6. Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Thịt mỡ: xưa đói nên thịt mỡ là số 1. Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
Dưa hành: Ăm mỡ vô thì phải có dưa để trung hòa. Tết mới được ăn hành muối, còn ngày thường là dưa khú
Câu đối đỏ: khí thế nhà nho ý đối ý, từ đối từ chan chát mạnh mẽ. Mạnh quá nên sinh ra tầng lớp văn thân cho mình là nhất, cãi cả lời vua
Cây nêu: bóng tới đâu lãnh thổ của người tới đó, quỉ ma nhìn như chỉ dấu biên giới
Tràng pháo: pháo nổ đuổi quỉ ma
Bánh chưng xanh: trời tròn đất vuông cúng tạ trời đất
Xã hội biến đổi, thứ thì nhìn vô sợ không muốn ăn, thứ thì bị cấm, thứ thì bỏ biên giới người ma lẫn lộn nên giờ thành:
Du lịch, rượu bia, phong bao đỏ
Mai đào, cầu cúng, bánh chưng xanh
5. Bí mật truyện nhà Táo quân
23 tháng chạp là ngày mọi người đưa ông Táo về trời bằng cá chép nên ai ai cũng biết câu chuyện tình cảm động 1 bà mà lấy 2 ông ngày ngày khơi bếp lửa hồng lo bữa ăn cho mọi người trong gia đình.
Người xưa rất coi trọng bếp lửa nên coi lửa là biểu tượng của mái ấm gia đình. Xưa còn có tích Can tương rèn kiếm báu, rèn mãi không như ý nên nhảy vô lò, lửa bùng lên rực cháy. Kết quả tuy ổng chết nhưng danh tiếng thanh gươm còn truyền lại mãi ngàn năm.
Nếu vợ chồng trong nhà đánh mất ngọn lửa xây dựng mái ấm trong tim thì cũng khác chi Can tương không nhảy vô lò. Vắng ông thì quạnh nhà vắng bà thì quạnh bếp.
Bếp cần vững chãi không bị cập kênh. Vợ dại không hại bằng đũa vênh. 3 chân là cấu trúc lý tưởng nhất cho sự vững chãi. Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân mà.
Giờ tới lý do vì sao 2 ông 1 bà? 1 bí mật về hạnh phúc gia đình ẩn giấu dưới câu truyện Táo quân. Nghiêm túc chớ không bông phèng kiểu gia đình 2 con vợ, chồng hạnh phúc mà các anh thầm ao ước đâu.
Vậy thì theo thuyết âm dương. Muốn gia đình hạnh phúc thì dương phải gấp đôi âm. Nghĩa là người chồng phải gấp đôi vợ về sức mạnh tổng hợp: tài năng, đức độ, lượng bao dung...khi nào trật tự này ổn định, thì gia đình yên ấm còn dương nhiều quá thì hung bạo, âm nhiều quá thì chồng tự ti, nhạy cảm, vợ coi thường chồng...dễ dẫn tới xung khắc, bất hòa.
Trong Kinh Dịch quẻ Thuần Đoài với nội quái, ngoại quái đều 1 âm 2 dương chỉ hễ nhập dược vào lòng nhau, hiểu lòng nhau, thì mới ưa nhau mà hòa duyệt, vui vẻ với nhau. Trong lòng thành thực rồi ngoài mặt nhu hòa, như vậy là hợp với đạo chính, tốt.
Hay quẻ phong trạch trung phu với nội quái là Đoài, ngoại quái là gió cũng 1 âm 2 dương. Thì 2 vợ chồng có đức tin cảm được nhau thì mới cùng tát bể Đông được.
Câu thuận vợ thuận chồng tát cạn bể Đông là nghĩa của quẻ này đây các bạn ạ.
4. Qui tắc 1/3
"Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào", Phó thủ tướng nói.
Nên tất yếu nền kinh tế xám lớn và ngày càng lớn dẫn tới điều chỉnh GDP
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Thịt mỡ: xưa đói nên thịt mỡ là số 1. Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
Dưa hành: Ăm mỡ vô thì phải có dưa để trung hòa. Tết mới được ăn hành muối, còn ngày thường là dưa khú
Câu đối đỏ: khí thế nhà nho ý đối ý, từ đối từ chan chát mạnh mẽ. Mạnh quá nên sinh ra tầng lớp văn thân cho mình là nhất, cãi cả lời vua
Cây nêu: bóng tới đâu lãnh thổ của người tới đó, quỉ ma nhìn như chỉ dấu biên giới
Tràng pháo: pháo nổ đuổi quỉ ma
Bánh chưng xanh: trời tròn đất vuông cúng tạ trời đất
Xã hội biến đổi, thứ thì nhìn vô sợ không muốn ăn, thứ thì bị cấm, thứ thì bỏ biên giới người ma lẫn lộn nên giờ thành:
Du lịch, rượu bia, phong bao đỏ
Mai đào, cầu cúng, bánh chưng xanh
5. Bí mật truyện nhà Táo quân
23 tháng chạp là ngày mọi người đưa ông Táo về trời bằng cá chép nên ai ai cũng biết câu chuyện tình cảm động 1 bà mà lấy 2 ông ngày ngày khơi bếp lửa hồng lo bữa ăn cho mọi người trong gia đình.
Người xưa rất coi trọng bếp lửa nên coi lửa là biểu tượng của mái ấm gia đình. Xưa còn có tích Can tương rèn kiếm báu, rèn mãi không như ý nên nhảy vô lò, lửa bùng lên rực cháy. Kết quả tuy ổng chết nhưng danh tiếng thanh gươm còn truyền lại mãi ngàn năm.
Nếu vợ chồng trong nhà đánh mất ngọn lửa xây dựng mái ấm trong tim thì cũng khác chi Can tương không nhảy vô lò. Vắng ông thì quạnh nhà vắng bà thì quạnh bếp.
Bếp cần vững chãi không bị cập kênh. Vợ dại không hại bằng đũa vênh. 3 chân là cấu trúc lý tưởng nhất cho sự vững chãi. Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân mà.
Giờ tới lý do vì sao 2 ông 1 bà? 1 bí mật về hạnh phúc gia đình ẩn giấu dưới câu truyện Táo quân. Nghiêm túc chớ không bông phèng kiểu gia đình 2 con vợ, chồng hạnh phúc mà các anh thầm ao ước đâu.
Vậy thì theo thuyết âm dương. Muốn gia đình hạnh phúc thì dương phải gấp đôi âm. Nghĩa là người chồng phải gấp đôi vợ về sức mạnh tổng hợp: tài năng, đức độ, lượng bao dung...khi nào trật tự này ổn định, thì gia đình yên ấm còn dương nhiều quá thì hung bạo, âm nhiều quá thì chồng tự ti, nhạy cảm, vợ coi thường chồng...dễ dẫn tới xung khắc, bất hòa.
Trong Kinh Dịch quẻ Thuần Đoài với nội quái, ngoại quái đều 1 âm 2 dương chỉ hễ nhập dược vào lòng nhau, hiểu lòng nhau, thì mới ưa nhau mà hòa duyệt, vui vẻ với nhau. Trong lòng thành thực rồi ngoài mặt nhu hòa, như vậy là hợp với đạo chính, tốt.
Hay quẻ phong trạch trung phu với nội quái là Đoài, ngoại quái là gió cũng 1 âm 2 dương. Thì 2 vợ chồng có đức tin cảm được nhau thì mới cùng tát bể Đông được.
Câu thuận vợ thuận chồng tát cạn bể Đông là nghĩa của quẻ này đây các bạn ạ.
4. Qui tắc 1/3
Khi đơn giá chi tiêu, tiền lương chỉ bằng 1/3 thực tế thì những chuyện như này là đương nhiên
25/1/2013
Phát biểu tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chế độ công chức hiện vẫn nặng tính bao cấp, chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ. Ông đặt câu hỏi liệu 2,8 triệu công chức hiện nay có cống hiến hết mình hay không?"Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào", Phó thủ tướng nói.
Nên tất yếu nền kinh tế xám lớn và ngày càng lớn dẫn tới điều chỉnh GDP
13/12/2019
Truyện xưa Lã đồng tân vô quán gọi món cháo kê rồi ngủ thiếp đi. Ảnh thấy cuộc đời mình như cuốn phim, vinh quang hiển hách tình yêu tiền bạc chạy trốn toát mồ hôi...giật mình tỉnh dậy thì nồi kê vừa chín.
Đối với con người thì giấc mộng hạnh phúc luôn ngắn ngủi. Trong cuộc sống, sự nghiệp, tình yêu, hôn nhân bạn cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc khi bạn đạt hoặc vượt kỳ vọng. Rồi sau đó thì sao? Là giống như Lã đồng tân giật mình tỉnh dậy thấy nồi kê mới chín.
Những con người thành đạt sớm, có thành tích cao, nổi tiếng, giàu có sớm có hạnh phúc không. Trong quãng thời gian thành công, đương nhiên là họ hạnh phúc và hạnh phúc rời bỏ họ khi họ bị chững lại, không thành công nữa...nên người ta nói càng cao danh vọng càng dày gian nan là thế.
Đối với sự nghiệp, phụ thuộc vào ngành đòi hỏi trí thông minh khám phá cái mới thì thường đỉnh cao thành tựu sẽ đến khi người ta trẻ dưới 40 chẳng hạn. Sau đó trí thông minh này suy giảm dần, không cứu vãn được.
Với những ngành đòi hỏi kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm sống thì thường tầm 50 trở lên lại là đỉnh cao sự nghiệp do trí thông minh họ xài được gọi là trí thông minh tích lũy và trí thông minh này không suy giảm thậm chí khi 80 tuổi.
Câu thầy đồ già, con hát trẻ chính là chỉ 2 trí thông minh khám phá và tích lũy.
Như vậy mấu chốt của hạnh phúc chính là kiểm soát được kỳ vọng. Kỳ vọng cao để không đạt được thì sẽ thấy mình bất hạnh.
Điều này chị em rất hay mắc phải trong hôn nhân vì khi yêu phụ nữ thường thần tượng hóa người yêu, nâng anh ta lên cao hơn mức thực. Tới khi chung sống thì khoảng cách kỳ vọng này ngày càng giảm xuống và khi thực tế rành rành là ông chồng yêu quý ngày nào chỉ đạt 10cm so với kỳ vọng 18cm thì sau khi đã leo lên cổ chồng chị em sẽ thấy mình cực kỳ bất hạnh.
Một giáo lý của Ấn Độ giáo cổ đại về các giai đoạn của cuộc sống, hay ashramas .
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,45%/năm giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 nghìn tỷ đồng/năm.
Đầu tư thì đội vốn gấp 3 và thời hạn kéo dài lây lất
Đầu tư thì đội vốn gấp 3 và thời hạn kéo dài lây lất
02/11/2019
Tổng mức đầu tư điều chỉnh đang được dự kiến khoảng 2,49 tỉ USD, tương đương 47.300 tỉ đồng.
Trong đó, vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản khoảng 41.800 tỉ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM khoảng 5.490 tỉ đồng.
So với tổng vốn đầu tư dự án ban đầu được duyệt khoảng 1,09 tỉ USD, tổng vốn đầu tư metro Bến Thành - Suối Tiên tăng khoảng 1,4 tỉ USD sau 13 năm phê duyệt.
Trong đó, vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản khoảng 41.800 tỉ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM khoảng 5.490 tỉ đồng.
So với tổng vốn đầu tư dự án ban đầu được duyệt khoảng 1,09 tỉ USD, tổng vốn đầu tư metro Bến Thành - Suối Tiên tăng khoảng 1,4 tỉ USD sau 13 năm phê duyệt.
3. Giấc mộng kê vàng và chu kỳ hạnh phúc
Truyện xưa Lã đồng tân vô quán gọi món cháo kê rồi ngủ thiếp đi. Ảnh thấy cuộc đời mình như cuốn phim, vinh quang hiển hách tình yêu tiền bạc chạy trốn toát mồ hôi...giật mình tỉnh dậy thì nồi kê vừa chín.
Đối với con người thì giấc mộng hạnh phúc luôn ngắn ngủi. Trong cuộc sống, sự nghiệp, tình yêu, hôn nhân bạn cảm thấy thỏa mãn, hạnh phúc khi bạn đạt hoặc vượt kỳ vọng. Rồi sau đó thì sao? Là giống như Lã đồng tân giật mình tỉnh dậy thấy nồi kê mới chín.
Những con người thành đạt sớm, có thành tích cao, nổi tiếng, giàu có sớm có hạnh phúc không. Trong quãng thời gian thành công, đương nhiên là họ hạnh phúc và hạnh phúc rời bỏ họ khi họ bị chững lại, không thành công nữa...nên người ta nói càng cao danh vọng càng dày gian nan là thế.
Đối với sự nghiệp, phụ thuộc vào ngành đòi hỏi trí thông minh khám phá cái mới thì thường đỉnh cao thành tựu sẽ đến khi người ta trẻ dưới 40 chẳng hạn. Sau đó trí thông minh này suy giảm dần, không cứu vãn được.
Với những ngành đòi hỏi kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm sống thì thường tầm 50 trở lên lại là đỉnh cao sự nghiệp do trí thông minh họ xài được gọi là trí thông minh tích lũy và trí thông minh này không suy giảm thậm chí khi 80 tuổi.
Câu thầy đồ già, con hát trẻ chính là chỉ 2 trí thông minh khám phá và tích lũy.
Như vậy mấu chốt của hạnh phúc chính là kiểm soát được kỳ vọng. Kỳ vọng cao để không đạt được thì sẽ thấy mình bất hạnh.
Điều này chị em rất hay mắc phải trong hôn nhân vì khi yêu phụ nữ thường thần tượng hóa người yêu, nâng anh ta lên cao hơn mức thực. Tới khi chung sống thì khoảng cách kỳ vọng này ngày càng giảm xuống và khi thực tế rành rành là ông chồng yêu quý ngày nào chỉ đạt 10cm so với kỳ vọng 18cm thì sau khi đã leo lên cổ chồng chị em sẽ thấy mình cực kỳ bất hạnh.
Một giáo lý của Ấn Độ giáo cổ đại về các giai đoạn của cuộc sống, hay ashramas .
Đầu tiên là Brahmacharya, thời kỳ của tuổi trẻ và tuổi trưởng thành dành riêng cho việc học.
Thứ hai là Grihastha, khi một người xây dựng sự nghiệp, tích lũy của cải và tạo dựng một gia đình. Trong giai đoạn thứ hai này, các nhà triết học tìm thấy một trong những cái bẫy phổ biến nhất của cuộc sống:
Mọi người gắn bó với phần thưởng trần gian, tiền bạc, quyền lực, tình dục, uy tín do đó cố gắng làm cho giai đoạn này kéo dài suốt đời.
Thuốc giải độc cho những cám dỗ của thế gian là Vanaprastha, thứ ba ashrama , có tên xuất phát từ hai từ tiếng Phạn có nghĩa là “nghỉ hưu” và “vào rừng.”
Thuốc giải độc cho những cám dỗ của thế gian là Vanaprastha, thứ ba ashrama , có tên xuất phát từ hai từ tiếng Phạn có nghĩa là “nghỉ hưu” và “vào rừng.”
Đây là giai đoạn, thường bắt đầu từ khoảng 50 tuổi, trong đó chúng ta cố tình tập trung ít hơn vào tham vọng, và ngày càng trở nên cống hiến cho tâm linh, dịch vụ và trí tuệ.
Điều này không có nghĩa là bạn cần phải ngừng hoạt động khi bạn bật 50 tuổi, một vài thứ mà ít người có thể đủ khả năng để thực hiện chỉ vì mục tiêu cuộc sống của bạn nên điều chỉnh.
Vanaprastha là thời gian để nghiên cứu và đào tạo cho giai đoạn cuối của cuộc đời, Sannyasa , nơi hoàn toàn dành riêng cho những thành quả của sự giác ngộ.
Vanaprastha là thời gian để nghiên cứu và đào tạo cho giai đoạn cuối của cuộc đời, Sannyasa , nơi hoàn toàn dành riêng cho những thành quả của sự giác ngộ.
Trong thời gian qua, một số người đàn ông theo đạo Hindu sẽ rời bỏ gia đình khi về già, thề nguyện và dành phần còn lại của cuộc đời dưới chân các bậc thầy, cầu nguyện và học tập.
Ngay cả khi ngồi trong hang ở tuổi 75 không phải là tham vọng của bạn, thì vẫn nên rõ ràng:
Khi chúng ta già đi, chúng ta nên chống lại những mồi nhử thành công thông thường để tập trung vào những điều quan trọng hơn siêu việt.
Nhiều người đã thất bại trong việc rời Grihastha do nghiện những phần thưởng của thế giới. Giá trị bản thân của người đàn ông có lẽ vẫn còn lưu giữ trong ký ức của những thành công nghề nghiệp nhiều năm trước đó, sự công nhận liên tục của anh ấy hoàn toàn bắt nguồn từ những kỹ năng đã mất từ lâu.
Nhiều người đã thất bại trong việc rời Grihastha do nghiện những phần thưởng của thế giới. Giá trị bản thân của người đàn ông có lẽ vẫn còn lưu giữ trong ký ức của những thành công nghề nghiệp nhiều năm trước đó, sự công nhận liên tục của anh ấy hoàn toàn bắt nguồn từ những kỹ năng đã mất từ lâu.
Bất kỳ vinh quang nào hôm nay chỉ là một cái bóng của những vinh quang trong quá khứ. Trong khi đó, anh ta hoàn toàn bỏ qua sự phát triển tâm linh của Vanaprastha và hiện đang bỏ lỡ niềm hạnh phúc của Sannyasa .
Bạn tìm kiếm, đạt được, gắn bó sâu sắc với những phần thưởng vật chất của thành công. Nhưng sự khôn ngoan của nhiều truyền thống triết học gợi ý rằng bạn nên chuẩn bị để tránh xa những phần thưởng này trước khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
Bạn tìm kiếm, đạt được, gắn bó sâu sắc với những phần thưởng vật chất của thành công. Nhưng sự khôn ngoan của nhiều truyền thống triết học gợi ý rằng bạn nên chuẩn bị để tránh xa những phần thưởng này trước khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
Ngay cả khi bạn đang ở đỉnh cao của uy tín nghề nghiệp, có lẽ bạn cần phải thu hẹp lại tham vọng nghề nghiệp của mình để mở rộng quy mô siêu hình của bạn.
Sự khác biệt giữa “sơ yếu lý lịch đức” và “đức đọc điếu văn,” đặt một cách hiệu quả các ashramas trong một bối cảnh thực tế.
Đức tính Résumé là chuyên nghiệp và hướng tới thành công trần thế. Họ yêu cầu so sánh với những người khác.
Đạo đức Eulogy là đạo đức và tinh thần, và không yêu cầu so sánh. Đức tính eulogy của bạn là những gì bạn muốn mọi người nói về đám tang của bạn. 2. Cái đẹp và kinh tế
Bài này không nói về ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp khổng lồ như thế nào mà nói về lý do nó khủng. Con người ta ai cũng muốn đẹp hơn vì họ muốn làm hài lòng người khác? để giúp mình nổi bật, tự tin hơn? hay đơn thuần thấy người khác làm thì mình cũng làm theo kiểu đuổi kịp và vượt?...
Nhiều lý do nhưng có điều chắc chắn là ai cao hơn, đẹp hơn thì thường kiếm được việc làm tốt hơn, có thu nhập cao hơn và dễ thăng tiến hơn.
Nhưng có 1 điểm lạ là đẹp quá thì lại làm người khác kém tin tưởng ở họ kiểu vợ đẹp là vợ người ta.
Còn các nhà kinh tế thường xây dựng mô hình của mình và được mọi người chế giễu là trông thì đẹp mà dự đoán trật lấc à, chỉ giỏi giải thích sau khi sự việc đã xảy ra.
Trước 1947 thì kinh tế là ngành khoa học xã hội. Nhà kinh tế như nhà thơ, nói rất đúng về những điểm vĩ mô nhưng lại chịu chả thể phân tích chi tiết được kinh tế vi mô. Họ như họa sỹ vẽ bưc tranh rừng cây cân đối, hài hòa nhưng thấy rừng mà chả thấy cây.
Sau 1947 thì công cụ toán học được nhà kinh tế sử dụng để mô hình hành vi kinh tế và kinh tế chui vô chăn khoa học tư nhiên. Bản thân công thức toán học là 1 vẻ đẹp, 1 sự chính xác trong góc của công thức đó. Khi áp vô thì mọi thứ rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa nhưng tình trạng ngược lại lại xảy ra, thấy cây mà không thấy rừng.
Ví dụ như thuyết thị trường hiệu quả nói về 3 mức độ thông tin ảnh hưởng lên giá, rất bài bản, lớp lang nhưng lại cũng chỉ đúng trong điều kiện bình thường.
Hóa ra những nhà kinh tế cũng theo đuổi cái đẹp, sự cân đối, hài hòa, phù hợp mà những biến cố kinh tế xảy ra lại không có đẹp cân đối hài hòa như họ tưởng tượng, chúng là thiên nga đen, điểm đứt gãy...nên nhà kinh tế thường sai toét vì thế. Chàng tưởng tượng toàn gái đẹp nhưng khi ra đường thì 10 cô may ra được 1 theo ý chàng.
1. 12 con giáp và lối quản trị xưa
Truyện cổ tích, ca dao tục ngữ ẩn chứa trong đó những kinh nghiệm của ông cha. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc sách vở hay bị đốt phá thì những truyện, sự tích này được truyền khẩu cho thế hệ sau.
Có 1 điều khó tránh là ý nghĩa của chúng về sau bị hiểu khác đi dưới góc nhìn của người hiện đại đã quên bẵng khung cảnh ra đời của câu chuyện.
Hôm nay ta tìm hiểu về 12 con giáp liên quan như thế nào tới lề lối quản trị ngày xưa của các cụ.
- Tý: người bây giờ thường hiểu tí khôn ngoan nhanh nhẹn nên đứng đầu trong 12 con giáp. Sự thật các cụ có vì sự nhanh nhẹn, khôn quái đó mà đưa lên hàng đầu không?
Xin thưa chả bao giờ. Đơn giản vì các cụ là nông dân, mà chuột thì phá hoại mùa màng khủng khiếp. Từ ruộng tới kho lẫm chúng đều có thể đục khoét.
Vậy nên các cụ để đầu bảng là để phòng ngừa, nhắc nhở rằng đây là kẻ thù truyền kiếp của nhà nông giống như bây giờ chúng ta coi trọng quản trị rủi ro vậy. Đưa lên ưu tiên 1 chính là cách các cụ phòng chống rủi ro.
Nên tư duy chính là chưa làm được thì giữ cho chắc và phải luôn cảnh giác trước rủi ro, kẻ thù chính và thường xuyên.
- Sửu: sau khi phòng chống rủi ro rồi thì phải lo làm ăn. Xưa với nhà nông thì con trâu là đầu cơ nghiệp nên trâu đứng hàng thứ 2. To khỏe, cần cù không ngại khó khăn.
Với doanh nghiệp bây giờ thì chính là core business hay mảng kinh doanh cốt lõi của họ giống như với Vin là bất động sản, HAGL đã từng như thế nhưng lại bán bò tậu ễnh ương rời bỏ bất động sản mà qua nông nghiệp nên giờ ngáp ngáp.
- Dần: sau khi phòng chống rủi ro rồi, có mảng kinh doanh cốt lõi sung sức rồi thì cảm thấy mạnh mẽ như hổ. Đi săn mồi, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường thôi.
Tham lam, hung dữ, nhanh nhẹn và mạnh mẽ muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ. Thói quen giàu nhanh dỡ nhà hàng xóm về nhà mình bắt nguồn từ đây.
- Mão: sau 1 hồi nhe nanh múa vuốt thì thấy rằng thực ra mình cũng chưa ăn thua. Hóa ra rừng nào cọp ấy. Sự nóng vội bức ăn nuốt lưỡi đã bị cảnh hổ xuống bình nguyên bị chó lờn nên giờ lại phải thu nhỏ, co cụm lại nên mèo thay thế.
Mèo thì nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khôn khéo kiểu mèo nhỏ bắt chuột con và có 1 nguyên tắc nằm lòng là làm ra lợi nhuận thì phải dấu cho kỹ, dấu như mèo dấu cứt thì mới bảo toàn được lời lãi trước các cơ quan thuế vụ.
- Thìn: biết rằng mấy chiêu mèo què né thuế cũng hay nhưng đường dài nếu muốn phát triển thì cần phải có tư tưởng, lý luận, tầm nhìn. Rồng là linh vật tượng trưng cho tư tưởng tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó bay bổng, thoắt ẩn thoắt hiện chớ không láu cá vô ơn như mèo. Ăn như rồng cuốn nói như rồng leo là đây. Muốn sự nghiệp hiển hách thì phải nhờ cậy ở rồng, ở lý luận, giao tế và tầm nhìn.
- Tỵ: tuy nhiên rồng là giống ưa bay lộn, lý thuyết suông mà khi ứng dụng thì lại cần thực tế, trần trụi uốn quanh như con rắn, không cất mình lên khỏi thực tế, luôn bám sát đất như Hector. Điều này chứng minh 1 điều là lý luận cần thực tiễn chứng minh chớ không rất dễ cảnh tầm nhìn 1 đằng mà việc làm 1 nẻo hay còn gọi là suy nghĩ viển vông.
- Ngọ: Thực dụng bò trườn giúp tồn tại nhưng không thể đi xa, như thìn thì bay chỉ là ước mơ, rắn thì bò quanh bò quẩn thủ đoạn nên ngựa phải xuất hiện mới phi xa được, đi xa rồi trở về đáo mã thành công hay anh hùng chết bọc trong da ngựa. Thành công cần sự hăng sức và thẳng thắn chí bền như ruột ngựa.
- Mùi: Giang hồ rong ruổi, thỏa chí vẫy vùng mãi thì mỏi gối. Phải nghĩ tới gia đình, dê cỏn phải buồn sừng húc dậu thưa. Nhân lực luôn quan trọng, nhất trong thời nông nghiệp. Nhà càng nhiều con, đặc biệt con trai càng có cơ phát triển, mở rộng ruộng nương. Cho nên nói tới kinh tế là nói tới lực lượng lao động, chẳng phải chờ tới bây giờ nghe a Nhân nhắc về tỷ lệ dân số vàng thì các cụ ngày xưa cũng sòn sòn cả tiểu đội cho nên dê ta xếp ở vị trí này.
- Thân: sanh nhiều thì phải vẽ việc, phải có việc mà làm. Đông thì vui nhưng hao đòi hỏi phải linh hoạt, nhanh nhẹn trong cạnh tranh. Nhanh quá linh hoạt quá thì sẽ lắm trò kiểu ăn cắp trứng gà rồi dân thành thị thì càng lắm trò khỉ nhưng không thể bì được với lợi thế bầy đàn mà bây giờ gọi là làm việc nhóm. Sức mạnh đoàn kết tập thể này đánh bạt mọi đối thủ
- Dậu: đông đúc, làm ăn cạnh tranh linh hoạt rồi đòi hỏi phải có nguồn chi tiêu thường xuyên đủ kiểu mỗi ngày 1 quả trứng vàng chớ đừng tham mà giết gà đẻ trứng hay bỏ hết trứng vô 1 giỏ. Đó là nói về về tài chính gà mái còn gà trống chính là tượng trưng cho truyền thông báo thức mọi người ra đồng làm việc, tạo ra văn hóa sặc sỡ kiểu nhân lễ nghĩa trí tín và chừng mực. Gà trống đạp mái ban ngày chớ ban đêm luôn ngủ 1 mình.
- Tuất: chi tiêu ổn rồi, văn hóa lễ hội có rồi thì lại cần có người canh gác, kiểm tra kiểm soát nội bộ. Và sự trung thành, cảnh giác được đề cao. Nhưng dù trung thành nhưng chủ bao giờ cũng biết chó là ăn tạp nên thỏ hết là chó săn bị nấu liền để đảm bảo không có trò chó nhảy bàn độc, tôn ti trật tự phải được duy trì nên các cụ ăn thịt chó theo kiểu giết gà dọa khỉ.
- Hợi: Con người, tổ chức chả thể nào phát triển được nếu thiếu dinh dưỡng, không đủ thịt. Nếu đói đương nhiên sẽ ăn vụng cho nên hợi chỉ sự đủ đầy trong đãi ngộ mọi người, nếu không chi đủ thì tổ chức chả khá nổi. Và 1 điều quan trọng là có thịt để dành, phải có tích lũy thì mới ok chớ cháo nóng húp quanh hay giật gấu vá vai thì còn vất vả.
KL:
12 con giáp ẩn chứa trong nó tư duy về quản trị theo tư duy âm dương xưa, nghĩa là kỳ trước nhấn về trái quá thì kỳ sau lại trả sang phải...cứ thế cho đúng mạch trung dung trong chu kỳ biến đổi của tình hình.
Điều này cũng không lạ vì thế đất VN dựa vào dãy Trường sơn nên cũng uốn lượn như con rắn và đường làng Việt theo thế phong thủy cũng vậy, đất thì rộng mà đường vẫn ngoằn ngoèo.
Cũng vì chú trọng âm dương quá mà các cụ đã thay thế thỏ mắn đẻ, ngây thơ bằng mèo tiểu hổ chứng tỏ vùng đất luôn phải chống ngoại xâm chớ không được yên bình. Đây cũng có thể là 1 yếu tố làm VN phát triển chậm hơn các nước xài 12 con giáp khác trong vùng vì nhân lực phát triển ít hơn họ 1 nhịp.
Bài này không nói về ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp khổng lồ như thế nào mà nói về lý do nó khủng. Con người ta ai cũng muốn đẹp hơn vì họ muốn làm hài lòng người khác? để giúp mình nổi bật, tự tin hơn? hay đơn thuần thấy người khác làm thì mình cũng làm theo kiểu đuổi kịp và vượt?...
Nhiều lý do nhưng có điều chắc chắn là ai cao hơn, đẹp hơn thì thường kiếm được việc làm tốt hơn, có thu nhập cao hơn và dễ thăng tiến hơn.
Nhưng có 1 điểm lạ là đẹp quá thì lại làm người khác kém tin tưởng ở họ kiểu vợ đẹp là vợ người ta.
Còn các nhà kinh tế thường xây dựng mô hình của mình và được mọi người chế giễu là trông thì đẹp mà dự đoán trật lấc à, chỉ giỏi giải thích sau khi sự việc đã xảy ra.
Trước 1947 thì kinh tế là ngành khoa học xã hội. Nhà kinh tế như nhà thơ, nói rất đúng về những điểm vĩ mô nhưng lại chịu chả thể phân tích chi tiết được kinh tế vi mô. Họ như họa sỹ vẽ bưc tranh rừng cây cân đối, hài hòa nhưng thấy rừng mà chả thấy cây.
Sau 1947 thì công cụ toán học được nhà kinh tế sử dụng để mô hình hành vi kinh tế và kinh tế chui vô chăn khoa học tư nhiên. Bản thân công thức toán học là 1 vẻ đẹp, 1 sự chính xác trong góc của công thức đó. Khi áp vô thì mọi thứ rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa nhưng tình trạng ngược lại lại xảy ra, thấy cây mà không thấy rừng.
Ví dụ như thuyết thị trường hiệu quả nói về 3 mức độ thông tin ảnh hưởng lên giá, rất bài bản, lớp lang nhưng lại cũng chỉ đúng trong điều kiện bình thường.
Hóa ra những nhà kinh tế cũng theo đuổi cái đẹp, sự cân đối, hài hòa, phù hợp mà những biến cố kinh tế xảy ra lại không có đẹp cân đối hài hòa như họ tưởng tượng, chúng là thiên nga đen, điểm đứt gãy...nên nhà kinh tế thường sai toét vì thế. Chàng tưởng tượng toàn gái đẹp nhưng khi ra đường thì 10 cô may ra được 1 theo ý chàng.
1. 12 con giáp và lối quản trị xưa
Truyện cổ tích, ca dao tục ngữ ẩn chứa trong đó những kinh nghiệm của ông cha. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc sách vở hay bị đốt phá thì những truyện, sự tích này được truyền khẩu cho thế hệ sau.
Có 1 điều khó tránh là ý nghĩa của chúng về sau bị hiểu khác đi dưới góc nhìn của người hiện đại đã quên bẵng khung cảnh ra đời của câu chuyện.
Hôm nay ta tìm hiểu về 12 con giáp liên quan như thế nào tới lề lối quản trị ngày xưa của các cụ.
- Tý: người bây giờ thường hiểu tí khôn ngoan nhanh nhẹn nên đứng đầu trong 12 con giáp. Sự thật các cụ có vì sự nhanh nhẹn, khôn quái đó mà đưa lên hàng đầu không?
Xin thưa chả bao giờ. Đơn giản vì các cụ là nông dân, mà chuột thì phá hoại mùa màng khủng khiếp. Từ ruộng tới kho lẫm chúng đều có thể đục khoét.
Vậy nên các cụ để đầu bảng là để phòng ngừa, nhắc nhở rằng đây là kẻ thù truyền kiếp của nhà nông giống như bây giờ chúng ta coi trọng quản trị rủi ro vậy. Đưa lên ưu tiên 1 chính là cách các cụ phòng chống rủi ro.
Nên tư duy chính là chưa làm được thì giữ cho chắc và phải luôn cảnh giác trước rủi ro, kẻ thù chính và thường xuyên.
- Sửu: sau khi phòng chống rủi ro rồi thì phải lo làm ăn. Xưa với nhà nông thì con trâu là đầu cơ nghiệp nên trâu đứng hàng thứ 2. To khỏe, cần cù không ngại khó khăn.
Với doanh nghiệp bây giờ thì chính là core business hay mảng kinh doanh cốt lõi của họ giống như với Vin là bất động sản, HAGL đã từng như thế nhưng lại bán bò tậu ễnh ương rời bỏ bất động sản mà qua nông nghiệp nên giờ ngáp ngáp.
- Dần: sau khi phòng chống rủi ro rồi, có mảng kinh doanh cốt lõi sung sức rồi thì cảm thấy mạnh mẽ như hổ. Đi săn mồi, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường thôi.
Tham lam, hung dữ, nhanh nhẹn và mạnh mẽ muốn ăn tươi nuốt sống đối thủ. Thói quen giàu nhanh dỡ nhà hàng xóm về nhà mình bắt nguồn từ đây.
- Mão: sau 1 hồi nhe nanh múa vuốt thì thấy rằng thực ra mình cũng chưa ăn thua. Hóa ra rừng nào cọp ấy. Sự nóng vội bức ăn nuốt lưỡi đã bị cảnh hổ xuống bình nguyên bị chó lờn nên giờ lại phải thu nhỏ, co cụm lại nên mèo thay thế.
Mèo thì nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khôn khéo kiểu mèo nhỏ bắt chuột con và có 1 nguyên tắc nằm lòng là làm ra lợi nhuận thì phải dấu cho kỹ, dấu như mèo dấu cứt thì mới bảo toàn được lời lãi trước các cơ quan thuế vụ.
- Thìn: biết rằng mấy chiêu mèo què né thuế cũng hay nhưng đường dài nếu muốn phát triển thì cần phải có tư tưởng, lý luận, tầm nhìn. Rồng là linh vật tượng trưng cho tư tưởng tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó bay bổng, thoắt ẩn thoắt hiện chớ không láu cá vô ơn như mèo. Ăn như rồng cuốn nói như rồng leo là đây. Muốn sự nghiệp hiển hách thì phải nhờ cậy ở rồng, ở lý luận, giao tế và tầm nhìn.
- Tỵ: tuy nhiên rồng là giống ưa bay lộn, lý thuyết suông mà khi ứng dụng thì lại cần thực tế, trần trụi uốn quanh như con rắn, không cất mình lên khỏi thực tế, luôn bám sát đất như Hector. Điều này chứng minh 1 điều là lý luận cần thực tiễn chứng minh chớ không rất dễ cảnh tầm nhìn 1 đằng mà việc làm 1 nẻo hay còn gọi là suy nghĩ viển vông.
- Ngọ: Thực dụng bò trườn giúp tồn tại nhưng không thể đi xa, như thìn thì bay chỉ là ước mơ, rắn thì bò quanh bò quẩn thủ đoạn nên ngựa phải xuất hiện mới phi xa được, đi xa rồi trở về đáo mã thành công hay anh hùng chết bọc trong da ngựa. Thành công cần sự hăng sức và thẳng thắn chí bền như ruột ngựa.
- Mùi: Giang hồ rong ruổi, thỏa chí vẫy vùng mãi thì mỏi gối. Phải nghĩ tới gia đình, dê cỏn phải buồn sừng húc dậu thưa. Nhân lực luôn quan trọng, nhất trong thời nông nghiệp. Nhà càng nhiều con, đặc biệt con trai càng có cơ phát triển, mở rộng ruộng nương. Cho nên nói tới kinh tế là nói tới lực lượng lao động, chẳng phải chờ tới bây giờ nghe a Nhân nhắc về tỷ lệ dân số vàng thì các cụ ngày xưa cũng sòn sòn cả tiểu đội cho nên dê ta xếp ở vị trí này.
- Thân: sanh nhiều thì phải vẽ việc, phải có việc mà làm. Đông thì vui nhưng hao đòi hỏi phải linh hoạt, nhanh nhẹn trong cạnh tranh. Nhanh quá linh hoạt quá thì sẽ lắm trò kiểu ăn cắp trứng gà rồi dân thành thị thì càng lắm trò khỉ nhưng không thể bì được với lợi thế bầy đàn mà bây giờ gọi là làm việc nhóm. Sức mạnh đoàn kết tập thể này đánh bạt mọi đối thủ
- Dậu: đông đúc, làm ăn cạnh tranh linh hoạt rồi đòi hỏi phải có nguồn chi tiêu thường xuyên đủ kiểu mỗi ngày 1 quả trứng vàng chớ đừng tham mà giết gà đẻ trứng hay bỏ hết trứng vô 1 giỏ. Đó là nói về về tài chính gà mái còn gà trống chính là tượng trưng cho truyền thông báo thức mọi người ra đồng làm việc, tạo ra văn hóa sặc sỡ kiểu nhân lễ nghĩa trí tín và chừng mực. Gà trống đạp mái ban ngày chớ ban đêm luôn ngủ 1 mình.
- Tuất: chi tiêu ổn rồi, văn hóa lễ hội có rồi thì lại cần có người canh gác, kiểm tra kiểm soát nội bộ. Và sự trung thành, cảnh giác được đề cao. Nhưng dù trung thành nhưng chủ bao giờ cũng biết chó là ăn tạp nên thỏ hết là chó săn bị nấu liền để đảm bảo không có trò chó nhảy bàn độc, tôn ti trật tự phải được duy trì nên các cụ ăn thịt chó theo kiểu giết gà dọa khỉ.
- Hợi: Con người, tổ chức chả thể nào phát triển được nếu thiếu dinh dưỡng, không đủ thịt. Nếu đói đương nhiên sẽ ăn vụng cho nên hợi chỉ sự đủ đầy trong đãi ngộ mọi người, nếu không chi đủ thì tổ chức chả khá nổi. Và 1 điều quan trọng là có thịt để dành, phải có tích lũy thì mới ok chớ cháo nóng húp quanh hay giật gấu vá vai thì còn vất vả.
KL:
12 con giáp ẩn chứa trong nó tư duy về quản trị theo tư duy âm dương xưa, nghĩa là kỳ trước nhấn về trái quá thì kỳ sau lại trả sang phải...cứ thế cho đúng mạch trung dung trong chu kỳ biến đổi của tình hình.
Điều này cũng không lạ vì thế đất VN dựa vào dãy Trường sơn nên cũng uốn lượn như con rắn và đường làng Việt theo thế phong thủy cũng vậy, đất thì rộng mà đường vẫn ngoằn ngoèo.
Cũng vì chú trọng âm dương quá mà các cụ đã thay thế thỏ mắn đẻ, ngây thơ bằng mèo tiểu hổ chứng tỏ vùng đất luôn phải chống ngoại xâm chớ không được yên bình. Đây cũng có thể là 1 yếu tố làm VN phát triển chậm hơn các nước xài 12 con giáp khác trong vùng vì nhân lực phát triển ít hơn họ 1 nhịp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét