4. Dấu ấn Chăm trong triều Tây sơn
Vài nét về Chăm pa: - Người Chăm nổi tiếng về nghề đi biển. Đi biển để đánh cá, buôn bán và cướp biển. - Họ cũng nổi tiếng về các công trình kiến trúc, điêu khắc. Như vậy họ có óc thẩm mỹ, khéo tay và đổ nguồn lực vô xây cất các thánh địa rất nhiều - Không quan tâm nhiều tới đất đai, sẵn sàng đổi đất lấy hòa bình. - Nông nghiệp không phải là nghề chính và lương thực thiếu hụt được bù đắp bằng thương mại - Đánh trận chủ yếu để thu chiến lợi phẩm chớ không nhằm mục đích cướp giữ đất đai. Và đánh trận chủ yếu bằng thuyền, trên bộ thì có voi trận mạnh. - Các tiểu vương lớn hay nhỏ dựa trên số dân mà mình cai quản và từ nhiều tiểu vương sẽ chọn ra vua là người có thế lực mạnh nhất. - Theo văn hóa Ấn độ
Vài nét về Đại Việt - Xã hội nông nghiệp điển hình. Trồng lúa là ngành chính, đi biển chỉ dọc theo bờ biển để vận chuyển, chuyển quân. - Nhà cửa, kiến trúc chủ yếu bằng gỗ nên dễ di dời, tạm bợ - Rất quan tâm tới đất đai, đặc biệt đất đồng bằng gần nguồn nước để cày cấy. - Thương mại kém, thiên về tự cấp tự túc - Đánh trận mà chiếm giữ được đất đai là làm liền, không được thì thu chiến lợi phẩm, bắt người. - Là chế độ tập quyền, của vua tất còn quan lại được trả tiền và đất phong để thu tô. - Thuộc văn hóa TQ.
Đại việt vs. Chăm pa
- Điều kiện tự nhiên: thường thì bắc có ưu thế hơn
- Dân số: dân đông thì có lợi hơn. Việt dân nông nghiệp cày sâu cuốc bẫm tối về ngủ với vợ với mong muốn con đàn cháu đống vì nông nghiệp thì rất cần nhân lực. Chăm chủ yếu đi biển, trên bờ làm điêu khắc xây dựng...nên tự nhiên là sinh đẻ ít mà nguồn lực lại bị dồn nhiều vào việc xây dựng thánh địa.
- Tổ chức xã hội: Việt theo mô hình Trung hoa chặt chẽ, Chăm theo mô hình Ấn lỏng lẻo và phụ thuộc vào vua đứng đầu hơn. VD khi Chế bồng nga chết trận thì các tiểu vương xoay ra đánh lẫn nhau tranh giành ngôi vua làm vương quốc yếu đi.
- An ninh lương thực: rõ ràng Việt hơn. Chăm lấy buôn bán, thương mại bù vô lượng lương thực thiếu hụt chớ không đủ tự cung tự cấp.
- Sai lầm chiến lược: Sau khi nhượng 2 châu Thuận Hóa thì thương cảng Hội an về tay người Việt, người Chăm bị lép vế hẳn trong hoạt động ngoại thương khi lùi về vùng Quy nhơn. Không buôn bán được thì lấy đâu lương thực bù đắp.
Như vậy trước 1 ông đông hơn, nhăm nhăm ăn đất còn 1 bên lại chỉ lo làm ăn xa, đi đánh cướp rồi bao nhiêu mang về xây nhà thờ tổ thì chỉ cần nơi cung cấp lương thực có biến động như thiên tai, mất mùa, chiến tranh dịch bệnh...thì Chăm pa trở nên chông chênh và con đường bại vong là tất yếu. Vậy là cuộc đụng độ giữa 2 nền văn minh Ấn độ và Trung hoa đã xảy ra rất sớm tại VN, báo hiệu 2 cuộc đụng độ sau này cũng cực kỳ khốc liệt.
Va chạm giữa các nền văn minh
Tính ra trên địa bàn VN có 3 cuộc va chạm lớn: - lần 1 giữa mô hình TQ và Ấn độ - lần 2 giữa mô hình TQ và Tây thực dân - lần 3 giữa Mao Sit và Mẽo
Dấu ấn Chăm trong triều Tây sơn
- Tây sơn khởi nghĩa ở đất người Chăm, thời đó đang được nhà Nguyễn cho tự trị. Khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh chúa Nguyễn triển khai thu thuế thân (1 sắc thuế kiểu TQ, người Chăm không có khái niệm về loại thuế này) để bù đắp cho thiếu hụt vì nạn đói ở ngũ Quảng. Tất nhiên là người Chăm phản kháng dữ dội sắc thuế lạ và theo Tây sơn với 1 lòng phục quốc nữa.
- Hình dáng Nguyễn Huệ mặt sần, tóc quăn, mắt sáng da nâu nét lai Chăm rõ.
- Lối đánh dùng hải quân và voi nhiều: đây là sở trường của người Chăm. Đánh rất thần tốc và chớp nhoáng do khả năng di chuyển nhanh.
- Sử dụng ngoại thương tốt trong mua bán vũ khí, thuốc súng chất lượng cao. Hồi đầu khởi nghĩa Tây sơn bị quân của Hoàng ngũ phúc đánh chạy dài nhưng sau chục năm, khi đối đầu lại quân Trịnh thì Tây sơn dùng pháo bắn uy lực rất khiếp làm quân Trịnh thất kinh chạy tán loạn.
- Chiến thuật đánh không chiếm đất mà cướp chiến lợi phẩm, chém chết không bắt tù binh thể hiện ở lần ra Bắc hà lần 1 và những lần đánh Cù lao Phố, Gia định, truy đuổi Nguyễn Ánh sau đó
- Duy trì mô hình tiểu quốc: 3 anh em làm vua 3 xứ chớ không có 1 vị vua duy nhất
Như vậy dấu ấn mô hình người Chăm trong thời Tây sơn khá rõ. Với mô hình này thì về lâu dài không đọ lại được mô hình kiểu TQ. Có thể nói, đây là cú quật khởi dù núp sau nhà Tây sơn cuối cùng của người Chăm đối với Đại Việt.
Note: Vua Minh mạng chia tỉnh Thời Gia long do mới thắng Tây sơn nên những xứ sau được quyền tương đối tự trị như trấn Bắc thành, Gia định và vùng Bình thuận. Sau vua Minh mạng lên ngôi lần lượt trị tội các tổng trấn cũ, bãi bỏ quyền tự trị của người Chăm và chia thành các tỉnh gần giống như các tỉnh hiện nay. Pháp xâm lược cắt đất VN cho cpc nhiều nên mới bù đắp bằng cách nhập Tây nguyên vô VN. Tây nguyên là vùng tự trị mãi tới thời VNCH mới chia tách thành tỉnh. Ở miền bắc cũng có khu tự trị Việt bắc do Chu văn tấn làm CT mãi tới thời trước 79 mới bãi bỏ.
3. Nghịch lý ô dù
Ô dù nghĩa đen dùng để che mưa nắng còn nghĩa bóng chỉ người đỡ đầu, chống lưng. Giờ ra đường rất ít người dùng ô dù có lẽ do VN xe 2 bánh nhiều, ít đi bộ và lời giễu sáng cắp ô đi chiều cắp ô về nên chỉ trong lễ lạc đón tiếp mới thấy người che dù cho quan khách, lãnh đạo mà ít người tự cầm dù. Trưa nắng, bạn giương ô ra là những người xung quanh nhìn bạn như nhìn vật thể lạ, nhão, công tử bột... Ngẫm cũng lạ vì người VN nổi tiếng thích dựa dẫm, khoái ô dù. Có đại ca chống lưng thì như hùm như hổ, không sợ bố con thằng nào nhưng khi không có chống lưng thì nhũn như con chi chi. Không chỉ đúng với cá nhân mà quốc gia cũng vậy.
Đầu tư công có dễ không?
Khi TT Biden đẩy mạnh đầu tư vào nguồn năng lượng xanh thì có 1 tác dụng phụ trớ trêu là tới khoảng 75% tấm năng lượng mặt trời do TQ sản xuất và điều này lại có lợi cho TQ. Tương tự như việc phát triển năng lượng mặt trời ở VN thì VN nhập hầu hết từ TQ. Cái mà nhà kinh doanh VN được là từ chính sách giá điện ưu đãi, miếng ngon mà không kèm theo điều kiện lưu trữ điện, truyền tải...
VD nữa khi cải tiến thủ tục nhập khẩu, phát triển kênh phân phối thì có khi cỗ máy chạy trơn tru lại giúp hàng nhập khẩu gia tăng sức cạnh tranh và làm cho nền sản xuất trong nước đã yếu lại ăn phải ớt. Như vậy đầu tư công cần phải chú ý tới việc có hỗ trợ cho sản xuất, việc làm, lợi ích chung trong nước hay không. Quả là không dễ vì cứ hễ có lỗ hổng là 1 nhóm nhỏ hoặc FDI, hàng nhập khẩu tràn ngập ngay.
2.Chủ động hay thụ động
Đa số sẽ nói chủ động có ưu thế hơn, vd như động vật phải tự tìm kiếm, sục sạo, bới móc... để kiếm ăn nhưng có loài như trai ốc cứ há miệng chờ con mồi tự chui vô mồm rồi chỉ làm động tác cuối cùng là ngậm miệng lại. Hay cây nắp ấm cũng vậy...Trong quốc phòng thoạt tiên radar cũng theo cơ chế chủ động phát sóng để phát hiện mục tiêu nhờ nguyên lý phản xạ, giờ lại có thêm loại radar thụ động chuyên nhận biết sóng của các mục tiêu phát tới, nguy hiểm hơn vì khó phát hiện.
Con người cũng vậy, đa số chủ động kiểu tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ hay ông cả ngồi trên sập vàng, cả lo cả nghĩ cả ăn cả làm...nhưng cũng có những người kiểu ngậm miệng ăn tiền, do vị trí công việc của họ mà người nào muốn xong việc, nhanh việc...thì phải đút vô tận mồm cho họ. Hay trong kinh doanh chứng khoán, thay vì toát mồ hôi lựa chọn cổ phiếu abc thì ta có thể nhắm mắt chọn ETF. Thụ động giờ ram pan sang cả nền kinh tế. Kiểu chi mà kinh doanh lo nghĩ đủ 100 phương ngàn kế rốt cục không bằng nằm ôm đất như mẹ Âu cơ ấp bọc trứng vậy.
Trung thành vs trung thực
Hình như văn hóa Á đông đề cao trung thành, trung liệt chứ ít nhắc tới trung thực thì phải. Trong khi đó trung thực lại là nền tảng của văn hóa Tây. Có trung thực mới tin nhau được, mới khám phá được có phải không nhỉ?
Trách nhiệm của đào tạo
Sáng mới coi trên Nat. Geo. chương trình điều tra nguyên nhân A330 bị rớt do gãy cánh đuôi đứng. Test bị gãy ở 100T, gấp đôi so với thiết kế. Cuối cùng làm rõ nguyên nhân do phi công lái cánh đuôi sang trái và sang phải 10 độ 3 lần liên tiếp ở tốc độ bay 400 km/h. Ác thay đây là điều pilot được huấn luyện khi tránh nhiễu động không khí. Các bác còn nói đào tạo là chẳng chịu trách nhiệm chính nữa không?
1. Ảo tưởng
Hầu như ai cũng ảo tưởng. Khi trưởng thành thì bớt ảo tưởng.
Trai ảo tưởng mình tài
Gái ảo tưởng về sắc
Giòng tộc ảo tưởng về nguồn gốc bề thế
Quốc gia ảo tưởng về lịch sử văn hiến nhiều ngàn năm...
18 đời mang tính ước lệ vì cộng lại là 9 nút chớ có phải mỗi đời đến hơn 150năm đâu. Các cụ xưa mà giỏi toán thế thì con cháu đã khác.
Tiểu phú do cần
Đại phú do thiên
Tĩnh trí do thiền
An nhiên do thiện
Đạo đức do thiến,
Húng chó do thiển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét