8. Các nguyên tắc
Nguyên tắc tà ru: 1 ngành, 1 tổ chức sẽ phát triển cho tới khi xuất hiện tà ru. Tà ru càng nhiều chứng tỏ ngành, tổ chức đó càng lớn và nhiều lợi lộc.
Mồm miệng đỡ chân tay
Bằng cấp đỡ đầu óc
Nguyên tắc cây lớn sai trái:
Bà con ta ăn cây nào rào cây ấy nên cây cá nhân, tổ chức sẽ dần lớn lên và đơm hoa kết trái. Cây càng sai trái thì càng hay bị chim, người ăn vụng, ăn trộm, dây máu ăn phần, bảo kê thu tô...
7. Nghệ an bao giờ phát triển?
Câu hỏi này gây ra tranh luận rôm rả cá gỗ va nhau chôm chốp rồi lý luận đủ thứ cuối cùng kết luận kiểu cá chép may ra hóa rồng chớ cá gỗ thì chỉ dùng xin mắm, rất bi quan kiểu dựa dẫm. Thực ra do mọi người nhìn miết tương lai mà quên lịch sử thôi.
Câu trả lời rất rõ ràng: Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần. Tức là Thanh làm vua thì Nghệ làm quan, trông vậy chớ quan đông nên rất lợi hại kiểu thủ kho to hơn thủ trưởng. Vậy chắc ăn là khi Thanh hóa phát triển chừng 10năm thì Nghệ cũng giàu
6. Tiến sĩ bình dân
Trước 1945 thực dân Pháp có lối đào tạo kiểu tinh hoa. Rất khó khăn, khắt khe, từ lớp 3 đã phải học hoàn toàn bằng tiếng Pháp, kết quả 99% số dân ta mù chữ. Tuy nhiên lứa tinh hoa thật rực rỡ mà cho tới nay vẫn không thể so sánh như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường...văn có nhóm Tự lực văn đoàn nào là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam...rồi Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...hội họa có Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí...nhạc thì Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn...toàn cây đại thụ, đại trí thức. Còn ngày nay dân ta gần 100% biết chữ, hơn hai chục ngàn tiến sỹ, chưa kể giáo sư, NGND... mà sao cứ lè tè như bãi sú bãi vẹt, thi thoảng mới thấy bóng dáng như Ngô Bảo Châu (cũng lại dùi mài bên Pháp)
5. Sự tích cá gỗ
Viết theo đề nghị của a Hùng Trần Có 1 khóa sinh xứ Nghệ miệt mài đèn sách để đi thi. Dân xứ đó thì chỉ 1 đi làm lính, có thể thành kiêu binh nhưng sống khổ, xa nhà, xa vợ con. 2 là thi đỗ để làm quan.
Sau khi thi Hương trúng chàng chuẩn bị thi Hội. Xưa có 3 cấp thi hương, hội, đình. Đình lấy tiến sĩ, được bổ làm quan huyện còn hương chọn cử nhân cũng sống tốt rồi. Vợ lo lắng nhà nghèo lấy gì ăn mà đi thi. Chàng suy nghĩ rồi bảo vợ chuẩn bị sẵn cho 1 ruột tượng gạo còn ta đã có cách.
Sáng hôm sau chàng lần lượt đẽo 2 đôi guốc gỗ, 1 cho lượt đi, 2 cho lượt về. Xưa đi bộ không chớ tiền đâu xe ngựa. Rồi đẽo tiếp gối gỗ, trong khoét rỗng nhét tiền mua đồ thi cử, tối nằm kê đầu, có cướp thì làm vũ khí giống như cái búa.
Sau đó chàng tỉ mẩn đẽo 1 con cá chép gỗ, sơn giống y cá rán. Giờ có tỉ phú Việt cũng chết tên cá rán. Đẽo cá chép để mong thi đỗ, hóa rồng, tích cá chép hóa rồng mà.
Vậy là đồ Nghệ thể hiện rõ tính sáng tạo, chăm làm, khéo tay, thích nấu cháo bằng rìu...vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Thế là tới bữa cơm chàng chơi bài xin tí mắm ăn con cá rán giòn, diễn mãi cho tới khi có người phát hiện ra chàng giặt cá. vậy là khôn lỏi chớ cương trực chi mô.
4. Quan hệ Bắc - Nam
Là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển, giàu có nằm tập trung ở Bắc bán cầu với các nước nghèo, đang phát triển chủ yếu nằm ở Nam bán cầu.
Trong chiến tranh thường thường phía bắc cũng tiến xuống, đánh thắng phía nam như nội chiến Mỹ, thống nhất lãnh thổ TQ hay nam tiến ở VN....
Tuy nhiên nếu phân tích kỹ thì VN có 1 số khác biệt: - Thời Lý Trần đúng quan hệ kiểu bắc nam
- Thời hậu Lê thì thực ra là dân vùng trại tiến ra phía bắc
- Thời chúa Nguyễn: tiến xuống phía nam
- Thời Tây sơn từ Quy nhơn tiến ngược ra bắc thống nhất VN
- Chúa Nguyễn Ánh chạy giạt vô vùng Gia định lấy đó là cơ sở tiến ngược lên tiếp đánh bại Tây sơn thống nhất thực sự VN.
Phân tích sử dụng công cụ Quan hệ Bắc - Nam
- Thời Lý Trần đúng quan hệ kiểu bắc nam: chứng tỏ đồng bằng sông Hồng trù phú, cư dân đông đúc, kinh tế phát triển
- Thời hậu Lê thì thực ra là dân vùng trại tiến ra phía bắc: Đồng bằng sông Hồng phát triển tới ngưỡng và gặp khó khăn vì Minh đô hộ trong khi dân vùng Trại đông lên, kinh tế nông nghiệp kết hợp săn bắn làm con người thượng võ.
- Thời chúa Nguyễn: tiến xuống phía nam
- Thời Tây sơn từ Quy nhơn tiến ngược ra bắc thống nhất VN: Tây sơn cắt nguồn lương thực của nhà Nguyễn nên Huế và vùng ngũ Quảng thiếu đói +miền Bắc mất mùa
- Chúa Nguyễn Ánh chạy giạt vô vùng Gia định lấy đó là cơ sở tiến ngược lên tiếp đánh bại Tây sơn thống nhất thực sự VN: đến lượt tây sơn sa vô thế như nhà Nguyễn trước là thiếu lương thực trong khi Nguyễn ánh nắm được vùng trù phú, dân đông
3. Xã hội học tập
Giờ ra chơi thầy trò đang thò chuyện rôm rả thì cậu giáo vụ vô nhắc:
Thầy ơi, có lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tuần sau thầy nhớ đi nhé.
Trò nhao nhao, em cũng tuần sau học lớp an ninh quốc phòng.
- Em phải trông con cho vợ đi học lý luận chính trị cao cấp
- Em còn lớp bồi dưỡng cấp vụ cục chưa đăng ký được.
- Em chuyển từ doanh nghiệp qua giờ phải thi lại đầu vào công chức...
Mà thầy ơi, chút cho em về sớm đặng đón con học thêm, nó chờ lâu quá tội nghiệp
Có đúng không?
Hôn nhân: Hết tình đến nghĩa
Công việc: Hết sự đến nghiệp
Tâm trạng: hết buồn tới chán
VN không có chênh lệch mấy về trí óc giữa nhóm tinh hoa và bình dân. Đó là 1 khó khăn thật sự
2. Trăng soi hồn Việt
Người mình thích trăng, ngắm trăng và mơ mộng những gì đẹp, sâu kín nhất kiểu như
Hỡi cô tát nước ven đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi...
chị Hằng bao giờ cũng đẹp dịu dàng không chói lóa như mặt trăng. Xưa các cụ không biết sáng trăng là ánh sáng phản xạ nên ngắm thoải mái. Ngắm nhiều ngấm vào người mà không hay.
Từ ăn mặc the thâm nâu sồng tới nhuộm răng đen cho người nó tôi tối, chìm chìm không nổi bật. Nhà cũng làm mái thấp, ít cửa sổ tối om cho đúng điệu. Bàn thờ hoành phi câu đối nền vàng, lư đồng màu vàng ánh lên trong khoảng sáng lờ mờ mới óng ánh ảo diệu.
Thể nào vua chúa cũng mặc hoàng bào, trang trí sơn son thếp vàng rất đẹp uy nghi dưới thứ ánh sáng ấy. Cũng những thứ ấy mà phơi ra dưới ánh mặt trời sẽ mất ngay vẻ đẹp huyền ảo của nó. Tương tợ như hầu đồng phải trong ánh sáng ma mị chớ không được sáng quá...
Dưới ánh sáng trăng các cụ luyện khí công luyện võ, đàm luận những vấn đề trọng đại...cho tới phạm phòng đúng kiểu cũng là buổi tối sáng trăng. Vừa làm ăn vừa có ánh trăng rọi chênh chếch vô buồng kẽo kẹt cho xứng với những ngày lần mò sáng trăng vằng vặc, vác c. đi chơi...tới khi thiền tập cũng phải ngón tay chỉ trăng mới thông tỏ vấn đề.
Người việt yêu trăng như vậy đó. Yêu đến nỗi chó là con vật thân thiết trung thành chỉ vì có tật hay sủa trăng làm người việt thầm ghét, có cơ hội là cho chó ăn riềng liền.
1. Lục bộ tranh công
1 hôm đầu, ngực, bụng, mông, chân và chim cãi nhau xem ai có công to nhất.
Đầu bảo không có tôi sáng suốt nghĩ nhanh nghĩ chậm quyết định mọi việc thì các người chỉ là đồ ăn no vác nặng ngu khu đen thôi.
Ngực bảo không có tôi đập nhanh đập chậm thì 100 cái lí không bằng 1 tý cái tình chả giải quyết được gì đâu, chỉ là nói suông thôi, chưa kể 2 cái tí chĩa vô đâu đối phương mụ mị đó.
Bụng bảo viển vông hết, không có tôi suốt ngày lo đối, lo ăn thì các người có cái bỏ mồm không. Chưa kể gặp nguy hiểm bụng tôi nó hồi hộp cảnh báo liền.
Mông nói thông minh không bằng think = mông, không có tôi kiếm ghế tranh ghế giữ ghế liệu các người có địa vị không mà rung đùi.
Chân nói không có tôi chạy sao nên việc, người VN cái chi chả chạy từ nhỏ tới già.1 là ăn 2 là chạy, chúng ta bao giờ chả chăm chăm vô đó.
Chim nhỏ nhẹ còn không có em chim to không lo đói thì các anh chỉ là nuốt nước miếng thôi nha, ghế gì tình cảm gì mà không có tôi tham gia sao sung sướng được.
Lady first: phải là quí bà thì mới được first nha Safety fisrt: xem ra không chỉ an toàn là bạn trong lao động mà kiếm ăn cũng cần an toàn chớ không lên đến bộ trưởng hay BCT vẫn chả an toàn Xưa chiến tranh tất cả cho tiền tuyến fighting first ngày nay kiếm ghế cũng dữ dội fighting và giờ đã chuyển hóa thành money first đầu tiên là tiền đâu tới từng tế bào. Khi có covid thì first class cũng cách ly, lây nhiễm như thường.
Ý kiến nhan nhản, quyết định mấy người
Quyết định nhan nhản, thực hiện mấy người
Thực hiện nhan nhản, thành công mấy người
Thành công nhan nhản, thành nhân mấy người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét