Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Chùa và nhà vườn Huế

10.03.21

Con đường nam tiến 
 Từ Thanh hóa chúa Nguyễn hoàng đã làm nên con đường nam tiến ngoạn mục, mở rộng bờ cõi VN lên như ngày nay. Vậy quê hương nhà chúa có gì, kinh đô Huế có những công trình nào, vùng ngũ Quảng đóng vai trò thế nào trong công cuộc Nam tiến. Thiết nghĩ ngày nay chúng ta cần làm rõ lại hành trình này, con đường nam tiến này để hiểu rõ hơn về những giá trị cha ông đã tạo dựng để chúng ta xây đắp thêm. 
Sau 2 năm covid ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. 1 trong những cách phục hồi du lịch là tái dựng lại con đường nam tiến di sản này nhằm kết nối các giá trị lịch sử như Thanh hóa là điểm khởi đầu, Huế là trung tâm và ngũ Quảng như năm cánh hoa nâng đỡ. 
 Trước khi giới thiệu vùng quê chúa Nguyễn xin giới thiệu về cố đô Huế

16.12
Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định sẽ xây dựng và phát triển TP Huế trở thành đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng "Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường".

(https://vnexpress.net/thoi-su/dien-mao-tp-hue-khi-mo-rong-3988099.html)

Thực ra 3 ý đầu là đủ, nhưng truyền thống vẽ rắn thêm chân nên thêm cho đủ 5

Để làm điều đó, Huế dự tính mở rộng gấp 5. Ý đồ rất rõ là lấy quỹ đất để phục vụ bảo tồn, phục dựng di sản đây. Ý kiến này đương nhiên là thắng thế ở VN. Nhưng đổi đất lấy cơ sở hạ tầng sẽ dẫn tới vô số hệ lụy, cứ nhìn các địa phương đi trước như TP.HCM, Khánh hòa, Đà nẵng... thì thấy.

Một hướng khác đa dạng và an toàn hơn là thành lập quỹ di sản, gọi vốn trong và ngoài nước.

Nói tới di sản là nói tới con người, vậy cần định hướng về giáo dục, y tế. Tôi nhớ không lầm là Huế trước 1975 là trung tâm y tế, giáo dục. Phát triển lại được cũng là 1 cách bảo tồn. Đừng như Vinh, thời Pháp là 1 trung tâm công nghiệp của miền trung. Giờ mất hẳn, chả lấy lại được.

Và 1 nét khác biệt của Huế mà có lẽ hiếm thấy. Đó là tại Huế thời Nguyễn Nho giáo phát triển song song với Phật giáo chớ không như lẽ thường là Nho lên Phật xuống.

Vậy di sản không chỉ có kiến trúc vật chất mà còn phải có hồn cốt của di sản, đối với Huế chính là tôn giáo.
Quanh đây có những cố đô bảo tồn rất đẹp như Kyoto Gyeongju sao không học tập họ.


6. Em ở xứ Chàm mây trắng lắm 
Anh có bao giờ thôi nhớ thương 
Đi du lịch bao giờ bạn cũng muốn thăm được những cảnh đẹp và thường không được như ý. Điều này do sự cưỡi ngựa xem hoa mà ra. Xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm:
- Tìm hiểu trước những địa điểm chùa, nhà vườn mà mình tính đi
- Có đủ thời gian, đừng vội vàng
- Đi với bạn cùng sở thích, nếu bạn rành rẽ càng tốt
- Khám phá những nét tổng thể như lịch sử, văn hóa, con người, kiến trúc, sự tích...
- Tìm hiểu kỹ hơn về những nét, khía cạnh mình thích. So sánh nó với những nơi khác
- Tham quan với sự thơ thới, vui vẻ

5. Rú chá
Cách Huế chừng 15 km bên bờ phá Tam giang. Tới mới biết rú đây nghĩa là em của rừng: rừng rú ngoài nghĩ rú đồi.
Tới Rú chá mong nhìn thấy lá vàng mùa thu mà anh đi rừng chưa thay lá, anh về rừng lá trút mất tiêu nhưng bù lại rừng giống như bắc Âu mùa tuyết 



Lên trên tháp nhìn cảnh phá Tam giang

Đường vô xưa rễ cây đan vấn vít khó đi, nay làm đường xi măng, tiện cho khách du lịch và nuôi tôm nhưng đánh mất vẻ hoang sơ


Rừng đẹp nhưng rác bắt đầu nhiều. Sao không thu phí ít nhất cho đủ cho dọn rác. Kiểu này nuôi tôm thắng thế du lịch 
................


4. Chùa Huyền không sơn thượng: địa điểm du lịch tâm linh với 2 khu vực thiền định
Thường chùa là nơi thích hợp cho việc thiền định. Nền kinh tế thị trường tạo nên các tiện nghi vật chất tối ưu cho nhân loại, đồng thời nó mang đến không biết bao nhiêu căn bệnh và hiểm họa về tinh thần, tác động đến toàn bộ tâm sinh lý của con người mà không có thuốc thang nào có thể chữa trị được. 
Thiền định và thiền tuệ giúp con người ổn định tâm sinh lý, điều hòa âm dương thủy hỏa (tâm bình, khí hòa), làm lắng dịu, tiêu tan phiền lụy, đau khổ và mọi căn bệnh nguy khốn của thời đại.
Nơi đây, núi rừng bao bọc – có chừng 22 ha thông nhựa (chương trình PAM), chùa tự ươm trồng 20ha keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai; và chừng 5 – 7 ha là giữ lại cây rừng tự nhiên rất phong phú chủng loại; nhiều dáng cây và nhiều sắc lá đan xen khá ngoạn mục. Bên trong có một thung lũng, được gọi là “thung lũng treo”, rộng chừng 3,7 ha – dành cho không gian chùa viện và vườn cảnh. Nhờ cây rừng trồng, cây rừng tự nhiên và lớp cây thực bì che phủ đất; lại còn nhờ có 5 hồ nước – gần 1ha – điều hòa khí hậu nên rừng cảnh luôn luôn xanh tươi, ôn hòa, dễ chịu… Mùa đông, bao giờ cũng lạnh hơn Huế chừng 2-3oC; mùa hè, lúc nóng nhất cũng chỉ có 34-35oC. 
Nhờ đặc điểm sinh thái ấy nên hệ thực vật và hệ động vật được duy trì gần với tự nhiên. Bây giờ, cây rừng đã khép tán, màu xanh bạt ngàn, tàn cao bóng lớn – tạo nên một môi trường thiên nhiên mát mẻ và trong lành. Như vậy khu rừng rất thích hợp cho việc thiền định.



Đắm mình trong âm thanh dịu ngọt của rừng núi, sự thực tập nổi tiếng được biết như là “tắm núi rừng,” là hiệu quả thấy được đối với sự thư giãn hơn là sử dụng ứng dụng thiền, theo một nghiên cứu mới được hỗ trợ bởi tổ chức National Trust của Anh Quốc cho thấy.
Theo các kết quả của nghiên cứu, đã đo lường các lần phản ứng và những đáp ứng hành vi tiếp theo với kích thích cảm giác, hòa mình vào âm thanh của thiên nhiên rừng núi đưa đến kết quả cải thiện đáng kể trong việc thư giãn, với 30% gia tăng cảm giác thư giãn trong số những người tham gia cuộc nghiên cứu, so với không có thay đổi nào đối những người nghe ứng dụng thiền có tiếng.
“Tiếng giòn của cành cây gãy dưới chân. Tiếng chim hót trên cành. Tiếng xào xạc của cây cối trong gió. Tiếng núi rừng đã được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của chúng ta, làm cho chúng ta thêm thư giãn,” theo National Trust cho biết trong thông báo về nghiên cứu.

Nguyễn Trãi từng ngồi thiền ở Côn sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn...




Khu vực thiền thứ 2 chính là nhà chùa. Chùa theo phái Nam tông với lối kiến trúc lai giữa đình và nhà rường, đơn giản và mới, không giống như chùa cổ Từ hiếu


và còn hơi giống kiến trúc Nhật


Trong chùa chính chỉ thờ Phật tổ Như lai chớ không bài trí hàng hàng lớp lớp tượng như chùa ngoài bắc

Việc thờ đơn giản giúp cho chính điện chứa được đông đảo thiện nam tín nữ.
Điểm đặc biệt nữa là câu đối, hoành phi, bảng đều ghi chữ Việt nhưng hơi khó đọc vì viết theo lối phạn vì trụ trì là người hay chữ
nên vẫn phải ghi ra chữ Việt thường
Và điều khác biệt nữa chùa không hề có hòm công đức mà nhận tài trợ theo mô hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật (ngoại viện) và sinh hoạt tâm linh tu chứng (nội viện).
Và như vậy Huyền không sơn thượng hướng tới mô hình du lịch tâm linh, thiền viện cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu xả stress nhờ việc thiết kế được 1 địa điểm 2 tầng thiền định.
 3. Nhà vườn An hiên
Nhà vườn An hiên nằm ở Kim long. Kim long là nơi tập trung nhiều nhà vườn nhất ở Huế hiện nay (khoảng 800 với diện tích từ 1k đến 8k m2 và 65 nhà rường).
Kim long gần như là 1 cù lao với sông Hương, sông Kim long và Bạch yến bồi đắp phù sa nên đất rất màu mỡ. Xưa vua nhà Nguyễn chọn đất này làm nơi ở cho hoàng tộc và các quan nên nơi ở rất rộng rãi.



Đất màu mỡ, người thanh lịch nên vùng này nổi tiếng nhiều gái đẹp:
Kim long có gái mỹ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi
Trước khi tới An hiên chúng tôi ghé Phú mộng, con đường cổ xưa với nhà vườn 2 bên đường.


(đường Phú mộng)
Dọc đường nhiều nhà vườn đã mở quán nhậu, homestay...nhà vườn chúng tôi ghé của cựu CT phường rộng 1.8k m2 mở quán cafe Highland và quán nhậu choán gần hết đất vườn xưa. Ông cho biết nhà bên đường 1.4k m2 vừa bán 8 tỷ cho khách HN, giờ đất cao giá nên không còn hàng chè tàu làm hàng rào vườn nữa.
Thu nhập của nhà vườn cũng là vấn đề khó nghĩ trong bảo tồn nhà vườn, ham quá thì như vườn phố, giữ nguyên thì đói tốn nác rác nhà.
Vườn An hiên nằm ngay trên bờ sông Hương rộng chừng 4.5k m2. Theo nhiều tài liệu, An Hiên đã trải qua nhiều chủ nhân, kể từ thời công chúa thứ 18 con vua Dục Đức và các hoàng thân, giới thượng lưu thì bà Đào Thị Xuân Yến là người gắn bó lâu đời với với mảnh vườn này. Đồng thời, bà cũng chính là người chăm sóc, giữ gìn cẩn thận toàn vẹn kiến trúc cũng như các loài cây nơi đây mãi đến khi bà qua đời.


(nhà vườn nhìn ra sông Hương)
Cổng nhà vườn định danh phận chủ nhân, cổng càng đẹp, càng uy nghiêm thì thân phận càng cao. Cổng chính là đầu rồng trong bố cục trục dọc của nhà vườn theo dáng con rồng: cao-thấp-cao-thấp


Cổng An hiên cổ kính với lối vô lát gạch tàu ở vị thế cao. Chúng ta chú ý trục dọc chia vườn làm 2 phần cân xứng. Theo chiều sâu thì nhà vườn cũng được chia làm 3 phần tiền, trung, hậu cân xứng.
(Ở Huế không thấy mô hình tứ hợp viên, có lẽ do đất không đủ rộng)
Lối vào đáng lẽ lót gạch tàu thì chủ mới thay bằng đá xanh, sái cách. 


(Đường vô ở vị thế thấp)
Đường chính dẫn tới bình phong xây. Bình phong thường xây, có khi bằng đá, hoặc hòn non bộ, thậm chí bằng chè tàu


Bình phong xây thấp, theo phong thủy ngăn khí độc, năng lượng xấu xộc thẳng vô nhà. Người ngoài nhìn vô không thấy gia chủ nhưng bên trong nhìn ra vẫn thấy khác. Khách phải đi vòng sang bên mới vô được nhà. Tư thế chủ nhà ở trong vị trí phòng thủ. Có lẽ truyền thống anh hùng Núp xuất hiện từ đây chăng? 
Ở đây nhà vườn mới thu tiền vé 35k.
Bình phong này cũng tượng trưng cho núi Ngự bình.


Sau bình phong trồng bông và cây thuốc gia đình, bày đỉnh. 
Vô sau là hồ nước cạn thả sen súng tượng trưng cho sông Hương 



Vậy là kiến trúc vườn Huế mô phỏng sông Hương núi Ngự thu nhỏ. Đây là điểm khác với vườn bonsai Nhật thu nhỏ cây là đặc trưng. Còn Thanh long, bạch hổ thường ước lệ là giếng nước, khóm cây.
Có lẽ đây cũng là nguồn gốc của câu:
Sông không sâu, núi không cao
Trai thì đa trá, gái thì đa dâm
 (dài quá, dừng ở đây, hôm sau viết tiếp)

Nhà chính 3 gian 2 chái. Bên phải vuông góc với nhà chính là nhà ngang. Nhà ngang này dùng làm bếp, nơi ở người giúp việc...mới xây sau này nên không đưa hình vô đây. Bước vô nhà chính ta phải từ từ vì nhà có ngạch cửa.
Ngạch cửa ngoài tác dụng chắn bụi còn nhắc chủ nhà đi đứng khoan thai từ tốn và khách mắt nhìn xuống vừa tránh vấp vừa là tôn trọng chủ nhà.


Gian giữa trước thờ Phật, gian sau thờ ông bà. Có nhiều hoành phi, câu đối khảm xà cừ rất đẹp nhưng vì là chữ tàu nên ngó vậy chớ không hiểu nghĩa


Gian bên phải nữ ở, có bàn trang điểm cho các bà các cô


Bên tay trái là phòng cho nam, có bộ sập cẩn đá Vân nam cho các ông nằm hút thoải mái


Vậy nam tả nữ hữu tức nam bên trái gái bên phải từ đâu mà có?
Theo Tây thì tay trái dắt người đẹp, tay phải sẵn sàng tuốt kiếm chơi lại thằng nào định giành giật sàm sỡ vợ, bạn gái, con gái...
Còn phương Đông thì bắt nguồn từ thuyết âm dương. Các cụ quan niệm mọi thứ được chia 2 thành dương và âm. Dương thì mạnh mẽ, âm mềm mại ví dụ dương: mặt trời, ban ngày, nam...âm là mặt trăng, đêm, nữ...
Tới đây mọi việc có vẻ hợp lý. Chúng ta biết theo Khổng trọng nam khinh nữ nên đương nhiên cái gì tốt quân tử các cụ giành cho nam, còn phụ thuộc tiểu nhân giành cho nữ.
Ai cũng vậy thôi, được đặc quyền là vơ vào, nghiễm nhiên hưởng thụ, cấm có bỏ kể cả những ông hô to nam nữ bình quyền.
Các cụ chọn nam tay trái vì gần tim, người phương đông trọng tình nghĩa, mà tim tượng trưng cho tình cảm, gần tim là ưu tiên hơn nữ rõ ràng rồi. 
Các cụ tính khôn nhưng lại không biết toán thống kê, thuận tay trái chỉ chiếm 10% tức là thiểu số. Được quyền chọn mà lại chọn theo thiểu số là thua rồi. Cho nên đàn ông phương đông, triết lý phương đông mới mang tính âm nhiều dù do đực rựa phát triển. Vậy đó, ở đời ăn nhau là chọn quẹo trái hay quẹo phải.
Có bạn hỏi theo trục dọc thì cổng là đầu rồng, vậy đít rồng có phải là WC của nhà vườn không?
Nhà xưa thường làm WC cách xa nhà chính do mùi. Rồng là con vật linh thiêng nên wc sẽ đặt chếch phía sau, không nằm đầu hướng gió. Giờ toàn xài toilet khép kín nên không biết chuyện này mới đặt bãi rác Đa phước ngay đầu hướng gió. Thế là ôi thôi, đêm đêm ngửi mùi hương.


Nói tới vườn là phải nói tới cây cối hoa lá, vậy vườn Huế trồng cây gì nuôi con gì.
Vườn miền nam rõ ràng trồng cây ăn trái như nhãn, măng cụt, xoài, sầu riêng...để bán, tức là vườn để làm kinh tế. Khách tham quan du lịch có thể hái ăn, mua mang về. Vườn bonsai Nhật thì cây được trồng thu nhỏ kết hợp với đá, suối nhân tạo, cá koi thành cảnh quan nghệ thuật, khách tới tham quan chiêm ngưỡng, mua cây, cá, dự nghi lễ trà đạo...
Vườn Huế thì thỏa mãn chủ nhà là chính, có trồng rau để ăn hàng ngày, trồng bông để cho cúng giỗ, trồng cây ăn trái nào mà chủ nhà thích, thấy ngon...thể nào chẳng đưa ra thuyết bế quan tỏa cảng.
Như mai Huế cũng phải chọn loại ra lộc xanh mướt chớ không ngả sắc đỏ như mai Nam bộ, rồi măng cụt Huế ăn ngon cả hột nhưng nghe nói thế chơ tôi cũng chưa được ăn bao giờ


(măng cụt Huế)
Với đặc trưng vườn như thế nên khó lấy tiền từ khách du lịch. Như vườn An hiên thuộc hàng số 1 thì ngoài thu vé vào cổng 35k còn biểu diễn ca cổ Huế nhưng chỉ lấy tiền tip ngoài ra không còn sản phẩm nào bán được cho du khách.


Mỗi vườn có 1 lịch sử, 1 đặc trưng riêng, nếu không có hướng dẫn giải thích thì khách đi 1 vòng chừng 30 phút là hết. Sao không kể chuyện nhà vườn của mình in thành sách, tờ bướm, postcard...đẹp để làm kỷ niệm.
Nhật có trà đạo, Huế có trà cung đình, ẩm thực cung đình...tóm lại nhà vườn Huế cần liên kết trong tour và đa dạng hóa sản phẩm để bán được hàng, thu hút khách du lịch chớ nếu tình trạng ít khách thì sẽ rất khó bảo tồn mà dễ biến tướng.
Thời nay mọi người mới thấy khu nhà vườn Kim long là đạt tiêu chuẩn sống cao, rộng rãi, trong lành hữu tình...sau vài trăm năm thì người Việt lại có cơ hội mon men chạm tới mức tiêu chuẩn cao như thế về cuộc sống, và làn sóng đổi chủ sở hữu đang diễn ra hàng ngày.
Chắc vài năm nữa thôi kiến trúc nhà vườn Huế sẽ lan ra các địa phương khác, do nhu cầu của lớp siêu giàu ngày càng nhiều. 
Nhân nói chuyện về bđs mới nhớ tới kiến trúc nhà vườn Huế, nơi lưu giữ truyền thống của các cụ. Nhà tuân theo nguyên tắc trái Thanh long, hữu Bạch hổ. Trước cửa nhà là bình phong chắn, rồi trước là bến sông sau có thế dựa lưng và nhà quyền quí còn tuân thủ qui tắc trục dọc với cửa cổng là miệng rồng. 
Xoay qua nhìn cách bố trí nhân sự của Bao công thấy y chang. Tả hữu Trương long, Triệu hổ bình phong là võ Triển chiêu văn Công tôn sách che cho ngôi nhà Bao chửng. Bao thanh thiên lên nghiệp lớn vì trước nhà thông thương trong lành, sau lưng có thượng phương bảo kiếm làm chỗ dựa. Vậy đó, ngày xưa các cụ thiết kế hệ thống rất nhất quán và tinh vi. Trải qua vật đổi sao dời giờ con cháu không hiểu chê bai tùm lum
Như vậy bây giờ tứ trụ cũng theo truyền thống này.
Xưa làm việc chi từ xây dựng, tổ chức, dùng người...đều theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành và thiên địa nhân. Tức là hướng tới sự cân bằng hòa hợp sinh thiện.


2. Huế buổi tối
Huế hồi trước buổi tối buồn hiu. Lần này nghĩ chả có gì chơi nên quyết định đi thuyền trên sông Hương như 1 khách du lịch chính hiệu. 
KS tôi ở gần Đập đá nên rất tiện, ra bến tòa Khâm chừng 5 phút.
Tòa Khâm đẹp thế, biểu tượng quyền lực mà Huế lại chọn làm ĐH Sư phạm, thật là đúng style Tố Hữu. Vàng thì không lụm lại đi nhặt từng tí phân rơi.
100k cho 1h thuyền rồng có ca Huế, nghe hấp dẫn. Ra thuyền mới biết không vé, khoảng 50 người ngồi ghế nhựa trên thuyền thả trôi gần cầu Tràng tiền nghe ca Huế, mà toàn tân nhạc kiểu Huế thương do ban nhạc cấp khu phố biểu diễn...không à. Có ông nào nói VN có sở trường biến những thứ cao siêu, tinh tế,...tất tần tật thành bình dân xô bồ thật đúng.


(nhạc công xinh trai phết nhỉ)

Hơi buồn cười, nhưng không sao đã có phố đi bộ vui vẻ. Thành phố giờ có phố đi bộ buổi tối thật tiện cho du khách và thanh niên Huế, xứng danh con cháu Trịnh Công Sơn, rất có khiếu nghệ thuật, ca hát.
Đầu đường là ban nhạc rock người tây


cuối đường ban nhạc người Việt nhưng hát nhạc tây



Hát rất hay nên tôi chọn chỗ ngồi và mua 1 chai huda 15k. Dần dần khách đông, mấy em bé chừng trên dưới 10 tuổi ra khiêu vũ sôi nổi. Mọi người vòng trong vòng ngoài, cho tiền...kém gì phố Tây.
Thật vui và may vì vừa về tới nhà trời đổ mưa tầm tã, mà mới 11h à.
Huế thu hút được khách Tây chính vì có những di sản hoàng cung, lăng tẩm và nghệ thuật ca hát này đây, còn khách TQ hiếm, có lẽ vì bên họ đã có Tử cấm thành.
...................



Đợt rồi ra Huế rất may gặp được đôi vợ chồng trẻ KTS xứ Huế. 2 người đã thật nhiệt tình tận tâm dẫn tôi đi thăm chùa và nhà vườn Huế.
Với 1 người ngoại đạo như tôi nếu có thăm thú mấy nơi này chủ yếu do sự tò mò là chính chớ thực ra là chuồn chuồn hớp nước vì khó thấy những cái riêng khác, độc đáo. Những cái mà thường chỉ con mắt nhà nghề mới nhận thấy và trình bày 1 cách rõ ràng ra được.

Giờ tôi thuật lại hành trình khám phá chùa và nhà vườn Huế trong tour 2 ngày để khỏi bỏ phí công mà 2 bạn đã bỏ ra làm hướng dẫn viên.

1. Chùa Từ hiếu hay còn gọi là chùa Thái giám, chùa quan hoạn


Thái giám là những người được tuyển chọn vô nội cung để hầu hạ. Gần gũi vua nên quyền lực lớn, tiền nhiều mà lại không có con nối dõi nên vua đã cho phép họ lập chùa, nhận con nuôi để có nơi thừa tự về sau.
Thái giám được tuyển từ những người có bô phận sinh dục nhỏ ẩn khiếm khuyết hoặc thiến. Những người chưa thiến tới khi dậy thì phải kiểm tra lại để quyết định xem có cần thiến hay không. Nghiêm ngặt vô cùng, giống như là rà soát bằng cấp của cán bộ lãnh đạo ngày nay vậy.
Sau khi thiến thì phải cho vô bình nhỏ cất trữ, tới kỳ kiểm tra phải trình ra và khi chết thì chôn theo để trả cho thân xác nguyên vẹn đặng luân hồi kiếp sau.

Rất nhiều hoạn quan thành công
Ví dụ như Lý Thường Kiệt, danh tướng gắn liền với Nam quốc sơn hà nam đế cư. Rồi Tào Tung là cha nuôi Tào Tháo. Nhà Nguyễn có tả quân Lê Văn Duyệt.
Tướng Hoàng ngũ phúc nhà Trịnh cũng là hoạn quan. Viết binh thư dâng chúa nên chúa cho làm tướng. Phúc lo vì chưa đánh trận bao giờ may có thầy tàu bày cho vay 1k lạng bạc tuyển dũng sĩ. Kết quả mĩ mãn, từ trận ấy ông đánh nam dẹp bắc


Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.
Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. 
Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh. 

Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu (口), chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. 
Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).
Xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn.

Hiện nay chùa đang được làm lại mới hoàn toàn vì nhà rường gỗ cũ bị mối mọt xuống cấp quá nhiều. Thoạt tiên chùa làm hoàn toàn bằng gỗ, sau vách gỗ hư được thay bằng gạch xưa. 
(Gạch xưa)
Nay thì thay mới toàn bộ, vậy là chùa chính kiến trúc xưa không còn mà được xây mới phỏng theo. 
(Nghệ thuật khảm sành sứ Huế)
(cái này cũng sẽ được làm mới)
Việc bảo tồn di tích đứng trước những khó khăn:
Nếu phục chế thì chi phí cao, công việc tỉ mẩn, lâu và thiếu cả thợ có tay nghề. Tuy nhiên theo tôi có lẽ tư duy xóa bài làm lại mới là quan trọng nhất. Làm mới vừa dễ vừa nhanh bóng bẩy hoành tráng hơn chùa xưa, chỉ có cái hồn là mất đi. Không biết bao giờ người VN mới bỏ được tính có mới nới cũ và biết trân trọng di tích thì tình trạng phá cũ xây nhái mới may ra chấm dứt được.
(thay mới toàn bộ)
Chùa Từ hiếu cũng nổi bật bởi những tác phẩm khảm sành sứ Huế. Những họa tiết, hình long lân được khảm giống kiểu mosaic sống động.
Nghệ thuật khảm cẩn của VN đại khái được chia thành đồ gỗ, tranh, bình, vật dụng...khảm xà cừ (cẩn ốc), tranh sơn mài cẩn vỏ trứng và khảm sành sứ Huế cho tranh trường và những họa tiết trang trí ngoài trời là 1 nét độc đáo, đẹp và chịu được mưa gió nắng nôi.
Kiến trúc chùa, lăng mộ Huế đặc biệt phù hợp với lối xây xong không bảo trì mà để mặc rêu phong cho tôn nét cổ kính của người VN (Phạm Quỳnh)



Và đây là cổng vô lăng mộ của vị hòa thượng trụ trì chùa đầu tiên. Trừ cổng chính giành cho cúng tế thì người thường đi 2 cổng bên, thấp nên khi đi vô phải cúi đầu biểu thị tôn kính người đã khuất


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét