Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Ba ngọn núi

7. 3 ngọn núi hay đèo 3 dội 

VN đang trong bối cảnh hết sức thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên cần chú ý tới 3 thách thức sau: 

- 2 giá: trong kinh tế cứ có chênh lệch giá là có thị trường, có chuyển động mua bán. Nhưng nếu bất cứ chỗ nào, lĩnh vực nào cũng có chênh lệch 2 giá thì tức là chỗ nào cũng có khả năng xảy ra mua bán, kiếm lời làm biến dạng mọi thứ ví dụ như trong y tế, giáo dục, hành chính, chính sách...tức là luôn luôn bám chặt, trục lợi trên cơ chế 2 giá này. 

- Tinh thần công dân: người VN trong gia đình, giòng họ, nhóm nhỏ bạn bè đối xử với nhau rất tốt. nghĩa khí giúp đỡ lẫn nhau nhưng ra tập thể lớn hơn là bắt đầu ăn cây nào rào cây ấy, cục bộ, bè phái, chia rẽ...những thói tật này cản trở CNH. Mới vòng tập thể đã lú mòi khôn vặt láu cá thì còn lâu mới có ý thức về cái chung, về tinh thần công dân. 

- So sánh với xứ người: thời đại ngày nay MXH nên mọi người đều biết các nước tiên tiến họ có CSHT hiện đại như thế nào, rồi giàu có, tiêu thụ hàng hóa tiện nghi, đẹp, thời trang...và luôn muốn mình ngay lập tức cũng phải được như họ. Của đâu dễ thế, thành Roma đâu thể xây trong 1 ngày. Nhưng mặc, họ muốn có ngay, thế là mục đích biện minh cho phương tiện, đi tắt đón đầu, hễ có cơ hội là tranh giành lên trước...

6. Trường ĐH

 Thường ĐH là nơi đào tạo chính thức để thanh niên đạt chuẩn ra làm việc nhưng ngoài ra còn có 1 số loại trường ĐH khác: 

- Sau khi CM thành công thì cán bộ thường được lấy từ nguồn thời tiền khởi nghĩa nằm trong nhà lao đế quốc nên họ tự hào gọi đó là trường ĐH lớn của CM. - Mỗi cơ quan, tổ chức có thủ trưởng mạnh mẽ được gọi là MIP (Most Influance Person) ảnh hưởng sâu sắc tới nhân viên và hàng ngũ lãnh đạo kế cận. Sếp đi học, chơi thể thao...thì toàn cơ quan học theo. Sếp nào phong trào đó, các thanh niên còn học theo điệu bộ, kiểu cách nói năng phát biểu của sếp. Ai tốt nghiệp trường ĐH của sếp tất nhiên là vô hàng ngũ kế cận. Nên ĐH chính thức chỉ là bước đầu tiên, ĐH trường đời sau mới là quan trọng. Gặp MIP nào thì trong nhờ đục chịu ha, thư ký của sếp, khi sếp lên thì thư ký cũng lên còn sếp kiểu BH thì lính cũng hà bốc.

Vì sao kế hoạch thường sai? 

Thời bao cấp LĐ ước mơ mỗi người 16kg gạo mỗi tháng. Nhân 12 tháng với số dân nữa là ra sản lượng phấn đấu. Mọi cố gắng, phương pháp đều bám vào sản lượng đó nhưng chả bao giờ đạt được dù LĐ toàn tên tuổi lẫy lừng trong chiến tranh. Xóa bỏ bao cấp, sản lượng lúa lên vòn vọt tới mục tiêu mà LĐ ước mơ. 

Nhưng lạ thay ăn không hết mà có dư xuất khẩu. Hóa ra khi mức sống lên dân ăn nhiều thịt cá, giảm tinh bột chớ không theo tư duy kiểu tinh bột ngày xưa tính toán. Ngày nay cũng đang tính dựa GDP, rồi ngày nào đó sớm thôi tư duy GDP cũng giống tư duy tinh bột ngày xưa.

Vì sao các ngành của VN khó phối hợp, hợp tác với nhau? 

Vd như viện nghiên cứu, trường ĐH, doanh nghiệp hay giữa các sở ban ngành của tỉnh thành phố hay các đơn vị thuộc bộ,... Ngoài vấn đề tâm lý cục bộ ăn cây nào rào cây ấy thì nguyên nhân đến từ mô hình phân ngành theo hàng dọc kiểu Stalin mà VN đã học từ LX TQ mà giờ vẫn đang vận hành theo hệ khung gầm như thế. Kết quả là, gắn với nhau giống như bó lúa được cột dây, lơi ra thì rã bó, chặt quá thì bầm dập

5. Âm dương nằm ngang, ngũ hành nằm dọc 

là lời bài hát của Trần tiến nhưng quả thật thế giới đông tây cũng thiên về nằm ngang hay nằm dọc. Tây từ thời Hi lạp xã hội theo kiểu thành bang nên hướng về chiều ngang như khái niệm công dân ngang bằng về quyền lợi nghĩa vụ rồi tới CM Pháp tự do bình đẳng bác ái, tam quyền phân lập, chế độ tản quyền, kinh tế chia sẻ, mạng hàng ngang P2P... Còn phương đông kinh tế nông nghiệp thiên về hàng dọc với vua đứng trên, dưới là sĩ nông công thương, duy trì quân sư phụ, trọng nam khinh nữ...nhất nhất theo hàng dọc nên gia tộc phát triển chớ công dân mờ nhạt. Ngay Lão tử đề cao thuận theo tự nhiên cũng là trật tự tự nhiên kiểu Darwin chớ không phải là ngang nhau. 

 Lối sống: Tây hàng ngang nên ưa tranh biện, thảo luận,phê bình ...Còn đông thì lại không ưa thảo luận, tranh biện và ghét bị phê bình. Đánh trận tây cũng sở trường thế trận hàng ngang khi đánh trên biển, cứ nhìn 2 lỗ đại bác 2 bên sườn là thấy... 

Như vậy Tây thường được ví với con cáo 100 mưu 1k kế biến ảo còn đông như con nhím tua tủa về mọi hướng nhưng vẫn giữ mục tiêu duy nhất kiểu dĩ bất biến ứng vạn biến quách tỉnh. 

 Khi Pháp cai trị nước ta các cụ bàn tính khai dân trí để chống lại thì có 3 phái chính: 

- tống cựu nghênh tân, bỏ hết cũ, học tập bắt chước Tây hết. 

- tiếp thu chọn lọc, truyền thống nào tốt thì giữ xấu bỏ, kiến thức tây hợp thì dùng chủ yếu là về khoa học kỹ thuật, còn không hợp thì bỏ 

 - bài tây, giữ truyền thống kiểu thà đui mà giữ đạo nhà. 

 Khó khăn thế đấy các bạn ạ trong cú kết hợp đông tây dọc ngang này. Hơn 1 thế kỷ rồi, ông tây học thì không biết truyền thống, ông ta học thì bảo thủ cựu...tựu trung quá ít người hiểu cả 2 hệ thống cho thấu đáo. 

 Như TQ, Mao CT phá tan truyền thống để áp cscn vô thất bại. Sau 1 thời gian truyền thống dọc lại nổi lên kết hợp với thị trường làm đất nước phát triển rất thiên lệch về vật chất. Ta thấy những động tác gò cương big tech của TQ vì họ thấy rằng hàng ngang này đe dọa trật tự hàng dọc của họ. Mâu thuẫn xuất hiện vì muốn phát triển thì phải để big tech phát triển. Có lẽ TQ đã định vị cắm chốt mình là công xưởng của thế giới.

Trời tròn đất vuông 

Ông bà ta quan niệm vậy nên mới có sự tích bánh chưng bánh dày. Tròn tượng trưng cho 1 sự hoàn bị, đầy đủ nên trong trang trí cũng thường thấy các họa tiết hình tròn, rồng cũng uốn lượn tròn tròn ha...rồi tới võ học như bát quái, hình ý, thai cực quyền đều chú trọng tới chuyển động tròn. Xa hơn chút nữa là vòng tròn luân hồi, lịch sử đường chạy vòng quanh.... 

Hôm nay nói về chữ tròn trong nhân tướng học. Trước tiên là quan trọng việc đầu tròn. Người TQ coi đầu tròn thì não mới phát triển hoàn hảo nên sư tu tới hàng chữ thích hay sĩ quan muốn lên tướng thì đầu phải tròn. Mặt tròn: khuôn trăng đầy đặn là phúc tướng, mắt tròn bồ câu thì mới đẹp mới khôn, chóp mũi tròn thì mới nhiều tiền. Thân mình, chân tay tròn lẳn thì mới đẹp mới khỏe, làm tình mới hay... Ngực bụng cũng phải tròn mới là tướng giàu có bệ vệ khác với mẫu 6 múi của Tây. Rồi lỗ rún, đầu ngón chân, ngón tay, đầu gối tròn chớ củ lạc là hỏng... Còn tròn gì nữa, à còn mông tròn mới là đẹp chất ngất, tuy nhiên ở chỗ này các cụ hơi mơ mộng vì người phương Đông đa số mông lép, mông tròn là của hiếm, không tròn được như Tây. Đó sơ sơ chuyện về hình tròn trong tướng người. 

 Để hôm nào nói về hình vuông. Sơ sơ có đầu vào đầu ra: miệng hình vuông chữ nhật thì tốt, vai vuông thì khỏe, ỉa ra cứt vuông thì quí tướng...

4. Miếng bíp tết 

 Beef steak bằng bàn tay, dày cỡ đó mà chín tái thì giàu năng lượng thôi rồi, làm cả ngày không biết mệt. Chàng võ sĩ quyền anh nọ có thói quen bữa ăn trước khi thượng đài là ăn 1 miếng bíp tết như đã tả ở trên. Cứ thế chàng chinh chiến được 19năm có trận hay trận dở trận thắng trận thua nhưng hết trận vẫn không hết sức. 

 Tới năm thứ 20 vợ chàng khuyên: Chàng có tuổi rồi, ăn bíp tết khó tiêu, chàng đổi sang món sâm kê thang hàn quốc xem. Cầu thủ của họ ăn món này đá rất sung đó. Chàng nghe gà hầm sâm là tứa nước miếng gật lia lịa. Ngặt nỗi vợ chàng mới thấy do xem phim Hàn nên chế biến chưa xong thì chàng đã phải đi thi đấu. Trận này về cuối hơi đuối nhưng loạng choạng chút thôi. 

 Năm thứ 21 chàng đấu với võ sỹ trẻ, có đòn liên hoàn 7 đấm khoe thần quyền vô địch. Thắng trận này thì sẽ rất vẻ vang. Lớ ngớ thế nào vợ chàng làm món sâm kê thang hàn quốc lại hơi trễ, chàng chỉ kịp ăn cái phao câu (biết chọn ha, nhất phao câu nhì đầu cánh). Lâm trận 12 hiệp 2 bên đánh hăng lắm nên hao sức. Tới hiệp 7 chàng thấy cạn sức và ước giá chi mình có miếng bíp tết ăn thì thằng này chết với mình. Có kinh nghiệm chàng thủ thế đánh cầm chừng, rình rập giữ sức đấm cú quyết định. Sang hiệp 8 đối thủ trẻ huênh hoang nghĩ thắng tới nơi nên ẩu tả hở cằm. Chỉ chờ có thế chàng nghiến răng tung cú đấm cuối cùng. Cả người chàng chao đi, mắt tối sầm, miệng ọe ra cái đít gà. Chàng đấm trúng đích nhưng thiếu lực vì đói và đối thủ phản đòn ngay lập tức. 

 Khi bị nghẹn vì miếng đít gà chàng lẩm bẩm vua nghe vợ là mất nước, người xưa nói cấm có sai. Mả cha cái con không cho bố ăn miếng bíp tết.

3. Hiệu ứng đẽo cày giữa đường 

Người Việt hầu như ai cũng biết chuyện ni Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. 

Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:  

– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá. Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. 

Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:

 – Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá…. Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói: 

 – Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay. 

 Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. 

Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

 Câu chuyện đã quay trở lại ám ảnh người Việt tới mức cái cày chìa vôi giữ theo nguyên bản hàng trăm năm mà không có cải tiến nào vì ông nào động vô cũng sợ bị ý kiến ý cò nên để thế cho lành. Mãi sau này tới năm 1951 với phong trào CM ngút trời mới cải tiến thành cày 51 phục vụ HTX nông nghiệp. 

 Họ cũng từ đấy rất ghét những ai tham mưu, góp ý như thầy dùi chết chui lỗ đít, luôn sợ bị cảnh xui trẻ ăn cứt gà sáp...nên người VN từ xây nhà, mua sắm đồ đạc nhất nhất theo ý mình chớ không nghe KTS, chuyên gia...mà để cho chắc thì cứ bắt chước người trước, xung quanh là tốt nhất. Nên hệ thống tin học cứ giữ nguyên 20 năm vẫn chạy tốt cũng là điều dễ hiểu nhỉ?

Cày chìa vôi và đêm 7 ngày 3 

Các đơn vị chỉ thích nhận lính người nhà quê chớ không thích dân phố vì khỏe, chịu làm, nghe lời. Được những nền tảng đó do họ lao động từ bé. 1 trong những món bắt buộc là phải tập cày. 

Như bài trước đã nói, cày chìa vôi thuộc loại khó điều khiển vì ngắn và không có bộ phận giữ thăng bằng. Thế là khi cày vừa phải vận sức ấn lưỡi cày xuống, sâu quá không đi mà nông quá thì như không. Mắt phải tập trung nhìn đít trâu để dẫn hướng và giữ thăng bằng cho cày. 

Với tư thế này cơ lưng vững, đầu gối dẻo, lỗ đít nhíu lại tự nhiên. Người cày trâu hợp nhất thì đường cày thẳng tắp. Vậy là đạt tới cảnh giới thiền cày. Ngày qua tháng lại cày như thế làm sức rất khỏe mà sức tập trung rất cao nên ta thấy vận động viên, lãnh đạo xuất thân nông dân rất nhiều. 

 Vậy chỉ trừ mấy trai không cày ruộng được chớ còn thanh niên đạt được thiền cày thì chuyện đêm 7 ngày 3 vào ra không kể là chuyện ngày thường ở huyện.

Chưa đỗ ông nghè đã tè hàng tổng (khảo dị) 

Một anh học trò họ Mao, bố trước làm nghề chăn trâu, được nhà họ Thái tư cấp và gả con gái cho. Tuy vợ mới có bệnh chốc đầu, người học trò họ Mao cũng không phàn nàn, hai vợ chồng ăn ở với nhau tương đắc. Chồng sau đó, một hôm đi thi, qua quán họ Hàn được tiếp đãi tử tế. Họ Hàn cho biết đêm qua thấy thần báo mộng rằng sáng mai có giải nguyên họ Mao qua đây, sẽ giúp mình khỏi tai ách. Nghe tin này, người học trò họ Mao có vẻ hý hửng. Hắn bắt đầu nghĩ đến vợ mình đầu tóc xấu xí, nay mai chơi với người sang không khỏi bị chê cười. Sau này khi phú quý sẽ thay đi thôi, vậy là hắn đuổi cô gái về làm họ Thái căm lắm. Nhưng đến lúc treo bảng không thấy có tên mình, hắn rất buồn thẹn, bỏ về.

2. Tiền nông (nghiệp) hậu mềm (soft)  

FPT Dạo tôi làm ở HOSE hay tiếp xúc với dân Hàn quốc ở KRX. Ngày đầu họ từng trang bị hệ thống giao dịch thử nghiệm MOCK cho UBCKNN và sau họ rất muốn cung cấp hệ thống giao dịch của họ cho VN. Họ biết FPT là 1 trong những công ty phần mềm hàng đầu của VN nên cứ xoắn xuýt hỏi FPT là viết tắt của chữ gì, nghĩa thế nào và rất thú vị khi biết thoạt tiên là Công ty Công nghệ Thực phẩm (tên gọi đầu tiên của FPT) tới sau mới thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (tên viết tắt là FPT). Như vậy đầu tiên mơ mộng về tiềm năng nông nghiệp. Giấc mơ của người VN hầu như bắt đầu bằng ăn uống, ăn mặc, ăn ngủ, ăn nằm, ăn chơi...rồi cơ may ngẫu nhiên mới quẹo sang IT. (Còn nhớ khi lên sàn, 1 loạt nhân viên bán cổ phần trở thành tỉ phú, động lực làm việc sụt giảm mạnh trong cả 1 quãng thời gian). Vậy là chiến lược cũng chỉ là chụp bắt thời cơ nhỉ?

1. Hiên ngang 

 Dạo nhỏ thì học hiên ngang Cu ba. Đi hớt tóc thì tóc để mái hiên ngang. Khi học ĐH trường xây sửa, thanh niên xóm vô hiên ngang trộm sắt giữa thanh thiên bạch nhật cả trường chỉ dám đứng nhòm. Giờ hiên ngang nịnh nọt chạy chọt qua mặt...

Người VN tổ chức sinh nhật từ khi nào?

 Và họ làm theo ngày dương lịch trong khi giỗ chạp thì lại làm theo ngày âm lịch. Theo truyền thống Á đông, người chết sẽ được đặt hiệu bụt dựa vào hành trạng, công đức khi còn sống kể cả vua. Vậy nên ngày mất quan trọng hơn ngày sinh. Vậy là sinh nhật là ngày được người Pháp đưa vô?

Vì sao dân VN mê lễ bái cầu cúng? 

Đọc Đông âu anh hùng truyện của Nam Nguyen hóa ra bí quyết rất đơn giản. Đó đa phần do, được, bị cô thương mà thành công.

BĐS: vị trí, vị trí, vị trí Công việc: vị trí, vị trí, vị trí Kinh doanh: quan hệ, quan hệ, quan hệ

IQ, EQ và nhân tướng 

 IQ là trí thông minh, giống như cái chìa khóa dùng để mở khóa. 

 EQ là khả năng hiểu tâm lý của người khác, có EQ thì mới được người khác cho cơ hội cắm chìa khóa vào ổ để mở. 

 Nhân tướng là vẻ mặt dáng người. Loài người vốn yêu cái đẹp nên người đẹp thì dễ thành công hơn người xấu mã. Tuy nhiên nếu đẹp quá thì lại ép phê ngược và xấu kiểu kỳ hình dị tướng ắt là tài cao. Còn những người tướng mạo bình thường không có gì nổi bật, đi không ai biết ở không ai hay thì lại có cơ hội kiểu Putin, Phạm xuân ẩn.

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

Trăng soi hồn Việt

8. Các nguyên tắc 

Nguyên tắc tà ru: 1 ngành, 1 tổ chức sẽ phát triển cho tới khi xuất hiện tà ru. Tà ru càng nhiều chứng tỏ ngành, tổ chức đó càng lớn và nhiều lợi lộc.

Mồm miệng đỡ chân tay 

Bằng cấp đỡ đầu óc

Nguyên tắc cây lớn sai trái: 

Bà con ta ăn cây nào rào cây ấy nên cây cá nhân, tổ chức sẽ dần lớn lên và đơm hoa kết trái. Cây càng sai trái thì càng hay bị chim, người ăn vụng, ăn trộm, dây máu ăn phần, bảo kê thu tô...


 7. Nghệ an bao giờ phát triển? 

Câu hỏi này gây ra tranh luận rôm rả cá gỗ va nhau chôm chốp rồi lý luận đủ thứ cuối cùng kết luận kiểu cá chép may ra hóa rồng chớ cá gỗ thì chỉ dùng xin mắm, rất bi quan kiểu dựa dẫm. Thực ra do mọi người nhìn miết tương lai mà quên lịch sử thôi. 

Câu trả lời rất rõ ràng: Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần. Tức là Thanh làm vua thì Nghệ làm quan, trông vậy chớ quan đông nên rất lợi hại kiểu thủ kho to hơn thủ trưởng. Vậy chắc ăn là khi Thanh hóa phát triển chừng 10năm thì Nghệ cũng giàu

6. Tiến sĩ bình dân 

Trước 1945 thực dân Pháp có lối đào tạo kiểu tinh hoa. Rất khó khăn, khắt khe, từ lớp 3 đã phải học hoàn toàn bằng tiếng Pháp, kết quả 99% số dân ta mù chữ. Tuy nhiên lứa tinh hoa thật rực rỡ mà cho tới nay vẫn không thể so sánh như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường...văn có nhóm Tự lực văn đoàn nào là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam...rồi Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...hội họa có Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí...nhạc thì Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn...toàn cây đại thụ, đại trí thức. Còn ngày nay dân ta gần 100% biết chữ, hơn hai chục ngàn tiến sỹ, chưa kể giáo sư, NGND... mà sao cứ lè tè như bãi sú bãi vẹt, thi thoảng mới thấy bóng dáng như Ngô Bảo Châu (cũng lại dùi mài bên Pháp)

5. Sự tích cá gỗ 

Viết theo đề nghị của a Hùng Trần Có 1 khóa sinh xứ Nghệ miệt mài đèn sách để đi thi. Dân xứ đó thì chỉ 1 đi làm lính, có thể thành kiêu binh nhưng sống khổ, xa nhà, xa vợ con. 2 là thi đỗ để làm quan. 

Sau khi thi Hương trúng chàng chuẩn bị thi Hội. Xưa có 3 cấp thi hương, hội, đình. Đình lấy tiến sĩ, được bổ làm quan huyện còn hương chọn cử nhân cũng sống tốt rồi. Vợ lo lắng nhà nghèo lấy gì ăn mà đi thi. Chàng suy nghĩ rồi bảo vợ chuẩn bị sẵn cho 1 ruột tượng gạo còn ta đã có cách. 

Sáng hôm sau chàng lần lượt đẽo 2 đôi guốc gỗ, 1 cho lượt đi, 2 cho lượt về. Xưa đi bộ không chớ tiền đâu xe ngựa. Rồi đẽo tiếp gối gỗ, trong khoét rỗng nhét tiền mua đồ thi cử, tối nằm kê đầu, có cướp thì làm vũ khí giống như cái búa. 

Sau đó chàng tỉ mẩn đẽo 1 con cá chép gỗ, sơn giống y cá rán. Giờ có tỉ phú Việt cũng chết tên cá rán. Đẽo cá chép để mong thi đỗ, hóa rồng, tích cá chép hóa rồng mà. 

Vậy là đồ Nghệ thể hiện rõ tính sáng tạo, chăm làm, khéo tay, thích nấu cháo bằng rìu...vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Thế là tới bữa cơm chàng chơi bài xin tí mắm ăn con cá rán giòn, diễn mãi cho tới khi có người phát hiện ra chàng giặt cá. vậy là khôn lỏi chớ cương trực chi mô.

4. Quan hệ Bắc - Nam 

 Là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển, giàu có nằm tập trung ở Bắc bán cầu với các nước nghèo, đang phát triển chủ yếu nằm ở Nam bán cầu.

 Trong chiến tranh thường thường phía bắc cũng tiến xuống, đánh thắng phía nam như nội chiến Mỹ, thống nhất lãnh thổ TQ hay nam tiến ở VN.... 

Tuy nhiên nếu phân tích kỹ thì VN có 1 số khác biệt: - Thời Lý Trần đúng quan hệ kiểu bắc nam 

- Thời hậu Lê thì thực ra là dân vùng trại tiến ra phía bắc 

- Thời chúa Nguyễn: tiến xuống phía nam

 - Thời Tây sơn từ Quy nhơn tiến ngược ra bắc thống nhất VN

 - Chúa Nguyễn Ánh chạy giạt vô vùng Gia định lấy đó là cơ sở tiến ngược lên tiếp đánh bại Tây sơn thống nhất thực sự VN.

Phân tích sử dụng công cụ Quan hệ Bắc - Nam

 - Thời Lý Trần đúng quan hệ kiểu bắc nam: chứng tỏ đồng bằng sông Hồng trù phú, cư dân đông đúc, kinh tế phát triển 

- Thời hậu Lê thì thực ra là dân vùng trại tiến ra phía bắc: Đồng bằng sông Hồng phát triển tới ngưỡng và gặp khó khăn vì Minh đô hộ trong khi dân vùng Trại đông lên, kinh tế nông nghiệp kết hợp săn bắn làm con người thượng võ. 

- Thời chúa Nguyễn: tiến xuống phía nam

 - Thời Tây sơn từ Quy nhơn tiến ngược ra bắc thống nhất VN: Tây sơn cắt nguồn lương thực của nhà Nguyễn nên Huế và vùng ngũ Quảng thiếu đói +miền Bắc mất mùa 

- Chúa Nguyễn Ánh chạy giạt vô vùng Gia định lấy đó là cơ sở tiến ngược lên tiếp đánh bại Tây sơn thống nhất thực sự VN: đến lượt tây sơn sa vô thế như nhà Nguyễn trước là thiếu lương thực trong khi Nguyễn ánh nắm được vùng trù phú, dân đông

3. Xã hội học tập 

 Giờ ra chơi thầy trò đang thò chuyện rôm rả thì cậu giáo vụ vô nhắc: 

Thầy ơi, có lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tuần sau thầy nhớ đi nhé. 

 Trò nhao nhao, em cũng tuần sau học lớp an ninh quốc phòng. 

 - Em phải trông con cho vợ đi học lý luận chính trị cao cấp 

 - Em còn lớp bồi dưỡng cấp vụ cục chưa đăng ký được. 

 - Em chuyển từ doanh nghiệp qua giờ phải thi lại đầu vào công chức... 

Mà thầy ơi, chút cho em về sớm đặng đón con học thêm, nó chờ lâu quá tội nghiệp

Có đúng không? 

Hôn nhân: Hết tình đến nghĩa

 Công việc: Hết sự đến nghiệp 

 Tâm trạng: hết buồn tới chán

VN không có chênh lệch mấy về trí óc giữa nhóm tinh hoa và bình dân. Đó là 1 khó khăn thật sự

2. Trăng soi hồn Việt 

 Người mình thích trăng, ngắm trăng và mơ mộng những gì đẹp, sâu kín nhất kiểu như 

 Hỡi cô tát nước ven đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi...

chị Hằng bao giờ cũng đẹp dịu dàng không chói lóa như mặt trăng. Xưa các cụ không biết sáng trăng là ánh sáng phản xạ nên ngắm thoải mái. Ngắm nhiều ngấm vào người mà không hay. 

Từ ăn mặc the thâm nâu sồng tới nhuộm răng đen cho người nó tôi tối, chìm chìm không nổi bật. Nhà cũng làm mái thấp, ít cửa sổ tối om cho đúng điệu. Bàn thờ hoành phi câu đối nền vàng, lư đồng màu vàng ánh lên trong khoảng sáng lờ mờ mới óng ánh ảo diệu. 

Thể nào vua chúa cũng mặc hoàng bào, trang trí sơn son thếp vàng rất đẹp uy nghi dưới thứ ánh sáng ấy. Cũng những thứ ấy mà phơi ra dưới ánh mặt trời sẽ mất ngay vẻ đẹp huyền ảo của nó. Tương tợ như hầu đồng phải trong ánh sáng ma mị chớ không được sáng quá... 

Dưới ánh sáng trăng các cụ luyện khí công luyện võ, đàm luận những vấn đề trọng đại...cho tới phạm phòng đúng kiểu cũng là buổi tối sáng trăng. Vừa làm ăn vừa có ánh trăng rọi chênh chếch vô buồng kẽo kẹt cho xứng với những ngày lần mò sáng trăng vằng vặc, vác c. đi chơi...tới khi thiền tập cũng phải ngón tay chỉ trăng mới thông tỏ vấn đề. 

 Người việt yêu trăng như vậy đó. Yêu đến nỗi chó là con vật thân thiết trung thành chỉ vì có tật hay sủa trăng làm người việt thầm ghét, có cơ hội là cho chó ăn riềng liền.

1. Lục bộ tranh công

 1 hôm đầu, ngực, bụng, mông, chân và chim cãi nhau xem ai có công to nhất. 

 Đầu bảo không có tôi sáng suốt nghĩ nhanh nghĩ chậm quyết định mọi việc thì các người chỉ là đồ ăn no vác nặng ngu khu đen thôi. 

Ngực bảo không có tôi đập nhanh đập chậm thì 100 cái lí không bằng 1 tý cái tình chả giải quyết được gì đâu, chỉ là nói suông thôi, chưa kể 2 cái tí chĩa vô đâu đối phương mụ mị đó. 

 Bụng bảo viển vông hết, không có tôi suốt ngày lo đối, lo ăn thì các người có cái bỏ mồm không. Chưa kể gặp nguy hiểm bụng tôi nó hồi hộp cảnh báo liền. 

 Mông nói thông minh không bằng think = mông, không có tôi kiếm ghế tranh ghế giữ ghế liệu các người có địa vị không mà rung đùi. 

 Chân nói không có tôi chạy sao nên việc, người VN cái chi chả chạy từ nhỏ tới già.1 là ăn 2 là chạy, chúng ta bao giờ chả chăm chăm vô đó. 

 Chim nhỏ nhẹ còn không có em chim to không lo đói thì các anh chỉ là nuốt nước miếng thôi nha, ghế gì tình cảm gì mà không có tôi tham gia sao sung sướng được.

Lady first: phải là quí bà thì mới được first nha Safety fisrt: xem ra không chỉ an toàn là bạn trong lao động mà kiếm ăn cũng cần an toàn chớ không lên đến bộ trưởng hay BCT vẫn chả an toàn Xưa chiến tranh tất cả cho tiền tuyến fighting first ngày nay kiếm ghế cũng dữ dội fighting và giờ đã chuyển hóa thành money first đầu tiên là tiền đâu tới từng tế bào. Khi có covid thì first class cũng cách ly, lây nhiễm như thường.

Ý kiến nhan nhản, quyết định mấy người 

 Quyết định nhan nhản, thực hiện mấy người 

 Thực hiện nhan nhản, thành công mấy người

 Thành công nhan nhản, thành nhân mấy người

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Bảo vệ gái làng

4. Giảm tải 

Dạo ông già thằng bạn đi Phú quốc năm 76 bằng trực thăng. Khi về ai cũng mua nước mắm, cá khô....bay được 1 quãng phi công báo máy bay bị quá tải, không an toàn, đề nghị vứt bớt đồ nếu không không về đất liền được. Thế là lần lượt từ cấp nhỏ nhất sắp lên lần lượt phải ném can nước mắm, bịch cá khô xuống biển. Khi ném gần hết thì may mắn bay về Kiên giang được. Thật là hú vía. 

 Khi công ty phát triển, thường nó mở rộng sang các ngành nghề khác hay mua bán sáp nhập... Khi khó khăn, sau khi cố gắng vùng vẫy cắt giảm chi phí, bán bớt...thì họ quay về core business ban đầu của họ. 

Bài toán giải tình trạng tắc nghẽn lệnh tại Hose cũng thế chăng? Xem ngoài giao dịch cốt lõi thì hệ thống phải cõng những gì chưa thực sự tối cần thiết không?

Chiến thuật xây cái bên cạnh 

Có lẽ đầu tiên từ TQ. VD như cạnh Hongkong thì xây Thâm quyến vừa hút vốn, kỹ năng...của HK và sau lớn mạnh thì cạnh tranh với HK luôn; rồi Thượng Hải thì xây phố Đông. Tp.HCM 1 dạo cũng tính làm Thủ thiêm như thế nhưng không đạt. Thủ thiêm không đạt thì đã có Bình dương gánh ngay mối lợi. Khi TT Lý Quang Diệu qua muốn xây dựng khu công nghiệp ở Củ chi cho gần trường ĐH nhưng LĐ TP không chịu, thế là ông 6 Phong nắm ngay cơ hội. Giờ Bình dương giàu có khang trang thôi rồi. 

Cạnh Hà nội thì có Bắc ninh cũng nắm được chiến thuật ấy và thành công. Đất Bắc ninh cao, người BN có việc làm ngon lành. Hay gần đây Hose nghẽn lệnh vì hệ thống giao dịch năng lực 900k lệnh/ngày trong khi HNX gấp rất xa, rất xa con số đó và HNX sẵn sàng tiếp nhận, hỗ trợ cho HNX. 

Bài học rút ra là: cứ xây dựng hạ tầng cho tốt bên cạnh người dẫn đầu thì thể nào cũng tới ngày của mình

Chỉnh sửa cải tiến và hợp tác 

 Sau 75 tàu chiến thu được từ VNCH có khung thân, động cơ tốt nhưng vũ khí yếu và hết đạn, phụ tùng thay thế nên không xài được. Hải quân mới có sáng kiến lắp pháo mặt đất 105mm lên boong. Tính toán Gia cố, chằng buộc hàn ...xong xuôi kéo ra biển bắn thử. Phát đạn nổ vang trời, khói mù mịt, tàu chao đảo, cả tàu chấn động như sắp toang. Cha con tái mặt lẳng lặng kéo tàu về. Dự án không bao giờ được nhắc lại nữa. 

 Thời Vinashin huy hoàng phấn đấu lọt top 4 đóng tàu thế giới thì đóng tàu hải quân, đóng tàu công an,...cùng đóng riêng rẽ. Sau Vinashin thất bại 1 phần vì không hợp tác được với mấy nhóm đóng tàu kia. 

Nên giờ thấy có những dự án vừa mang tinh thần cải tiến, chỉnh sửa cao vút lại vừa nhốt chung 3 cua trong giỏ thì khả năng leo lên được miệng giỏ là vừa khó vừa lâu

Viết mừng 8.3 

Với việc Ms. Thảo vietjet chốt hạ 2 tháng và 60 tỷ giải quyết việc nghẽn lệnh thì chúng ta cũng có thể tổng kết quá trình giải quyết nghẽn lệnh tại Hose như sau: 

Cách đây hơn 4 tháng khi dấu hiệu nghẽn xuất hiện thì BTC, UBCK, HOSE đã đưa ra phương án xử lý tóm tắt:

 - nhờ sở Thái lan SET (a S tiết lộ) 

- đẩy nhanh dự án KRX (asap)

 - tự thu xếp như chuyển sàn, tăng lô.... 

Cuối cùng như tôi đã viết Thái lan là nước quan trọng nhất đối với TTCK VN. Chỉ có nhờ SET giúp là lẹ, an toàn nhất nhưng vướng ở cơ chế chi dù tiền không thiếu vì Hose là DNNN. 

 Ý tưởng công tư kết hợp xuất hiện và với việc thủ tướng đồng ý không chi tiền ngân sách và ms Thảo nói như vậy có thể hiểu deal đã ok. Anh em ngành chứng thế là hết lo nhé. 

 Qua việc này mới thấy đúng là phụ nữ VN bằng 2 đàn ông như tích táo quân đã nói. Anh em an tâm rồi thì chúc mừng ms Thảo và chị em thôi

 3. Bảo vệ gái làng 

Nhiều địa phương miền bắc có tập tục này: đó là con trai tìm mọi cách ngăn cản, phá đám, phong tỏa không cho trai ở làng khác tới tán tỉnh con gái trong làng. Họ làm vậy với mơ tưởng các cô sẽ không thoát được tay họ theo kiểu trâu ta ăn cỏ đồng ta. Nhớ lại thì ngày nhỏ cũng vậy, xớ rớ đi qua phố khác, ngõ hẻm khác là bị tụi con nít tập tành làm đầu gấu ra bắt nạt liền. 

Hay khi đi làm các bạn sẽ gặp khái niệm rào cản gia nhập ngành. Không phải muốn startup là muốn làm gì thì làm đâu, ngành thì đòi hỏi vốn, kỹ năng, tiêu chuẩn kỹ thuật...cao thấp đủ thứ. hay như gia nhập hiệp hội, tổ chức như Asean, WTO...cứ xem VN mãi mới gia nhập được thì đủ biết rào cản là không hề dễ vượt qua. 

MXH ra đời cũng xuất hiện lớp rào cản ví dụ như gia nhập nhóm nào là thường có người nhảy ra hỏi: viết sao ngáo quá, thế mà ad cũng duyệt bài, không hiểu viết cái gì... Những cái đó có lẽ cũng phát xuất từ tập quán bảo vệ gái làng, ăn cây nào rào cây ấy, tự mình trói mình và sùng sục trói người lạ.

2. Khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra. 

Khi cánh cửa thiện lương đóng lại thì cửa ác mở ra Khi cánh cửa kiếm tiền đóng lại thì cánh cửa tiết kiệm mở ra 

 Khi cánh cửa tình yêu đóng lại thì cánh cửa hôn nhân mở ra

VN giỏi kiếm tiền ngang Do thái nhưng họ hướng ngoại kiếm tiền còn VN hướng nội kiếm tiền.

1. Các nhà tư bản 

Thoạt tiên là TB công nghiệp do phát minh máy hơi nước, sau là TB BĐS do giá trị đặc biệt của đất đai. Kế tiếp là TB thương nghiệp phân phối sỉ lẻ...kích thích tiêu thụ rồi TB tài chính ngân hàng như mạch máu nuôi sống cơ thể bên tiền bên hàng. Tiếp tới xuất hiện TB nhà nước, tư nhân làm được thì nhà nước cũng làm được. 

 Ai chả muốn chắc ăn, ăn ngon thì có TB độc quyền, thân hữu, lobby ...theo cấp độ gắn chặt giữa doanh nhân và chính quyền. 1 thời thì còn có TB mại bản là những người gắn chặt với FDI. Công nghệ phát triển thì có TB số hóa. 

Tới đây có vẻ ước mơ kích thích tiêu thụ, hiểu rõ khách hàng được giới này giúp cho đạt được. Và thế là những người nắm giữ thông tin trở thành TB thám sát, tới đây thì hội nhập với ước muốn của Big Brothers. Có vẻ thuyết hội tụ lại tái sinh