn đề khác
- Đưa ra vấn đề khác: lợi dụng khoảng trống nghị sự để đưa ra vấn đề mới có lợi cho anh ta hoặc nhóm của ảnh gọi là chiến thuật chèn vào chỗ trống
- Trì hoãn thảo luận bằng cách nêu lý do cần suy nghĩ thêm, thiếu thông tin...gọi là câu giờ. Tập cũng đang dùng chiêu này để chống Trump do Trump có nhiệm kỳ còn Tập thì không
- Hoãn cuộc họp: mức cao hơn của câu giờ
- Thiếu TV cần thiết dự họp: cố tình vắng mặt hoặc tới lúc biểu quyết bỏ ra ngoài...để ngăn các quyết định có yêu cầu tỉ lệ TV đồng ý
- Xử lý biên bản cuộc họp: viết biên bản theo ý người thao túng hoặc sửa biên bản nếu các TV không ký nháy từng tờ... 


Thao túng cuộc họp (1)
- Quản lý chương trình nghị sự: quyết định điều gì sẽ được đưa ra bàn bạc, điều gì không. Vd khi xảy ra lỗi làm hoạt động kinh doanh liên tục bị ngưng trệ thì không đưa ra bàn mà lại đưa vấn đề lương thưởng TV HĐQT ra bàn chẳng hạn
- Xét lại biên bản họp của kỳ trước: nhằm khơi lại vấn đề đã được giải quyết từ trước. Chiêu này các bạn thấy TQ áp dụng khi đàm phán thương chiến với Mỹ
- Chiếm quyền điều hành buổi họp: chiêu của PCT kiêm CEO nhằm ép CT mới, thiếu kinh nghiệm thành CT gật, vd như vấn đề này hơi chuyên môn, đặc thù anh ở trên chưa nắm, để tôi trình bày cho rõ
- Chuyển hướng tập trung của vấn đề tranh luận: 1 vd kinh điển về việc HĐQT họp về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, trước đó thì duyệt xây nhà để xe. Phần xây nhà để xe có nhiều phương án, tranh cãi thuyết phục sôi nổi chiếm mất gần hết buổi sáng. Sau đó phần dự án điện hạt nhân được thông qua nhanh chóng vì mọi người đã mệt, đã hết thời gian, và phức tạp quá tầm hiểu biết thông thường.
Chiêu này hợp văn hóa Việt, có việc quan trọng thì cả buổi cứ hỏi thăm sức khỏe, cà kê dê ngỗng, trên trời dưới bể sau cùng trước khi chia tay mới lò ra câu chuyện chính.
- Làm bẽ mặt: đưa ra sự nghi ngờ khi đáp trả 1 đề xuất. Người làm bẽ mặt thường có thông tin đầy đủ hơn, hoặc đã thống nhất với các TV khác...
- Mượn oai cọp: cái này các anh trên đã quyết rồi, anh 2 nói vầy, chú 4 nói thế kia...là 1 công cụ đầy sức mạnh dù chả ai kiểm chứng được có đúng là mấy ảnh có nói thế không


- Tấn công dồn dập: thường do TV tham gia điều hành thực  hiện, cung cấp hàng đống dữ liệu nhằm làm các TV không điều hành rối, lẫn lộn và dấu diếm những điểm bất lợi. Từ đó phao ra TV độc lập biết gì đâu còn bên trong ép các TV này thành yes man
- Nói lòng vòng: trên diễn đàn QH nếu bạn để ý, đa số người hỏi và người trả lời đều nói lòng vòng, hỏi cũng không rõ nhắm cái chi mà trả lời cũng đánh võng ra khỏi mục tiêu của câu hỏi nhằm câu giờ, bóp méo quan điểm hay có lợi cho người lòng vòng
- Đỡ đầu: TV quyền lực đỡ đầu, bảo trợ cho TV mới, yếu vì lợi ích cả 2
- Tham bát bỏ mâm: xảy ra khi TV HĐQT hỗ trợ 1 bộ phận của tổ chức mà gây hại đến toàn bộ công ty. Vd Xã xệ đưa người của mình lên trám các chỗ trong công ty dù họ còn non, khi Xệ hưu, chả ai thay thế nổi Xệ nữa
- Gây ấn tượng bên ngoài tốt: thể hiện ra bên ngoài rất lấp lánh từ kết quả kinh doanh, quản trị tốt, truyền thông tốt...tóm lại rất lạc quan, rất tươi sáng và che dấu hết hoặc hầu hết yếu kém, rủi ro. Vd như đế chế V chẳng hạn, trên truyền thông đố thấy tin xấu về họ, chỉ có ngày mai tươi sáng


- Vận động hành lang: diễn ra bên ngoài phòng họp, là nỗ lực ảnh hưởng lên các TV HĐQT hoặc những người ở vị trí có thể ảnh hưởng lên các TV
- Thông đồng: 2 hoặc nhiều TV thông đồng với nhau vì lợi ích chung. Kiểu người đầu hỗ trợ nhiệt tình cho đề xuất đầu tư có lợi cho người thứ 2, còn người thứ 2 sẽ đưa lập luận bảo vệ trong buổi phê bình người thứ nhất dùng ngân sách yếu kém...
- Tuyên truyền: nói hoài là người ta tin, cứ cung cấp thông tin hỗ trợ mà không cung cấp bức tranh hoàn chỉnh. Vd đưa ra sản phẩm phái sinh mới mà không nhắc tới rủi ro hay TTCK là ngành không rủi ro như TS Xã xệ từng đanh thép tuyên bố
- Các phe phái đối đầu: là tình huống cực điểm của trò chơi liên minh và bè phái. HĐQT tồn tại các phe đối đầu nhau. Sự thù địch, gián điệp, 2 mang... có thể xuất hiện, Xã xệ từng sử dụng chiêu này xuất sắc bằng cách đưa người tiếp cận 1 TV phe đối địch ở quê lên, người thường nói: phải cẩn thận, ếch chết tại miệng. Nhưng ở quê thì không thể gian bằng người phố, bên kia tính làm gì là Xệ nắm sạch . Có thể tham khảo thêm trường hợp Eximbank qua tình huống tổ chức ĐHĐCĐ hiện nay
- Phao tin đồn nhảm: tin đồn rất dễ được tiếp nhận do bản tính tò mò nên chiêu thả thuốc độc xuống giếng rất có hiệu quả. 99% là thực, chỉ 1% lõi tẩm thuốc độc. Gây hoang mang, nghi ngờ là mục đích của trò này. Giống như đệ Xã xệ đi đâu cũng có chiêu cáp đôi người này với người kia (tất nhiên là VIP trong tầm ngắm) rồi cứ mặc sức phao tin, bô lô ba la về cặp đó đẹp đôi, hợp nhau, hẹn hò...để quần hùng tin là thật kiểu: thằng nào chả mê gái, gái nào chả tham tài...    


- Phân chia và kiểm soát: Đây là chiêu chia để trị kinh điển, muốn mọi người nghe mình thì tốt nhất là để mọi người quay ra cạnh tranh, kình chống với nhau. VD chia tách thành nhóm TV điều hành, không điều hành và BKS or có thể chia rẽ thành nhóm khách hàng, nhóm cung cấp, nhóm cơ quan QLNN
- Xây dựng đế chế: CEO thường chơi trò này do dễ dàng lạm dụng được đặc quyền về thông tin, con người, tiền bạc và các nguồn lực khác để thâu tóm toàn bộ quyền lực của tổ chức. Các bạn có thể tham khảo các chiêu trò của Xã xệ liên quan tới mưu đồ, đấu tranh và xâm xâm chiếm
- Một nửa sự thật: bằng cách chỉ cung cấp 1 góc thông tin về vấn đề trước HĐQT, 1 TV vô đạo đức có thể làm lệch lạc buổi thảo luận theo hướng mình muốn. Vd trong cuộc họp Xã xệ đòi kỷ luật 1 trưởng phòng vì tội vu khống. Cấp dưới mà vu khống cấp trên là tội gấp đôi rồi. Sau tìm hiểu hóa ra có khiếu nại về việc Xã xệ lấy máy móc của công ty mang về nhà xài thật, khi nghe tin nội ứng từ cấp trên thì Xệ mang trả lại, xóa bỏ chứng cớ và tiến hành phản vu khống với người mà Xệ nghi đã có báo cáo khiếu nại
- Chương trình nghị sự kín: đưa ra lập luận thuyết phúc hỗ trợ cho 1 vấn đề cụ thể mà không nói cho mọi người biết cái đó làm tăng lợi ích của anh ta. VD như đề cử công ty sân sau, công ty chi hoa hồng riêng cho ảnh...   
(TLTK là cuốn này của Tricker)


- Liên kết: Khi HĐQT hoạt động, các quyết định được thông qua theo kiểu đối nhân thì các trò chơi xuất hiện. 2 hay nhiều TV liên kết lại để gây ảnh hưởng lên quyết định của HĐQT
- Liên minh và bè phái: Mao CT dạy về mâu thuẫn luận, hễ cứ có 3 người là thự nhiên chia làm 2 phe để tranh đấu xem ai thắng ai thua nên gây bè kết phái là chuyện đương nhiên. Các phe phái có thể liên minh với nhau khi có mục đích chung. Ở đây việc vận động phi chính thức nổi lên như chìa khóa giải quyết vấn đề
- Thân hữu: đã anh em bồ bịch với nhau thì ủng hộ nhau, giúp nhau đạt mục đích cho họ trước chớ không phải vì lợi ích tốt nhất của công ty hay tính hợp lý của tình huống. Nên CT hoặc TV bự có xu hướng đưa anh em đệ tử thân hữu vô HĐQT cho dễ bề thao túng và không khí HĐQT vui vẻ như hội phỏm. Các quyết định nhanh chóng, ít có tranh luận...
- Thỏa hiệp: bên ngoài phòng họp 2 hay nhiều TV làm deal với nhau để đạt được kết quả cụ thể về vấn đề nào đó có lợi cho họ trước 



Quản lý (management) là quản 1 cách hợp lý nhằm giảm giá thành, tăng lợi nhuận còn quản trị (governance) là lèo lái định hướng. 
Mà đã lèo lái định hướng là dính tới con người tới quyền lực:
- "quyền lực là khả năng khiến mọi thứ xảy ra" và mỗi thành viên HĐQT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong, pháp luật, quy định của công ty, công ty mẹ, người cung cấp, kiểm toán, quan chức, truyền thông...và bản thân cá nhân thành viên HĐQT cũng có quyền lực của bản thân họ dựa trên cá tính, năng lực, địa vị, chính trị...nên" điều quan trọng trên thế giới này không phải là anh biết những gì, mà là anh biết ai".
Cho nên quan hệ của các TV HĐQT rơi vô vòng xoáy quyền lực, trò chơi vương quyền  như liên minh, thân hữu, kiểm soát...
Trong mô hình tương tác HĐQT thường chia ra theo mức quan hệ và hiệu quả của HĐQT như sau:
- Hội phỏm: giống như CLB bên tây, còn VN thì là hội phỏm do HĐQT thường là thế hệ sáng lập, có bố già cầm đầu nên không khí vui vẻ giống như NH Phương nam thời a Trầm Bê chẳng hạn
- HĐQT chuyên nghiệp: mời đọc sách
- HĐQT bù nhìn chỉ để đóng dấu: giống mô hình kinh điển vua Lê chúa Trịnh thời phong kiến, vua thõng tay để chúa làm nên mô hình vừa gọn nhẹ, công việc trôi chảy mà thiên hạ thái bình
- HĐQT mang tính đại diện cho các nhóm cổ đông chính, khi các nhóm mâu thuẫn phe phái thì HĐQT cũng mang tính phe phái. Trò chơi vương quyền xuất hiện quyết liệt giống như Eximbank bây giờ



Từ ngày hôm nay tôi sẽ đưa dần dần những lối quản trị trong đời thực lên góc này. Là những câu chuyện ít được đề cập khi học lý thuyết
1. Quản lý kiểu đi dây:
Đi dây giống như nghệ sỹ làm xiếc, trân tay cầm cây sào dài để giữ thăng bằng, chân bước đi trên sợi cáp chăng trên từ đầu này qua đầu kia. Những người này ngoài khả năng giữ thăng bằng tôt, độ tập trung cao còn phải lường trước được những tình huống bất thường.
Những người đi làm đều hiều đi làm muốn làm được việc thì tựu trung có mấy cách:
- theo phe sếp
- không theo phe thì phải có chuyên môn người khác không, khó làm được
Nên đa phần phải chạy theo phe sếp, ông nào chọn nhầm cửa, chui vô phe đối lập thì khả năng cao là xất bấc xang bang. Theo phe sếp thì người đông, lộc rơi vãi phải xếp hàng, mà trời mưa nắng thất thường, sếp đổ sếp đi mà chưa kịp thu hồi vốn thì coi như lỗ nặng.
Vậy những người đi dây rất khéo, phe nào cũng ghĩ là của mình, việc khó thì nhóm không phe giúp, việc ngon thì phe sếp chia, việc nguy hiểm thì phe đối lập báo...cứ thế mà họ lên.
Đi dây là nghệ thuật, đi non thì mọi người hiểu là ba phải, khôn vặt quá thành là mặt lá trái nên người đi dây khéo được cả hội chịu đèn.
Tới khi lên sếp họ vẫn tiếp tục đi dây với cấp trên, cấp dưới, người liên quan...nếu họ chia bánh tốt nữa thì oanh oanh liệt liệt mặc dù năng lực lãnh đạo thường thường bậc trung.

2. Quản lý kiểu đa cấp
Những người thi triển mô hình Quản lý kiểu đa cấp này là những người có biệt tài. Ví dụ anh ta chỉ có 1 người làm được việc, như thư ký chả hạn. Anh ta sẽ dùng mọi cách để thư ký tin phục anh ta và điều hành công ty cho ảnh.

Hoặc có 1 cá nhân làm được việc nhưng cấp thấp, mỗi khi cần ra quyết định là 1 dây chuyền sai việc chuyển lệnh được lập lên, nó chạy từ sếp xuống trưởng phòng, TP lại giao cho nhóm trưởng, nhóm trưởng giao việc cho key person này.
Cứ thế 1 đám ký sinh trùng hưởng lợi nhờ may mắn có 1 người trong công ty làm được việc. Vậy thì sao không thăng cấp cho anh ta?
Có nhiều lý do, những tổ chức như vậy thường có đặc quyền hoặc độc quyền nên ghế thường được phân bổ kiểu chia chác chớ không theo năng lực, vả lại thăng chức cho người key này lên phó phòng chả hạn thì TP sợ, lên phó GĐ thì GĐ mất ăn mất ngủ, chả dại



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét