15.04.21
Thu nhập và tài sản
Dạo 2000 ngân hàng MHB được thành lập theo chỉ đạo của ông 6D và ông Lữ minh châu lo thủ tục. Nh cho đbscl nên dân miền tây rất nhiều.
Lên SG nhà cửa mắc mỏ không mua nổi, thế là họ sang Nhà bè mua đất cất nhà và được nh cho vay. Quen ở rộng nên họ mua vài trăm m đất trở lên.
Nh cọc làm ăn dở, thu nhập thấp nên họ phải chi xài tiết kiệm không dám du lịch, hàng hiệu như VCB thu nhập gấp 3 ở bên cạnh.
Bên sướng bên khổ nhưng sau sốt đất Nhà bè lên quận thì tài sản dân MHB lại còn hơn VCB.
Vậy là thu nhập và tài sản chưa chắc đã liên quan đến nhau.
Xu thế tài chính mới:
Có vẻ giờ không dùng tiết kiệm để tái đầu tư nữa mà dùng in tiền là chính?
18.01.21
Chênh lệch số liệu XNK giữa VN và TQ giải thích cho vụ chuyển ngân lậu phố Hà trung mà CAHN khám phá 30k tỷ là VD.
Vụ Huyền như cho thấy các NH gởi ẻm lấy lời rất nhiều. Lợi nhuận luôn là sức hút kinh khủng, giờ TTCK cũng rất hot và qui mô đủ lớn
Biến đổi khí hậu và FDI
Xưa miền Tây giàu có hơn miền Đông:
Miền Tây ăn cá bỏ đầu
Miền Đông nhặt lấy xỏ xâu mang về
Giờ Biến đổi khí hậu và FDI làm cán cân thay đổi. Trong 10 năm, hơn 1 triệu dân miền Tây sang miền Đông lao động trong các khu CN. Giờ miền Đông lại giàu hơn hẳn miền Tây.
13.01.21
Thành kính phân lô
Khoán 10 làm nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế tưởng chết trở về chói lọi.
Đất đô thị phải làm gì? Học ngay chiêu chia ruộng cho nông dân là lẹ nhất.
Thực ra sau 10năm chà đi xát lại thì giới tư bản hết sạch nên giờ cần vốn kinh doanh cũng chẳng lấy đâu ra.
Phân lô bán nền vừa sức và là vườn ươm cho các nhà tư bản lớn lên đông lên.
Nếu như ở nông thôn chia nhỏ ruộng đất dẫn đến cánh đồng mẫu lớn cố mãi cũng chỉ là mẫu thì phân lô bán nền ở đô thị cũng có hệ lụy của nó là thành kính phân lô rồi mật độ xây dựng thấp vậy thì tiền đâu chi cho hạ tầng giao thông, làm sao phát triển giao thông công cộng. Và nữa là các nhà tư bản bắt buộc thò tay vô đất công vì thương lượng trả giá dễ hơn rẻ hơn. Điều này dẫn đến cả những cái nôi CM như ba son cũng thành khu đô thị và quan chức thì tà ru
25.12.20
Tích lũy, vay nợ và dòng tiền
Xưa thì thi nhau tích cóp của cải kiểu tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn thậm chí có ông còn chối không mặc áo gấm vì sợ sau không có áo gấm nữa thì buồn.
Cho tới nay thì người phương Đông đặc biệt TQ, VN vẫn lăn xả cá kiếm để tích lũy, nôm na là tiết kiệm tối đa, như dân TQ lên tới gần 50%.
Tây thì cứ đánh nhau là đi vay tiền, nên trái phiếu hình thành. Vay quen kiểu ăn trắt quen mồm, ăn trộm quen tay ăn mày quen chân tới mức không cần cũng đi vay để đảm bảo dường cong lãi suất, hài vô đối dưới con mắt dân ta.
Vay miết vay nhiều vay lớn thì chủ nợ đâm ra sợ con nợ vì 1 thứ gọi là dòng tiền.
Nợ thì nợ, tích lũy kệ tích lũy, dòng tiền tới hạn để chi trả mà đứt là khốn đốn ngay.
Thế là mấy ông doanh nghiệp quai quái lợi dụng ngay để làm ăn, để mua bán M&A triệt hạ đối thủ.
Vậy là game Ponzi lấy của người sau trả cho người trước bùng phát. Thoạt tiên là lừa đảo, sau đến ngân hàng trung ương của quốc nọ cũng chơi. Vậy mắc chi 1 quốc gia bự như TQ chẳng hạn không chơi. Rồi các nước đều chơi game này cả, bơm tiền như lũ nhưng khi nào tới hạn hán thì chả ai nói vì thấy mô hình nào nếu tính đúng tính đủ, tính về dài hạn cũng vỡ nợ cả.
...
Năm nay giải Nobel kinh tế được trao cho 2 lý thuyết gia về đấu giá. Ứng dụng của nó rất rộng rãi và thâm sâu hàm chứa vừa lý tính vừa cảm tính. VD như 1 cô gái thường thường thôi nhờ khéo léo vận dụng lý thuyết đấu giá này đã lựa chọn được chồng xứng đáng cho mình bằng cách thuê 1 chàng rất rất đẹp trai, học giỏi, hotboy giả vờ tán mình. 2 chàng trai khác đang ngấm nghé, ngần ngừ bị áp lực lao vô cạnh tranh. Kết quả cô có quyền chọn chàng trai về nhì (đấu giá kiểu Hà lan) 1 cách vẻ vang.
hehe thực chất nếu cổ không rõ về đấu giá thì chàng trai thứ 3 chưa chắc đã cắn câu.
Trước VN cũng có Ủy ban vật giá, nghe đâu cũng xứng đáng được huân chương cao quí Lenin nhưng sau sôi hỏng bỏng không vì bác đánh máy giỏi nhất UB lại gõ thế nào thành ra UB vật gái nên trượt, thực đáng tiếc
BHXH thì ngân hàng vay Phát hành trái phiếu thì như phát quà
Phân khúc thị trường
Nhiều người chú ý tới tin Apple không chọn VN và phân tích xác đáng kiểu Nguyễn trần bạt. Thực ra câu chuyện là phân khúc thị trường. Apple chọn nơi nào hạp với họ nhất. Giống bên chứng khoán chia ra thị trường phát triển, mới nổi, cận biên...và VN phấn đấu hoài chưa vô được thị trường mới nổi. FDI cũng tương tự nhỉ, đó là tính đồng bộ của cả nền kinh tế xã hội, sao mà vọt lên trước hẳn được. Các cụ bảo ngưu tầm ngưu ở chỗ này đấy.
Trên báo cáo tài chính tự lập, Đất Xanh ghi nhận lãi trước thuế 229 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo soát xét thực hiện bởi Ernst & Young điều chỉnh tăng chi phí tài chính, khiến Đất Xanh lỗ trước thuế gần 300 tỷ đồng. 17/08/2020 03:48 PM CafeF
Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già
Mỗi mùa BCTC ra, lại thấy kế toán cooking.
Kiểm toán-toàn kiếm
Kế toán-toàn kế
Tiếng Việt có ưu điểm đọc ngược là trúng
Hồi 1996 đi mua tủ lạnh, thấy tủ Hàn Quốc rẻ đẹp mà không dám mua vì sợ hàng cũ rẻ. Giờ Hàng HQ thành đẳng cấp, hàng Thái là hàng tốt, hàng Tàu chiếm vị trí hàng cũ rẻ ngày xưa
Nền văn minh đi từ địa tâm sang nhật tâm rồi phát hiện ra vi khuẩn và bây giờ ngắc ngứ ở siêu vì.
Địa tâm làm nên nền nông nghiệp mà văn minh TQ là 1 ví dụ. Huy hoàng quá nên ngủ quên trong chiến thắng.
Phương tây phát hiện nhật tâm nên từ đó khám phá khkt bùng nổ và khống chế được vi trùng là điều mà phương đông không có khái niệm gì về nó.
Sau khi vắt giò lên học hỏi thì phương đông lại thấy phương tây thường thôi vì cũng có khống chế được virus quái đâu, cũng như mình thôi
Trước nghĩ VN ít nhà tài chính giỏi nhưng nhìn công trình hoành tráng, cổng chào, tượng đài...thì biết tài chính trường phái họa sĩ cung đình nhiều và tài ghê gớm
Vụ vàng giả ở TQ chứng minh lừa đảo là 1 chân kiềng phát triển
2. Pha thứ 3 của nền kinh tế
Từ thửa bắt đầu tới XHCN thì nền kinh tế luôn thiếu hụt. Sau đó CNTB cải tiến và thế giới bỗng nhiên dư thừa. Tất nhiên cái gì quá quá thì thiên nhiên sẽ tỏ thái độ thôi. Lần này mẹ thiên nhiên có vẻ cương quyết vì nếu không làm thế có khi bản than thiên nhiên cũng toi trước sức phá hoại của loài người.
Như vậy Kinh tế đi từ thiếu hụt tới dư thừa. Bây giờ là gì? Có dịch thì kinh tế ngồi im.
Khi ngồi im thì quần áo ít hao nên ngành may mặc sẽ chịu ảnh hưởng ngay, rồi những ngành trong chuỗi cũng bị như nguyên vật liệu, vận chuyển, rồi nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển nhỉ?
Ngồi im thì mấy chỗ du lịch cũng khó khăn. Quảng ninh xưa mà bỏ mỏ phát triển 100% du lịch thì đợt này mệt rồi. Chứng tỏ nên đa dạng, không nên độc canh. Du lịch mà thế thì mấy khách sạn to to, hàng không, điểm tham quan mua sắm… mệt.
Sơ sơ thế đã nói khó khăn nhiều bảo bi quan. Thế còn ngành nào tăng?
Thiên hạ nói đầy ra đó: những ngành lien quan đến kinh tế số như phần cứng, phần mềm, bán hàng online…
Nhưng trí óc tôi vẫn quẩn quanh với hàng hóa vật chất. Ngồi nhiều thì ghế bán chạy ha, rồi thang máy, máy lạnh vì mọi người ngại xài chung; nhà sẽ nhỏ hơn, phân tán hơn…tạm thế đã.
3. Vì sao mọi người cãi nhau về chính sách kinh tế
Họ cãi nhau vì ai ai cũng giành nhau chia phần khi chiếc bánh được đem ra. Kẻ bảo thế này mới là công bằng, người bảo để 1 mình tôi chia có lợi hơn rồi người nữa bảo cứ tự chia rồi mỗi người trích cho tôi 1 chút để tôi lo cho cái chung…
Cãi hăng thế vì chia thì dễ nhìn thấy chớ mấy người to mồm đó có biết làm ra cái bánh đâu. Ông làm ra bánh mà không ăn vụng trước thì có khi còn đói.
"Tôi muốn giới thiệu bạn về Mariana Mazzucato, một trong những nhà kinh tế có tư duy tiến bộ nhất trong thời đại chúng ta. Mazzucato thuộc về một thế hệ các nhà kinh tế, những người tin rằng chỉ nói về thuế là không đủ.
Mazzucato giải thích: “Lý do để những người cấp tiến thường thất bại trong lập luận là vì họ tập trung quá nhiều vào việc phân phối lại sự thịnh vượng mà không tập trung đủ mức vào vấn đề kiến tạo nên sự thịnh vượng”."
TLTK: KỶ NGUYÊN TÂN TỰ DO ĐANG KẾT THÚC. KỶ NGUYÊN TIẾP THEO SẼ LÀ GÌ ?
Rutger Bregman, The Correspondent, 14 tháng 5 năm 2020
Nguyễn Trung Kiên dịch
4. Kế hoạch và thị trường
Tư duy thị trường là tự nhiên nghĩ về lợi nhuận (đánh hơi, nhìn thấy tín hiệu nhấp nháy) còn tư duy chỉ huy là theo kế hoạch, dẫn dắt bởi thói quen % nên nghĩ về qui mô first. Chúng ta thấy tư duy kiểu thị trường đã luống cuống, vụng về như thế nào khi ứng phó với chiến tranh, đại dịch và ngược lại tư duy chỉ huy kiếm được hiệu quả kinh tế khó khăn như thế nào.
VN có 1 người có tư duy thị trường rất nhạy, đó là anh #. Tuy nhiên ảnh đã bị nền kinh tế chỉ huy nghiền nát, đó là do mâu thuẫn giữa kế hoạch và thị trường.
TLTK: KỶ NGUYÊN TÂN TỰ DO ĐANG KẾT THÚC. KỶ NGUYÊN TIẾP THEO SẼ LÀ GÌ ?
Rutger Bregman, The Correspondent, 14 tháng 5 năm 2020
Nguyễn Trung Kiên dịch
4. Kế hoạch và thị trường
Tư duy thị trường là tự nhiên nghĩ về lợi nhuận (đánh hơi, nhìn thấy tín hiệu nhấp nháy) còn tư duy chỉ huy là theo kế hoạch, dẫn dắt bởi thói quen % nên nghĩ về qui mô first. Chúng ta thấy tư duy kiểu thị trường đã luống cuống, vụng về như thế nào khi ứng phó với chiến tranh, đại dịch và ngược lại tư duy chỉ huy kiếm được hiệu quả kinh tế khó khăn như thế nào.
VN có 1 người có tư duy thị trường rất nhạy, đó là anh #. Tuy nhiên ảnh đã bị nền kinh tế chỉ huy nghiền nát, đó là do mâu thuẫn giữa kế hoạch và thị trường.
Những người quản lý vô hồn đi theo bầy đàn như ngỗng: nếu anh ta trở thành một người quản lý cấp cao, anh ta sẽ bao quanh mình với những người trông giống anh ta. Quá thường xuyên, những người tồi tệ nhất trong một công ty lại leo lên vị trí lãnh đạo. Thật kinh khủng.
Cá thối từ đầu: lãnh đạo là người xác định văn hóa trong các công ty.
Nếu bạn đến một phòng khám và y tá tại quầy lễ tân hét vào mặt bạn, hãy chắc chắn rằng bác sĩ trưởng cũng sẽ hét vào mặt cô ta. Khi tôi bắt đầu viết về chủ đề quản lý vô hồn, nhiều độc giả đã đến gặp tôi và nói:
Nếu bạn đến một phòng khám và y tá tại quầy lễ tân hét vào mặt bạn, hãy chắc chắn rằng bác sĩ trưởng cũng sẽ hét vào mặt cô ta. Khi tôi bắt đầu viết về chủ đề quản lý vô hồn, nhiều độc giả đã đến gặp tôi và nói:
Tôi không thể làm việc cho sếp tôi thêm nữa, tôi mệt mỏi với mọi thứ. Nhưng làm thế nào để những ông sếp bẩn thỉu như vậy lại leo lên được vị trí đó?
Bởi vì những người đứng đầu công ty thường không nhìn thấy những người mà họ bổ nhiệm làm quản lý quản lý nhân viên: tay sai của họ chủ yếu tham gia vào việc hôn mông của ông chủ và đá đít những người mà họ quản lý.
Bởi vì những người đứng đầu công ty thường không nhìn thấy những người mà họ bổ nhiệm làm quản lý quản lý nhân viên: tay sai của họ chủ yếu tham gia vào việc hôn mông của ông chủ và đá đít những người mà họ quản lý.
Những người phía trên không biết những gì đang xảy ra ở dưới. Một trong những công ty lớn nhất của Canada - tôi sẽ không nêu tên – đã sa thải nhân viên trong một thời gian dài, trong khi các nhà quản lý cấp cao tự viết tiền thưởng liên tục tăng.
Nhưng làm thế nào để tìm hiểu về những nhược điểm của một người? Chỉ có hai cách - hoặc là sống với anh ta trong hôn nhân, hoặc làm việc với anh ta. Không ai hiểu chồng bằng vợ anh ta, còn nhân viên - không ai hiểu nhân viên bằng đồng nghiệp của anh ta. Làm thế nào bạn có thể tìm ra những thiếu sót của người bạn sẽ đề bạt? Chỉ bằng cách nói chuyện với những người làm việc với anh ta.
Những người sống tằn tiện bằng lương hàng tháng, và bây giờ bị mất việc làm. Ai sẽ giúp họ? Chính phủ một lần nữa chỉ đổ tiền vào các công ty có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, và không quan tâm tới các phân khúc có thể thực sự làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Ví dụ, thống đốc tỉnh Alberta của Canada là một người rất quan tâm đến ngành công nghiệp dầu khí: ông đang gửi đi hàng tỷ đô la để đặt các đường ống mới.
Nhưng làm thế nào để tìm hiểu về những nhược điểm của một người? Chỉ có hai cách - hoặc là sống với anh ta trong hôn nhân, hoặc làm việc với anh ta. Không ai hiểu chồng bằng vợ anh ta, còn nhân viên - không ai hiểu nhân viên bằng đồng nghiệp của anh ta. Làm thế nào bạn có thể tìm ra những thiếu sót của người bạn sẽ đề bạt? Chỉ bằng cách nói chuyện với những người làm việc với anh ta.
Những người sống tằn tiện bằng lương hàng tháng, và bây giờ bị mất việc làm. Ai sẽ giúp họ? Chính phủ một lần nữa chỉ đổ tiền vào các công ty có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán, và không quan tâm tới các phân khúc có thể thực sự làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Ví dụ, thống đốc tỉnh Alberta của Canada là một người rất quan tâm đến ngành công nghiệp dầu khí: ông đang gửi đi hàng tỷ đô la để đặt các đường ống mới.
Bạn có thể tưởng tượng điều này không? Giá dầu hiện đang lao dốc không chỉ vì đại dịch mà nó đã bắt đầu giảm từ trước đó rồi. Nhưng thay vì đa dạng hóa nền kinh tế, ông tiếp tục chi tiền cho việc phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng. Thực sự điên rồ.
Bản chất của một người quản lý tốt là hỗ trợ các thiên tài khác trong công ty. Chỉ mình Jobs là không đủ - bạn cần Steve Jobs có mặt ở mọi nơi trong công ty của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng những người như vậy trong công ty của bạn không bị bỏ qua.
Trong "Bedtime Stories" (Những câu chuyện trước khi ngủ), bạn kể một câu chuyện ngụ ngôn về một sinh viên MBA trẻ, người được giao nhiệm vụ tối ưu hóa công việc của dàn nhạc. Cuối cùng, ông đưa ra một số đề xuất có vẻ hợp lý, nhưng hoàn toàn điên rồ. Điều này có nghĩa là bất kỳ tư vấn bên ngoài là vô ích?
Không hẳn là như vậy. Chỉ là một sinh viên MBA đã tiếp nhận những công việc mà anh ta không hiểu rõ. Chẳng hạn, anh đề nghị: “Tại sao kèn Ô-boa chỉ ngồi và không chơi? Hãy giảm số lượng kèn Ô-boa! Nhạc cụ đã lỗi thời lắm rồi - cây vĩ cầm đầu tiên đã hàng trăm năm tuổi, thứ rác này cần được cập nhật”.
Bản chất của một người quản lý tốt là hỗ trợ các thiên tài khác trong công ty. Chỉ mình Jobs là không đủ - bạn cần Steve Jobs có mặt ở mọi nơi trong công ty của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng những người như vậy trong công ty của bạn không bị bỏ qua.
Trong "Bedtime Stories" (Những câu chuyện trước khi ngủ), bạn kể một câu chuyện ngụ ngôn về một sinh viên MBA trẻ, người được giao nhiệm vụ tối ưu hóa công việc của dàn nhạc. Cuối cùng, ông đưa ra một số đề xuất có vẻ hợp lý, nhưng hoàn toàn điên rồ. Điều này có nghĩa là bất kỳ tư vấn bên ngoài là vô ích?
Không hẳn là như vậy. Chỉ là một sinh viên MBA đã tiếp nhận những công việc mà anh ta không hiểu rõ. Chẳng hạn, anh đề nghị: “Tại sao kèn Ô-boa chỉ ngồi và không chơi? Hãy giảm số lượng kèn Ô-boa! Nhạc cụ đã lỗi thời lắm rồi - cây vĩ cầm đầu tiên đã hàng trăm năm tuổi, thứ rác này cần được cập nhật”.
Nói một cách dễ hiểu, anh đã cố gắng đánh giá một cách toán học một cái gì đó không thích hợp để đánh giá như vậy. Có những tổ chức được điều khiển như một cái máy, và có những tổ chức được kiểm soát một cách hữu cơ.
TLTK: HENRY MINTZBERG - DỊCH BỆNH QUẢN LÝ VÔ NHÂN TÍNH ĐÃ BAO PHỦ THẾ GIỚI
6. Nghiêm nghị và rỉa mồi
Hôm rồi tới chỗ làm CCCD, gởi xe lạ quá, người giữ xe mặt cứ dàu dàu khó đăm đăm. Tới khi lấy xe mới vỡ lẽ xe gởi miễn phí.
Các ngân hàng kêu gởi thông tin SMS cho khách hàng bị lỗ. Tôi cũng cài app mà có xóa được đăng ký gởi SMS đâu. Lỗ thì lỗ mà rỉa thì rỉa nhỉ.
Giá vàng lên vòn vọt, lập tức nhiều người khen Putin sao giỏi thế, phen này Mỹ sấp mặt. Giỏi sao nghèo hoài vậy, thua TQ nhỉ
7. Thả lỏng và thắt chặt tiền tệ
Trước chiến tranh Nga Nhật 1905 đã từng có những cố gắng hạ lãi suất, kích thích tiêu dung, phát hành trái phiếu ở Nhật. Điều này đi ngược lại với lối sống tiết kiệm Nho giáo, kết quả ổng đã bị cách chức. Nhưng với sự chuẩn bị chiến tranh với Nga đã làm Nhật bắt buộc theo mô hình tài chính phương Tây và ông đã được phục hồi làm thống đốc ngân hàng Nhật.
Như vậy tầm quan trọng về dòng tiền, tài chính đã được người Nhật hiểu cách nay hơn tram năm. Sau thế chiến 2 họ đã dùng đồng Yên yếu như 1 lợi khí đánh Mỹ xính vính và chỉ khi Mỹ nổi đóa lên thì Nhật mới bấm bụng chịu thiệt. Sau tới thời 4 hiện đại hóa người TQ cũng xài chiêu này và người Mỹ lại bị khốn đốn tiếp.
Tới đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 1929-1933 thì về sau 1 nguyên nhân quan trọng được phát hiện đã làm khủng hoảng dữ dội và kéo dài chính là quyết định thắt chặt tiền tệ. Không thể trả nợ, không có tiền để mua hàng, để sản xuất…dẫn đến đổ vỡ hàng loạt.
Rút kinh nghiệm, tới khủng hoảng tài chính 2007, sau khi cho vài ngân hàng đầu tư phá sản thì Mỹ và các nước cũng bấm bụng chi tiền ra để bảo đảm thanh khoản với nỗi lo ngay ngáy làm sao thu hồi vốn.
2020 đại dịch Covid, không ai bảo ai, tất cả cùng nhau bơm tiền, thả lỏng tiền tệ. Giờ thì bài phá giá tiền hết linh rồi nhỉ? Kết quả tất yếu là vàng lại lên. Câu hỏi đặt ra lại là bao giờ thì quay lại thắt chặt tiền tệ?
Sẽ sớm thôi. Sau khi hết dịch + 2 năm chẳng hạn.
8. Lại nói chuyện vàng
Vàng là 1 tài sản không thể thiếu từ xưa. Các cụ dạy thái bình mua đất làm ăn, loạn lạc mua vàng giắt lung quần sẵn sang dọt. Bên các nước phương Tây còn cuồng vàng hơn nữa, Tây ban nha sang tận diệt thổ dân châu Mỹ cũng 1 phần vì hấp lực ma quái của vàng.
Trong chiến tranh, chính phủ các nước cũng dùng vàng để mua lương thực, vũ khí đánh nhau vì khi đó chả ai cho vay mồm.
Nga năm 1920 Kolchak không sử dụng số vàng dự trữ thời sa hoàng để chống lạm phát đang phi mã. Nông dân không bán lương thực ra thị trường khi tiền ngân hàng Omsk mất giá. Đây là chính sách kinh tế thiển cận góp phần làm bạch vệ thua.
VN 1945 Trần Văn Giàu cũng không đoạt số vàng 33T tại ngân hàng Đông dương làm về sau phải huy động tuần lễ vàng…
Các nước phương Tây cũng duy trì chế độ bản vị vàng cho tới chiến tranh VN thì Mỹ hết chịu nổi. Tôi ngờ rằng câu loạn thì mua vàng được TQ rỉ tai cho Mỹ, về cái là Nixon tuyên bố hủy bỏ chế độ bản vị vàng vì biết chắc hòa bình trong tầm tay. Quả thế thật, không bao lâu sau thì LX sụp đổ, thế giới chỉ còn những trận chiến nhỏ và vừa, nói chung là thái bình đua tranh kinh tế là chính. Tất nhiên các nước vẫn trữ vàng như 1 dạng tích cốc phòng cơ, ai giàu thì trữ nhiều.
Mỹ mắc mưu TQ làm Trump nóng máu đáp trả, rồi đại dịch bùng phát. Mọi người lại hè nhau mua vàng vì sợ thời loạn lạc lại tới.
TLTK: HENRY MINTZBERG - DỊCH BỆNH QUẢN LÝ VÔ NHÂN TÍNH ĐÃ BAO PHỦ THẾ GIỚI
6. Nghiêm nghị và rỉa mồi
Hôm rồi tới chỗ làm CCCD, gởi xe lạ quá, người giữ xe mặt cứ dàu dàu khó đăm đăm. Tới khi lấy xe mới vỡ lẽ xe gởi miễn phí.
Các ngân hàng kêu gởi thông tin SMS cho khách hàng bị lỗ. Tôi cũng cài app mà có xóa được đăng ký gởi SMS đâu. Lỗ thì lỗ mà rỉa thì rỉa nhỉ.
Giá vàng lên vòn vọt, lập tức nhiều người khen Putin sao giỏi thế, phen này Mỹ sấp mặt. Giỏi sao nghèo hoài vậy, thua TQ nhỉ
7. Thả lỏng và thắt chặt tiền tệ
Trước chiến tranh Nga Nhật 1905 đã từng có những cố gắng hạ lãi suất, kích thích tiêu dung, phát hành trái phiếu ở Nhật. Điều này đi ngược lại với lối sống tiết kiệm Nho giáo, kết quả ổng đã bị cách chức. Nhưng với sự chuẩn bị chiến tranh với Nga đã làm Nhật bắt buộc theo mô hình tài chính phương Tây và ông đã được phục hồi làm thống đốc ngân hàng Nhật.
Như vậy tầm quan trọng về dòng tiền, tài chính đã được người Nhật hiểu cách nay hơn tram năm. Sau thế chiến 2 họ đã dùng đồng Yên yếu như 1 lợi khí đánh Mỹ xính vính và chỉ khi Mỹ nổi đóa lên thì Nhật mới bấm bụng chịu thiệt. Sau tới thời 4 hiện đại hóa người TQ cũng xài chiêu này và người Mỹ lại bị khốn đốn tiếp.
Tới đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 1929-1933 thì về sau 1 nguyên nhân quan trọng được phát hiện đã làm khủng hoảng dữ dội và kéo dài chính là quyết định thắt chặt tiền tệ. Không thể trả nợ, không có tiền để mua hàng, để sản xuất…dẫn đến đổ vỡ hàng loạt.
Rút kinh nghiệm, tới khủng hoảng tài chính 2007, sau khi cho vài ngân hàng đầu tư phá sản thì Mỹ và các nước cũng bấm bụng chi tiền ra để bảo đảm thanh khoản với nỗi lo ngay ngáy làm sao thu hồi vốn.
2020 đại dịch Covid, không ai bảo ai, tất cả cùng nhau bơm tiền, thả lỏng tiền tệ. Giờ thì bài phá giá tiền hết linh rồi nhỉ? Kết quả tất yếu là vàng lại lên. Câu hỏi đặt ra lại là bao giờ thì quay lại thắt chặt tiền tệ?
Sẽ sớm thôi. Sau khi hết dịch + 2 năm chẳng hạn.
8. Lại nói chuyện vàng
Vàng là 1 tài sản không thể thiếu từ xưa. Các cụ dạy thái bình mua đất làm ăn, loạn lạc mua vàng giắt lung quần sẵn sang dọt. Bên các nước phương Tây còn cuồng vàng hơn nữa, Tây ban nha sang tận diệt thổ dân châu Mỹ cũng 1 phần vì hấp lực ma quái của vàng.
Trong chiến tranh, chính phủ các nước cũng dùng vàng để mua lương thực, vũ khí đánh nhau vì khi đó chả ai cho vay mồm.
Nga năm 1920 Kolchak không sử dụng số vàng dự trữ thời sa hoàng để chống lạm phát đang phi mã. Nông dân không bán lương thực ra thị trường khi tiền ngân hàng Omsk mất giá. Đây là chính sách kinh tế thiển cận góp phần làm bạch vệ thua.
VN 1945 Trần Văn Giàu cũng không đoạt số vàng 33T tại ngân hàng Đông dương làm về sau phải huy động tuần lễ vàng…
Các nước phương Tây cũng duy trì chế độ bản vị vàng cho tới chiến tranh VN thì Mỹ hết chịu nổi. Tôi ngờ rằng câu loạn thì mua vàng được TQ rỉ tai cho Mỹ, về cái là Nixon tuyên bố hủy bỏ chế độ bản vị vàng vì biết chắc hòa bình trong tầm tay. Quả thế thật, không bao lâu sau thì LX sụp đổ, thế giới chỉ còn những trận chiến nhỏ và vừa, nói chung là thái bình đua tranh kinh tế là chính. Tất nhiên các nước vẫn trữ vàng như 1 dạng tích cốc phòng cơ, ai giàu thì trữ nhiều.
Mỹ mắc mưu TQ làm Trump nóng máu đáp trả, rồi đại dịch bùng phát. Mọi người lại hè nhau mua vàng vì sợ thời loạn lạc lại tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét