Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Kinh tế và Covid

 Kinh tế và Covid 

Trong thời đại dịch khó khăn nhất là duy trì sản xuất, chuỗi cung ứng, sinh hoạt mà vẫn giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm. Dưới đây là 1 số phương pháp đã áp dụng:

- 3 tại chỗ: thoạt nhìn dễ nhưng lại khó và chi phí cao. Khó khăn nhất là cơ sở hạ tầng rất khó đáp ứng được 5k, có chỗ rộng rãi nhưng wc lại ít. Chưa kể đảo lộn cuộc sống của người lao động. 

- Bong bóng xanh: thiết kế theo chuỗi công việc và chỉ người trong chuỗi tiếp xúc với nhau nên dễ truy vết và hạn chế lây nhiễm. Vd công ty chia nhân viên làm 3 nhóm. Mỗi nhóm lại chia ra các tổ theo chức năng để giảm tối đa tiếp xúc bên ngoài, thế vận hội Tokyo vừa rồi vận hành theo phương pháp này và được đánh giá là ok.

- Hành lang cát: Thái lan phụ thuộc nhiều vào du lịch nên thí điểm cho du khách đã chích vacxin tới khu du lịch và nghỉ dưỡng trong khu vực đó với số nhân viên nhất định cũng đã chích ngừa. 

- Cửa khẩu Tân thanh: lái xe VN tới biên giới sẽ chuyển xe cho lái xe TQ và nhận lại xe khi giao hàng xong. Ưu điểm phân theo địa giới hành chính, dễ kiểm soát, kiểu chạy tiếp sức nhỉ. 

1 kết quả 2 cách làm 

Kinh tế thị trường phát sinh chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng và thường thì 2 giới sẽ mây tầng nào biết tầng ấy. 

Ở Mỹ xuất hiện nhiều tỷ phú tự nguyện hiến phần lớn tài sản của mình cho từ thiện người ta gọi là hằng sản hằng tâm. 

TQ cũng tới lúc bước vào giai đoạn đó khi Tập CT kêu gọi giới nhà giàu chi trả bớt 1 phần cho xã hội. Khi CT Tập đã nói thì 1 phong trào sẽ nổi lên thôi.

Và cuối cùng ta thấy sự khác biệt trong vận hành giữa  bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình khi hướng tới 1 mục tiêu.

Thử sai 

Hết quota rồi nhưng bực mấy con chuột quá nên viết tiếp. 

Số là nhà dạo này tích trữ rau củ quả nhiều, thế là có con chuột cứ mò khắp bếp cắn chuối, khoai,...đái ỉa hôi rình mà mình không làm sao trị nó được, từ bẫy lồng, bẫy dính, bả đặt đủ nơi mà nó vẫn nhơn nhơn. Như vậy về mặt khoa học là mình đang làm phép thử sai đây.

Các cụ ngày xưa hóa ra đặt chức thái sư chính là thử sai đây.

Bên TQ có chuyện thời Trần bình cùng làm tể tướng với 1 ông tôi quên mất tên.

Vua mới hỏi tể tướng là làm cái chi bay? Ông kia ngậm hột thị còn Trần bình trả lời vua nghe sướng không khép được mồm. 

Ra về ông kia trách sao biết mà không nói tôi. Nhưng kể ra ổng cũng quốc sỹ nên từ chức chớ không cố cuốc xỉ.

Con trai đi đâu cả rồi?

Trước tôi hay nghe các bà mẹ ru rồi lớn chút được nhắc: 

Làm trai cho đáng nên trai 

Xuống đông đông tĩnh, qua đoài đoài yên. 

Giờ các anh con trai ấy đâu cả rồi hay do phụ nữ không ru câu ấy nữa hay họ để các anh nghe thành chai. 

Làm chai cho hết 1 chai 

Buồn nào cũng bỏ nợ nào cũng quen

3 hang thỏ và 3 chuỗi cung ứng 

Người TQ có thuyết con thỏ đẻ nhanh, chịu làm, lo xa có 1 hang cho hiện tại, 1 hang dự phòng và 1 hang cho tương lai. Giống như người việt có nhà ở quê, nhà ở phố và nhà ở tây.

Kinh tế toàn cầu hóa xuất hiện chuỗi sản xuất, cung ứng tòan cầu nhằm tối ưu hóa chi phí và người Nhật bản còn có JIT nhằm đưa lưu kho về không. 

Nhưng làm quá như vậy lại phạm vào nguyên tắc cũng rất quan trọng là không bỏ trứng vào 1 giỏ. Cạnh tranh, trả đũa thương mại và đặc biệt là đại dịch Covid đã làm các nhà hoạch định áp dụng lại thuyết 3 hang thỏ. Từ nay chuỗi cung ứng sản xuất sẽ chia 3 và mọi người tin chắc rằng hang thứ 3 sẽ ở VN rất nhiều. VN có phải là người được chọn không còn đang trải qua đợt thử thách dịch bệnh này.

Thập kỷ mất mát 

Dạo Mỹ TQ bắt đầu thương chiến, nhiều người cảnh báo về 1 thập kỷ mất mát do trâu bò húc nhau này. Mọi sự đang giằng dai thì Covid xuất hiện và viễn cảnh càng rõ ràng hơn. 

Từ đây TQ và Mỹ bước vào cuộc chống virus. Thoạt tiên thì TQ có vẻ có ưu thế nhưng từ khi có vacxin thì Mỹ quay lại với thực lực hùng mạnh của mình. Tình thế có vẻ giống cuộc đấu giữa Nhật bản và Mỹ thời thế chiến 2 với điểm bùng phát Trân châu cảng. 

Và giờ chúng ta có thể quan sát cuộc đấu qua bản đồ vacxin mà 2 bên phân phối trên thế giới.

Tình báo y tế 

Nghe tình báo thì có vẻ to tát chớ thực ra 95% thông tin lấy từ các nguồn công khai.

Việc thu thập, phân tích thông tin có cái lợi là biết xung quanh họ làm gì, hay thì học hỏi copy, ẹ thì né rút kinh nghiệm...Tất nhiên muốn làm tốt thì phải có nghề phân tích và tinh tế. 

Các doanh nghiệp tầm trung trở lên là có bộ phận này rồi, các tổ chức ban ngành cũng thế. 

Với tình hình dịch bệnh như thế này thì tình báo y tế là cần thiết. Vd chỉ cần theo dõi mấy nước quanh ta là mình sẽ có cái nhìn thực tế hơn vì khác người thực ra là quá khó và quá ít.

Thói quen của các đại cường 

Họ có thói quen khi lên đỉnh sức mạnh thì trở nên  thích biệt lập, với 1 vùng đệm là các nước lân bang, biển nhà. Cũng  giống như kiểu người VN thành đạt muốn ở trong miếng đất rộng, vườn cây ao cá, xung quanh là nhà họ hàng hoặc người làm, người chịu ơn...nghèo và nhỏ hơn nhận sự giúp đỡ của mình. Vd:

- Nga: từ thời sa hoàng đã luôn muốn 1 mình 1 cõi sau khi trở thành đế chế rộng lớn nhất thế giới 

- Mỹ cũng nổi tiếng với chủ nghĩa biệt lập. 2 cuộc thế chiến đầu tiên Mỹ cũng bán vũ khí, cho vay, tới khi đụng chạm trực tiếp mới chịu nhảy vào 

- TQ: khi trở thành đế chế hùng mạnh thì nhà Minh,Thanh bắt đầu bế quan tỏa cảng. Giờ đây Tập CT cũng đã tỏ ý.

Đầu vào đầu ra, đầu nào quan trọng hơn?

Các bạn hẳn là quen thuộc với phân tích đầu vào đầu ra Leontief.

Dùng mô hình này sẽ dễ hình dung vị thế quan hệ giữa VN TQ Mỹ với đầu vào TQ, chế biến đóng gói trung chuyển VN và đầu ra là Mỹ. 

Từng có thơ rằng 

Bà con trí thức chúng ta, đầu vào rau muống đầu ra công trình.


Sự chuyển đổi trạng thái, chuyển thế là khó khăn nhất. Vật càng lớn, tốc độ càng cao thì quán tính càng lớn. Thế mới thấy ngày trước nếu không chạm phải chân tường thì không thể đổi mới được.

Kế hoạch trên xuống như xương sống Thực thi và dưới lên là da thịt tay chân.

Aladin và cây đèn thần là có thật nhỉ. Alacovid vuốt đèn 1 cái là cả thành phố ai cũng chui vô trong nhà sạch. Rồi tổ trưởng dân phố nổi bật hơn cả tổ HV. Thế nhưng hệ sinh thái cung cấp hàng hóa xuất hiện ngay lập tức, chỉ có giá cao và thỉnh thoảng bị mắng té tát như thời mậu dịch viên thôi. Mỹ ngày xưa cấm rượu mới làm xuất hiện 1 lớp mafia hùng mạnh.

Sao kê khó vì sao? 

(Chỉ đề cập đến từ thiện thật, không gian dối). Nếu sao kê ra sẽ thấy chênh lệch thu chi lớn. Vì đơn giản từ thiện là 1 nghề cũng đòi hỏi đủ thứ chi phí như doanh nghiệp. Mà đã chi phí thì chiếm 40% là ít.

Con đường phát triển 

 Cũng hơi giống như có bột rồi phải có men thì mới nở được. 

 Nhật dưới sức ép mở cửa đã thực hiện thoát Á, học hỏi, thuê và làm theo khkt phương Tây. Chẳng bao lâu sau lên hàng cường quốc.

 TQ thời nhà Thanh cũng cố gắng học Tây nhưng chưa đủ. Phải tới khi Nhật xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp ở Mãn châu, đông bắc TQ rồi sau 49 LX tiếp tục hỗ trợ xây dựng CNH tiếp và tới 79 Đặng tiểu bình tiến hành 4 hiện đại hóa thì CNH của TQ thành công, trở thành công xưởng của thế giới.

 Hàn quốc thì Nhật cũng xây dựng csht công nghiệp ở đó, sau 53 thì họ tự nhiên đi vào CNH dưới sự giúp đỡ của Mỹ Nhật, giờ nhờ đi đúng hướng đã có những lĩnh vực cạnh tranh ngang ngửa, thậm chí vượt Nhật. 

 Đài loan cũng có Nhật xây dựng csht công nghiệp, sau 49 tiếp tục CNH dưới sự giúp đỡ của Mỹ Nhật và cũng rất thành công. 

 Còn VN cho tới nay đang tập trung vào thương mại, gia công chế biến xnk. Nếu cứ làm vậy thì rất khó CNH. Cái VN cần là có sự đầu tư nước ngoài vào csht công nghiệp để có thể CNH thành công. Theo bạn ai có đủ tiềm lực, sự thiện chí kiên nhẫn để bỏ ra chừng 30 tỷ usd trong 10năm làm việc men nở này?

LỢI NHUẬN VÀ GIÒNG TIỀN 

 Lợi nhuận là thước đo hiệu quả còn dòng tiền đo khả năng liên tục hoạt động của công ty, quốc gia. Khi bình thường thì ai cũng chỉ nói về lợi nhuận nhưng khi gặp khó khăn hoặc muốn mở rộng thị trường thì lại phải lo tới giòng tiền. 

 Khi đại suy thoái 1929 ở Mỹ kết thúc thì người ta tổng kết chính vì giòng tiền bị thắt chặt nên mới gây hậu quả nặng nề như vậy. Rút kinh nghiệm, tới khủng hoảng nợ dưới chuẩn sau này thì họ làm ngược lại là bơm tiền giúp cho doanh nghiệp sống sót, tới Covid thì ting ting tới tận người dân để giữ vững sức cầu. 

 Quay ra vĩ mô thì mô hình Mỹ hướng tới lợi nhuận còn TQ lại hướng tới giòng tiền. Miễn là giòng tiền còn chạy là nền kinh tế còn ổn. Điều này lại được hỗ trợ bởi thói quen tiêu dùng tiết kiệm của người dân giúp cho thanh khoản dồi dào. Vậy cuộc đấu giữa tấn công Mỹ và phòng thủ TQ chính là cuộc đấu giữa mô hình lợi nhuận và giòng tiền.

BĐS VÀ COVID 

Công ty bđs Evergrand TQ đối mặt với khoản nợ 300 tỷ usd. Các big tech TQ sau chiến lược bẻ lái của Tập CT vốn hóa giảm gần ngàn tỷ usd.... Người chịu rủi ro là ngân hàng, người cho vay, cổ đông, thuế... Giờ đây với Covid mọi thứ bị đình trệ. 

Điều này ảnh hưởng càng mạnh do kinh tế TQ vận hành theo mô hình đảm bảo dòng tiền. Người ta ước tính rằng cứ 1 tháng phong tỏa toàn quốc thì quốc gia sụt giảm 2% GDP. 

 Dòng tiền nguy cơ bị đứt nghẽn gây rối loạn cỗ máy sản xuất TQ nên Tập CT mới ra chiêu cộng đồng phú dụ, người giàu đóng góp nhiều hơn cho xã hội để duy trì dòng tiền. 

MÂY TẦNG NÀO BAY TẦNG ĐÓ 2007, 

khủng hoảng nợ dưới chuẩn nổ ra. TQ cười Mỹ, tưởng anh thế nào, toàn ảo, dựa vào kinh tế ảo để thịnh vượng à. 

 2021, Evergrande, Mỹ lại cười, tưởng chú xây kinh tế thực thế nào, hóa ra là Ponzi bất động sản, còn cái gì Ponzi nữa khai ra đi. 

Cuối cùng khi nước rút thì ai có mặc quần?

Leading indicator? 

Thời gian vừa qua chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch tăng nhờ 1 phần ở tiền trong các kênh đầu tư, chi tiêu khác chảy qua. Khi mọi người tin tưởng dịch bệnh đã giảm và nút sản xuất kinh doanh được bật lên trở lại thì TTCK sẽ là leading indicator cho giai đoạn mới. 

 Theo bạn là bao nhiêu phiên để chỉ số này khẳng định?

Vnindex là phong vũ biểu ngược của mức độ hồi phục nền kinh tế?

Online hay F2F?

 Hồi bình thường vẫn mua online vì tiện, chỉ thanh toán bị bank tính phí hơi cao. Tới dịch thì chuyển sang mua online gần hết. Cũng có lợi là phải lên kế hoạch, lùng hàng...đủ kiểu. 

Vd mua lương thực thực phẩm theo công thức 2 tuần tươi sống + 2 tuần đồ khô + 1tuần đồ hộp. Hàng về là mất cả ngày phân loại, cất trữ. Tủ lạnh bao giờ cũng đầy nghẹt. Nhưng phụ thuộc thế nên giờ phí ship cao mà hay trễ, họ nói do khó thông chốt. 

 Mới nhớ thời mua đồ trực tiếp F2F, tiện là ghé mua, cô bán hàng trẻ và nói ngọt nữa thì càng thích, mua xong mang về xài liền, khỏi chờ đợi kiểu thứ 2 gọi anh ơi chiều hoặc mai e giao nha mà tới thứ 4 vẫn im ru bà rù dù chỗ bán cách nhà khoảng 1km, chỗ ship cũng cỡ đó.

MÔ HÌNH KINH DOANH 

 Hẻm nhà em tôi giáp quận 1, gần nhiều trường ĐH nên từ 2018 nhà nhà trong hẻm xây lên 4,5 tầng ngăn phòng cho thuê cỡ 20,30 phòng cho 1 nhà. Đắt khách nên khi nào tới cũng thấy vài nhà đang thi công. Hỏi thì đa số vay ngân hàng để xây.  Với Covid thì số người thuê sẽ giảm và có thể theo chuẩn mới tăng 5k thì số phòng phải giảm tương ứng. 

 Vậy theo bạn mô hình cho thuê nhà kiểu đó có còn hiệu quả không? (Tôi nghĩ SG sẽ giảm chừng 1tr người nhưng ở phân khúc này bị ảnh hưởng từ sinh viên là chính).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét