Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Các vua

11.03.21
3×3 
Hôm nay giới thiệu 3 cụ Á đông có thuyết liên quan đến số 3. Cụ thứ nhất là Tôn trung sơn, nổi tiếng với chủ nghĩa tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. 3 chữ tiêu đề mỗi khi làm văn bản chính từ đây mà ra. Cụ thứ hai cũng có rất nhiều người khâm phục là Phan châu trinh với khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Còn cụ thứ 3 ít người để ý nói tới là vua Khải định với tôn quân quyền, khai dân trí, quảng nhân tài. Nhân tài chính là VN đang rất cần nhỉ?
.......

Vì sao nhà Tây sơn thua
Lý do thua có phần giống như thời chúa Nguyễn thua nhà Tây sơn. Số là vùng Thuận Quảng sống nhờ vào thương mại, không đủ gạo ăn phải mua từ Gia định. Khi Tây sơn nổi lên ở Quy nhơn làm đứt mạch lương thực, ngoài Bắc do đói cũng có khở nghĩa nông dân. Đói ăn thì cái thua đến nhanh hơn và chắc chắn hơn.
Nhà Tây sơn không bình định nổi vùng Gia định và vùng đó vẫn là căn cứ địa của Nguyễn Ánh. Khi Nguyễn Huệ chết thì thủ lãnh tài giỏi mất, lại ở vùng đói ăn nên cái thua cũng là tất yếu.
Sau Pháp xâm lược VN cũng vậy, đánh Đà nẵng không xong mới nhào vô nam kỳ lục tỉnh, một lần nữa nhà Nguyễn lại mất vựa lúa và khởi nghĩa nông dân ngoài Bắc lại nổ ra và nhà Nguyễn lại thua.


Minh mệnh, vị vua trên đỉnh dốc

Khi Gia long truyền ngôi cho Minh mệnh thì 1 cú bẻ lái lớn đã diễn ra. Từ đây nhà Nguyễn rập khuôn vàng thước ngọc của nhà Thanh dưới sự giúp rập của các Nho gia.

Thời Gia long miền bắc, miền nam do 2 viên tổng trấn kỳ cựu Nguyễn văn thành, Lê văn duyệt trấn giữ, nó hao hao chế độ tự trị mà 2 ông là tiểu vương. Khi Minh mệnh lên học theo lối quản trị của TQ liền chia địa giới VN thành tỉnh thành, rút quyền tự trị của địa phương. Mầm mống phong kiến kiểu phương Tây nhanh chóng chấm dứt và thay vào đó là PK kiểu tập quyền TQ có từ thời Tần thủy hoàng. Chưa kể ngồi ở Huế nghèo mà thấy Bắc hà với Gia định thông thương náo nhiệt, giàu có thì biết nếu không trừ đi thì chả chóng thì chầy 2 địa phương đó sẽ là trung tâm chớ không phải Huế nữa, kinh tế cũng là chính trị mà.

Với lối quản trị đó, bờ cõi VN đã mở rộng lên lớn hơn bao giờ hết, nhập 1 phần lào, cả CPC vô VN. Cùng với lối quản trị đó là xu hướng bế quan tỏa cảng, thù ghét đạo Thiên chúa, người Tây dương để phá hủy phe của hoàng tử Cảnh. Có thể nói Gia long ở thế ngã 3 đường, triều đình phe theo hoàng tử Cảnh thì theo hướng mở rộng thông thương, thân Tây còn phe hoàng tử Đảm là Nho giáo rặc.

Minh mệnh chiến thắng thì phe hoàng tử Cảnh bị diệt, từ Nguyễn văn thành, Lê văn Duyệt trở đi.

Nhưng văn minh Nho giáo cũng tới đỉnh cao đó là hết, cờ chuyển sang tay Tây phương mà vua tôi Minh mệnh không hề biết nên kể từ đỉnh cao đó chỉ còn đi xuống và cuối cùng trở thành thuộc địa.


Tam anh chiến Lã bố
Lã bố mạnh vô địch thiên hạ, có phương thiên họa kích và ngựa xích thố vô song lại còn được dâng Điêu thuyền đẹp nhất thiên hạ thì Mỹ chớ còn ai vô đây nữa.
Khi Mỹ tới Nhật. Nhật đang bế quan tỏa cảng và dưới quyền của Mạc phủ là 1 kiểu chúa Trịnh như ở VN. Perry bắn đại bác và hẹn quay lại. 1 năm sau quay lại Mỹ với Nhật ký hòa ước. Tầng lớp sĩ phu Nhật ầm ầm phản đối đòi đánh nhưng chứng kiến 1 loạt đại bác là hiểu ngay ra vấn đề. Đánh thì chỉ có thua, chi bằng học theo phương Tây để tự cường. Khi đã mạnh thì chả sợ bố con thằng nào.
Trong 30 năm Nhật mạnh như Tây. 1905 đánh Nga sấp mặt và tranh bá với Mỹ. Ngông cuồng quá tưởng vạch đôi Thái bình dương được nên bị thua 1945. Người Mỹ cảm phục Nhật như Quan vân trường nên mở cửa thị trường cho Nhật. Tới 2000 lại chiến với Mỹ về thương mại tranh ngôi đầu bảng, kết quả vẫn thua, chịu nhì.
TQ thì lớp nhà nho phản kháng mạnh hơn. Liên quân bát quốc Phương Tây phải đánh tận Tử cấm thành và dẹp Nghiã hòa đoàn. Tới 1950 Mỹ và TQ chiến nhau trời long đất lở ỡ Triều tiên nên Mỹ cũng phục lăn và nhìn TQ với con mắt khác. TQ lựa thế khôn lắm, như Lưu bị đứng đầu thế giới thứ 3, phong trào không lien kết chớ không chịu làm em LX.
1972 Mỹ nhá đèn mở cửa thị trường cho TQ và 1979 Đặng đã làm xuất sắc 4 hiện đại hóa. 2020 Mỹ và TQ lại đấu với nhau lở đất long trời về thương mại.
Như vậy chơi với Mỹ là giàu mạnh, mà Mỹ cũng rất nghênh như Lã bố, không sợ thằng khác mạnh.
VN và Mỹ chiến nhau dữ dằn, Mỹ cũng phục lăn nên giờ cũng rất hồ hởi chịu đèn mở cửa thị trường cho VN. Vấn đề là Trương phi VN tính long như nửa, ngày xưa văn than cứng cổ nhất, biết thua Pháp rành rành vẫn chiến tới chỉ còn cái lai quần. Sau hòa bình đi đâu cứ như Chử đồng tử không khố, xấu hổ chết được.
Cơ hội thoát nghèo lại nhá đèn với VN. Ngặt 1 nỗi nếu Mỹ chỉ mở cửa thị trường thì thật là chưa đủ, VN còn cần giúp sâu hơn nữa kìa đặng trở thành quốc gia công nghiệp hóa thì mới thành Trương phi được.


Nhật bản từng quyết đánh cú Trân châu cảng vì ngỡ rằng hạm đội bị diệt thì Mỹ sẽ sợ và co về nhà, bằng lòng chia đôi Thái bình với Nhật. Quá sai, sau phải nhận 2 trái bom A. Từ đó hễ ai có ý giành giật, chia đôi Thái bình dương với Mỹ là kể như chạm phải vảy ngược của con rồng. Mỹ sẽ không tha. Cách đây vài năm 1 đô đốc hải quân TQ đã lỡ mồm nói ra chuyện chia đôi ấy. Điều gì đến đã đến. TQ muốn chia đôi biển đông thì Mỹ cũng dứt khoát không chịu. Bài học nhượng bộ hồi thế chiến 2 còn nóng hổi đó

1. Đinh tiên hoàng
Vua Đinh người Kinh quê Ninh bình là người đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất nước Việt. Ông là người giỏi cả đánh trận, thương thuyết và liên minh. Hôn nhân của ông cũng từ các cuộc liên minh này như Dương Vân Nga. Lê Hoàn từ Thanh hóa là Thập đạo tướng quân cũng phát xuất từ liên minh và thần phục.
Lập nước Đại cồ việt ông đã chuyển kinh đô từ Đại la về Hoa lư vì mấy lý do:
- Xung quanh Đại la là các thế lực người Kinh ông đã đánh dẹp được nhưng mới chịu khuất phục bề mặt
- Hoa lư là vùng giáp ranh với người Trại. Ông lên làm vua được cũng nhờ sức người sức của  ở châu Ái (Thanh hóa) nhiều và cha ông trước là thứ sử ở Hoan châu.
Ông làm vua được 12 năm thì cả cha lẫn con đều bị ám sát chết. Ngay sau đó Lê Hoàn thay thế.
Như vậy ông đã bị phe người Trại giết và quyết định đóng đô ở Hoa lư có lẽ là tránh vỏ dưa chọn vỏ dừa.  

2. Lê Long Đĩnh
Trong chính sử chê ông thậm tệ: tàn ác, róc mía trên đầu sư, dâm dục quá tới độ trĩ lòi ra ngoài phải nằm nghe chầu không ngồi nổi.
Sự thực trong hơn 4 năm cầm quân thì ông đi đánh trận tới 5 cuộc, trĩ thì sao ngồi ngựa hành quân nổi, chắc là ngụ ý ổng tình dục đồng giới đây mà. Rồi thỉnh các bộ kinh như Cửu kinh gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh TửChu Lễ; là 9 bộ sách nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên nhập vào Việt Nam và Đại tạng kinh là do Lê Long Đĩnh lấy về. Lo ngoại giao, thương mại với nhà Tống…
Nhưng ông bị ghét vì 2 lẽ:
- Thứ nhứt vì ông là con lai Chiêm thành. Đã Trại còn lai Chiêm
- Thứ 2: sau khi ông chết thì Lý Công Uẩn người Kinh quê Bắc ninh là Điện tiền chỉ huy sứ (giống như hàm đại tướng tư lệnh quân khu thủ đô ngày nay. Xưa chức này ngang vai tư lệnh quân đội) đoạt ngôi ngay lập ra nhà Lý hùng mạnh. Con của Lê long đĩnh mới 10 tuổi cũng không được nối ngôi giống như phế đế Đinh toàn
Tất nhiên là Lý Công Uẩn cho dời ngay đô về Thăng long, trung tâm của người Kinh. Từ bỏ Hoa lư là vùng đất giáp ranh người Trại, thế rất chông chênh, nguy hiểm. Đó là hành động khai sinh ra địa chính trị đó chớ đâu.



3. Lý chiêu hoàng
Bà là vị vua nữ chính thức và duy nhất của VN trong giai đoạn phụ quyền. Tuy làm trong 2 năm nhưng khi đó thế lực của họ Trần đã như con trăn siết chặt rồi nên cũng chỉ còn là hư danh.
Trào phong kiến bao giờ cũng theo chu kỳ hung thịnh rồi suy. Nếu suy vong thì họ khác lên làm vua, nếu suy vi thì gượng lại được gọi là trung hưng. Tuy nhiên trung hưng thường có cái giá của nó là phải dựa vô họ nào đó, tức là dòng máu bên ngoài, thế lực bên ngoài đánh giúp. 
Nói trắng ra là còn danh là chính, phải san sẻ nhiều, thật nhiều quyền cho những người đã cưu mang, cưu giúp mình. Tới đời vua cha của Lý chiêu hoàng thì nhà Lý đã phụ thuộc hoàn toàn vào thế lực họ Trần.
Trong kinh tế gia tộc ngày nay cũng vậy, các bạn thấy cứ chuyển giao thế hệ là tập đoàn, công ty lẩy bẩy như rắn lột xác.
Năm 1226, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà.
Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm. Thời đó tuổi thọ trung bình chừng 50 mà bà hơn 40 còn sinh con, thọ 61 là hiếm.
Nhà Trần sau đó còn lập mưu giết hết tôn thất nhà Lý. Những người đó phải thay tên đổi họ, trốn tránh, có người sang tận tới bên Hàn quốc. Cả 2 chị em đều lấy vua, chị ruột của bà chính là vợ Trần Liễu (là cha của Trần Quốc Tuấn) bị ép khi đã có thai 3 tháng.
Tuy nhiên sau con của bà chị cũng không được lập làm vua chứng tỏ họ Trần cố bảo vệ dòng máu thuần khiết của mình và rất sợ ai có dòng máu họ Lý nên Lý chiêu hoàng bị phế truất năm 19 tuổi vì không có con nghe hơi lạ vì tới năm bà 40 tuổi lại lấy chồng sinh con bình thường.
Đây chính là vấn đề không rõ ràng nếu xét theo mức độ quyết liệt trong diệt người họ Lý: LCH có con với Thái Tông Hoàng đế Trần Cảnh: Hoàng thái tử Trần Trịnh (陳鄭), mới hạ sịnh ra được phong làm Đông cung, nhưng bất hạnh chết yểu không lâu sau.
Cuộc chuyển giao giữa 2 họ Lý và Trần đều là người Kinh nhưng vẫn không kém phần quyết liệt nhưng không ảnh hưởng tới bá tánh và kinh đô Thăng long được giữ nguyên.


4. Trần phế đế
Gần 200 năm sau nhà Trần lại rơi vào tình cảnh giống nhà Lý. Bùa hộ mệnh hôn nhân cận huyết đã bị phá vỡ bởi chiến tranh, đói kém, hết người. Nhà Trần phải dựa vào bên ngoại là Hồ Quí Ly. Hồ Quí Ly đánh đâu thua đó nhưng nói gì vua Trần Nghệ tong nghe nấy.
Nhà Trần suy yếu bởi mấy lý do:
- Chống quân Nguyên Mông, nhưng chủ yếu là đánh nhau với Chiêm thành rất khốc liệt, vua Trần Duệ tông chết trận tận Đồ bàn
- Dân tình đói kém, nổi loạn. Đồng bằng song Hồng được đắp đê ngăn lũ nhưng vẫn bị ngập lụt thường xuyên gây mất mùa đói kém. Đây có thể là nguyên nhân làm cho người Kinh lộ chỉ dừng ở mức 3 triệu so với 2 triệu dân Trại, không nhiều.
Nhà Trần vậy là phải dựa vào thế lực dân Trại mà đại diện là Hồ Quí ly. Dựa vô chả chóng thì chầy là mất ngôi về tay họ. HQL mưu lên ngôi nhưng biết dân Kinh ghét nên dời đô về Thanh hóa cho an toàn. Nhà Minh thừa cơ sang xâm chiếm VN 20 năm và dân Kinh ủng hộ họ.
HQL thua chạy về đến Nghệ an thì bị bắt. Sau Lê lợi giành lại được độc lập mở ra thời kỳ cầm quyền của người Trại cho tới tận gần đây. Tuy nhiên sau thành tích chống Minh thì Lê lợi đủ vinh quanh, tư cách làm vua, đóng đô ở Thăng long và hậu thế rút ra bài học sau có chuyện chi thì thờ Phật ăn oản né TQ ra như chúa Trịnh nắm quyền mà không dẹp vua Lê là vì thế.


5. Vì sao nước nhà khó tự cường
- Đối thủ thì can đảm, nhiệt thành, sẵn sàng xã thân chiến đấu khi bị ngoại bang khinh rẻ chèn ép
- Người Nam ta tính khí mềm yếu, nhân tâm không thuần phác
- Đất đai nhiều tài nguyên mà không biết làm cho sinh lợi, người đông có dư sức mà không tinh về các mẹo mực làm ăn, cứ cắm cúi làm mà thiếu hiểu biết.
Như vậy mà muốn tự cường là hành động: há tay không đánh cọp, chân đất lội song sâu. Biết mỗi điều nhỏ hẹp, bao chuyện lớn biết đâu. Tức là có cái bệnh hành động mà thiếu suy nghĩ.

Làm sao để tự cường:
Mọi người hãy chăm chỉ chuyên tâm vào nghề của mình, những ai khéo léo tinh xảo thì tự suy nghĩ ra cách làm cố gắng sao có hiệu quả. Người thuộc lớp quan lại, than sĩ, binh biện phải thận trọng trong thi hành chức phận, những kẻ gian dối, nhận hối lộ thì phải biết tự nhục mà vung cuốc xới bỏ thói tệ, thi hành đúng bổn phận, không màng những cái không thuộc về mình, sống thực chất bình dị mà đợi mệnh trời, tùy hội ngộ mà thu nhận lợi ích.
Có như thế thì trí tuệ nâng cao, sự nghiệp thành đạt, yên ổn lâu dài. Trên thì củng cố quốc gia, dưới thì đảm bảo lợi ích cho đồng bào. 

Hiện nay nước ta đang cần phải tiến hành chấn chỉnh, khái quát gồm có 3 điều lớn, 1 là tôn quân quyền, 2 là khai dân trí, 3 là quảng nhân tài.Theo bạn đây là lời của vua nào?

Các còm men của vua
- Mong các quan cố gắng làm công vụ 6h ngày dù Tây họ là 8h
- Khi họp nghị thì phát biểu ý kiến chớ đừng ngồi ỳ ra đó. Triều thần thảy đều nín lặng, tịnh không thấy ai nói câu nào. Chứ còn khi lâm triều chỉ mình trẫm độc thoại, còn các quan trong triều chỉ biết ngồi nghe, nghe xong thì lui về.
- Đối với quốc gia không gì cao hơn kinh tế, mà trong kinh tế không gì cao hơn việc đem lại lợi lạc cho nhân dân
- Nước ta đất đai cằn cỗi, nhân dân nghèo đói, tài nguyên thì thêm cạn kiệt. Trong thời buổi văn minh ngày nay dân trí phải dần mở mang ra.
- Vậy truyền trong dân gian, phàm những lễ quan hôn tang tế…tùy theo cảnh giàu nghèo đều phải thực hành tiết kiệm, việc qua lại mừng chúc phúng điếu châm chước làm cốt sao hợp lễ thì thôi.
- Quan đã hưởng ơn vua lộc nước đủ để sống ngang ngửa với đòi cớ sao còn hèn hạ nhận lễ…nên từ nay cấm chỉ không được sách nhiễu thu nhận lễ vật xu phụng của dân chúng
- Xét xử mà lạm hình oan sai thì cũng có thể phát sinh tai biến. Từ nay trở đi xét án càng phải hết sức thận trọng, tra xét rõ rang, xử đoán công bằng không để oan sai.
- Triều đình nuôi quan lại là để trao cho chức mà nắm giữ các công việc phải cốt sao ra công cố sức mà làm tốt công việc được giao. Thực hiện chức phận đáng phải làm, thế thì có gì mà phải khuyến khích khen thưởng
- Khuyến khích các nhà hào phú mua công trái chớ đừng bắt ép, dọa nạt.
- Dân nước ta cũng thông minh, dễ tiến bộ nhưng quan lại thì còn nhiều kẻ tham nhũng. Đó là 1 điều tệ hại. Những ai làm quan lại cần phải suy nghĩ chấn chỉnh lại để người ta khỏi nói về mình như thế




(TLTK)
Tôn quân quyền, khai dân trí, quảng nhân tài
Những lời nói trên là của vua Khải định (1916-1925). Sau vua Duy tân, Thành thái có xu hướng chống Pháp thì Khải định chọn con đường hợp tác với Pháp và ông tỏ ra am hiểu văn hóa, nghệ thuật phương Tây.
Ông là vị vua duy nhất tự thiết kế, cải tiến triều phục của mình, của lính và hầu cận. Lăng Khải định mở ra 1 trào lưu nghệ thuật mới có tiếp thu ảnh hưởng kiến trúc Pháp và nghệ thuật cẩn sành sứ rất đặc sắc. Lăng KĐ là 1 trong những kiến trúc đẹp nhất, nhiều người tham quan nhất ở Huế chứng tỏ đầu óc thẩm mỹ của ông rất tốt, vượt thời bấy giờ dù giới sĩ phu Bắc hà chê là lố lăng kệch cỡm.
Ông cũng là vị vua đầu tiên đi thăm nước ngoài. Đưa con đi học tại Pháp với hi vọng con sẽ học tốt, xứng đáng nối ngôi và nếu không xứng đáng thì đừng làm.
Đưa ra chủ thuyết phát triển cho đất nước. Hiện nay nước ta đang cần phải tiến hành chấn chỉnh, khái quát gồm có 3 điều lớn, 1 là tôn quân quyền, 2 là khai dân trí, 3 là quảng nhân tài.
Tôn quân quyền thì là điều đương nhiên, ông là vua thì muốn duy trì nền quân chủ. Khai dân trí thì chúng ta nghe cụ Phan châu trinh phân tích thiệt hơn về sự cần thiết của nó rồi.
Quảng dân tài là tìm kiếm, đào tạo, sử dụng, hỗ trợ phát triển sao cho người tài nhiều lên, hữu dụng hơn cho đất nước…tôi nghĩ rằng lứa trí thức VN trước 1945 phát triển được như thế là có phần đóng góp từ chủ thuyết này.

Các vua xưa chọn đất đóng đô
Vậy là vua xưa chọn đất đóng đô căn cứ đầu tiên ở yếu tố an ninh cho mình và bộ tộc của mình như Ngô Quyền đặt đô ở Cổ loa, Đinh tiên hoàng ở Hoa lư, Thăng long đời Lý Trần, Hồ Quí ly về Thanh hóa, Nguyễn Huệ đưa về Nghệ an là quê gốc của mình.
Thứ 2 vùng đất đó phải thuận tiện giao thông, vận chuyển nên thường đặt ở bờ song và đủ rộng rãi có chỗ cho vua quan, binh lính và cư dân. Kinh thành sẽ được qui hoạch theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành gọi là phong thủy.
Có 2 trường hợp đặc biệt:
- Lê Lợi người Trại nhưng chọn đóng đô ở đất người kinh lộ là Thăng long do có công đuổi được giặc Minh, dân chúng tâm phục khẩu phục.
- Nguyễn Ánh sau khi dẹp được Tây sơn, trung hung thành công thì không chọn thành Gia định đóng đô dù đây là vùng đất giúp ông thắng trận mà quay về Huế là vùng đất phát tích của nhà Nguyễn
Sự lựa chọn này được vua Khải định lý giải là dù đất này nghèo nàn, khắc nghiệt chật hẹp nhưng lại ở vị trí trung tâm dễ điều hành quản lý. Qua lời nói đó cũng chứng tỏ Nho giáo thấm rất sâu thời nhà Nguyễn. Nhất nhất cái chi cũng theo y sì nhà Thanh, từ luật điển, triều phục, quan chế, nhà cửa…và có những ý kiến rất có lý rằng đất Huế buồn chỉ thích hợp làm thơ mà không còn hùng tâm tráng chí nữa. Sau vua Minh mệnh thì các vua sau quả nhiên hay chữ nhưng mềm yếu dần, yếu tới nỗi Tôn thất thuyết công nhiên lấy lí do vớ vẩn mơ hồ mà ngang nhiên phế vua, lập vua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét