Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

Khi đại gia tiến ra biển

 3. Chân đi vừa giày 

 Là tên thuyết mới nhất của lãnh tụ TQ Tập CT. TQ có truyền thống mỗi LĐ có 1 thuyết đàng hoàng. Thuyết chân đi vừa giày ngụ ý rằng anh đi giày anh, tôi đi giày tôi, miễn thấy vừa chân không rộng quá, không kích là tốt, là phù hợp. Nhiều người bảo thế còn gọt chân cho vừa giày, anh vừa tôi không vừa...nhiều ý kiến. 

 Để hiểu rõ ý của Tập CT cần đọc lại lịch sử TQ. Đó là người TQ đi giày vải chớ không đi giày da như Tây. Em mặc áo hoa, em đi hài gấm. Các cô gái TQ trước khi về nhà chồng đều khâu giày vải để mang về nhà chồng. Nhìn giày cô khâu sẽ biết có khéo tay, có giàu có, chăm làm hay không. Nghèo thì giày vải xấu, vải vụn. Giàu thì vải lụa, gấm đính cườm, đá quí... 

Hai là người TQ hễ sang giàu là con gái phải ép bàn chân cho thiệt nhỏ kiểu tam thốn kim liên. Cô gái có bàn chân nhỏ mới là đẹp hoàn mỹ. Bàn chân nhỏ tới mức đi chớ không chạy được, đi xa phải có người dìu. Trên giường chồng thay vì sờ vô bộ phận khác thì sẽ ngắm vuốt bàn chân. Tới đây ta đã rõ hơn về thuyết chân đi vừa giày. Bàn chân nhỏ thế do bị ép thì phải gồ lên và giày vải mới dễ dàng co giãn. Cầu thủ bóng đá TQ dù 1 tỷ rưỡi dân cũng đá rất ẹ vì họ phải mang giày da trong khi gen đi giày vải mấy ngàn năm rồi. 

 Vậy dân VN có truyền thống đi giày gì? Vải hay da? Bộ đội vẫn đi giày vải là chính. Thực ra dân VN có truyền thống đi chân đất nên bàn chân to, ngón cái choãi rất linh hoạt. Từ ngày đi giày mới trở nên khuôn mẫu giáo điều vì chưa quen.

2. Ăn chơi hưởng lạc 

Có 1 câu xưa nay nghe riết coi như mặc định là: sau khi thắng giặc ngoại xâm thì vua quan ăn chơi hưởng lạc. Sáng nay 1 bạn mới nhắc vua VN có công trình đền đài gì to lớn đâu. 

 Nghĩ lại mới thấy từ thời tiền Lê thì cứ sau khi chống được giặc ngoại xâm là các cụ lại cất quân đánh nhau với Chiêm thành...để mở rộng bờ cõi nên thực ra là huy động sức người sức của vô đó chớ ăn chơi hưởng lạc vậy thì cũng ở mức thấp thôi. Chả trách bây giờ con cháu mê đất đai đến lạ lùng. Đất kia lời lạ lời lùng 

Mua đi bán lại lời 3,4 lần

1. Khi đại gia ra biển



Các đại gia có 2 lối làm giàu chính là làm giàu theo truyền thống văn minh nông nghiệp và làm giàu theo kiểu công nghiệp. 

Làm giàu theo kiểu nông nghiệp là mở rộng đế chế của mình trên mặt đất. Khởi đi từ đất đô thị, đất nông nghiệp rồi lên núi kiếm đất rừng, xuống biển kiếm đất xây BĐS nghỉ dưỡng, xây khu công nghiệp sát biển, cầu cảng, kho bãi... Làm giàu theo kiểu công nghiệp là làm giàu theo chiều cao, cũng miếng đất đấy mà xây cao ốc chả hạn, rồi chế tạo, sản xuất, bí quyết công nghệ, knowhow... 

Ở VN cho đến nay thì làm giàu theo chiều ngang đang trên đỉnh nhưng từ khi có Covid thì làm giàu theo chiều cao trỗi dậy, hi vọng sẽ xây nhà cao cao mãi nhưng đừng không lên được phải bắc cầu thang như lời bài hát nổi tiếng 1 thời. Bài hôm nay sẽ tập trung vào chủ đề khi đại gia tiến ra biển để thể hiện khí thế của 50 người con theo Lạc long quân có thể làm được những gì? 

Khi đại gia ra biển (2) 

Bắt đầu hành trạng của 50 người con xuống biển thì phải kể Mai an tiêm là ông thứ nhứt. Ra biển, kiếm lấy hòn đảo, trồng trọt, sinh con đẻ cái khẳng định chủ quyền. Không có tài liệu nào chép lại là MAT đã cư ngụ ở đảo nào. Phỏng đoán xa thì tới TS-HS, gần thì Phú quốc, Côn đảo. Làm ra sản phẩm mới dưa hấu thả xuống nước gọi là tận dụng dòng chảy tự nhiên đưa vô bờ thì không là khu chế xuất thì là cái khu chi? Giờ các đại gia cũng ra đảo gần gần như Cát hải, Hòn tre, Côn đảo, Phú quốc tranh thủ làm BĐS nghỉ dưỡng thả sóng BĐS thu tiền theo cơn sóng mấy hồi, nhiều người còn ra tận Côn đảo thả lời cầu về đất liền mong thăng quan phát tài. 

 Vậy từ ông tổ MAT đã khai sinh ra ngành BĐS nghỉ dưỡng thuộc chuỗi đảo thứ nhất của VN. Con cháu còn phát huy, sáng tạo copy được nhiều thứ hay ho như làm đường ra đảo, cáp treo, safari, casino, khách sạn resort đa sao....có thể kể tên sơ sơ từ chúa đảo Tuần châu Đào Hòng Tuyển, FLC, Vin....đông đảo.

Khi đại gia tiến ra biển (3) 

Truyện 50 anh hùng ôm phản lao ra biển 

Sau Mai an tiêm là 9 anh hùng làm nghề đánh cá. Tại sao lại co những 9 người thì thứ nhất đánh cá là nghề đàn ông đi biển có chúng có bạn và thứ 2 là làm nghề đánh cá được xếp hàng đầu trong ngư tiều canh độc. Ai biết bắt cá, đánh cá là người có cơ mưu đởm lược. Thời Lý suy thì nhà Trần vốn là dân chài, con cái đều mang tên loài cá cả và có tục xăm người để khi lặn xuống gỡ lưới thì hà bá phải nể. Như vậy, lên ngôi cửu ngũ từ nghề đánh cá đâu phải chuyện chơi. 

Sau này dân VN vẫn làm nghề đánh cá nhưng đi loanh quanh gần bờ, không đi xa. Tới năm 79 khi người Hoa về nước thì Hải phòng gần như không còn người làm nghề đánh cá. Từ năm 1995 thì đổi khác, dân VN theo nghề cá ngày càng đông và sản lượng đánh cá tăng vòn vọt. Muốn tăng sản lượng thì ngư trường phải mở rộng trong khi vùng TSHS bị TQ hạn chế, đi xuống dưới lại bị chồng lấn với các nước như Thái, Inđo, Mã lai....chứng tỏ ngoài khai thác đã tới ngưỡng thì phải tăng cường nuôi trồng. 

Những bè cá ở vịnh Hạ long, Lan hạ, Cam ranh...cùng với nuôi trồng khai thác rong biển....việc nào cũng cần nhân lực. Từ trước tới nay các đại gia Thủy hải sản vẫn chủ yếu như tôm Minh phú, cá ba sa Agifish, Vĩnh hoàn...là những sản phẩm nước ngọt, nước lợ. Còn đại gia cá biển, tảo biển là ai? Hi vọng việc nuôi trồng sẽ xử lý được việc ô nhiễm ví dụ như nuôi trong lồng kín đạt tiêu chuẩn môi trường chớ không phải lồng hở thoát nước tự nhiên thế là thức ăn, thuốc kháng sinh, phân cá...cứ tự nhiên hòa tan vào nguồn nước.

Khi đại gia Việt tiến ra biển (4) 

Thương cảng 

Nói tới thương cảng trước vì truyền thống người VN thường thụ động, chờ nhà buôn nước ngoài tới thu thuế, mua bán hàng hóa. Dân mình chỉ gom hàng sẵn để trong kho để bán cho họ. VN có những thương cảng xưa nổi tiếng là Vân đồn, Phố hiến, Hội an, Thị nại trong đó nổi tiếng nhất là Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố hiến. Hoạt động sầm uất tới nỗi vua Lê lấy cả con gái của sếp công ty Đông Ấn Hà lan. Tuy nhiên qui mô thì Phố hiến chỉ bằng quãng 1/3 Hội an. Giờ Hội an trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Vậy sau các thương cảng này sao lại không hoạt động? 1 phần vì chính sách bế quan tỏa cảng, nhưng phần lớn do bị sa bồi trở nên cạn tàu bè không vào được. 

Tới thời Pháp thì cảng Hải phòng, Sài gòn đều là cảng biển trên sông nên chuyện sa bồi là không tránh khỏi đặc biệt cảng HP. Miền tây thì Định an, Trần đề khó khăn nhất cũng là sa bồi. Sau hàng trăm năm hoạt động thì giờ đây 2 cảng này cũng phải tịnh tiến ra biển để duy trì vị trí Hub của mình như HP thì ra Lạch huyện, CSG thì ra Hiệp phước (thực ra là phải ra Sao mai Bến đình mới đúng). Chuyện thế nào là 1 Hub thì người Pháp làm ở HP, SG qui mô nhỏ quá nên người VN chưa học được bài nên nhiều người cứ hiu hiu tự đắc ngày xưa Hòn ngọc Viễn đông còn hơn Singapore. 

Về thuế khóa thì Lê Quí Đôn ghi rõ ràng mức thuế trong đó thuế nhẹ hơn cho tàu từ TQ (tham khảo Vụn sử kinh tế Việt) và quan lên kiểm tàu thì rất khụng khiệng và hay xin cái này cái kia rồi hay thay đổi quyết định...có vẻ truyền thống đó ngày nay còn vững mạnh ha.

Khi đại gia tiến ra biển (5)

Hub  

Hub là nơi tập trung hàng hóa trước khi được phân phối đi nơi khác. Hub thường có đầu mối giao thông sông biển sắt bộ hàng không kho bãi. Đi kèm với nó là nhân lực có kỹ năng, dịch vụ tài chính, viễn thông, internet... Thời xưa VN có phố Hiến, Hội an là hub kiểu cổ. Thời Pháp là HP, SG. Sang thời Mỹ để phục vụ chiến tranh thì hub gồm cảng SG, phi cảng TSN, BH và tổng kho Long bình, Tuy hạ. 

 Tới nay VN phía bắc có hub HP, sân bay Nội bài và đặc khu Vân đồn. Miền trung có Dung quất nên giờ Đà nẵng vội vàng muốn làm trung tâm tài chính để dịch vụ cho hub đó chớ những món khác cạnh tranh đâu lại. Nhớ hồi làm lọc dầu Dung quất có bao ý kiến phản đối mà giờ đây nó lại là 1 hub cho miền trung. Chứng tỏ chả ai biết trước được tương lai. 

 Hub cho miền nam hóa ra lại khó khăn hơn vì cảng phải dời ra biển, và sân bay Long thành phải xây mới vì thế. Không dời thì không được mà dời là chi phí và thời gian. SG cũng giống Đà nẵng, bắt buộc phải gồng lên làm trung tâm tài chính quốc tế-1 việc đòi hỏi phải thay đổi đến 80% tư duy và thể chế.

Khi đại gia tiến ra biển (6) 

Vận chuyển 

 Cuộc vận chuyển đầu tiên được ghi danh là khi Lý công uẩn cưỡi thuyền rời Hoa lư núi non về Đại la thành thấy rồng bay bèn đổi tên Thăng long trở thành thủ đô hơn ngàn năm nay. Cũng trong thời Lý thì Lý thường kiệt cũng đánh Khâm châu bằng đường biển. VN và Chăm dùng thuyền vận chuyển quân lính đánh nhau từ thời Tiền Lê,Lý Trần tới hậu Lê. Nhà Nguyễn nam tiến, Tây sơn đánh quân Thanh cũng chuyển quân bằng đường biển ...nói chung người việt dùng thuyền ven bờ rất phổ biến. Ngày nay vận chuyển bắc nam bằng đường biển thì đội tàu nội địa cũng đảm nhận 100% trong khi đi quốc tế 7%. 

Trong chiến tranh chống Mỹ thì tàu không số nhồi thuốc nổ, trước khi đi làm lễ truy điệu sống cũng chuyển vũ khí vào nam. CIA giỏi ở đâu không biết chớ vũ khí, trang bị, người qua tàu LX TQ cập cảng cpc cung cấp đến 70%. Khi phát hiện ra thì đã trễ. Sau 75 có tàu biển Thống nhất chạy 3 ngày 2 đêm tới Nhà rồng. Tôi đi toàn phải nhờ bác Dương Phương Vinaship mua vé giúp. Đi tàu biển thì dễ say sóng nhưng sẽ có 1 trải nghiệm nhìn thấy quận 1 từ phía cảng, những năm ấy thì SG phải trước HN, HP 30năm là ít. Tàu Thống nhất cũng chuyển quân từ nam ra bắc năm 79, sau này Vinashin nhớ quá khứ hào hùng mới mua tàu Hoa sen tương tự. Thế nào mà tàu bị vá bụng, từ đấy Vinashin lủng bụng. Trước tàu chạy bắc nam khan hiếm phải xin phép bộ gtvt nên mới có chuyện thư ký ăn dày. Sau 1 thời gian phá dỡ tàu cũ thì các dntn Thái bình, HP...phát hiện ra đóng tàu chạy bắc nam dễ òm và cả nhà, cả họ làm thuyền viên, lên tàu ốp gỗ lịch sự như ở nhà. Nói tới vận chuyển thì phải có logistic, nghe rất tây nhưng từ xưa hệ thống chành cũng đã làm hàng trăm năm, chỉ tiếc thời bao cấp phá hết trơn giờ mới loay hoay tái phát minh, tái ứng dụng. Cái hơn là chành lúi xùi còn logistic thì chơi golf.

Khi đại gia tiến ra biển (7) 

Hải chiến 

Trong lịch sử của mình thì VN thường đánh trận trên sông, đường biển chỉ là nơi chuyển quân. Trận đánh lớn nhất có thể coi là hải chiến là giữa Tây sơn và Nguyễn Ánh ở Thị nại- 1 trận quyết chiến chiến lược còn ý nghĩa hơn trận Xích bích trong Tam quốc diễn nghĩa vì sau trận này tây sơn thua hẳn. 

Trận đánh đáng nhớ đầu tiên là Trần Khánh Dư đánh thắng quân tiếp vận Trương văn Hổ tại hạ long làm quân Nguyên Mông thiếu lương phải rút chạy. Bẵng đi thời gian lâu thì hải quân Tây sơn, nhà Nguyễn đánh thắng tàu tây của Đông Ấn Hà lan, tất nhiên là dùng phương pháp cặp mạn nhảy sang chém giết rồi phóng hỏa đốt thuyền. Sau đến thời vua Thiệu trị khi vua đang duyệt binh trên biển thì tụi cướp biển cắc cớ chạy tới bắn chìm mấy tàu Việt, mặc cho vua tức giận thì quan quân VN bó tay trơ mắt để chúng chạy mất. 

Như vậy từ thời Gia long tới thời Thiệu trị hải quân đã không theo kịp thời đại. Thời chống Mỹ hải quân VN đánh 2 trận thì bị thiệt hại nặng cả 2 do VN tàu phóng lôi bé xíu đánh với khu trục hạm có cả máy bay yểm trợ, thua là dễ hiểu. Trận hải chiến Hoàng sa giữa hải quân VNCH và TQ dù lực lượng nhỉnh hơn nhưng hải quân VNCH nhanh chóng thua sau chừng hơn 3 phút đấu pháo. Trận Gạc ma thì không phải là hải chiến mà là bên TQ bắn. Nói vậy để thấy hải chiến là không dễ dàng, rất khó áp dụng chiến tranh du kích. 

Sau Iran phát triển chiến thuật bầy sói dùng nhiều tàu nhỏ để chống tàu chiến Mỹ. Về việc này VN đi trước xa về chiến thuật như tướng Phạm tuân từng nói mình đóng tàu nhỏ bắn tên lửa xong núp trong đảo để chống tàu chiếm Mỹ. Tuy nhiên đó là tình huống cực đoan. Thực tế xảy ra là kiểu vùng xám trong đó các tàu đâm va, húc đẩy và dùng vòi rồng đấu nhau. VN toàn tàu nhỏ thì kết quả thế nào là biết trước.

Khi đại gia tiến ra biển (8) 

Hải tặc 

Các nước có bờ biển dài thì hay có hải tặc quấy nhiễu như cướp biển Viking lừng danh còn TQ từ cuối thời nhà Minh, nhà Thanh bị hải tặc hoành hành dữ đến mức phải cấm biển, 1 kiểu bế quan tỏa cảng chỉ cho tàu nước ngoài ra vô buôn bán ở mấy cửa khẩu chính. 

 Sở dĩ cướp biển khó đối phó vì chúng đi thuyền rất cơ động, thấy làng nào sơ hở là đổ bộ xuống cướp của, bắt cóc...rồi chạy khi quan quân tới thì đã mất tăm mất tích. Thời Tây sơn Nguyễn Huệ dùng cướp biển rất nhiều và phong tướng là đô đốc kể cả khi đánh trên bộ. Nhũng tướng như Lý tài, vợ chồng Trịnh nhất tẩu nữ hoàng cướp biển từ Quảng đông tới đều có thời vẫy vùng dưới trướng Tây sơn. Khi Nguyễn Ánh thắng, ông đã quét diệt cướp biển nên cướp biển giảm nhiều. 

Tuy vậy hải tặc vẫn là vấn nạn thời nhà Nguyễn như khởi nghĩa quận He Nguyễn hữu cầu ở Đồ sơn và trong luận trình việc có nên mở thêm cảng cho nước ngoài vào buôn bán, phát triển đội tàu buôn VN thì ý kiến chống đối, cân nhắc lợi hại rất nhiều, cuối cùng quyết không làm vì sợ nạn hải tặc, quan quân trừ không nổi. Không phát triển được thì phải hạn chế và còn có thêm 2 nguyên nhân làm nhà Nguyễn quyết định bế quan tỏa cảng làm suy yếu hẳn ngành đường biển VN là: 

- Học TQ, họ bế thì mình tỏa 

- Khởi nghĩa Thái bình thiên quốc và VN thì giáo sỹ vô truyền đạo chủ yếu vào theo tàu tây nên nhà Nguyễn cấm đạo phòng trừ từ trong trứng nước. Như vậy, giảm được nạn hải tặc thì vận tải ven biển cũng suy yếu tương ứng. 

Sau 75 những người vượt biển bằng thuyền (thuyền nhân) cũng hay bị nạn cướp biển từ những nước xung quanh làm cho khốn đốn, sợ hãi. Hải tặc ở vùng biển VN giờ rất ít nhưng nạn buôn lậu, vd xăng dầu trên biển thì lại coi mòi gia tăng.

Khi đại gia tiến ra biển (9) 

Đóng tàu 

Bài này viết là khó khăn nhất nên trước tiên xin kể 1 chuyện vui: bà mẹ ở quê nghe tin con học lớp võ tàu thì la hét thất thanh. Ối con tôi, ở nhà thì chỉ biết ăn với học thi mãi mới vô được ĐH mà học gì không học lại đi học võ tàu. Con không biết 3 năm võ tàu không bằng 1 chầu củ đậu à. 

VN có truyền thống đi biển lâu đời, ngày xưa các cụ đã từng đóng bè mảng vượt biển rồi chế ra xiếm là công cụ giúp thuyền chạy ngược gió rất tiên tiến so với thời bấy giờ. Hồi nhỏ tôi vẫn thấy thuyền buồm cánh dơi chạy trong vịnh Lan hạ, Hạ long rồi sau 75 thấy ghe bầu buồm tứ giác chạy nhưng sau vắng dần. Hôm nọ mở cuốn lịch sử tàu thuyền bằng hình ảnh các tàu thuyền đặc trưng thì VN được giới thiệu mỗi con thuyền thúng. Vậy là cánh dơi có vẻ giống TQ còn ghe bầu giống Mã lai không đủ đặc trưng Việt hay sao? 

Với kết cấu vỏ thuyền được ghép bằng các thanh gỗ cột với nhau bằng dây thì tải trọng có thể lên tới 150T an toàn cho công cuộc nam tiến. Lối kết cấu mềm này khác hẳn lối kết cấu cứng châu Âu. Tuy vậy trình cũng chỉ là đóng thuyền chạy ven bờ. Thời chúa Nguyễn có thuyền buôn Nhật bị nạn, thủy thủ đoàn được cứu và chúa hứa sẽ đóng thuyền giúp họ trở về nhà nhưng thợ cứ loay hoay làm mãi không được. 

Thời Tây sơn và Nguyễn Ánh thì khả năng đóng tàu thuyền lên đỉnh cao, có tàu gắn đến 32 đại bác đánh nhau ì xèo và từng thắng tàu Tây. Nguyễn Ánh từng tháo tung tàu Bồ đào nha và nghiên cứu đóng lại y hệt, rồi tàu bọc đồng do thủy thủ Tây lái ...tới thời Minh mạng thì khả năng đóng được cả tàu máy hơi nước. Kỹ năng này chỉ sau phương Tây chừng mười mấy năm và nước bên cạnh như Thái lan mới đang tìm hiểu về khái niệm. Như vậy ta thấy tới giai đoạn này VN vẫn làm chủ được về vật liệu đóng tàu, nhân lực còn thiết kế vậy là bắt đầu copy của Tây. Sau khi Minh mạng chết thì nhà Nguyễn đa phần đi mua và được Pháp tặng chớ không thấy tự đóng nữa cho thấy trình độ đóng tàu bắt đầu không theo kịp, chất lượng đóng tàu, điều khiển, bảo trì sửa chữa đều không theo kịp yêu cầu của tàu máy. 

Câu chuyện này na ná chuyện chế tạo súng không giật SKZ thời chống Pháp của 2 nhóm ở Việt bắc và Nam bộ. Đã chế tạo thành công, đưa vào trang bị, đánh trận thu kết quả tốt nhưng từ sau năm 50 thì TQ viện trợ trang bị vũ khí nên việc tự chế tạo kết thúc. 

Thời thuộc Pháp thì ngành đóng tàu thuyền VN theo 2 hướng rõ rệt là truyền thống do nhân dân đóng và chính qui theo lối của người Pháp. Ở miền bắc thì Bạch Thái Bưởi thuê kỹ sư Pháp về đóng tàu 600T ở Bạch đằng HP. Ở miền nam Pháp đầu tư lớn vào Ba son SG 1922 đóng được tàu 3000T. Như vậy về năng lực công nhân là tốt, chỉ phụ thuộc vào trang thiết bị mua và tây thiết kế. Ông Ngô văn năm giờ có tên đường 1 thời đứng đầu ngành đóng tàu VNDCCH cũng xuất thân là họa viên Ba son. 

 Sau 54 miền bắc theo phe xhcn ngành đóng tàu có 3 trường phái chính là TQ, LX và Ba lan với sản phẩm là tàu hơi nước 20 tháng 7 trọng tải 1.000T do chuyên gia TQ hướng dẫn và thiết kế mẫu tàu không số rồi TQ sản xuất, sau TQ dựa vô làm tàu Giải phóng 200T sau 75 đậu đầy khúc bến bính, có tàu móp cả đuôi do đi đóng phim. 

Miền nam gia nhập vào mạng lưới kinh tế thị trường quốc tế nên thiên về sửa chữa tàu, tất nhiên là trang thiết bị và con người đạt chuẩn. Thời sau 75 bao cấp và bị cấm vận coi như không tính. 

 Sau đổi mới thì ngành đóng tàu truyền thống và chính qui đều trỗi dậy. Truyền thống đóng tàu vỏ gỗ, sà lan, phá dỡ tàu cũ rồi tiến lên đóng tàu vận tải, du thuyền...các loại do chi phí nhân công thấp, đất bờ sông chưa bị yêu cầu sổ đỏ và tiêu chuẩn môi trường nên dọc bờ sông các tỉnh Thái bình, HP....xưởng đóng tàu la liệt từ bắc tới nam chừng 200 trong đó được cấp phép hơn 150. 

Ngành đóng tàu chính qui theo cơ cấu kiểu xhcn được phân ngành. Ngành nào đóng tàu ngành đó: đánh cá, quân đội, công an, gtvt...như bó đũa, đã yếu lại không phối hợp. Với truyền thống xem trọng thiết kế và tư duy tự cung tự cấp thì thích đóng tàu pha sông biển, LASH, tàu hàng khô truyền thống là dễ hiểu. Tới 88 trong trường đhhh mới nói sơ sài về container ưu điểm khóa lại chuyển gạo ra bắc tránh được mất cắp...tất nhiên ấu trĩ nhỏ rồi qua nhanh để bước vào cái khác. 

 Các nước như Nhật, HQ bắt đầu muốn chuyển dịch ngành đóng tàu ô nhiễm lãi thấp, lãnh đạo muốn học mô hình chaebol làm quả đấm thép, tình hình biển đông...là quyết định đẩy mạnh phát triển ngành đóng tàu VN bằng quyết định thành lập Vinashin và trường phái đóng tàu Ba lan thắng thế. Sau cú đại nhảy vọt thất bại thì mới hiểu VN chưa có hệ sinh thái cn phụ trợ chế tạo, luyện kim... để tạo nên công nghiệp đóng tàu độc lập theo kiểu Ba lan được. 

Chỉ có ước mơ cùng vốn, đất và kỹ năng nửa mùa là chưa đủ. Việc phá bỏ Ba son như cây đinh đóng lên kết thúc sự nóng vội chủ quan duy ý chí. Giờ ngành đóng tàu chính qui cũng phải chấp nhận bước từng bước một, phụ thuộc vào chuyển giao công nghệ và đầu tư của Nhật bản, Hàn quốc. Nếu nắm được cơ hội này và khai thác khéo léo thì tương lai là sáng sủa.

Khi đại gia tiến ra biển (10) 

Năng lượng 

 Cuối 74 Mỹ phát hiện dầu khí ở miền nam. Sau 75 VN cùng LX thăm dò lại. Miền bắc thì khoan ở Thái bình được mỏ khí nhỏ xíu nên dồn toàn lực xuống Vũng tàu. Khoan tới khoan lui theo bản đồ Mỹ mà không thấy dầu. Quyết định khoan cú chót rồi rút. May mắn là anh trực khoan ngủ quên nên khoan lố qua tầng đá cứng mà theo lý thuyết LX là không có dầu. 

 Sáng mai ngủ dậy dụi mắt, thành công rồi và ngành dầu khí VN khai sinh. Sự tìm kiếm khó khăn thế chớ không phải như ông nhà thơ hát Vũng tàu nằm giữa 2 hòn, chỉ khoan 1 cái là dầu phọt ra đâu. Dầu khí nhanh chóng trở thành 1 đế chế và người VN hiểu rằng biển ngoài cá, đảo thì còn vàng đen. Dầu khí lớn như Phù đổng, sếp ngành còn vô cả bct lừng lẫy 1 thời. 

 Khi giá dầu xuống thì lại may phát hiện mỏ khí. Rồi tìm kiếm khai mỏ khó khăn lại thấy tiềm năng băng cháy, đất hiếm dưới lòng biển. Chỉ mong mỏ nằm cách xa xa cái đường lưỡi bò 1 chút cho thuận lợi làm ăn, có khi chỉ thụt vào khoảng 3 hải lý là VN thay đổi hẳn. 

 Ngoài dầu khí thì năng lượng tái tạo cũng là 1 thế mạnh, giờ đây dọc bờ biển trang trại điện gió, điện mặt trời la liệt. Nhiều như thế thì điện gió cũng phải tiến ra biển chớ đất đâu cho xuể. Ngành năng lượng vậy là đã sinh ra và là cuộc chơi của biết bao đại gia VN.

Khi đại gia tiến ra biển (11) 

Du lịch 

 Nói tới du lịch là nhớ tới hình ảnh du thuyền kiểu ngủ đêm trên vịnh Hạ long, rất sáng tạo kiểu VN. Từ đây cũng thấy người làm du lịch khéo khai thác tính thích tĩnh của người việt. Dân VN đi du lịch vẫn giữ tính đi nhanh nhanh hẳn, nghỉ nghỉ hẳn nên các tàu du lịch chủ yếu làm việc chở khách chớ chưa thấy những con tàu du lịch chạy dọc bờ biển hay đi 4 biển kiểu tây. Đúng là ta nghỉ ngơi cũng vất vả. Các môn thể thao dưới nước như thuyền buồm, lướt ván, lặn biển...còn ít người tham gia và chưa thấy đại gia nào đầu tư hoành tráng (có Marina?). Nói tới lặn biển là nói tới san hô. Mà nói tới san hô là lại là câu chuyện môi trường, bảo vệ tài nguyên biển. Cứ nhìn tam giác dạ thuyền, bè cá, rác nổi ở Hạ long và các nơi khác là biết khó khăn

Chỉ số GDP/km bờ biển 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét