Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Kinh Dịch và quản trị

3. Kinh Dịch và quản trị




Kinh Dịch và quản trị Kinh Dịch là 1 tác phẩm độc đáo của người TQ. Với tác phẩm truyền thống này có 2 luồng đánh giá ngược nhau. 
 Phái thứ nhất khen ngợi hết lời, coi đây là túi khôn của dân tộc TQ, mọi trí tuệ, khôn ngoan, triết lý đều hội tụ ở đây. Hễ có việc gì khó khăn cứ mở sách này ra là có cách giải quyết. 
 Phái thứ hai thì cho rằng kinh dịch như 1 cái lồng úp, triệt tiêu hết sức sáng tạo và làm người TQ chỉ còn toàn mưu mẹo, âm mưu. Do đó cần phá bỏ. Vậy ai đúng. Trước tiên chúng ta cần nắm những khái niệm cơ bản về nó (Còn tiếp)
Những khái niệm cơ bản về kinh dịch 
 Dịch có nghĩa là biến dịch, thay đổi, thời thế, mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố thiên địa nhân 
 Kinh Dịch dựa trên 2 luật cơ bản là âm dương và ngũ hành. Chúng ta thường nghe: thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái biến hóa vô cùng... 
Thái cực hay vô cực là 1 điểm. 
 Lưỡng nghi chính là âm dương được ký hiệu bằng 1 vạch. 
 Vạch này gọi là hào. Vạch liền là hào dương chỉ tính cứng mạnh chủ động Vạch đứt là hào âm chỉ bị động, mềm yếu 
 Tứ tượng: tổ hợp 2 hào đơn được 4 tượng 
Từ tứ tượng thêm 1 hào đơn thành quẻ 3 vạch gọi là quái. 
Tổ hợp 3 hào này ra 8 gọi là bát quái. 
 Chồng 2 quái lên nhau có 6 hào (vạch). Tổ hợp 6 vạch này được 64 quẻ. 3 hào dưới gọi là nội quái, 3 hào trên là ngoại quái. Các mức độ ảnh hưởng xấu tốt gồm: 
Hay nhất là nguyên cát, đến cát hanh (tốt và hanh thông), đến cát, đến hanh, đến lợi, đến vô hối (không ăn năn), đến vô cữu (không lỗi) 
Dở nhất là hung, đến lệ (nguy), đến không lợi, đến lận (thẹn tiếc), đến có lỗi, đến ăn năn 
 Kỳ sau ta sẽ tiến hành diễn giải theo lối tư duy kinh tế hiện đại  
Kinh Dịch bắt đầu bằng Thái cực, hay còn gọi là vô cực, 1 điểm khởi đầu trống rỗng nên có thể chứa, tạo ra vạn vật. Khoa học ngày nay có khái niệm tương đương là lỗ đen nhưng lỗ đen chứa siêu năng lượng, vật chất siêu nén khi bigbang tạo ra thế giới. 
 Như vậy từ điểm khởi đầu tây ta đã tư duy ngược nhau hoàn toàn, bên rỗng bên siêu nén. Từ thái cực mới sinh lưỡng nghi tức âm dương. Hào đơn liền chỉ dương và đứt chỉ âm. 
Từ đó các tứ tượng ( 2 hào đơn), bát quái (3 hào đơn), trùng quái (6 hào đơn) được khai triển ra . Phép khai triển này giống như phép tính nhị phân 0,1 mà Leibniz tới tk17 mới phát minh ra. 64 quẻ kinh dịch ứng với từ 1 đến 63 trong nhị phân. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chỉ ra kinh dịch được người TQ hiểu theo kiểu toán nhị phân này. 
 Từ nhị phân cả thế giới số được phương tây xây dựng và với phép diễn đạt âm dương tương tự, không có gì khó hiểu khi kinh dịch có thể diễn tả được mọi thứ. 
 Kinh dịch vốn không có diễn giải sau được nhiều thế hệ chú giải. Những người chú giải càng giỏi thì kinh dịch càng hay và hấp dẫn. (1 số người nổi tiếng chú giải như Văn vương, Khổng tử...) Tới đây ta thấy rằng khi có khung sườn tốt thì những chú giải, diễn tả sẽ hợp lý đầy đủ. 
 Ví dụ như truyện Kiều ở TQ với Thanh tâm tài nhân chỉ là tác phẩm tầm tầm bậc trung khi qua tay Nguyễn du thoát thai hoán cốt đã trở thành kiệt tác của dân tộc việt nam.
Bài học rút ra là làm việc gì hay viết về vấn đề gì cần tìm kiếm, chuẩn bị khung sườn giàn bài giàn ý cho tốt thì sẽ đầy đủ, hợp lý và hay hơn.

Thế giới phẳng của người TQ 
Với thái cực làm trung tâm thì tứ tượng chiếm đủ 4 góc đông tây nam bắc. Nhưng 4 phương thì mới đủ chớ chưa đầy vì vậy tượng thêm 1 hào nữa là 3 để thành quái diễn tả đầy đủ 8 hướng. Và vòng tròn tiếp tục mở rộng bằng cách gấp đôi quái lên là 6 hào xếp trên cùng 1 mặt phẳng ngày càng lớn. 
 Tới đây ta hiểu lí do người hoa nhận mình là trung tâm và tư duy của họ là tư duy trên 1 mặt phẳng. 
Các bạn để ý các bức họa Trung hoa mọi thứ sông núi, chân dung đều là 2D, hoàn toàn không thể hiện 3D hay chiều sâu, bóng sáng tối hay xa gần. 
Còn thêm lý do quái gồm 3 hào do người TQ thừa biết không thể nào chỉ tồn tại thuần khiết âm dương được mà phải có thêm lực thứ 3 để cân bằng với âm dương, ví dụ như thiên địa nhân, thuận nghịch trung dung, quân sư phụ... chả hạn...càng ra xa càng nhiều lực lượng tác động. 
Như vậy với nhị phân phương tây hiểu và phát triển thành chuỗi còn người TQ hiểu và mở rộng theo vòng tròn. 

Âm dương Ngũ hành và kinh dịch hiểu theo nghĩa gốc
Âm dương và quản trị Người xưa coi trọng âm dương ngũ hành. Vậy âm dương đóng vai trò gì trong quản trị. Thứ nhất định vai chủ khách, ai dương ai âm. Các bạn để ý đến qui luật phân phối 50:50 của phương đông, nghĩa là phía lính 50, phía sếp 50. 
Vua cũng như các ông chủ gia đình đều coi việc trong nhà đối nội là 50, cân bằng với việc bên ngoài đối ngoại là 50. Trong ngạch võ thì chức chỉ huy cấm quân bảo vệ vua ngang hàng với chức chỉ huy quân đội thông thường... Tóm lại âm dương ngũ hành là phương pháp tìm ra vị thế cân bằng và giữ gìn sự cân bằng
Phía bên kia Ngũ hành  Nói tới ngũ hành bây giờ là nói tới tương sinh, tương khắc...ứng dụng trong phong thủy bói toán là chính. 1 số người còn nhấn mạnh kim mộc thủy hỏa thổ là những trạng thái biểu đạt tính chất mức độ quan hệ chớ đừng nghĩ tới chúng như tên gọi. 
Có thật người xưa suy nghĩ không chính danh như vậy không? 
Ta có những dữ kiện sau: Vua luôn tọa chính bắc, quay mặt về hướng nam. Nhất thổ nhì mộc giờ coi là nghề nặng nhọc vất vả. Thủy hỏa đạo tặc là 4 nạn. 
 Vậy bát (8) quái mà lại chỉ có ngũ (5) hành thì được phân phối thế nào? Tới đây ta thấy kim nằm ở chính bắc có 2 quái, tả hữu thổ mộc mỗi hành cũng nắm 2 quái. Người xưa coi trọng thổ mộc vì là xã hội nông nghiệp, có đất có cây trồng cây gỗ là có tất cả. 
Nên luôn mở rộng thổ nếu có sức, và khai thác cây dựng nhà, trồng cây thu hoạch. 
Còn vua thì nắm kim loại, trước đồng sau sắt làm công cụ lao động, làm vũ khí. 
 Còn lại phải cẩn trọng đối phó thiên tai như lũ lụt, hỏa hoạn. 
 Bài toán quản trị rõ ràng kim loại, đất đai, mùa màng làm trọng với 2 quái, phòng chống thiên tai, lũ lụt hỏa hoạn là 1 quái. Xây bao giờ cũng phân bổ nguồn lực nhiều hơn chống. 
Như vậy ngũ hành thoạt tiên tính ứng dụng trong quản trị rất cao, trải qua hàng ngàn năm biến đổi thì lại dần phục vụ cho phong thủy bói toán.
Vd
Mao CT và ngũ hành 
 Mao CT rất thông tỏ về ngũ hành trong quản trị đất nước. 
 Nhất thổ: trước tiên chiếm tây tạng giành đất, đồng thời đây là đầu nguồn nước. Sử dụng Triều tiên, VN là vùng đệm để giữ đất. 
Nhì mộc, tăng sản lượng lương thực nhờ htx, cấp dưới báo cáo năng suất quá trời nên Mao CT an tâm luyện thép đại nhảy vọt và giữ chính quyền bằng đầu súng. 
Hỏa: đánh tại TT, VN Thủy: để HK thông ra biển, mơ làm đập tam hiệp. 
 Sau thất bại đại nhảy vọt thì đương nhiên dùng cả ngũ hành tạo thiên hạ đại loạn để giữ chắc quyền lực. 
Kim súng giữ ghế. Thổ tranh chấp Ấn độ, VN, TT để đối ngoại, mộc cứu đói, thủy hỏa là hồng vệ binh

Ngũ hành và VN 
 Ngũ hành là công cụ quản trị của vua xưa. Đã nói tới TQ thì không thể không nhắc đến VN. 
 Đầu tiên phân tích về thủy hỏa do lý do sau: 
VN xưa nhận mình là nước, đất nước chứ không phải là quốc gia. Phải luôn giữ vững độc lập. 
 Thủy: lũ lụt cả bắc trung nam. Giờ VN là nước hàng đầu chịu ảnh hưởng của nước biển dâng. Đbscl bị nặng, biển đông bị lấn và trước kia Pháp cũng từ biển vào. 
 Hướng tây nam sông cửu long bị chặn dòng, xưa quân Xiêm cũng xâm lấn. Thổ mộc: Làm khá tốt khâu giữ đất. Với cấu trúc vùng cao vùng thấp thì xưa người Trại lấn người Kinh nên sự văn minh bị hạn chế. 
 Nay với cơ cấu cây lương thực, cây công nghiệp, rừng tự nhiên so với địa hình rõ ràng không cân đối do áp lực dân số và lạm dụng khai thác đất. Kim: luôn ở vị thế thấp. Trước thì đi sau TQ, giờ thì sau các nước công nghiệp nên hậu quả là luôn phải dưới bóng đại quốc nào đó mà TQ là chủ yếu, ngắt quãng bởi Pháp Mỹ.
Có nhà đầu tư hỏi: 
 Thật ra luật CK ảnh hưởng đến những ai? Sao thấy giá nhảy nhót liên tục? 
Trả lời: 
vì bạn thông thuộc ngũ hành nên có thể minh họa như vầy: 
- Kim: Tổ chức kinh doanh chứng khoán như CTCK, SGDCK, TTLK... 
- Thổ: Công ty niêm yết trên thị trường 
- Mộc: Nhà đầu tư 
- Thủy: dòng tiền, lãi suất, tỉ giá... 
- Hỏa: Thao túng thị trường, giao dịch do có thông tin nội bộ... 
Thị trường nhiêu đó và luật CK dùng để cân bằng lợi ích của các đối tượng tham gia thị trường, đề phòng đạo tặc...
11.03.21
Miền tây Miền đất thấp làm gì trước biến đổi khí hậu. 
 Với nạn nước biển dâng, sông cửu long cạn thì miền tây đối đầu với thách thức chưa từng có. Hôm nay chúng ta thử dùng ngũ hành, 1 công cụ quản trị thời nông nghiệp xưa để phân tích xem sao. 
Thuyết ngũ hành coi trọng sự cân bằng giữa kim thổ mộc thủy hỏa theo tỉ lệ 2 2 2 1 1 tương ứng. 
 Thổ: đất phù sa giờ ven biển 1 số nơi bị nhiễm mặn, phù sa ít dần 
Mộc: chủ yếu trồng lúa, cây ăn trái, mía và rừng tràm đước 
 Thủy: nước biển dâng làm vùng nước lợ tăng, nước ngọt giảm kể cả nước ngầm 
 Hỏa: giảm vì rừng còn ít Kim: xưa là lưỡi cày, dụng cụ làm nông nay là công nghiệp, công nghệ phục vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đường sá bến cảng năng lượng...và chỉ ở mức 1 nên thế cân bằng bị phá vỡ, người dân di chuyển tới miền đông lao động kiếm sống ở khu công nghiệp. 
 Với tình hình này thì kinh tế biển sẽ phát triển, vùng nhiễm mặn gặp khó, vùng trồng lúa truyền thống chững lại. Vậy chuyển dịch kinh tế sẽ diễn ra theo 3 phân khúc chớ không thể dàn trải, cào bằng vì không thể đủ vốn và cưỡng lại được tự nhiên. 
 Vùng nhiễm mặn là trọng tâm: dân sẽ đi đâu, sống bằng gì? Trồng cây gì nuôi con gì lại thành câu hỏi mượt mà. 
 Vùng trồng lúa, cây ăn trái thì giống má, phân bón, nước sử dụng thế nào để đạt hiệu quả kinh tế và sạch, giữ được nguồn nước ngọt... Tất cả những cái đó lại phụ thuộc vào kim. Tức là phụ thuộc vào mức đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ nông lâm nghiệp phù hợp và xây dựng khu công nghiệp...mà những cái này ngoài việc đổ tiền đầu tư lại còn liên quan đến giáo dục đào tạo dạy nghề chuyển giao công nghệ...rồi FDI có vô vùng đất thấp hay VN phải tự làm. Tất cả đang đòi hỏi sự vượt lên chính mình nhất là ở cơ chế, động lực phát triển cho miền tây từng và đang nuôi sống cả nước.

Ứng dụng của kinh dịch trong phân tích và dự báo 6 
Giành cho sv và người làm phân tích 
 Lấy quái (3 hào) chồng lên quái ta được 64 quẻ kinh dịch. Quái dưới gọi là nội quái, trên là ngoại quái. 
 Từ 1-30 là quẻ tiên thiên nói về trời, từ 31-64 nói về đời sống. 
 Vậy tại sao lại lấy quái chồng lên quái. 
 Thứ nhất mọi việc luôn có đối nội và đối ngoại. Thứ hai thể hiện ý ngoài trời có trời. 
Vd như câu trăng LX tròn hơn trăng nước Mỹ do ở trong phe LX thì thấy trăng tròn nhưng nhìn qua trời khác, trời Mỹ thì trăng méo do bị khúc xạ thiên kiến. 
Với nội quái, ngoại quái mở ra các ứng dụng phân tích tình huống. 
Phương tây cũng như phương đông đều phân tích tình huống dựa trên 2 đối tượng này. 
 Như vậy nội quái, ngoại quái giống như phân tích SWOT, BCG. Nội quái là sức mạnh, điểm yếu. Ngoại quái là cơ hội và nguy cơ. Còn BCG thì ngoại quái là thị trường, nội quái là mức lợi nhuận chả hạn, cho ra bò sữa, ngôi sao...hay (?), chó. Như vậy với mục đích của người phân tích mà nội quái, ngoại quái có thể là vi mô và vĩ mô, công ty và thị trường, trong nhà và xã hội...(nội dung trong quái có thể là thiên địa nhân, quá khứ hiện tại tương lai hay xu hướng kinh tế xã hội nhân lực cơ sở vật chất hiện tại...tùy theo bài toán mà người phân tích quan tâm). 
 Số tiên thiên ít hơn hậu thiên chứng tỏ việc trong nhà, nội bộ luôn phức tạp hơn đối ngoại. 
 Sau khi phân tích ta dựng được quẻ. Việc bây giờ chỉ còn là tra xem tiền nhân luận quẻ ấy như thế nào và phiên ra ngôn ngữ chuyên môn và xem nó có hợp lý hay không. 
 Việc của nhà phân tích là như vậy chớ không như nhà bói toán xóc lọ chọn quẻ rồi xem thánh phán. Bạn nào nắm được nguyên lý này sẽ thấy chứng khoán hành vi phân tích cũng tương tự.
Kết luận 
Như vậy, dưới góc nhìn quản trị ngày nay chúng ta đã chứng kiến quá trình biến đổi thoái hóa của kinh dịch ngũ hành từ công cụ quản trị của quân vương trở thành phương tiện giải thích phong thủy bói toán. 
 Với kinh dịch, ta thấy sự tương đồng trong kỹ thuật phân tích dự báo của người xưa với những mô hình phổ biến ngày nay như SWOT, BCG... 
Với ngũ hành ta thấy tầm quan trọng của kim loại, ngày nay là công nghệ, công nghiệp cần nắm vững cũng như thổ đất cần giữ gìn, phân loại, bảo vệ rồi mộc cây cối cần giữ rừng, trồng rừng, rồi cơ cấu lương thực, vật nuôi hài hòa. Thủy hỏa đạo tặc cần phòng chống khai thác ra sao... 
Dĩ nhiên là bây giờ quản trị đa dạng phức tạp hơn xưa nhiều. Nhưng nếu ta nắm được cốt lõi của những nguyên lý quản trị này thì có lẽ sẽ quản lý tốt hơn, bớt ngông cuồng và tham lam như đã từng.
1 số giải thích 
Vì sao càn khôn lại là đất và sắt? 
Thời nhà Chu đưa nông nghiệp vào văn minh nhờ khám phá ra sắt làm công cụ lao động. Việc tìm ra sắt tương truyền do thiên thạch. 
 Thời đại đồ sắt làm chất lượng cuộc sống nhảy vọt, đất đai mở rộng no ấm. Từ no ấm mới có thời gian bình tâm tư duy về triết học. 
Họ đã phát hiện ra luật âm dương coi trời đất càn khôn phối hợp với nhau sinh ra vạn vật. Bát quái cũng nhằm giải thích tứ thời bát tiết và sự tương tác lẫn nhau qua ngũ hành. 
 Để đánh dấu sự quan trọng của sắt cũng như nắm chắc lợi khí này mà các cụ đã đặt kim ở cung càn tức trời để phối với cung khôn thổ đất. 
 Với lưỡi cày sắt và đất đai thì cuộc sống thịnh vượng, từ thịnh vượng thì vạn vật sinh sôi nảy nở.

Kinh Dịch bắt đầu bằng Thái cực, hay còn gọi là vô cực, 1 điểm khởi đầu trống rỗng nên có thể chứa, tạo ra vạn vật. Khoa học ngày nay có khái niệm tương đương là lỗ đen nhưng lỗ đen chứa siêu năng lượng, vật chất siêu nén khi bigbang tạo ra thế giới. 
Như vậy từ điểm khởi đầu tây ta đã tư duy ngược nhau hoàn toàn, bên rỗng bên siêu nén. Khái niệm siêu nén rồi bigbang của Tây có lẽ phát nguồn từ việc quan sát, thụ đắc các vụ nổ. Từ thuốc nổ thông thường, động cơ đốt trong tới nổ bom hạt nhân giúp phương Tây vượt lên trước. Bigbang xong mà các thiên hà, hệ mặt trời, các ngôi sao vẫn giữ được trật tự khoảng cách của chúng với nhau nghe có vẻ kỳ lạ phản ánh cấu trúc vững bền của nguyên tử theo khoa học Tây. 
Còn phương Đông ngược lại coi đó là điểm rỗng, có lẽ do các cụ nhìn lên trời sao thấy trời trống rỗng mà chứa vô vàn vì sao, định kỳ lại đổ mưa sấm chớp mà coi cái không mới là điểm khởi đầu chăng và chẳng phải ngẫu nhiên mà người Ấn độ đã phát minh ra số 0. Từ đó nhiều khái niệm phát xuất như trong nội công thì khí theo cột sống như ống rỗng đổ vô tụ đan điền nên đan điền rỗng thì nội công cao, thiền tập thì trí óc rỗng để đạt cảnh giới. ..rồi đạo Phật thì tánh không là 1 cánh cửa cơ bản, thậm chí có phái còn vô ngôn tức không nói chỉ thể hiện ý bằng hình thể... Quên mất. Còn nữa là giờ Mỹ tỉ lệ tiết kiệm có 2% và TQ là 50%, có lẽ vai trò siêu nén và rỗng đã đảo ngược giữa TQ và Mỹ.

Người VN âm tính 
Người TQ tiếp nhận cuốn Người TQ xấu xí của Bá dương với đủ cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố. Tóm lại là sách rất thành công. Nhiều người việt tài giỏi cũng viết về người VN xấu xí nhưng chưa đầy đủ hệ thống và người đọc tỏ ra rất thờ ơ, miệt thị. Theo bạn do đâu? Thực ra các cụ đã nói rất rõ về cái này. Càn chỉ dương, trời, đàn ông mà toàn càn quét, càn rỡ, càn quấy. Còn Khôn chỉ âm, đất, nữ lại mang nghĩa khôn ngoan, khôn khéo, khôn lanh, khôn lỏi...vậy là biết các cụ trọng âm ngán dương cương rồi

2. Khác biệt Đông Tây
Nói hay không nói
Người Tây thích hội thoại, khoái đặt câu hỏi như Socrates hỏi nhiều đến nỗi các quan phát ghét, bắt uống thuốc độc tự tử. Nhưng nhờ thế mà học trò ông, nhờ ghi chép lại mà tư duy người Âu ngày càng củng cố.
Theo Hải Hoành Nguyễn  Trong bài The Language Animal, triết gia Charles Taylor nói Loài người là Động vật ngôn ngữ . Triết gia Martin Heidegger nói ngôn ngữ là ngôi nhà của sự sống (Language is the house of being), loài người sống trong ngôn ngữ. Có thể nói, chừng nào bộ óc ta còn hoạt động thì ta còn dùng ngôn ngữ. Heidegger cho rằng ngôn ngữ không chỉ là công cụ tư duy, giao tiếp, thông tin mà nó đích thực là sự sống, là nơi cư ngụ của tồn tại (tức sự sống). Loài người biết đến toán học, thiên văn... từ hàng ngàn năm trước, nhưng mãi đến thế kỷ XIX-XX mới biết đến ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ làm cho con người có sức mạnh vượt trội, hơn bất cứ mãnh thú nào. Nhờ có ngôn ngữ, con người biết tập họp sức mạnh cơ bắp và trí tuệ của bầy đàn, tạo ra sức mạnh chưa từng thấy.

Còn phương Đông thì im lặng là vàng, rồi người khôn nói lắm cũng nhàm…tức là theo hướng ngược lại khuyến khích nói ít làm nhiều, làm gương bằng hành động. Bồ đề đạt ma còn 10 năm quay mặt vào vách không nói 1 lời và có những dòng tu chuyên về tu tập nơi thâm sơn cùng cốc không có bóng người qua lại, không nói năng chi nhằm tăng tiến về Phật pháp qua thiền.
Vậy là 2 phương Đông Tây có vẻ ngược nhau nhỉ. Kể ra cũng có lý vì nếu để nói nhiều thì lại ngay lập tức trở thành nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Nhưng mọi người nhớ rằng "Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, Ngài đã từng dạy rằng: Từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến đêm thể nghiệm hoàn toàn Niết-bàn, trong khoảng thời gian đó Như Lai không hề nói bất cứ một chữ nào, cũng không bao giờ thuyết giảng; Vì không thuyết giảng chính là sự thuyết giảng của đức Phật.” Và Ngài hoàn toàn không nói gì trong 49 năm. Giác ngộ rồi thì mới im lặng. 






Tổng hợp hay phân tích 
Theo cấu tạo tự nhiên mà người tây giỏi về phân tích chi tiết còn người Á giỏi về khái quát tổng thể. Có nhiều người nói VN muốn phát triển thì người VN cần hình thành được tính làm việc chu đáo, tỉ mỉ chớ đừng qua loa, đại khái cẩu thả như bây giờ.
Nhìn sang các nước xung quanh như TQ, Nhật, HQ, Đài loan, Sing, Thái…thì họ đều có tác phong làm việc kiểu công nghiệp hết mà những nước này xưa là đồng văn (hóa) đồng chủng (tộc) với ta. Vậy thì vấn đề không phải do gene hay do văn hóa. Vậy là vì cái gì?
Máy bay khi vượt qua bức tường âm thanh đều gây tiếng nổ lớn. Vậy các nước quanh VN đã vượt qua được rào cản và công nghiệp hóa thành công. Giờ là tới lượt VN vượt qua bức tường âm thanh đó, trong lịch sử thì VN chưa bao giờ CNH thành công. Cái này giải thích cho lý do vì sao Nhật sau thế chiến 2 hoang tàn đổ nát mà chỉ sau chừng 20 năm lại trở lại là cường quốc. Cơ sở vật chất tan nát nhưng vốn tri thức, lối sống công nghiệp, kỹ năng của con người thì vẫn còn nguyên. Đó chính là điểm khác biệt với VN.

Tập quyền và tản quyền
Phong kiến châu Âu là PK lãnh chúa, tức là họ là chủ của miếng đất được vua phong, có quyền có gia nhân, lực lượng quân đội riêng. Điều này làm các lãnh chúa có vai trò, tư cách tương đối độc lập so với vua. Cho nên không lạ là lối quản trị của họ là phân quyền, các lãnh chúa muốn mạnh lên thì phải thu hút người tài giỏi về làm cho mình tức là có cạnh tranh lẫn nhau.
PK TQ từ thời Tần thủy hoàng, VN từ thời Đinh bộ lĩnh trở thành PK tập quyền tức là đất nước được chia thành quận huyện và người được đất phong không phải là lãnh chúa toàn quyền trên vùng đất họ được phong mà họ chỉ có quyền thu thuế trên đất ấy và có quyền quản lý số đinh nhưng không được lập quân đội riêng.
Điều này làm lớp quí tộc TQ, VN khác châu Âu là có quyền lực kém hơn và sau mỗi đời lại sụt mất 1 cấp nên mới có câu không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời. Như vậy vua VN không dựa vào tầng lớp quí tộc làm rường cột mà họ dựa vào tầng lớp sĩ phu, tức cánh học trò đi thi, đỗ thì được bổ làm quan, trượt thì làm lại hoặc làm thầy đồ.
Như vậy vua VN, TQ có phong cách tập quyền hơn hẳn và Nho giáo ban quyền cho quân sư phụ ở mỗi lãnh địa của mình thì người đó là tiểu vương. Đó là nguồn gốc chế độ 1 thủ trưởng hiện nay.

Trí thức và sĩ phu
Như vậy ở châu Âu thì trí thức xuất hiện phục vụ cho vua và tầng lớp quí tộc còn ở VN, TQ thì trí thức gắn chặt với bộ máy thư lại gọi là tầng lớp sĩ phu. Vì gắn chặt như thế nên họ nặng về hành chính mà kém tính sáng tạo và ý thức ăn cây nào rào cây ấy rất cao, triều đình và sĩ phu là 1 khối mà. Trong 3 nước Nhật, TQ, VN thì sĩ phu Nhật xem ra kém ngoan cường nhất, biết thua thì chịu chuyển hướng học Tây để vượt Tây còn TQ với VN thì ngoan cường lắm, biết thua vẫn cương quyết chống lại tới cùng đặc biệt văn thân VN, vua ra chiếu hòa họ kháng chỉ luôn, đòi bình tây tả đạo nhưng Tây mạnh quá có đánh lại đâu rút cục tả đạo là chính.
Lý do sĩ phu Nhật kém ngoan cường nhất vì họ phục vụ các lãnh chúa giống phong kiến châu âu. TQ kém VN vì sau khởi nghĩa Thái bình thiên quốc thì tình trạng lãnh chúa cát cứ cũng nổi lên mà nhà Thanh phải chấp nhận, còn văn thân VN thì thuần khiết nên bảo hoàng hơn vua. 

Duy vật không bay bổng 
Phương Đông có ngũ hành: sắt, gỗ, nước, lửa, đất. Thích số 5: ngũ thường, ngũ long...tuy nhiên khi áp dụng còn 4: tứ thời, tứ nghề, tứ phương.
Phương Tây có bốn nguyên tố: nước, lửa, khí, đất. Thích số 4: bộ tứ. Khi áp dụng còn 3: tam quyền Đông Tây có 03 cái giống nhau: nước, lửa, đất. Tây thấy không khí, ta thấy gỗ, sắt. 
Như vậy ta thấy thì mới tin, nặng về duy vật hơn. Tôn giáo cứ phải là đa thần chớ độc thần thì cảm thấy khó hiểu. Thế thì trùng với vua à.

1. Lịch sử tên gọi Hà tĩnh
Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (trước thời Nhà Lý), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
Vậy là tên Hà tĩnh có sau này, do vua Minh mạng đặt. Câu hỏi đặt ra là vì sao vua lại đặt tên là Hà tĩnh vì VN đã có nhiều tỉnh bắt đầu bằng Hà.
Nhà Nguyễn đóng đô ở Huế nhưng vùng đất đế vương bền vững nhất VN chính là Thăng long. Từ khi Cao biền sang đã xây thành Đại la, rồi đến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa lư ra và ngài đặt tên là Thăng long, 1 quyết định đúng hàng ngàn năm. Thăng long rồng bay chính là ổ của rồng, xung quanh được các sông, Hà bao bọc. Từ hà tây, Hà đông, Hà nam, Hà bắc 4 phương che chắn, tạo đà cho tổ rồng (xem thêm Thăng long tứ hộ vệ).
Vậy phải làm sao để hãm, chặn sự vượng địa đế vương của Thăng long lại để Huế nổi lên và vững vàng thì vua Minh mệnh đã làm mấy việc. Thứ nhứt đổi tên Thăng long thành Hà nội, chỉ còn là vùng đất bên trong được bao bởi tứ Hà và Hà nội nói theo kiểu bắc chỉ còn là hội. Hội hè đình đám thôi chớ không phải kinh đô nữa.
Vua vẫn chưa an tâm nên việc thứ 2 là tách Nghệ ra thành Nghệ an và Hà tĩnh. Lấy 1 hà nữa chặn ảnh hưởng của vùng đất TL. Hà tới đây là tĩnh, yên tĩnh, tĩnh thân không ảnh hưởng được chi tới Huế nữa.
Từ ngày HN trở lại làm kinh đô thì người Hà tĩnh làm quan ngày càng nhiều. Đó có phải 1 phần do sự trấn yểm của vua Minh mạng không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét