12. Trai đa trá, gái đa dâm
Tương truyền khi bị quân Tây sơn rượt đánh tan tác, Nguyễn Ánh đã phải bỏ cả vợ con lại chạy thoát thân. Tháng sau quay về thì vợ chết con chết ổng mới cay đắng thốt: nam thì vô trí, nữ thì vô tâm. Lời chỉ trích nhắm vô những người không bảo vệ nổi vợ con ổng ta nghe có thể hiểu được sự khốn cùng, sự quẫn trí trong tình cảnh đó.
Cuối đời Gia Long thì triều đình chia làm 2 phe, 1 phe theo thái tử Cảnh với dự tính cải cách, thân Pháp, chấp nhận đạo Chúa và phe theo hoàng tử Đảm trọng Nho giáo, lấy TQ làm khuôn vàng thước ngọc. Thái tử Cảnh mất, Minh Mạng lên ngôi ông đã làm mấy việc lớn ngay lập tức:
- Bài trừ phe thái tử Cảnh
- Xây dựng thể chế theo khuôn mẫu TQ
Các bạn biết rằng triều Gia Long chịu ảnh hưởng nhiều từ người Pháp và xu thế cải cách còn có vẻ mạnh với đại diện là thái tử Cảnh. Với cái chết của ông thì coi như cánh cửa đóng sập lại.
Tuy nhiên để chống lại đạo Thiên chúa thì Minh Mạng khuyến khích đạo Phật. Đây là 1 điểm mới vì như thời Lý, Trần đạo Phật rất phát triển sau đến thời Lê học TQ tôn Nho bài Phật nên trong thời gian này đạo Phật suy yếu. Nay tới thời MM thì vừa tôn Nho lại vừa tôn Phật.
Với chất nho giáo như thế thì vua MM có cái nhìn khe khắt hơn hẳn vua Gia Long:
Sông không sâu, núi không cao
Trai thì đa trá, gái thì đa dâm
Huế kinh đô là trung tâm quyền lực, ai ai cũng muốn được làm quan, được có thế lực thì đương nhiên họ phải dùng mưu kế, liên minh hợp tác...là lẽ tự nhiên. Nhưng dưới con mắt khe khắt nghi kỵ của vua MM thì đám người gốc Chăm, Minh hương này không đáng tin, trí trá, đa trá...cần phải đề phòng và gốc thờ phụng linga, yoni mang tới ám ảnh về mặt sinh lý.
Từ ngàn đời sex với ông cha ta là tự nhiên, thâm chí có phần phóng túng. Chỉ dưới con mắt sùng Nho nam nữ thụ thụ bất thân thì ổng mới thấy cần đưa con dân vô vòng lễ giáo chớ đứa nào cũng trá với dâm thế là không được.
11. Dân VN có tinh tế được không?
Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết bài thơ tựa đề:
Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây đa sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Thu ăn măng trúc do khi đó mụt măng còn đang nằm dưới đất, non chưa trồi lên nên mềm ăn ngon. Cái này có tích tận bên Tàu nhưng các học giả VN loay hoay cãi nhau về chữ giá. Ông bảo giá đỗ, ông nói mạch nha...do luận chữ Hán xưa chữ tác chữ tộ. Cái này nói lên sự giáo điều của tầng lớp văn thân. Thấy cụ Trạng Trình thì ngỡ thơ nào của cụ cũng là sấm rồi đoán này đoán nọ.
Hỏi mệ thì mệ chỉ nói tau không thích ăn măng như thế vì nó còn nhỏ, đang lớn, ăn vậy khác chi sát sinh. Nếu xã hội không loạn lạc, giới mệ vẫn thong dong thì hẳn dân mình cũng vươn lên đạt tới sự tinh tế quý tộc như các dân văn minh khác trên thế giới nhỉ.
Bà Trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, mắc xương mấy lần
Chuông chùa Thiên mụ là 1 cặp chuông lớn tuổi 300 năm nhưng các mệ còn nói xưa phường đúc 1 chuông còn to gấp 3,4 lần. Mỗi khi đánh tiếng chuông vang xa tới tận phá Tam giang, nhà nhà đều nghe tiếng.
6. Người Kinh người Trại
Chúng ta thường nghe giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng hay Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
Vậy chống nhà Minh sao lại nói là chống Ngô. Ngô có nghĩa là gì?
Về điểm này nhiều bạn trả lời được ngay:
Tin rằng tựa đề chính thức của bài văn chúng ta đang bàn là “Bình Ngô đại cáo”, O’Harrow tìm hiểu “Ngô” mang những nghĩa gì.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây đa sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Thu ăn măng trúc do khi đó mụt măng còn đang nằm dưới đất, non chưa trồi lên nên mềm ăn ngon. Cái này có tích tận bên Tàu nhưng các học giả VN loay hoay cãi nhau về chữ giá. Ông bảo giá đỗ, ông nói mạch nha...do luận chữ Hán xưa chữ tác chữ tộ. Cái này nói lên sự giáo điều của tầng lớp văn thân. Thấy cụ Trạng Trình thì ngỡ thơ nào của cụ cũng là sấm rồi đoán này đoán nọ.
Hỏi mệ thì mệ chỉ nói tau không thích ăn măng như thế vì nó còn nhỏ, đang lớn, ăn vậy khác chi sát sinh. Nếu xã hội không loạn lạc, giới mệ vẫn thong dong thì hẳn dân mình cũng vươn lên đạt tới sự tinh tế quý tộc như các dân văn minh khác trên thế giới nhỉ.
10. Chuông chùa Thiên mụ
Tiếng chuông Thiên mụ canh gà Thọ xương được anh Tây học tiếng Việt dịch thành:Bà Trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, mắc xương mấy lần
Chuông chùa Thiên mụ là 1 cặp chuông lớn tuổi 300 năm nhưng các mệ còn nói xưa phường đúc 1 chuông còn to gấp 3,4 lần. Mỗi khi đánh tiếng chuông vang xa tới tận phá Tam giang, nhà nhà đều nghe tiếng.
Rồi 1 hôm chuông không kêu nữa do bị thầy Tàu yểm, rút cục chuông bị đôi xuống sông.Lời bình: chắc kỹ thuật đúc có vấn đề, bị nứt và đôi xuống sông mà không đem về nấu lại do sợ tà ma quấy nhiễu (cái này giải thích lý do cổ vật VN hiếm vì các cụ sợ ma). Cốt truyện có vẻ giống trâu vàng Hồ Tây.
9. Có thực mới vực được đạo?
Hầu như ai ai cũng bảo đói thì đầu gối phải bò nên có đủ ăn rồi mới bàn tới chuyện đạo lý.
Nếu các cụ ngày xưa nghĩ thô thiển thế thì làm gì có tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ nữa.
Thực ở đây là hiện thực, thực hiện, có thực. Ý là đạo muốn tồn tại, muốn hoằng dương thì nó phải có bằng chứng về sự thực hiện, có sự đóng góp hiện thực trong đời sống chớ không phải là lý luận suông vô bằng vô cớ các bạn ạ.
Chớ ai lại suy nghĩ kiểu vục đầu vô máng ăn vậy.
8. Học đi đôi với hành?
Nhà bè nước chảy chia hai
Ai về Gia định Đồng nai thì về
Có 2 quan điểm, phổ thông là học đi đôi với hành. Tức là học phải gắn liền với thực hành, hành động không lý thuyết suông. Nghe rất hợp lý và hạp với quan điểm khoa học của Tây nên ta theo cũng là 1 cách cự tuyệt lối học sáo mòn, khoa cử chi hồ giả dã ngày xưa.
Cái phiền là quá thiên về học hành nên trường nào cũng phải kẻ khẩu hiệu: tiên học lễ hậu học văn ý bảo học gì thì học cũng phải có lễ phép, lễ giáo...chớ không phải đi lễ cúng chùa hay cúng thầy cô, cúng sếp...
Quan điểm thứ 2 là học phải đi đôi với hạnh.
Họ lý giải người xưa học theo kiểu tri hành hợp nhất, tức là học là đương nhiên phải biết hành chớ học đỗ đạt xong bổ ngay làm quan huyện sao biết đường quản trị, đường xử án nên ai nói học xưa là học chay, lý thuyết suông là chả biết gì lối học ngày xưa.
Các cụ học kiêm cả y lý dịch số tức ngoài học chữ thánh hiền còn biết bốc thuốc, xem bói, coi quẻ...để giúp người cứu mình sinh sống đàng hoàng chớ làm gì có chuyện lưng dài tốn vải ăn no lại nằm.
Ngay như ông nội tôi, giáo viên tiểu học sau CCRĐ vẫn là giáo viên nhưng để nuôi cả tiểu đội con thì thiến heo, cúng liệm người chết đều làm được cả.
Cho nên học đi liền với hạnh. Hạnh đây tức là đức hạnh. Giáo dục xưa mong đào tạo con người quân tử nên có tài có đức là chuyện song hành, chỉ đáng tiếc là không thấy tài liệu nào chứng minh học đi đôi với hạnh phúc cả. Có lẽ hạnh phúc xa lạ với quan niệm đời là bể khổ chăng?
7. Cứng đầu cứng cổ
Tôi có ông anh sắp hưu. Gặp nhau cafe là ổng khoe tao thuộc dạng cứng đầu cứng cổ. Bụng nghĩ mấy thanh niên mới lớn còn hừng hực rồi non kinh nghiệm sống mới cứng đầu cứng cổ chớ anh tôi tuổi này còn thế.
Dại quá, cứng đầu cứng cổ chỉ thiệt, bị sếp đì chớ báu chi.
Vậy mọi người ở công ty có né anh không?
Hòa đồng vui vẻ chớ mắc chi né mậy.
Hóa ra tuổi anh tôi dân văn phòng giờ đa số thoái hóa đốt sống cổ nên cái cần cổ ngay đơ, xoay trở phải từ từ, không nhanh được.
Hôm trước tao qua đường, có thằng chạy ngược chiều đột ngột làm giật mình xoay đầu vội để quan sát, hoa cả mắt, mém té mày ạ.
Nào. Các bạn 50 sắp lên, thử xoay cần cổ, hạ cằm sát ngực xem mình đã thuộc diện cứng đầu cứng cổ chưa. Nếu rồi, làm cái chi cũng chầm chậm thôi nhé
Câu Hà nội không vội được đâu là đúng vì là nơi tập trung lãnh đạo, mà họ 99% già rồi.
6. Người Kinh người Trại
Chúng ta thường nghe giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng hay Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
Vậy chống nhà Minh sao lại nói là chống Ngô. Ngô có nghĩa là gì?
Về điểm này nhiều bạn trả lời được ngay:
Tin rằng tựa đề chính thức của bài văn chúng ta đang bàn là “Bình Ngô đại cáo”, O’Harrow tìm hiểu “Ngô” mang những nghĩa gì.
Theo ông, Nguyễn Trãi đã ngầm so sánh đối kháng Minh-Việt với mối thù Ngô-Việt giữa Phù Sai và Câu Tiễn thời Xuân Thu chiến quốc. Có thể xem Lê Lợi như hậu duệ nước Việt xưa, Minh ở vị trí nước Ngô thời cổ. Như vậy, “Bình Ngô” hàm ý giải quyết thành công hận thù lưu cữu. Ngô còn là tên một nước trong tam quốc, đô tại Kiến Nghiệp (Nam Kinh nay), đương thời kiểm soát vùng đất Giao Chỉ Cửu Chân. Mặt khác, thủ phủ Tập Khánh (Nam Kinh nay) cũng chính là nơi Minh Thành tổ Chu Nguyên Chương phát khởi sự nghiệp, có lúc họ Chu mang tước “Ngô quốc công” hoặc “Ngô vương”. Như vậy, “Bình Ngô” nêu rõ địa chỉ tư gia của đối phương.
(https://nghiencuulichsu.com/2019/08/27/dai-cao-huyen-thoai-ve-vi-vua-khai-quoc-le-loi-bai-1/)
Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Trong Bình Ngô đại cáo nhiều lần Lê Lợi than thiếu nhân tài, thiếu người ủng hộ: việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác thiếu người bàn bạc...vì sao lại thiếu trong khi lúc nào chả ghế ít đít nhiều?
Trở ngược thời gian ta bắt gặp sự phân biệt người kinh người trại.
Người kinh lộ: sống ở kinh đô hoặc lộ đồng bằng ven biển có mối liên hệ, làm ăn và thấm đẫm văn hóa Hán tộc, ủng hộ phương bắc. Những người này khi quân Minh sang thì nô nức xin làm quan và né tránh Lê Lợi.
Người trại: sống ở vùng trung du như Thanh hóa, Nghệ an, gốc mường. Xa cách với Hán tộc và có khuynh hướng chống lại phương bắc giống như Lê Lợi.
(https://www.facebook.com/nclspage/posts/1566262063437723 )
K. W. Taylor ghi lại nhận xét lạnh lùng trong tác phẩm “A History of the Vietnamese”, Một quyển sử về người Việt Nam, như sau:
Cư dân đồng bằng sông Hồng có xu hướng ủng hộ chính quyền nhà Minh. Người vùng thấp ở các phủ Thanh Hóa, Nghệ An phía nam nói chung cũng hưởng ứng chính quyền này.
Tuy nhiên, đặc tính dân cư vùng chân núi và cao nguyên các phủ miền nam là đề kháng sự cai trị bởi Minh triều. Nói cách khác, theo sự phân biệt đầu tiên được tường trình dưới thời Trần, nhiều người Kinh cảm thấy có giá trị khi họ là một phần của vương quốc phương bắc, riêng người Trại thì không.
(https://nghiencuulichsu.com/2019/08/27/dai-cao-huyen-thoai-ve-vi-vua-khai-quoc-le-loi-bai-1/)
Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Trong Bình Ngô đại cáo nhiều lần Lê Lợi than thiếu nhân tài, thiếu người ủng hộ: việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác thiếu người bàn bạc...vì sao lại thiếu trong khi lúc nào chả ghế ít đít nhiều?
Trở ngược thời gian ta bắt gặp sự phân biệt người kinh người trại.
Người kinh lộ: sống ở kinh đô hoặc lộ đồng bằng ven biển có mối liên hệ, làm ăn và thấm đẫm văn hóa Hán tộc, ủng hộ phương bắc. Những người này khi quân Minh sang thì nô nức xin làm quan và né tránh Lê Lợi.
Người trại: sống ở vùng trung du như Thanh hóa, Nghệ an, gốc mường. Xa cách với Hán tộc và có khuynh hướng chống lại phương bắc giống như Lê Lợi.
(https://www.facebook.com/nclspage/posts/1566262063437723 )
K. W. Taylor ghi lại nhận xét lạnh lùng trong tác phẩm “A History of the Vietnamese”, Một quyển sử về người Việt Nam, như sau:
Cư dân đồng bằng sông Hồng có xu hướng ủng hộ chính quyền nhà Minh. Người vùng thấp ở các phủ Thanh Hóa, Nghệ An phía nam nói chung cũng hưởng ứng chính quyền này.
Tuy nhiên, đặc tính dân cư vùng chân núi và cao nguyên các phủ miền nam là đề kháng sự cai trị bởi Minh triều. Nói cách khác, theo sự phân biệt đầu tiên được tường trình dưới thời Trần, nhiều người Kinh cảm thấy có giá trị khi họ là một phần của vương quốc phương bắc, riêng người Trại thì không.
Vì thế, vào thập niên 1420, sau khi Chu Đệ băng hà, hoạt động kháng Minh tích cực trong nhóm người Trại tại các phủ phía nam phát triển nhanh chóng nhất, đặc biệt nơi các thung lũng thấp thuộc vùng ven núi nam sông Hồng và vùng phía tây bình nguyên duyên hải.
Thời Trần, thuật ngữ Kinh – Trại biểu trưng hai xu hướng khác nhau trong lĩnh vực thực hành văn hóa và ngôn ngữ, điểm khác nhau mà thời hiện đại cảm nhận như sự khác biệt giữa người Việt và các nhóm người mệnh danh Mường.
Như vậy Ngô đây không chỉ là nhà Minh mà còn chỉ những người địa phương theo đi theo nữa. Như vậy người kinh lộ có sẵn phẩm chất làm quan thì họ chưa theo Lê Lợi còn người trại ngoài sự trung thành vũ dũng thì lại chưa biết làm quan.
Khẩu khí của Bình Ngô đại cáo báo hiệu sự đối xử khe khắt với những người theo ngoại bang sau này. Cùng với thời gian, sự khắc nghiệt ngày càng tăng và được chuyển sang gọi là ngụy.
Cho nên chúng ta không lấy làm ngạc nhiên việc luôn luôn có người, có phe luôn khắc nghiệt, không buông tha ngụy.
5. Nguồn gốc màu tím Huế
Chúng ta thường nghe lầu son, gác tía rồi tử cấm thành, sao tử vi...thì tía ở đây là chỉ màu tím, tử cũng chỉ màu tím. Như vậy màu tím chỉ vương quyền. Đến Nadal năm nay tại USopen cả team cũng chơi màu tím Huế.
Như vậy Ngô đây không chỉ là nhà Minh mà còn chỉ những người địa phương theo đi theo nữa. Như vậy người kinh lộ có sẵn phẩm chất làm quan thì họ chưa theo Lê Lợi còn người trại ngoài sự trung thành vũ dũng thì lại chưa biết làm quan.
Khẩu khí của Bình Ngô đại cáo báo hiệu sự đối xử khe khắt với những người theo ngoại bang sau này. Cùng với thời gian, sự khắc nghiệt ngày càng tăng và được chuyển sang gọi là ngụy.
Cho nên chúng ta không lấy làm ngạc nhiên việc luôn luôn có người, có phe luôn khắc nghiệt, không buông tha ngụy.
5. Nguồn gốc màu tím Huế
Chúng ta thường nghe lầu son, gác tía rồi tử cấm thành, sao tử vi...thì tía ở đây là chỉ màu tím, tử cũng chỉ màu tím. Như vậy màu tím chỉ vương quyền. Đến Nadal năm nay tại USopen cả team cũng chơi màu tím Huế.
Ở phương Tậy, màu tím tượng trưng cho quyền lực và tôn quý, tương tự Trung Quốc.
Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, hệ thống màu sắc được phân chia rõ ràng, có năm loại màu chính tương ứng với kim mộc thủy hỏa thổ theo thứ tự là trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Các màu khác là do các màu chính phối hợp tạo thành.
Vật gì hiếm thì quý, tuy nói là màu phối hợp nhưng cũng không khó hiểu tại sao sau này màu tím được ưa chuộng.
Nhà Đường, quan tam phẩm trở lên mặc quan phục màu tím, Hàn Phi Tử – Ngoại trữ thuyết tả thượng ghi lại: năm bộ quần áo màu trắng không có giá trị bằng một bộ quần áo màu tím.
Đối với người phương Tây, quần áo màu tím có giá trị rất cao, họ dùng một loại vỏ sò để nhuộm quần áo.
Các loại vải kẻ sọc khác có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,…rất được người Nhật thời bấy giờ ưa chuộng, dùng cho những chiếc khăn, thảm, túi nhỏ đựng trà cụ trong các buổi Lễ Trà. Tuy nhiên, loại vải dệt sọc có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa (thuộc vùng địa lý Hội An ngày nay) vẫn được yêu thích hơn cả, hình thành một cầu nối thương mại và lịch sử đặc biệt giữa Hội An và Matsusaka. Đây chính là thời kỳ mậu dịch Chu Ấn thuyền (Shuin-sen) phát triển đỉnh cao, hình thành mạng lưới hải thương hưng thịnh giữa Chămpa và Nhật Bản.
Người Chăm ở khu vực Hội An đã bị mất dần quyền lực chính trị bởi Đại Việt, nhưng vẫn tồn tại cho đến thế kỷ XVII dựa vào thương mại hàng hải với Nhật Bản. Theo các nghiên cứu khảo cổ học, sự có mặt của cộng đồng thương buôn người Nhật ở Hội An có thể bắt đầu vào cuối thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XVII, hoặc cho đến khi sự phân tán của người Chăm ở Việt Nam.
Loại vải dệt sọc dọc của người dân Chămpa tại xứ Kochi rất được các thương nhân Nhật Bản yêu thích. Dần dần, kỹ thuật dệt sọc dọc và phương pháp phối màu sợi nhuộm tạo hình hoa văn, đã được các nghệ nhân Matsusaka tiếp thu và áp dụng với kỹ thuật nhuộm chàm bản địa, phát triển thành thành những mẫu vải nhuộm chàm dệt sọc Matsusaka Momen danh tiếng
Hầu hết khu vực Đông Á dùng thực vật để nhuộm quần áo màu tím, nhưng sau đó dễ bị phai màu, muốn màu sắc bền lâu thì cần phải rất công phu, cho nên quần áo màu tím rất đắt.
Ở Quảng Nam, Hội an, Huế...những vùng đất căn bản của người Chăm xưa thì nhuộm chàm phát triển rất mạnh. Chúng ta đừng quên người Chăm còn gọi là người Chàm.
Người Nhật từng học bí quyết nhuộm vải tại Hội an.
Vải nhuộm chàm dệt sọc Matsusaka Momen (Matsusaka Cotton – 松阪もめん) là loại vải cotton dệt sọc có danh tiếng lâu đời tại thành phố Matsusaka, thuộc tỉnh Mie ở Đông Nam Nhật Bản. Các kỹ thuật dệt và motif sọc của Matsusaka Momen đã được công nhận là những di sản văn hóa dân gian phi vật thể của Nhật Bản.
Các loại vải kẻ sọc khác có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,…rất được người Nhật thời bấy giờ ưa chuộng, dùng cho những chiếc khăn, thảm, túi nhỏ đựng trà cụ trong các buổi Lễ Trà. Tuy nhiên, loại vải dệt sọc có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa (thuộc vùng địa lý Hội An ngày nay) vẫn được yêu thích hơn cả, hình thành một cầu nối thương mại và lịch sử đặc biệt giữa Hội An và Matsusaka. Đây chính là thời kỳ mậu dịch Chu Ấn thuyền (Shuin-sen) phát triển đỉnh cao, hình thành mạng lưới hải thương hưng thịnh giữa Chămpa và Nhật Bản.
Người Chăm ở khu vực Hội An đã bị mất dần quyền lực chính trị bởi Đại Việt, nhưng vẫn tồn tại cho đến thế kỷ XVII dựa vào thương mại hàng hải với Nhật Bản. Theo các nghiên cứu khảo cổ học, sự có mặt của cộng đồng thương buôn người Nhật ở Hội An có thể bắt đầu vào cuối thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XVII, hoặc cho đến khi sự phân tán của người Chăm ở Việt Nam.
Loại vải dệt sọc dọc của người dân Chămpa tại xứ Kochi rất được các thương nhân Nhật Bản yêu thích. Dần dần, kỹ thuật dệt sọc dọc và phương pháp phối màu sợi nhuộm tạo hình hoa văn, đã được các nghệ nhân Matsusaka tiếp thu và áp dụng với kỹ thuật nhuộm chàm bản địa, phát triển thành thành những mẫu vải nhuộm chàm dệt sọc Matsusaka Momen danh tiếng
(Màu xanh Nhật Bản – Kỹ thuật dệt vải sọc, từ Hội An đến Matsusaka Published on August 8, 2017)
Thời chúa Nguyễn các võ quan khi ra trận phải để lại vợ trẻ con thơ ở nhà. Để các võ quan yên tâm ra trận, Nguyễn Thái tổ quy định:
Thời chúa Nguyễn các võ quan khi ra trận phải để lại vợ trẻ con thơ ở nhà. Để các võ quan yên tâm ra trận, Nguyễn Thái tổ quy định:
Phu nhân trao khăn mầu tím cho võ quan khi ra trận để yên lòng các võ quan nơi biên ải và mầu tím được coi như là mầu biểu thị lòng chung thủy của người vợ đối với chồng.
Nhà Nguyễn Bộ Lễ qui định, các cô gái xứ Huế dòng hòang tộc phải mặc áo dài nhung hay gấm màu tím, thường dân không đươc dùng.
Nhà Nguyễn Bộ Lễ qui định, các cô gái xứ Huế dòng hòang tộc phải mặc áo dài nhung hay gấm màu tím, thường dân không đươc dùng.
Theo thời gian nó trở thành đại chúng và ai cũng thấy cô gái Huế áo tím, nón bài thơ với cặp mắt buồn là đẹp và quí phái nên nó trở thành màu ưa thích rồi thành biểu tượng cho xứ Huế, màu tím Huế.
Thoạt tiên do kỹ thuật thủ công mà màu tím Huế mang sắc chàm nhiều như vầy:
sau công nghiệp nhuộm tân tiến lên, vải lụa mịn mỏng hơn dẫn đến màu tím trở nên tươi sáng hơn và chuyển thành màu tím Huế như ta thấy ngày nay.
...............
(Cây hoa mộc: Các cụ đã có câu “Sắc Trà hương Mộc” để nói lên vẻ đẹp tuyệt vời của cây hoa Trà và hương thơm vượt thời gian của cây hoa Mộc, làm say đắm lòng người.
(Cây hoa mộc: Các cụ đã có câu “Sắc Trà hương Mộc” để nói lên vẻ đẹp tuyệt vời của cây hoa Trà và hương thơm vượt thời gian của cây hoa Mộc, làm say đắm lòng người.
Cây mộc còn có nhiều tên gọi khác nhau như quế hoa, mộc tê, mộc hương thuộc cây thân gỗ, dạng bụi, sống lâu năm có chiều cao khoảng 2-12m. Mộc hương có tên khoa học là Osmanthus fragrans, thuộc họ Tường vi, nguồn gốc từ Châu Á. Hoa mộc thơm đậm đà, nồng nàn quyến rũ vị trái cây, nở rải rác quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa thu).
4. Kiêng cữ
Dân ta rất mê tín nên hay kiêng cữ. Dạo còn học ĐH, hôm nào đi thi là bọn tôi luôn nhớ ra cửa phải bước chân phải trước và rình lúc không có phụ nữ trước nhà mới đi ra. Có ông còn cẩn thận tối đi ngủ cột tay thuận vô giường cho khỏi quờ quạng lung tung.
Dân Nam ngày tết thì kiêng cúng chuối vì sợ chúi nhủi, không bày trái cam vì sợ quít làm cam chịu...(ngược với ngoài Bắc nhỉ).
Tuy nhiên kiêng cữ thì dân Huế mới số 1. Họ làm theo tôn ti trật tự kiểu vua chơi lan, quan chơi trà có đẳng cấp rõ ràng, nhưng giờ thời hiện đại, triều đình không còn nên dân lại khoái mặc màu vàng cho nó mang hơi hướm hoàng tộc dù vẫn ngại chơi lan vì nó ra màu tím, màu trắng có mùi tang tốt nhất kiêng trong dịp Tết.
Cây mai cây mộc thì phải trồng từ 2 cây trở lên, kiêng trồng nhõn 1 cây.
Cây mai tươi tốt nở hoa đều, mỗi năm đúng dịp tết thì năm đó hên, vượng còn không thì không hên, suy bại nên họ ít dám trồng, mà đã trồng thì phải chăm rất kỹ.
3. Nắng qua mắt buồn
Trịnh Công Sơn nói mắt con gái Huế buồn, vì sao lại buồn?
Xưa người Chăm rất mạnh về hàng hải. Đàn ông đi biển đánh cá, buôn bán và đánh trận. Nhà Trần oai hùng 3 lần thắng quân Nguyên thấy thuyền quân Chăm là bỏ cả kinh thành mà chạy. Sau may nhờ có đứa phản chỉ thuyền Chế Bồng Nga nên Trần Khát Chân mới tập trung máy bắn đá bắn vô nên nhà Trần mới từ cõi chết trở về chói lọi.
Đàn ông đi biển thì đàn bà ngoài việc nhà chỉ còn biết ngóng đàn ông trở về. Thời đó đi biển cực kỳ nguy hiểm, sống chết nỏ biết. Dân Việt sợ đến nỗi từ chối đi biển xa mà chỉ tập trung lấn đất làm nông.
Biển bị dấu kín tới mức khi Nguyễn Huệ đánh quân Thanh di chuyển bằng thuyền thì thời sau dấu biến, phịa ra chuyện 2 người võng 1 người chạy như bay cả ngàn km.
Ngóng mãi nên mắt buồn, trời mưa bão thì sợ lắm nên mong nắng lên.
Sau người Việt tràn vô định cư, sống cùng nữ người Chăm. Đời này qua đời khác mắt vẫn buồn vì ngóng chồng, cha, người yêu rồi nỗi buồn mất nước sống với người xa lạ nên lại càng buồn.
2. Vì sao mái hiên chùa đình đền xưa rất thấp?
Tôi sẽ lần lượt đăng những mẩu chuyện liên quan tới ý lồng trong í, nghĩa là 1 sự việc thoạt nhìn thì là a nhưng tìm hiểu kỹ thì có nguồn gốc từ b hoặc lại có ý c ở trỏng.
Chuyện có thể viết bởi tôi, có chuyện bạn bè kể, có chuyện lượm lặt trên mạng, sách báo...
1. Lên kế hoạch làm việc
Dạo đó tôi có kế hoạch làm việc ở Hà nội nên nói với cậu cùng phòng thu xếp chuẩn bị. Nó cẩn thận hỏi lại anh muốn đi khi nào. Tôi bảo tùy em, mình đi 1 tuần.
Mấy thôm sau thanh niên báo ngày đi.
Tôi ngạc nhiên lắm vì nó định ngày vướng Noel, nghĩa là sẽ hưởng lạnh Noel Hà nội. Nghĩ bụng, đúng là thanh niên chưa vợ, không có bạn gái nên trốn ra HN đây.
Mãi sau này nên vợ nên chồng rồi vợ nó mới khen anh chiều anh ấy thật, cho ảnh ra HN chơi Noel với em.
4. Kiêng cữ
Dân ta rất mê tín nên hay kiêng cữ. Dạo còn học ĐH, hôm nào đi thi là bọn tôi luôn nhớ ra cửa phải bước chân phải trước và rình lúc không có phụ nữ trước nhà mới đi ra. Có ông còn cẩn thận tối đi ngủ cột tay thuận vô giường cho khỏi quờ quạng lung tung.
Dân Nam ngày tết thì kiêng cúng chuối vì sợ chúi nhủi, không bày trái cam vì sợ quít làm cam chịu...(ngược với ngoài Bắc nhỉ).
Tuy nhiên kiêng cữ thì dân Huế mới số 1. Họ làm theo tôn ti trật tự kiểu vua chơi lan, quan chơi trà có đẳng cấp rõ ràng, nhưng giờ thời hiện đại, triều đình không còn nên dân lại khoái mặc màu vàng cho nó mang hơi hướm hoàng tộc dù vẫn ngại chơi lan vì nó ra màu tím, màu trắng có mùi tang tốt nhất kiêng trong dịp Tết.
Cây mai cây mộc thì phải trồng từ 2 cây trở lên, kiêng trồng nhõn 1 cây.
Cây mai tươi tốt nở hoa đều, mỗi năm đúng dịp tết thì năm đó hên, vượng còn không thì không hên, suy bại nên họ ít dám trồng, mà đã trồng thì phải chăm rất kỹ.
Nếu bỗng dưng nó suy yếu, còi cọc, kém ra hoa Thì gọi là suy, gia đình đi xuống, làm ăn khó khăn, lục đục.
Trồng 1 cây mai thì kiêng do có ý là bị mai một, 1 cây mộc thì là độc mộc. Độc mộc là cô đơn lẻ bóng.
Bịnh sợ cô đơn vua Minh Mệnh phát giác ra và có câu thơ nổi tiếng về chuyện này để dịp nào sẽ bình sau.
3. Nắng qua mắt buồn
Trịnh Công Sơn nói mắt con gái Huế buồn, vì sao lại buồn?
Xưa người Chăm rất mạnh về hàng hải. Đàn ông đi biển đánh cá, buôn bán và đánh trận. Nhà Trần oai hùng 3 lần thắng quân Nguyên thấy thuyền quân Chăm là bỏ cả kinh thành mà chạy. Sau may nhờ có đứa phản chỉ thuyền Chế Bồng Nga nên Trần Khát Chân mới tập trung máy bắn đá bắn vô nên nhà Trần mới từ cõi chết trở về chói lọi.
Đàn ông đi biển thì đàn bà ngoài việc nhà chỉ còn biết ngóng đàn ông trở về. Thời đó đi biển cực kỳ nguy hiểm, sống chết nỏ biết. Dân Việt sợ đến nỗi từ chối đi biển xa mà chỉ tập trung lấn đất làm nông.
Biển bị dấu kín tới mức khi Nguyễn Huệ đánh quân Thanh di chuyển bằng thuyền thì thời sau dấu biến, phịa ra chuyện 2 người võng 1 người chạy như bay cả ngàn km.
Ngóng mãi nên mắt buồn, trời mưa bão thì sợ lắm nên mong nắng lên.
Sau người Việt tràn vô định cư, sống cùng nữ người Chăm. Đời này qua đời khác mắt vẫn buồn vì ngóng chồng, cha, người yêu rồi nỗi buồn mất nước sống với người xa lạ nên lại càng buồn.
Khi tham quan chùa đình đền xưa, thậm chí hoàng cung Huế mọi người sẽ có cảm giác mái hiên quá thấp, có vẻ thấp hơn chiều cao người mà khi bước vô mình sẽ phải hơi khom lưng chút mới khỏi đụng.
Thoạt tiên tôi nghĩ do ngày xưa do vật liệu kém, trình độ của thợ xây kém nên mới làm thấp lè tè như thế để chống bão.
Hóa ra làm vậy vì các cụ theo Khổng giáo.
Buộc anh phải cúi người thấp xuống khi vào chôn linh thiêng trang trọng. Biết hạ mình xuống để thấy đời cao rộng.
Nhưng vào trong rất ấm cúng, một không gian khác mở ra vì độ dốc mái cao tôn vẻ trang nghiêm của chùa đình đền.
Buộc anh phải cúi người thấp xuống khi vào chôn linh thiêng trang trọng. Biết hạ mình xuống để thấy đời cao rộng.
Nhưng vào trong rất ấm cúng, một không gian khác mở ra vì độ dốc mái cao tôn vẻ trang nghiêm của chùa đình đền.
Vậy là quá trình bước vô học cả khiêm cung lễ hỉ.
Đình, chùa làng VN xưa thường xây ở nơi cao nhất. Nên nơi đó không chỉ là nơi hội hợp, cúng bái mà còn là nơi trú, cất trữ khi bão lũ.
Tình hình bão lũ kiểu này chỉ có ngày càng dữ. Mỗi thôn làng học người xưa xây giống nhà giàn DK1 ở Trường sa thì sẽ an toàn hơn
Tôi sẽ lần lượt đăng những mẩu chuyện liên quan tới ý lồng trong í, nghĩa là 1 sự việc thoạt nhìn thì là a nhưng tìm hiểu kỹ thì có nguồn gốc từ b hoặc lại có ý c ở trỏng.
Chuyện có thể viết bởi tôi, có chuyện bạn bè kể, có chuyện lượm lặt trên mạng, sách báo...
1. Lên kế hoạch làm việc
Dạo đó tôi có kế hoạch làm việc ở Hà nội nên nói với cậu cùng phòng thu xếp chuẩn bị. Nó cẩn thận hỏi lại anh muốn đi khi nào. Tôi bảo tùy em, mình đi 1 tuần.
Mấy thôm sau thanh niên báo ngày đi.
Tôi ngạc nhiên lắm vì nó định ngày vướng Noel, nghĩa là sẽ hưởng lạnh Noel Hà nội. Nghĩ bụng, đúng là thanh niên chưa vợ, không có bạn gái nên trốn ra HN đây.
Mãi sau này nên vợ nên chồng rồi vợ nó mới khen anh chiều anh ấy thật, cho ảnh ra HN chơi Noel với em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét