Ông nội tôi tên Trần Văn Quỳ, hiệu Hướng Dương (1909-1998).
Ông làm giáo viên tiểu học từ 1935 đến 1972.
Quê tôi là một tỉnh nghèo của miền quê Bắc Trung Bộ. Cái nghèo ở đây khủng khiếp lắm, đã thành danh dân cá gỗ.
Chuyện kể rằng có anh trò nghèo xứ Nghệ bữa ăn nào cũng xin cô chủ quán chút nước mắm chấm con cá chép rán (chiên). Ăn đi ăn lại mãi mới phát hiện con cá này làm bằng gỗ, sơn phết như thật.
Tôi ngờ rằng cô chủ quán ghét anh chàng đã nghèo còn nổ nên mới bóc mẽ. Phải giận lắm thì mới thế vì ngày xưa học trò có giá dù các cô làm bộ:
“Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”
Sau sưu tầm được nguyên do là anh học trò này bữa đó định trêu hoa ghẹo nguyệt mới vô ăn trái chuối rồi đã không trả tiền thì chớ lại còn thách đố:
“Ăn uống no say tiền chựa trạ
Quen nhau cho nợ một vài (buổi)???”
Cô bán hàng mới đáp trả:
“No say cũng một quả chuồi
Em về em nhớ cái (buổi)??? hôm nay”
Và làm tới, bạch hóa con cá làm bằng gỗ của chàng luôn, ghét mặt.
Hồi tôi nhỏ ở Hải Phòng, cứ nghe giọng nằng nặng của ba tôi là dân ở đó lại phân biệt chó ăn đá, gà ăn sỏi. Thực ra thì thói quen phân biệt vùng miền rất đơn giản, là kết quả của lối sống định cư, bao năm chẳng di chuyển ra khỏi nơi mình sinh sống.
Ví như tôi ở Cát bi thì mấy đứa trên Quán Mau lại chê là nhà quê, đến lượt trẻ Cầu Đất lại chê Quán Mau…cũng như Cát Bi lại chê dân Trung Hành, Cống Trắng. Chẳng cứ dân Hải Phòng, dân Hà Nội cũng chê dân khu 4 là dân ba lô, túi dết.
Nói chung chê nhau là chuyện thường ngày như dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu, dân Thái Bình thì có nhà máy cháo, có lò đúc muôi…sau này vô Sài Gòn thì lại nghe Bắc Kỳ rau muống…
Thực ra kỷ niệm của tôi với ông thì không nhiều lắm, phần thì tôi nhỏ, phần thì ông ở xa, phần thì tính tôi hời hợt ham vui.
Hồi 5 tuổi tôi và đứa em chưa đầy tuổi được bố mẹ gửi về quê sơ tán 1 năm.
Xứ Thanh Chương có tên trên bản đồ vì là nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn. Ngày xưa nhút làm bằng mít non, sau thời đói kém thì làm bằng xơ mít. Nhút được làm và được ăn như thế này (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%BAt_m%C3%ADt)
Trích:
Chuẩn bị
Nhút được làm chủ yếu vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch khi quả mít đang còn non (khi hạt mít còn chưa có vỏ lụa). Trước khi làm cần chuẩn bị các thứ sau:
· Chum hoặc chóe bằng sành, cũng có thể dùng vật đựng bằng thủy tinh.
· Một cái mành cứng đan bằng tre ướm kích thước chính xác, một hòn đá cuội chùi sạch.
· Mít non tùy số lượng cần làm mà chuẩn bị nhiều hoăc ít. Thường thì chon quả mít bở non làm nhút sẽ ngon hơn.
· Muối sạch (không được dùng muối Iốt),rau ngổ phơi khô, ngô nếp rang giã nhỏ,ớt cay,hành tăm,riềng.
Cách làm
Quả mít được gọt vỏ dưới vòi nước chảy để tránh nhựa dính vào tay và quần áo khi làm, gọt xong thì tiến hành nạo thành sợi từ ngoài vào trong, cũng có thể dùng dao vừa thái và vừa gọt bao giờ xong thi thôi. Sau khi thái xong thì đem ngâm vào nước gạo cho sợi mít được trắng (cũng có thể bỏ qua công đoạn này), rồi bỏ ra nia phơi dưới nắng bao giờ sợi mít săn lại là được chứ không phơi khô.
Sợi mít sau khi phơi được mang vào trộn với muối với tỷ lệ phù hợp, rồi cho vào cối đá lớn giã không cần kỹ, lưu ý là nếu muối quá ít nhút sẽ nhanh hỏng còn mặn quá ăn sẽ mất ngon. Sau khi giã thì đem trộn với bột ngô nếp và rau ngổ phơi khô rồi cho vào chum đã vệ sinh sạch sẽ, bỏ nhút vào hết thì đổ nước sôi để nguội lấp xấp, dùng cái mành đan bằng tre cứng đè lên nén thật chặt rồi đặt hòn đá cuội nặng lên, lấy tấm vải sạch đậy miêng chum trước khi nắp vung lại. Sau khoảng 5 ngày thì nhút có thể ăn được.
Chế biến
Nhút làm một lần và được dùng để ăn quanh năm nên món ăn từ nhút rất đa dạng. Có thể kể các món tiêu biểu:
Món nhút trộn làm từ nhút, lạc rang, rau thơm, ớt cay, tai heo luộc thái chỉ cùng với gia vị sẽ cho ta một món ăn vừa lạ, ngon miệng, không béo hơi chua.
Vào mùa hạ nóng nực nhút được đem nấu canh cá, mùa đông nhút xào với thịt ba chỉ...
Hết trích
Ngày đó cũng chẳng để ý tới ông. Tối ngày theo lũ trẻ trâu trong làng đi chăn bò, hái sim, bắt cá…con đỉa hồi đó tôi còn thấy đẹp, bơi loe ngoe trong nước. Cá thì tôi đâu bắt nổi, thấy đỉa dễ bắt, lại đẹp cứ đem cho vô giỏ. Tóm lại toàn trò chơi bời, quậy phá mà hồi đó rú (đồi) nhà ông tôi ở còn thưa thớt lắm, cả sườn đồi phía sau chỉ có bụi sim, đứng nhìn về xa là dãy Trường Sơn xanh xám, chẳng bù với bây giờ, kín mít.
Kỷ niệm hồi đó chỉ là có hôm đòi ăn sữa đặc có đường thì chú Phàn không cho, nói phải để dành cho em. Hộp sữa dùng cả tháng, quánh lại, khi muốn sữa chảy ra phải thổi mạnh. Sữa ngày đó là xa xỉ phẩm, thường con nít chỉ được ăn nước cơm pha đường (cơm khi nấu sắp cạn, nghiêng nồi, chắt lấy ít nước cơm cho con nít).
Sau cũng có vài lần về quê, chỉ nhớ ông khi đó đã về hưu, ngồi trầm tư bên bếp lửa, mặc bộ đồ nâu sồng, hay ông một mình ngồi gói bánh tét với nhân đậu xanh nhỏ xíu như ngón tay, đến bữa lại ngồi ăn mình một mâm, tư lự như ông nông dân chính hiệu.
Áo nâu ẩm mùi mốc vì hồi đó xà bông giặt hiếm lắm, chắc chỉ giặt bằng quả bồ hòn. Nhân đậu nhỏ xíu vì quá ít thịt, ông bảo làm thế để được lâu. Không ngờ đến giờ thì lại không thích ăn nhân, chẳng bù hồi đó chỉ thích nhân đậu thịt bánh chưng thật nhiều nên không khoái bánh tét.
Đến năm 18 tuổi, thi đỗ đại học, vinh quy bái tổ về thăm quê. Ngày ấy đường đất ở quê vào dịp Tết trời mưa trơn như mỡ. Từ nhà chú tôi trên dốc đi về nhà ông khoảng 50m, tối như mực, chống gậy loay hoay mất khoảng 15’.
Ngồi bên ông tôi mới hỏi ông về công dung ngôn hạnh. Nghe ông giải thích, cắt nghĩa làm tôi ngỡ ngàng. Cũng thắc mắc này, tôi đã hỏi nhiều người ở Hải Phòng. Dù có trình độ đại học nhưng giải thích lúng túng, chẳng rõ nghĩa gì cả lại còn nói đây là mấy kiểu nói lạc hậu, phong kiến, không hợp với thời nay.
Trước giờ tôi vẫn nghĩ ông là giáo viên tiểu học, trình độ chẳng qua học hết lớp 7 (hết cấp 2 hay trung học cơ sở theo cách gọi bây giờ). Sao không học cho xong tú tài, cử nhân. Để trả lời câu hỏi này tôi bắt đầu tìm hiểu.
Ông nội sinh năm 1909. Ông là trưởng nam, trước có một chị, sau còn ba em. Năm lên bốn tuổi bắt đầu học chữ nho với can Đồ Trần (tức là ông nội) và cố Tú Đào (bố).
Ở quê tôi, mọi người hay gọi kép. Đồ Trần tức ông tên Trần làm nghề ông đồ dạy học. Ông đồ là học trò nhưng không đỗ đạt gì sau về đi dạy và bốc thuốc. Can tức là bố của ông.
Ông Tú Đào. Tương tự, Đào là tên, Tú đây là đậu tú tài. Đậu tú tài có thể làm quan nhỏ hoặc về đi dạy. Ông Tú Đào về làm giáo viên.
Sự học chữ Nho của các cụ ngày xưa như thế này.
http://www.advite.com/hoctrodoivoithaygiaoxuavanay.htm
Trích:
Thầy giáo
Là người tinh thông chữ Hán và Nho học, tự mở trường dạy học sinh về chữ Nho và triết lý Khổng Tử. Thầy giáo, ngày xưa gọi là thầy Đồ, có thể là người không đổ đạt như thầy Khóa, hay ngừơi có đổ đạt như Thầy Tú, ông Cử, cho đến ông Tiến Sĩ, Phó Bảng, Trạng Nguyên, yêu thích dạy học, mở trường thâu nhận học sinh truyền tụng đạo đức Thánh Hiền và làm kế sinh nhai. Một thầy giáo dạy học sinh đủ mọi trình độ. Thầy giáo là người có cuộc sống gương mẫu đạo đức được học sinh và dân chúng địa phương kính trọng.
Trường học
Trường học được xây dựng trong khuôn viên vườn của Thầy giáo. Thông thường, trường là một ngôi nhà lớn, bề ngang độ chín, mười thước, bề dọc độ ba bốn mươi thước . Trong nhà được đặt những phản gỗ hay giường tre cao khoản bốn, năm tấc, sắp xếp gần nhau để học sinh cùng một lớp ngồi cạnh nhau học bài hoặc tập viết. Một trường có từ ba, bốn mươi cho đến trên trăm học sinh.
Trường được chia ra các lớp Ấu học, Sơ học, Trung học, Cao học.
Học sinh các lớp Ấu và Sơ học, học một ngày hai buổi. Học sinh các lớp Trung học, học một ngày một hoặc hai buổi. Học sinh Cao học, chỉ đến trường để nhận giảng Kinh Sách, trả bài luận văn và nhận lời phê bình chỉ giáo cuả thầy.
Học sinh
Theo phong tục ngày xưa, cha mẹ cho con đi học là học chữ Thánh Hiền, học lễ nghĩa, và đạo đức làm người. Trước khi cho con đi học với Thầy Đồ, người học sinh cúng lễ trước bàn thờ tổ tiên, cha mẹ cầu nguyện tổ tiên phù hộ cho con thông minh, học giỏi. Khi đến trường, tùy theo gia đình, cha mẹ người học sinh mới đem lễ vật , cau, trầu, rượu, hương , đèn, xôi, gà, đến nhà thầy để thầy làm lễ trước bàn thờ Thánh, tức là Đức Khổng Tử, cáo lạy từ nay ngài có thêm môn sinh mới, theo học lễ nghiã Nho giáo.
Học sinh từ sáu bảy tuổi, học chữ nghĩa căn bản, lên đến mười lăm, mừời tám tuổi, học chữ, nghĩa thâm sâu hơn, học văn, thơ, đạo đức, cho đến lớp cao hơn, học làm thơ, phú, giảng giải kinh, sách, điển, sớ, sẵn sàng đựơc qua kỳ tuyển chọn làm Khóa Sinh đi dự thi Hương. Người học sinh học với thầy gọi là môn đệ. Học sinh theo học cùng một thầy, một trường gọi là đồng môn.
Trưởng tràng là người lớn tuổi có địa vị trong xã hội được thầy chỉ định hoặc đồng môn bầu để lo sinh hoạt của môn sinh. Giám tràng phụ giúp trưởng tràng. Thầy giáo chỉ định đôi, ba Cán tràng giúp đở trưởng và giám tràng trong việc chung của trường. Các đồng môn có trách nhiệm giúp đở thầy và gia đình thầy được hưng thịnh, an lành, theo đúng cung cách lễ nghĩa. Môn đệ tổ chức Tết lễ thầy vào những dịp lễ theo phong tục. Thầy giáo qua đời môn đệ theo phong tục phải để tang, lo đám tang, chôn cất, đến nơi an nghỉ cuối cùng. Thời gian môn đệ để tang thầy là ba năm, gọi là tâm tang. Trưởng tràng phải kêu gọi môn sinh đóng góp cúng kỵ, tu bổ nhà thầy, và có khi tậu ruộng đất lập hương hỏa để lo hương khói vĩnh viễn cho thầy.
Chương trình học
Chữ Hán được dùng để dạy học. Trường dạy học sinh lễ nghĩa, triết lý Khổng giáo, đạo đức ngươì quân tử trung quân, aí quốc, bình thiên hạ, tam cương, đạo vua tôi, nghĩa vợ chồng, hiếu kính cha mẹ và ngũ thường, nhân, nghiã, lễ, trí, tín.
Sách học được lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ Sơ học với sách Tam Thiên Tự (thiên trời, điạ đất, cử cất, tồn còn, tam ba, lục sáu, v..,v...), Tam Tự Kinh (Nhân chi sơ, tánh bổn thiện, tánh tương cận, tập tương viễn , ... nhân bất học, bất tri lý, ấu bất học, lão hà vi, v..., v...), Sơ học vấn tân, Ấu học ngủ ngôn thi, Dương tiết và Minh tâm bảo giám cho đến lớp cao hơn với văn bài, triết lý và luận lý từ thời Khổng Tử như Tứ Thư, Ngũ Kinh.
Tứ Thư: Tứ Thư gồm các sách: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
Đại Học: Đại Học dạy đạo người quân tử. Sách do Tăng Tử, học trò Đức Khổng Tử (551-479 tr. C. N.) viết. Sách có hai phần, phần đầu gọi là Kinh, chép lời Đức Khổng Tử, phần sau gọi là Truyện, là lời giảng giải của Tăng tử.
Trung Dung: Trung dung là đạo người quân tử ăn ở vừa phải, không thái quá, không bất cập. Sách Trung Dung do Tử Tư, cháu đích tôn Đức Khổng Tử sưu chép những lời tâm pháp của ngài do học trò ngài truyền lại. Trung dung nói đạo thánh nhân căn bản là ở Trời rồi diễn ra mọi lẽ khiến người ta phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành động, suy tư cho ra lẽ phải, trái, làm cho đúng để tiến đến chân, thiện, mỹ.
Luận Ngữ: Luận ngữ là sách do các môn đệ của đức Khổng Tử sưu chép lời Đức KhổngTử khuyên dạy học trò về những câu chuyện ngài nói với ngưiI đương thời để học sinh thấu hiểu về những vấn đề luân lý, triết lý, chánh trị, học thuật. Sách Luận ngữ dạy’’ đạo làm người quân tử một cách thực tiễn và mô tả tính tình cử chỉ, đức độ của đức Khổng Tử như phác họa ra cái mức hoạt động cho người đời sau theo’’.
Mạnh Tử: Mạnh Tử là sách do Mạnh Tử (372-289 tr.C. N.), học trò Tử Tư là cháu đích tôn Đức Khổng tử dạy về thuyết Tính Thiện, dưỡng tính, tồn tâm, trí chi, dưỡng khí, (giữ lấy thiện tính, lòng lành, giữ lấy chí hướng, khí phách cho mạnh). Mạnh Tử cho rằng con người ta sinh ra tự nhiên có đức tính tốt.
Ngũ Kinh: Ngũ kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch, Kinh Lễ .
Kinh Thi: Kinh thi do đức Khổng Tử sưu tập và lựa chọn gồm 305 bài thơ. Kinh thi là tập ca dao cổ cuả người Tàu, ghi lại những bài ca dao ở thôn quê và nhạc chương ở nơi triều miếu. Kinh thi mô tả niềm tín ngưỡng của các vị thánh vương nhà Châu, ghi lại những phong tục và nếp sống thường nhật, lòng tin tưởng và đạo đức cuả dân Trung Hoa từ thời Hậu Tắc cho đến thời Khổng Tử. Hậu Tắc hay Khí là em ruột của vua Nghiêu (2356-2255 tr. C. N.).
Kinh Thư: Thư nghĩa là ghi chép. Kinh thư do đức Khổng Tử sưu tập.Kinh thư mô tả các gương tích vua tôi Trung Hoa đời xưa từ vua Nghiêu ( 2356-2255 tr. C.N.) cho đến vua Bình Vương (770-719 tr. C. N.) dạy về quan niệm thiên trị Trung Hoa thời cổ, dạy tam cương , ngũ thường, nhân , nghĩa, lễ, trí, tín.
Kinh Xuân Thu: Đức Khổng Tử viết kinh Xuân Thu. Kinh Xuân Thu là một bộ sử có niên hiệu mạch lạc, ghi các chuyện từ đời Lỗ Công nguyên niên (năm 721 tr. C. N) cho đến hết năm thứ 14 đời vua Lỗ Ai Công (năm 481 tr. C. N.) làm cho sáng tỏ quan miệm ‘’ Thiên nhân tương dữ ‘’, nghĩa là Trời và Người có quan hệ mật thiết với nhau.
Kinh Dịch: Dịch nghĩa là thay đổi. Nguyên vua Phục Hy (4480-4365 tr. C. N.) đặt ra Bát quái, tám hình vẽ, 8 quẻ ấy lần lượt đặt chồng lên nhau thành ra 64 trùng quái (quẻ kép), mỗi trùng quái có sáu vạch (3 vạch liền biểu thị lẽ dương và ba vạch đứt đoạn biểu thị âm), gọi là hào. Có cả thảy 384 hào. Đức Khổng Tử giải nghĩa các quái, các trùng quái và các hào. Kinh dịch giúp ta tìm cho ra căn để của con người và vạn vật, gốc gác của vũ trụ, những định luật chi phối mọi sự biến thiên của trời đất, cũng như viễn đích, cùng lý cuả quần sinh và nhân loại. Dân gian ngày nay dùng dịch để xem bói toán.
Kinh Lễ: Kinh lễ là sách nói về thuần phong mỹ thuật con người sống trong cuộc đời và trong xã hộ. Đức Khổng Tử san định lại bộ kinh lễ do Chu Công soạn ra. Có ba bộ Kinh Lễ:
- Lễ Ký do Chu Công soạn ra nói về tổ chức hành chánh, chính trị, xã hội thời Chu.
- Nghi Lễ quy định về quan, hôn, tang, tế, bổn phận con người đối vớI trời đất, tổ tiên. Bộ Nghi Lễ xuất hiện thời Hán sơ.
- Lễ Ký là ký sự của môn đệ đức Khổng tử về nghi lễ, phong tục.
Tứ Thư, Ngũ Kinh là sách căn bản cuả Nho giáo , và sách đầu giường cuả học sinh thời xưa học và sống theo triết lý đó.
Thi cử
Thi cử là cách thức quan vua thời xưa dùng để tuyển dụng nhân tài, đem sở học ra giúp nước, an dân.
Việc thi cử ở Việt Nam được tổ chức có quy củ từ đời Lý Nhân Tôn (1072-1270). Năm Ât Mão, 1075, triều đình mở khoa thi tam trường để lấy người văn học ra làm quan.
Đến đời Lê Thánh Tôn (1460-1497), định lại phép thi Hương, thi Hội, thi Đình và đặt lệ ba năm một khóa thi. Chương trình thi hương gồm tam trường, trường nhất thi năm đoạn kinh nghiã, trường nhì thi chiếu, chế, biểu, dùng tứ lục cổ thể, trường ba thi thơ dùng luật Đường, phú dùng cổ thể và văn tao tuyển, là một thể vận văn ở đời Lục triều .
Từ triều Lê, ở mỗi huyện có quan Huấn Đạo, ở mỗi phủ có quan Giáo Thụ dạy tứ thư, ngũ kinh và bắc sử cho học sinh khá, ở mỗi tỉnh có quan Đốc Học dạy các sinh đồ cao đẳng. Kỳ thi hương chấm đậu tú tài, cử nhân. Thi hội, thi đình tuyển lấy tiến sĩ.
Hết trích
Như vậy, xem ra các cụ ngày xưa học hành cũng vất vả lắm, nấu sử xôi kinh mà. Thực ra đoạn trích này mới nói chuyện học hành thi cử chính thức. Xưa các cụ cũng không chỉ học văn suông như sau này ngộ nhận mà các cụ còn thông tỏ y, lý, dịch, số. Nôm na là ngoài dạy chữ các cụ còn biết kê đơn bốc thuốc, xem tướng số, tử vi, phong phủy, bát trạch…
Đến năm 8 tuổi thì ông cố Tú Đào mắc bệnh mất. Ngày xưa con người rất dễ bị chết bởi bệnh tật, như ông cố tôi bị bệnh đậu mùa.
Bấy giờ ông mới học chữ quốc ngữ, chữ Pháp và cả chữ nho. Thế hệ ông can ông cố tôi là thế hệ cuối cùng học chữ nho. Kể từ ông tôi, muốn đi làm việc, dạy học thì phải học chữ quốc ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp.
“Khi đô hộ Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải hủy diệt nền Nho học và thay thế bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị. Do đó, chiếm được Nam Kỳ xong là người Pháp lập tức khai tử nền giáo dục Nho học. Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm). Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ.
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918. Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa thi Hội chót năm Kỷ Mùi 1919 ở Huế. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ”.
Năm 1924 trường tiểu học Pháp Việt Hiến Lãng thành lập ở Rạng, ông mới đi học trường, học được 1 năm đầu suốt năm, rồi lên Đô Lương học lớp 3. Học ở đó 3 năm, thi đậu bằng tiểu học (thứ nhì kỳ thi năm ấy).
Nói sơ qua về cấp tiểu học hồi Pháp thuộc.
Trích:
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt được chia làm nhiều cấp, mỗi cấp gồm nhiều lớp.
Muốn lên lớp trên học sinh phải học xong lớp dưới, trong một niên khóa là 9 tháng học và 3 tháng nghỉ hè. Học sinh cấp dưới muốn lên cấp trên cần phải thi đậu các kỳ thi. Đây là hệ thống giáo dục 13 năm (sau này đổi thành 12 năm), gồm 4 cấp (sau này đổI thành 3 cấp), với chương trình học rất ăn khớp nhưng rất nặng nề, bắt buộc học sinh phải dùng rất nhiều thì giờ để học và thi cho có kết quả.
Cấp Sơ Học:
Cấp Sơ Học gồm có 3 lớp, lớp Đồng Ấu hay lớp Năm (lớp1), lớp Dự Bị hay lớp Tư (lớp 2), lớp Sơ Đẳng hay lớp Ba (lớp 3). Trường Sơ Đẳng thường được mở ở làng. Cấp sơ học dạy chữ Quốc Ngữ. Baì học gồm có tập đọc, tập viết, tập đặt câu bằng chữ Quốc Ngữ, và làm toán cộng trừ nhân chia, cách trí, vệ sinh, đức dục. Lớp Sơ Đẳng bắt đầu dạy thêm một ít chữ Pháp.
Học xong lớp Sơ Đẳng học sinh thi bằng Sơ Học Yếu Lược để lên cấp kế tiếp .
Cấp Tiểu Học:
Cấp tiểu học gồm lớp Nhì Nhất Niên (lớp 4 năm thứ nhất), Lớp Nhì Nhị Niên (lớp 4 năm thứ hai), và lớp Nhất (lớp 5). Trường tiểu học công lập được mở tại các Quận. Chữ Pháp là chữ chính được được dạy ở cấp này. Các môn học có thêm Điạ dư, Sử ký, Cách trí, toán đố, quy tắc tam xuất, luận văn.
Học xong lớp Nhất học sinh thi Bằng Sơ Đẳng Tiểu Học. Đậu xong bằng tiểu học thì học sinh được thi tuyển theo học cấp tiếp theo.
Hết trích
Hay
http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=278&Itemid=49
Tới khi hình thành đầy đủ, hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt có 3 bậc với học trình là 13 năm:
Bậc Tiểu Học 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur)
Ba lớp đầu còn được gọi là bậc sơ học. Học xong lớp Sơ Đẳng học sinh thi lấy bằng Sơ Học Yếu Lược (Primaire Élémentaire) Những học sinh được tuyển thẳng lên lớp Nhì năm thứ nhất không bắt buộc phải thi Sơ Học Yếu Lược. Học hết lớp Nhất học sinh được thi bằng Tiểu Học Yếu Lược hay Sơ Đẳng Tiểu Học (Certificat d'Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI), phải có bằng này mới được dự tuyển học lên lớp trên.
Ông đã tự học ở nhà, bắt đầu đến trường thì học lớp 2 (lớp dự bị hay lớp tư). Cấp tiểu học thì ba năm đầu học bằng chữ quốc ngữ, ba năm sau đã học hoàn toàn bằng tiếng Pháp.
Thời ông tôi học thì tiểu học mới có 5 lớp. Lớp Nhì năm thứ 2 (Cours Moyen 2ème année) này đến niên học 1927-1928 mới áp dụng. Như vậy từ năm 1900 đến 1927 học sinh Tiểu Học chỉ học 5 năm (nghị định ngày 18/09/1924 của Toàn Quyền Merlin ký sửa đổi một phần Học Chánh Tổng Quy của Toàn Quyền Albert Sarraut ký ngày 21/12/1917).
Trong thời gian học, ông tôi lấy vợ. Ông tôi lấy bà tôi năm 1925 tức là mới 16 tuổi. Bà tôi tên Nguyễn Sỹ Thị Dung kém ông tôi một tuổi (1910-1956). Bà mất quá sớm nên tôi không có hình ảnh nào về bà, thật tiếc. (Về bà nội xin xem hồi ký chú Phong).
Năm 1928, bà cố Tú Đào mất. Vậy là ông tôi mồ côi cả bố lẫn mẹ vào năm 19 tuổi. Cũng trong năm này ông tôi đỗ bằng tiểu học (Certificat d'Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI).
Khi học cấp 2 có hai lựa chọn, hoặc là học lớp thường để tiếp tục học lên trung học hoặc học lớp sư phạm để về dạy tiểu học. Do nhà nghèo nên ông tôi chọn phân ban sư phạm để về đi dạy và trong thời gian học còn có phụ cấp (học bổng).
Năm 1929 ông tôi thi đậu vào trường Cao đẳng tiểu học Quốc học Huế phân hiệu sư phạm.
Ngày ấy ở Vinh (thủ phủ tỉnh Nghệ An) có trường cấp 2 nhưng chưa có phân ban sư phạm nên ông phải vào tận Huế để thi. Ông đi đò dọc theo sông Lam, đến Yên Xuân, Hà Tĩnh thì đi tàu lửa vào Huế, giá vé rất mắc. Chuyện đi lại này so với đời ông ngoại của bà nội tôi thì một trời một vực. Nghe kể, khi đi đôi guốc gỗ còn mới, khi đến thì đôi guốc còn mỏng dính như mo cau. Đi lại hồi đó thật cực khổ, không có tiền thì chỉ đi bộ. Thời bao cấp đi tàu lửa từ Hà Nội vào Vinh, xếp hàng thì dãy dài trùng điệp, có người còn vượt lên bằng cách giẫm lên đầu lên vai người ở dưới mà đi. Lên tàu thì đứng một chân vì chật quá, có lần bố tôi còn bị choáng ngất do thiếu không khí để thở đã thấy so với thời ông nội tôi cũng không tiến triển gì mấy.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_bang_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng#Giao_th.C3.B4ng
“Sau đó nhà nước chủ trương xây dựng một hệ thống đường sắt Xuyên Đông Dương (Chemin de fer Transindochinois) nối liền Hà Nội và Sài Gòn. Dự án này đến năm 1936 mới xây xong, chạy dài từ Nam Quan đến Mỹ Tho với chiều dài 1714 km. Đây là tiền thân của đường sắt Bắc Nam của Việt Nam sau này. Hành trình Sài Gòn - Hà Nội mất 60 giờ đồng hồ, tức hai ngày và ba đêm.”
Đôi nét về trường Quốc học Huế, một ngôi trường nổi tiếng.
Trong thời kỳ phôi thai, Pháp thiết lập vài trường để làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục phổ thông là các trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879), trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908). Ba trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học, mấy chục năm sau mới giảng dạy đến các bậc cao hơn. Riêng chỉ có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi sau này có đến bậc Tú Tài. Từ 1910 đến 1930 là thời kỳ hình thành hệ thống giáo dục có tính cách hệ thống. Từ 1930 đến 1945 là thời kỳ tổ chức hệ thống giáo dục cho người bản xứ của Pháp ở Việt Nam đã được hoàn chỉnh.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Trung_h%E1%BB%8Dc_ph%E1%BB%95_th%C3%B4ng_chuy%C3%AAn_Qu%E1%BB%91c_H%E1%BB%8Dc_-_Hu%E1%BA%BF
Quốc Học - Huế được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học - Huế là trường trung học đệ nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp. Quốc Học được thành lập trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có 3 tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20.
Collège Quốc học (1915-1936)
Cổng vào trường
Đài tưởng niệm chiến sĩ Trận Vong thường gọi là "Bia Quốc Học" nằm đối diện với cổng trường
Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8), và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học. Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.
Cấp Cao Đẳng Tiểu Học
Cấp Cao Đẳng Tiểu Học, nay là Trung Học Đệ Nhất Cấp gồm 4 lớp, lớp Đệ nhất niên hay Đệ thất (lớp 6), lớp Đệ nhị niên hay Đệ lục (lớp 7), Đệ tam niên hay Đệ ngũ (lớp8), Đệ tứ niên hay Đệ tứ (lớp 9) .
Cấp cao đẳng tiểu học chuyển ngữ dùng chữ Pháp. Các môn học gồm khoa học căn bản, vật lý điện học, hóa học vô cơ, vạn vật động vật học, toán trung cấp gồm đại số, hình học phẳng, sử ký thế giới và Việt Nam, điạ lý thế giới và Việt Nam, văn chương Pháp và Việt Nam, Họa, Nhạc, v... v .. Cấp này có thêm ngọai ngữ gồm Anh văn, Hán văn.
Từ cấp này, trong một niên khóa, học sinh được học với nhiều thầy, mỗi thầy dạy mỗt môn theo một số giờ được ấn định trong thời khóa biểu. Một lớp học cấp này, học sinh có khoản mười thầy giáo.
Học sinh phải thi đậu bằng Cao -Tiểu hay Thành Chung (Trung Học Đệ Nhất Cấp) mới được lên học Trung học (Trung học đệ nhị cấp).
Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, trường Cao Đẳng Tiểu học chỉ có ở các nơi như Hà - Nội có trường Bảo - Hộ, hay trường Bưởi, sau này là trường Chu văn An cho nam sinh, trường Trưng Vương cho nữ sinh, Huế có trường Quốc Học cho nam sinh, trường Đồng Khánh cho nữ sinh, Sài-gòn có trường Petrus Ký cho nam sinh, trường Gia Long cho nữ sinh. Tại Mỹ- Tho có trường Le Myre de Vilers sau này là trường Nguyễn đình Chiểu.
Bậc Cao Đẳng Tiểu Học (Primaire) 4 năm:
Học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d'Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung. Phải có bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học tức bậc Tú Tài. Các trường dạy bậc Cao Đẳng Tiểu Học được gọi là Collège.
Bậc Trung Học (Enseignement Secondaire) 3 năm:
Còn được gọi là bậc Tú Tài Pháp-Việt, bậc Trung Học gồm 3 năm. Học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú Tài phần thứ nhất (Baccalauréat, 1ère partie). Đậu bằng này được học tiếp năm thứ ba không phải thi tuyển. Năm thứ 3 được chia làm 2 ban: ban Triết và ban Toán. Hai ban có những môn học hoàn toàn giống nhau như Sử. Địa, Ngoại Ngữ. Có những môn giống nhau nhưng số giờ học khác nhau như Đại Số, Thiên Văn. Có những môn chỉ học ở ban này mà ban kia không có như ban Triết có Tâm Lý Học, Siêu Hình Học, ban Toán có Hình Học, Cơ Học, Số Học. Từ niên học 1937-1938 trên toàn cõi Việt Nam đều áp dụng chương trình Pháp-Việt đủ 3 ban: Toán, Khoa Học, Triết. Ngoài ban mình học, học sinh được phép thi tốt nghiệp các ban khác nhưng phải tự học thêm những môn mà ở ban mình theo học không có. Học sinh cũng được phép thi bằng Tú Tài Pháp. Học xong năm này thi lấy bằng Tú Tài Toàn Phần (Certificat de Fin d'Études Secondaire Franco-Indigènes). Học sinh tốt nghiệp 2 hoặc 3 ban hoặc thêm bằng Tú Tài Pháp được ưu tiên khi thi vào các trường Đại Học có thi tuyển như các trường Grandes Écoles ở Pháp hoặc các trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp ở Hà Nội lúc đó.
Từ niên học 1926-1927 Pháp thiết lập thêm chế độ Tú Tài Bản Xứ (Baccalauréat Local) học thêm các môn về văn chương Việt Nam, lịch sử, triết học Đông Phương và Cận Đông (Ấn Độ, Trung Hoa, Do Thái). Chương trình rất nặng, bị chỉ trích và ta thán rất nhiều nên đã bị hủy bỏ từ niên học 1937-1938.
GIÁO CHỨC NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT
Các giáo chức giảng dạy tại các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt đa số là người Việt Nam. Ở các lớp thuộc bậc Cao Đẳng Tiểu Học và nhất là ở bậc Tú Tài cũng có một số giáo chức người Pháp. Trái lại, tại các trường hoàn toàn Pháp như Albert Sarraut, Chasseloup Laubat các giáo chức chủ yếu là người Pháp. Dạy bậc Sơ Học giáo chức phải tốt nghiệp Tiểu Học và học thêm một năm lớp Sư Phạm (Cours de Pédagogie). Giáo chức dạy bậc Tiểu Học phải tốt nghiệp bằng Cao Đẳng Tiểu Học và được bổ túc về khoa Sư Phạm. Nhằm đào tạo các giáo viên tiểu học, có các lớp sư phạm (Section Normal) vừa học sư phạm vừa học chương trình Cao Đẳng Tiểu Học. Các giáo chức bậc Cao Đẳng Tiểu Học thì phải tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội. Dạy bậc Tú Tài thì phải tốt nghiệp Cử nhân ở Pháp về hoặc phải có bằng cao hơn Cử Nhân như học vị Thạc Sĩ (Agrégé)
Hết trích
Đề thi vào Quốc học Huế gồm 2 môn văn, toán bằng tiếng Pháp. Ông vẫn nhớ đề văn: chứng tỏ lao động là kho vàng.
Các giáo sư dạy cấp 2 chủ yếu là người Pháp, chỉ có hai người Việt dạy Việt văn trong đó có giáo sư Đặng Thai Mai.
Ông tốt nghiệp năm 1934 (bị gián đoạn mất một năm vì biến cố Xô viết Nghệ Tĩnh 1931). Sau đó 1-1-1935 về đi dạy, sau làm hiệu trưởng tại trường tiểu học Rạng (đốc học như cách gọi thời đó).
Đi học thời Pháp rất khó khăn, họ có lối tuyển chọn tinh hoa thật kinh khủng. Nhưng chính vì được học tập một cách bài bản trong môi trường khắc nghiệt như vậy mà ông tôi năm 27 tuổi dịch gia phả từ chữ nôm sang chữ quốc ngữ. Chữ nôm thì các bạn biết rồi, là loại chữ vẽ rắn thêm chân, còn phức tạp hơn chữ Hán. Số người học trong gần 20 triệu dân thật ít ỏi.
Theo V. Thompson trong French Indochina, London, 1967 thì tính đến năm 1939 ở Việt Nam có:
- Bậc Trung Học: 4 trường, 553 học sinh
- Cao Đẳng Tiểu Học: 19 trường, 5,637 học sinh
- Sơ Đẳng Tiểu Học: 447 trường, 149,805 học sinh
- Sơ Học: 3,521 trường, 236,720 học sinh
- Các loại giáo huấn khác: 3,143 trường, 132,212 học sinh (theo Nguyễn Thế Anh dẫn trong Việt Nam Dưới thời Pháp Đô Hộ, nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970)
Hệ thống giáo dục không chỉ nghiêm khắc trong đào tạo, thi cử mà thanh tra giáo dục cũng có quyền hạn lớn và độc lập.
Một hôm ông tôi đi dạy muộn do ngủ quên giấc trưa, đến lớp gặp ngay thanh tra giáo dục người Pháp ngồi đó. Ông sợ vì lỗi này có thể bị kỷ luật, nhẹ thì hạ lương, nặng thì chuyển lớp dưới. Sau khi nghe trình bày lý do xem giờ bằng bóng nắng, thấy hợp lý thì không những không bị phạt mà còn được trang bị cho chiếc đồng hồ.
Hồi những năm 80, chú tôi khi đó là giảng viên toán trường ĐH Bách khoa Hà Nội để cứu nước cứu nhà sau thời gian dùi mài Pháp ngữ đã lên đường đi Angieri làm chuyên gia toán. Luyện tiếng Pháp gửi thư về cho ông đọc. Ông bố tủm tỉm khen ông con dạo này tiếng Pháp khá rồi. Bố trả lời, con đưa cho bạn người Pháp đọc, họ ngạc nhiên sao một ông giáo làng 80 tuổi lại có thể vẫn diễn đạt ý bằng tiếng Pháp một cách tự nhiên, dễ dàng như thế.
Lối học thời Pháp cực đoan về phía này bao nhiêu thì lối học ngày nay lại cực đoan về phía đối diện bấy nhiêu.
Thửa xưa đi học đa số phải con nhà khá giả, nhà nghèo thì làm sao. Ông tôi đi làm gia sư từ 1925 tức là năm 16 tuổi. Gia sư xưa thường ăn ngủ tại nhà chủ, dạy kèm con cho họ và những đưa trẻ khác, nhà chủ bao cơm và trả tiền học. Cứ như vậy cho đến khi học trường Quốc học Huế cũng làm gia sư cho hai con nhà ông Đặng Văn Kế là tổng giám thị của trường (ông này là anh ruột giáo sư Đặng Văn Ngữ). Nhờ vậy mà ông không những đủ chi phí trang trải mà còn dư tiền học bổng gửi về phụ giúp gia đình (các em và vợ con).
Khi làm giáo viên từ 1-1935 thì lãnh lương khởi điểm 8 đồng bạc Đông dương một tháng, chưa kể tiền con. Vì tiền con này mà bố tôi sinh năm 1935 được khai thành 1936. Từ năm 1942 do ảnh hưởng của Thế chiến 2, đồng bạc Đông dương mất giá mạnh, lương giáo viên tiểu học được điều chỉnh lên trong khoảng 25-45 đồng.
“Năm đó phần thì trữ tiền lương, phần thì nghỉ hè dạy thêm, phần thì vay nợ, mới mua cái nhà nầy lúc bấy giờ 5 gian tứ trụ, lợp tranh; năm ấy thầy mới 27 tuổi âm; đến tháng 10 năm đó mới xấn đủ tiền 64 đồng bạc Đông Dương (thành 480 quan tiền đồng). Nhà dỡ về, mua lim mít chữa lại: 3 gian ngòai thành nhà tam oai, 3 gian trong thành nội kèo ngoại bầy, lợp ngói, xây tường, cột quyết hẳn hoi, ở vườn cũ (tư gia), hết cả thảy 2000 quan tiền (200đ bạc Đông Dương).”
Khi có việc làm, có thu nhập ông mới mua một ngôi nhà cũ 5 gian tứ trụ (là loại nhà bốn hàng cột. Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng) ở Yên Phú (Thanh tường), tổng Đại đồng (nay là thị trấn Dùng), dỡ ra chở về xóm Hến dựng lại. Xóm Hến nằm cạnh rú Bạc, cách Dùng vài km. Mộ bà nội tôi nằm tại rú Bạc.
Xóm Hến được lập từ thế kỷ 17, thời các cụ tổ. Khi lập làng có mời thầy xem phong thủy, thầy phán làng tồn tại được 300 năm. Sau này linh nghiệm. Năm 1969 dân xóm Hến phải chuyển lên rú ở, lấy đất bằng làm ruộng. Năm 1969 dời nhà lên rú Trộ (cách Dùng khoảng 7 km), bao công sức chuyển từng thứ như gạch ngói, cột kèo rui mè, đá xanh…
Thời đấy toàn chuyện long trời lở đất.
Nào là thay trời đổi đất, vẽ lại giang san rồi mo cơm, quả cà, tấm lòng cộng sản xây dựng thành công CNXH. Những chuyện như cống Thanh Chương cũng xảy ra vào thời này.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/638718/Gap-Tong-chi-huy-thi-cong-cong-Hiep-Hoa-ngay-ay-tpp.html
Sơ lược về kiểu nhà truyền thống xưa
http://sieuthinhao.com/dac-diem-ngoi-nha-viet-truyen-thong/a60202.html
Bố cục tổng thể – bố cục các gian nhà
Bố cục của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Bố cục nhà hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu bố cục này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục thứ hai của ngôi nhà người Việt thường thấy là: Bố cục hình chữ Môn, tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà bếp), kiểu này thường phải là một gia đình khá giả. Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác (dùng theo chiết tự Hán) nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công …
Bố cục các gian nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)… và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn.
Thường là:
· phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng (tứ trụ);
· nhà 3 gian;
· nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;
· nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;
· nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái;
Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ.
Nơi thờ cúng của tổ tiên:
Người Việt có quan niệm ‘đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại’, nên gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi, đó là những mảng trạm khắc được thu nhận từ thiên nhiên vào trong ngôi nhà người Việt truyền thống. Trong ngôi nhà phần được chú ý và quan tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ vì chịu ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung quanh được trang hoàng bằng các hoành phi câu đối, nếu gia cảnh của chủ nhà có khiêm nhường hơn thì bàn thờ cũng luôn được đặt vào nơi trang trọng nhất.
Ngôi nhà người Việt truyền thống là nơi sinh sống không phải chỉ của một hay hai thế hệ mà nó được truyền qua nhiều thế hệ từ lớp ông bà đến lớp con cháu… cứ thế tiếp nối. Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm, nên việc dựng một ngôi nhà được người Việt hết sức quan tâm, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu xem ngày, xem tháng, so tuổi vì họ quan niệm đây thứ nhất là cơ nghiệp của nhiều đời, thứ hai đó là sự thịnh vượng hay suy của cả gia đình hay lớn hơn là cả một dòng họ nếu không chọn được ngày tốt và hướng tốt . Do vậy ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức, ý chí, tập trung công sức, tiền của cả gia đình. Ngôi nhà người Việt còn thể hiện được cái khéo léo, tài hoa của người thợ Việt Nam.
Kết cấu
Khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vỉ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ…) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như các nước khác. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45 độ).
Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay mộng đuôi cá.
Vật lý kiến trúc
Thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
Vật liệu xây dựng địa phương
Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá, tranh, tre, gổ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,… phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa ‘bức bàn’ hay ‘cửa phố’. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch lợp ngói âm dương thì chỉ là mái dốc thuần tuý, không được trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị khiêm nhường. Nhưng bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà Việt truyền thống là tiềm ẩn bên trong cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền mãnh liệt của người Việt. Đây chính là tâm hồn, là một góc đi về của một con người, nó mang nhiều hồi ức, kỷ niệm riêng tư mà chỉ có ngôi nhà Việt mới có được.
Hết trích
Như vậy nhà này là dạng nhà chữ nhất, theo kiểu gọi ở quê là 5 gian 1 chái. Nhưng ông tôi, vốn Tây học nên gọi là 3 gian ngoài và 3 gian trong. Hồi đó nhà xây tường là cao cấp. Về thói quen này ông vẫn xưng bằng thầy và đề nghị các con gọi chứ không gọi bằng cha như người trong vùng.
Ngôi nhà thuê thợ xứ khác đến làm, đằng đẵng từ tháng 10 năm 1935 đến cuối 1941 mới xong. Chi phí tổng thể lên đến 264 đồng Đông dương (bằng 33 tháng lương của ông nội). Tính ra còn rẻ chán khoảng 3 năm lương giáo viên tiểu học giờ sao xây nổi nhà cỡ đó. Nếu xây theo kiểu bây giờ cũng phải hơn tỷ.
Khánh thành nhà ông mời gánh hát ả đào. Hát ả đào hay còn gọi là ca trù là một thú vui tao nhã trong đó người thưởng lãm phải biết tom chat khen chê đào hát. Thú này nay mai một, giờ vào nam mới thấy có đàn ca tài tử là có thể so sánh được.
Ca trù: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_tr%C3%B9
Đàn ca tài tử:
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%9Dn_ca_t%C3%A0i_t%E1%BB%AD_Nam_B%E1%BB%99
Thú vui tao nhã này tôi ngờ ông học được từ thời còn đi học. Ngoài món này tối tối sau khi về hưu ông vẫn đi đánh tổ tôm
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_t%C3%B4m
Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Hóa ra chê ông là nông dân thật sai toét. Ông chỉ nông dân sau này thôi. Ngày xưa ông không chỉ comple mũ phớt mà còn biết khiêu vũ, chơi bóng rổ, giã xà kép, các động tác thể dục buổi sáng cũng khác gì bây giờ đâu. Đó là nhờ ông có tham gia hướng đạo sinh. Và cũng như giáo dục thửa ấy, họ cũng thật kỹ càng chu đáo.
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0%E1%BB%9Bng_%C4%91%E1%BA%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/scouting-in-vietnam-av-06042013101422.html
“Thông qua các hoạt động dã ngoại, cắm trại... tạo cho các Hướng đạo sinh ý thức tháo vát, chịu khó, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đây là điều kiện để chuẩn bị cho họ trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội.
Hướng đạo có nghĩa là dẫn đường, từ "đạo" trong cụm từ Hướng đạo có nghĩa là đường nó hoàn toàn không có liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, ngoại trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.”
Khi đi hướng đạo, ông đã từng tới Đà Lạt kết hợp kiếm mộ em ruột là ông Thược đi phu đồn điền cao su. Mộ ông Thược nay cũng vẫn chưa tìm thấy.
Ông cũng như các cụ thế hệ đó có quan điểm sống thật rõ ràng.
“Năm dạy học, lúc thời gian rỗi, mới có ý định: mình nhà nghèo không có của cho con, chỉ lo cần kiệm, cố gắng cho con học đến nơi đến chốn, để chúng có học thức, để biết làm ăn lương thiện, để nối gót ông cha ngày xưa giữ gìn gia phong.
Nay tuổi đã 83, và sách có nói “Sinh hữu hạn tử vô kỳ”, không biết chính xác mình sẽ từ trần vào giờ nào ngày nào. Vì thế cho nên có mấy lời tâm huyết dặn các con cháu phải:
"Trọng nghĩa khinh tài"
"Đề cao tự lực cánh sinh là chính".
Đời sống gia đình cũng chỉ dễ thở từ 1935 đến 1945, hồi xây nhà ông cũng là người có xe đạp đầu tiên của làng. Chín năm kháng chiến, lương giáo viên chỉ vài ký gạo, hòa bình lập lại nói đến lương giáo viên thì các bạn đủ hiểu, lại không được dạy thêm dạy nếm như bây giờ. Hồi đấy thì cũng chẳng ai học thêm nữa, ăn còn chẳng đủ. Vậy mà ông vẫn lo cho chín người con học tới nơi tới chốn. 10 năm liền trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng lúc nào cũng có con ông theo học.
Có lúc gieo neo đến nỗi như chú tôi kể, toàn ăn bù rợ (bí đỏ) trừ bữa hay 30 tết trưa cúng mới có cơm ăn, sáng vẫn nhịn như thường.
Ông nói: Ở đời cần có “ PHÚC - TÂM - CHÍ “, có phúc thì mới có phần, có tâm tốt mới hòng nên người khá, có chí mới có thể thành người khá toàn diện: “Có chí mới nên”.
Theo người xưa thì con người phải rèn luyện Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để đạt được mức Phúc Lộc Thọ. Vậy tại sao ông lại đề cao Phúc Tâm Chí.
Ông nội sống trong thời đại có những biến động xã hội hết sức to lớn, có thể nói là quá to lớn, khốc liệt. Ví dụ từ thời thuộc Pháp, chiến tranh giành độc lập, thời bao cấp, kinh tế thị trường. Chỉ riêng về học thì chữ từ Hán chuyển sang Pháp rồi quốc ngữ.
Ông lại mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, vợ chết sớm phải tự lực tự cường vươn lên, không những lo học, lo kiếm sống nuôi bản thân mình mà còn phải lo cho vợ con và các em.
Chính vì sống trong một xã hội như thế, hoàn cảnh gia đình như thế cùng với bản chất hiền lành, thiện lương mà ông đã đúc rút ra phương châm sống Phúc Tâm Chí, một phương châm khá lạ so với truyền thống.
Phúc được coi như cội rễ của con người. Phúc không chỉ là máu thịt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà phúc ở đây còn là truyền thống, danh dự của gia đình, của tổ tiên truyền lại. Như thế Phúc vừa là vật chất, vừa là lễ giáo, truyền thống nếp nhà, vừa là danh dự. Phúc hữu hình và vô hình. Mang biểu tượng người bế đứa bé, là sự khái quát hóa về truyền đời, những thế hệ kế tiếp nhau, bảo bọc và biết ơn nhau. Cuộc sống hôm nay phát triển được từ sự giữ gìn, phát triển những thành quả trong quá khứ. Mảnh đất không chỉ thấm máu cha ông mà còn thấm đẫm văn hóa, truyền thống, danh dự của cha ông. Cắt rời, phá bỏ, chối bỏ quá khứ là sự cắt đoạn của Phúc. Chính vì lẽ đó mà phúc không chỉ quan trọng với gia đình mà nó còn được coi như nguồn sống của một quốc gia, một xã hội. Có lẽ xã hội Việt Nam giờ ít quan tâm tới động lực, suối nguồn phát triển này.
Vậy tại sao ông chọn Tâm mà không chọn Lộc.
Lộc tượng trưng cho giàu sang, thành đạt trong xã hội với biểu tượng ông quan đội mũ cánh chuồn. Lộc là đích ở đời chứ không phải là phương cách sống. Mà đích đó cũng dễ dẫn đến tranh đoạt, tự mãn, mưu kế…
Tâm ở đây là tâm thiện. Cuộc đấu tranh thiện ác trong mỗi con người, trong xã hội, giữa người và người. Thiện ác giằng xé trong ta hàng ngày hàng giờ, chỉ có tu tâm dưỡng tính tốt thì tâm mới thiện. Ông bà ta đề cao tâm thiện nhờ hiểu thấu luật nhân quả ở đời. Có thể nói luật nhân quả là một phát kiến đặc sắc Á đông, nó giúp cuộc sống được cân bằng, tránh được làm điều ác. Có tâm tốt thì mới có lòng nhân, mới yêu người, tôn trọng người khác. Tâm không thiện sẽ dẫn đến suy nghĩ và hành động ác. Như vậy, tâm đã bao gồm cả Nhân, Nghĩa, Tín. Mà tâm còn giúp tránh được những chuyện như ngu trung, hoặc coi trọng tình nghĩa giang hồ hơn việc tuân thủ pháp luật.
Chí ở đây là sự kiên gan, bền chí, không quản khó khăn để đạt được mục đích, mục tiêu của mình. Có chí hướng, có kiên trì mới thành thạo, thành công trong công việc. Nên có thể nói từ chí mà trí phát sinh, trí được phát huy chỉ khi trì chí. Chí ở đây còn là chí khí, vì chí được gắn liền với tâm thiện, với phúc nhà nên không vì mục tiêu, mục đích mà đánh mất chí khí, cong lưng, uốn gối đánh mất bản thân mình.
Vậy nên
Có Phúc thì mới có phần
Có Tâm tốt mới hòng nên người khá
Có Chí thì nên.
Đứng trước đôi câu đối có từ năm 1942 ở phòng thờ tôi nhờ ông đọc (vì bằng Hán tự). Giọng ông sang sảng:
Nền tảng ông cha gầy dựng sẵn
Cửa nhà con cháu đắp xây thêm.
Trong thời gian học, ông tôi lấy vợ. Ông tôi lấy bà tôi năm 1925 tức là mới 16 tuổi. Bà tôi tên Nguyễn Sỹ Thị Dung kém ông tôi một tuổi (1910-1956). Bà mất quá sớm nên tôi không có hình ảnh nào về bà, thật tiếc. (Về bà nội xin xem hồi ký chú Phong).
Năm 1928, bà cố Tú Đào mất. Vậy là ông tôi mồ côi cả bố lẫn mẹ vào năm 19 tuổi. Cũng trong năm này ông tôi đỗ bằng tiểu học (Certificat d'Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI).
Khi học cấp 2 có hai lựa chọn, hoặc là học lớp thường để tiếp tục học lên trung học hoặc học lớp sư phạm để về dạy tiểu học. Do nhà nghèo nên ông tôi chọn phân ban sư phạm để về đi dạy và trong thời gian học còn có phụ cấp (học bổng).
Năm 1929 ông tôi thi đậu vào trường Cao đẳng tiểu học Quốc học Huế phân hiệu sư phạm.
Ngày ấy ở Vinh (thủ phủ tỉnh Nghệ An) có trường cấp 2 nhưng chưa có phân ban sư phạm nên ông phải vào tận Huế để thi. Ông đi đò dọc theo sông Lam, đến Yên Xuân, Hà Tĩnh thì đi tàu lửa vào Huế, giá vé rất mắc. Chuyện đi lại này so với đời ông ngoại của bà nội tôi thì một trời một vực. Nghe kể, khi đi đôi guốc gỗ còn mới, khi đến thì đôi guốc còn mỏng dính như mo cau. Đi lại hồi đó thật cực khổ, không có tiền thì chỉ đi bộ. Thời bao cấp đi tàu lửa từ Hà Nội vào Vinh, xếp hàng thì dãy dài trùng điệp, có người còn vượt lên bằng cách giẫm lên đầu lên vai người ở dưới mà đi. Lên tàu thì đứng một chân vì chật quá, có lần bố tôi còn bị choáng ngất do thiếu không khí để thở đã thấy so với thời ông nội tôi cũng không tiến triển gì mấy.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_bang_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng#Giao_th.C3.B4ng
“Sau đó nhà nước chủ trương xây dựng một hệ thống đường sắt Xuyên Đông Dương (Chemin de fer Transindochinois) nối liền Hà Nội và Sài Gòn. Dự án này đến năm 1936 mới xây xong, chạy dài từ Nam Quan đến Mỹ Tho với chiều dài 1714 km. Đây là tiền thân của đường sắt Bắc Nam của Việt Nam sau này. Hành trình Sài Gòn - Hà Nội mất 60 giờ đồng hồ, tức hai ngày và ba đêm.”
Đôi nét về trường Quốc học Huế, một ngôi trường nổi tiếng.
Trong thời kỳ phôi thai, Pháp thiết lập vài trường để làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục phổ thông là các trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879), trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908). Ba trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học, mấy chục năm sau mới giảng dạy đến các bậc cao hơn. Riêng chỉ có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi sau này có đến bậc Tú Tài. Từ 1910 đến 1930 là thời kỳ hình thành hệ thống giáo dục có tính cách hệ thống. Từ 1930 đến 1945 là thời kỳ tổ chức hệ thống giáo dục cho người bản xứ của Pháp ở Việt Nam đã được hoàn chỉnh.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Trung_h%E1%BB%8Dc_ph%E1%BB%95_th%C3%B4ng_chuy%C3%AAn_Qu%E1%BB%91c_H%E1%BB%8Dc_-_Hu%E1%BA%BF
Quốc Học - Huế được thành lập theo chỉ dụ của vua Thành Thái giao cho ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo và được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định ngày 18 tháng 11 năm 1896. Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc Học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954), Trường Trung học Ngô Đình Diệm (1955-1956), và được trở về với tên gốc vào năm 1956 cho đến nay. Tên lúc mới thành lập là "Pháp tự Quốc học Trường môn", đến nay vẫn còn bảng ghi tên đó được lưu tại nhà lưu niệm của trường. Quốc Học - Huế là trường trung học đệ nhất cấp đầu tiên ở Huế. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp. Quốc Học được thành lập trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất, tổng cộng có 3 tòa nhà. Địa điểm của trường nằm xoay ra đường Jules Ferry (sau năm 1955 là đường Lê Lợi). Công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20.
Collège Quốc học (1915-1936)
Cổng vào trường
Đài tưởng niệm chiến sĩ Trận Vong thường gọi là "Bia Quốc Học" nằm đối diện với cổng trường
Khi chuyển thành trường trung học với bốn lớp đệ thất (lớp 6), đệ lục (lớp 7), đệ ngũ (lớp 8), và đệ tứ (lớp 9) thì trường cũng đổi tên thành Collège Quốc học. Cũng vào thời điểm đó những tòa nhà dùng làm trường sở được xây cất lại bằng gạch ngói.
Cấp Cao Đẳng Tiểu Học
Cấp Cao Đẳng Tiểu Học, nay là Trung Học Đệ Nhất Cấp gồm 4 lớp, lớp Đệ nhất niên hay Đệ thất (lớp 6), lớp Đệ nhị niên hay Đệ lục (lớp 7), Đệ tam niên hay Đệ ngũ (lớp8), Đệ tứ niên hay Đệ tứ (lớp 9) .
Cấp cao đẳng tiểu học chuyển ngữ dùng chữ Pháp. Các môn học gồm khoa học căn bản, vật lý điện học, hóa học vô cơ, vạn vật động vật học, toán trung cấp gồm đại số, hình học phẳng, sử ký thế giới và Việt Nam, điạ lý thế giới và Việt Nam, văn chương Pháp và Việt Nam, Họa, Nhạc, v... v .. Cấp này có thêm ngọai ngữ gồm Anh văn, Hán văn.
Từ cấp này, trong một niên khóa, học sinh được học với nhiều thầy, mỗi thầy dạy mỗt môn theo một số giờ được ấn định trong thời khóa biểu. Một lớp học cấp này, học sinh có khoản mười thầy giáo.
Học sinh phải thi đậu bằng Cao -Tiểu hay Thành Chung (Trung Học Đệ Nhất Cấp) mới được lên học Trung học (Trung học đệ nhị cấp).
Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, trường Cao Đẳng Tiểu học chỉ có ở các nơi như Hà - Nội có trường Bảo - Hộ, hay trường Bưởi, sau này là trường Chu văn An cho nam sinh, trường Trưng Vương cho nữ sinh, Huế có trường Quốc Học cho nam sinh, trường Đồng Khánh cho nữ sinh, Sài-gòn có trường Petrus Ký cho nam sinh, trường Gia Long cho nữ sinh. Tại Mỹ- Tho có trường Le Myre de Vilers sau này là trường Nguyễn đình Chiểu.
Bậc Cao Đẳng Tiểu Học (Primaire) 4 năm:
Học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d'Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung. Phải có bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học tức bậc Tú Tài. Các trường dạy bậc Cao Đẳng Tiểu Học được gọi là Collège.
Bậc Trung Học (Enseignement Secondaire) 3 năm:
Còn được gọi là bậc Tú Tài Pháp-Việt, bậc Trung Học gồm 3 năm. Học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú Tài phần thứ nhất (Baccalauréat, 1ère partie). Đậu bằng này được học tiếp năm thứ ba không phải thi tuyển. Năm thứ 3 được chia làm 2 ban: ban Triết và ban Toán. Hai ban có những môn học hoàn toàn giống nhau như Sử. Địa, Ngoại Ngữ. Có những môn giống nhau nhưng số giờ học khác nhau như Đại Số, Thiên Văn. Có những môn chỉ học ở ban này mà ban kia không có như ban Triết có Tâm Lý Học, Siêu Hình Học, ban Toán có Hình Học, Cơ Học, Số Học. Từ niên học 1937-1938 trên toàn cõi Việt Nam đều áp dụng chương trình Pháp-Việt đủ 3 ban: Toán, Khoa Học, Triết. Ngoài ban mình học, học sinh được phép thi tốt nghiệp các ban khác nhưng phải tự học thêm những môn mà ở ban mình theo học không có. Học sinh cũng được phép thi bằng Tú Tài Pháp. Học xong năm này thi lấy bằng Tú Tài Toàn Phần (Certificat de Fin d'Études Secondaire Franco-Indigènes). Học sinh tốt nghiệp 2 hoặc 3 ban hoặc thêm bằng Tú Tài Pháp được ưu tiên khi thi vào các trường Đại Học có thi tuyển như các trường Grandes Écoles ở Pháp hoặc các trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp ở Hà Nội lúc đó.
Từ niên học 1926-1927 Pháp thiết lập thêm chế độ Tú Tài Bản Xứ (Baccalauréat Local) học thêm các môn về văn chương Việt Nam, lịch sử, triết học Đông Phương và Cận Đông (Ấn Độ, Trung Hoa, Do Thái). Chương trình rất nặng, bị chỉ trích và ta thán rất nhiều nên đã bị hủy bỏ từ niên học 1937-1938.
GIÁO CHỨC NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHÁP-VIỆT
Các giáo chức giảng dạy tại các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt đa số là người Việt Nam. Ở các lớp thuộc bậc Cao Đẳng Tiểu Học và nhất là ở bậc Tú Tài cũng có một số giáo chức người Pháp. Trái lại, tại các trường hoàn toàn Pháp như Albert Sarraut, Chasseloup Laubat các giáo chức chủ yếu là người Pháp. Dạy bậc Sơ Học giáo chức phải tốt nghiệp Tiểu Học và học thêm một năm lớp Sư Phạm (Cours de Pédagogie). Giáo chức dạy bậc Tiểu Học phải tốt nghiệp bằng Cao Đẳng Tiểu Học và được bổ túc về khoa Sư Phạm. Nhằm đào tạo các giáo viên tiểu học, có các lớp sư phạm (Section Normal) vừa học sư phạm vừa học chương trình Cao Đẳng Tiểu Học. Các giáo chức bậc Cao Đẳng Tiểu Học thì phải tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội. Dạy bậc Tú Tài thì phải tốt nghiệp Cử nhân ở Pháp về hoặc phải có bằng cao hơn Cử Nhân như học vị Thạc Sĩ (Agrégé)
Hết trích
Đề thi vào Quốc học Huế gồm 2 môn văn, toán bằng tiếng Pháp. Ông vẫn nhớ đề văn: chứng tỏ lao động là kho vàng.
Các giáo sư dạy cấp 2 chủ yếu là người Pháp, chỉ có hai người Việt dạy Việt văn trong đó có giáo sư Đặng Thai Mai.
Ông tốt nghiệp năm 1934 (bị gián đoạn mất một năm vì biến cố Xô viết Nghệ Tĩnh 1931). Sau đó 1-1-1935 về đi dạy, sau làm hiệu trưởng tại trường tiểu học Rạng (đốc học như cách gọi thời đó).
Đi học thời Pháp rất khó khăn, họ có lối tuyển chọn tinh hoa thật kinh khủng. Nhưng chính vì được học tập một cách bài bản trong môi trường khắc nghiệt như vậy mà ông tôi năm 27 tuổi dịch gia phả từ chữ nôm sang chữ quốc ngữ. Chữ nôm thì các bạn biết rồi, là loại chữ vẽ rắn thêm chân, còn phức tạp hơn chữ Hán. Số người học trong gần 20 triệu dân thật ít ỏi.
Theo V. Thompson trong French Indochina, London, 1967 thì tính đến năm 1939 ở Việt Nam có:
- Bậc Trung Học: 4 trường, 553 học sinh
- Cao Đẳng Tiểu Học: 19 trường, 5,637 học sinh
- Sơ Đẳng Tiểu Học: 447 trường, 149,805 học sinh
- Sơ Học: 3,521 trường, 236,720 học sinh
- Các loại giáo huấn khác: 3,143 trường, 132,212 học sinh (theo Nguyễn Thế Anh dẫn trong Việt Nam Dưới thời Pháp Đô Hộ, nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970)
Hệ thống giáo dục không chỉ nghiêm khắc trong đào tạo, thi cử mà thanh tra giáo dục cũng có quyền hạn lớn và độc lập.
Một hôm ông tôi đi dạy muộn do ngủ quên giấc trưa, đến lớp gặp ngay thanh tra giáo dục người Pháp ngồi đó. Ông sợ vì lỗi này có thể bị kỷ luật, nhẹ thì hạ lương, nặng thì chuyển lớp dưới. Sau khi nghe trình bày lý do xem giờ bằng bóng nắng, thấy hợp lý thì không những không bị phạt mà còn được trang bị cho chiếc đồng hồ.
Hồi những năm 80, chú tôi khi đó là giảng viên toán trường ĐH Bách khoa Hà Nội để cứu nước cứu nhà sau thời gian dùi mài Pháp ngữ đã lên đường đi Angieri làm chuyên gia toán. Luyện tiếng Pháp gửi thư về cho ông đọc. Ông bố tủm tỉm khen ông con dạo này tiếng Pháp khá rồi. Bố trả lời, con đưa cho bạn người Pháp đọc, họ ngạc nhiên sao một ông giáo làng 80 tuổi lại có thể vẫn diễn đạt ý bằng tiếng Pháp một cách tự nhiên, dễ dàng như thế.
Lối học thời Pháp cực đoan về phía này bao nhiêu thì lối học ngày nay lại cực đoan về phía đối diện bấy nhiêu.
Thửa xưa đi học đa số phải con nhà khá giả, nhà nghèo thì làm sao. Ông tôi đi làm gia sư từ 1925 tức là năm 16 tuổi. Gia sư xưa thường ăn ngủ tại nhà chủ, dạy kèm con cho họ và những đưa trẻ khác, nhà chủ bao cơm và trả tiền học. Cứ như vậy cho đến khi học trường Quốc học Huế cũng làm gia sư cho hai con nhà ông Đặng Văn Kế là tổng giám thị của trường (ông này là anh ruột giáo sư Đặng Văn Ngữ). Nhờ vậy mà ông không những đủ chi phí trang trải mà còn dư tiền học bổng gửi về phụ giúp gia đình (các em và vợ con).
Khi làm giáo viên từ 1-1935 thì lãnh lương khởi điểm 8 đồng bạc Đông dương một tháng, chưa kể tiền con. Vì tiền con này mà bố tôi sinh năm 1935 được khai thành 1936. Từ năm 1942 do ảnh hưởng của Thế chiến 2, đồng bạc Đông dương mất giá mạnh, lương giáo viên tiểu học được điều chỉnh lên trong khoảng 25-45 đồng.
“Năm đó phần thì trữ tiền lương, phần thì nghỉ hè dạy thêm, phần thì vay nợ, mới mua cái nhà nầy lúc bấy giờ 5 gian tứ trụ, lợp tranh; năm ấy thầy mới 27 tuổi âm; đến tháng 10 năm đó mới xấn đủ tiền 64 đồng bạc Đông Dương (thành 480 quan tiền đồng). Nhà dỡ về, mua lim mít chữa lại: 3 gian ngòai thành nhà tam oai, 3 gian trong thành nội kèo ngoại bầy, lợp ngói, xây tường, cột quyết hẳn hoi, ở vườn cũ (tư gia), hết cả thảy 2000 quan tiền (200đ bạc Đông Dương).”
Khi có việc làm, có thu nhập ông mới mua một ngôi nhà cũ 5 gian tứ trụ (là loại nhà bốn hàng cột. Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng) ở Yên Phú (Thanh tường), tổng Đại đồng (nay là thị trấn Dùng), dỡ ra chở về xóm Hến dựng lại. Xóm Hến nằm cạnh rú Bạc, cách Dùng vài km. Mộ bà nội tôi nằm tại rú Bạc.
Xóm Hến được lập từ thế kỷ 17, thời các cụ tổ. Khi lập làng có mời thầy xem phong thủy, thầy phán làng tồn tại được 300 năm. Sau này linh nghiệm. Năm 1969 dân xóm Hến phải chuyển lên rú ở, lấy đất bằng làm ruộng. Năm 1969 dời nhà lên rú Trộ (cách Dùng khoảng 7 km), bao công sức chuyển từng thứ như gạch ngói, cột kèo rui mè, đá xanh…
Thời đấy toàn chuyện long trời lở đất.
Nào là thay trời đổi đất, vẽ lại giang san rồi mo cơm, quả cà, tấm lòng cộng sản xây dựng thành công CNXH. Những chuyện như cống Thanh Chương cũng xảy ra vào thời này.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/638718/Gap-Tong-chi-huy-thi-cong-cong-Hiep-Hoa-ngay-ay-tpp.html
Sơ lược về kiểu nhà truyền thống xưa
http://sieuthinhao.com/dac-diem-ngoi-nha-viet-truyen-thong/a60202.html
Bố cục tổng thể – bố cục các gian nhà
Bố cục của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Bố cục nhà hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu bố cục này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục thứ hai của ngôi nhà người Việt thường thấy là: Bố cục hình chữ Môn, tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà bếp), kiểu này thường phải là một gia đình khá giả. Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác (dùng theo chiết tự Hán) nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công …
Bố cục các gian nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)… và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn.
Thường là:
· phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng (tứ trụ);
· nhà 3 gian;
· nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;
· nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;
· nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái;
Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ.
Nơi thờ cúng của tổ tiên:
Người Việt có quan niệm ‘đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại’, nên gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi, đó là những mảng trạm khắc được thu nhận từ thiên nhiên vào trong ngôi nhà người Việt truyền thống. Trong ngôi nhà phần được chú ý và quan tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ vì chịu ảnh hưởng của Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng nên bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, xung quanh được trang hoàng bằng các hoành phi câu đối, nếu gia cảnh của chủ nhà có khiêm nhường hơn thì bàn thờ cũng luôn được đặt vào nơi trang trọng nhất.
Ngôi nhà người Việt truyền thống là nơi sinh sống không phải chỉ của một hay hai thế hệ mà nó được truyền qua nhiều thế hệ từ lớp ông bà đến lớp con cháu… cứ thế tiếp nối. Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm, nên việc dựng một ngôi nhà được người Việt hết sức quan tâm, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu xem ngày, xem tháng, so tuổi vì họ quan niệm đây thứ nhất là cơ nghiệp của nhiều đời, thứ hai đó là sự thịnh vượng hay suy của cả gia đình hay lớn hơn là cả một dòng họ nếu không chọn được ngày tốt và hướng tốt . Do vậy ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức, ý chí, tập trung công sức, tiền của cả gia đình. Ngôi nhà người Việt còn thể hiện được cái khéo léo, tài hoa của người thợ Việt Nam.
Kết cấu
Khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vỉ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong, cột kê tán (không móng, cừ…) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như các nước khác. Mái nhà thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45 độ).
Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay mộng đuôi cá.
Vật lý kiến trúc
Thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
Vật liệu xây dựng địa phương
Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá, tranh, tre, gổ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,… phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa ‘bức bàn’ hay ‘cửa phố’. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch lợp ngói âm dương thì chỉ là mái dốc thuần tuý, không được trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị khiêm nhường. Nhưng bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà Việt truyền thống là tiềm ẩn bên trong cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền mãnh liệt của người Việt. Đây chính là tâm hồn, là một góc đi về của một con người, nó mang nhiều hồi ức, kỷ niệm riêng tư mà chỉ có ngôi nhà Việt mới có được.
Hết trích
Như vậy nhà này là dạng nhà chữ nhất, theo kiểu gọi ở quê là 5 gian 1 chái. Nhưng ông tôi, vốn Tây học nên gọi là 3 gian ngoài và 3 gian trong. Hồi đó nhà xây tường là cao cấp. Về thói quen này ông vẫn xưng bằng thầy và đề nghị các con gọi chứ không gọi bằng cha như người trong vùng.
Ngôi nhà thuê thợ xứ khác đến làm, đằng đẵng từ tháng 10 năm 1935 đến cuối 1941 mới xong. Chi phí tổng thể lên đến 264 đồng Đông dương (bằng 33 tháng lương của ông nội). Tính ra còn rẻ chán khoảng 3 năm lương giáo viên tiểu học giờ sao xây nổi nhà cỡ đó. Nếu xây theo kiểu bây giờ cũng phải hơn tỷ.
Khánh thành nhà ông mời gánh hát ả đào. Hát ả đào hay còn gọi là ca trù là một thú vui tao nhã trong đó người thưởng lãm phải biết tom chat khen chê đào hát. Thú này nay mai một, giờ vào nam mới thấy có đàn ca tài tử là có thể so sánh được.
Ca trù: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ca_tr%C3%B9
Đàn ca tài tử:
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%9Dn_ca_t%C3%A0i_t%E1%BB%AD_Nam_B%E1%BB%99
Thú vui tao nhã này tôi ngờ ông học được từ thời còn đi học. Ngoài món này tối tối sau khi về hưu ông vẫn đi đánh tổ tôm
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_t%C3%B4m
Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Hóa ra chê ông là nông dân thật sai toét. Ông chỉ nông dân sau này thôi. Ngày xưa ông không chỉ comple mũ phớt mà còn biết khiêu vũ, chơi bóng rổ, giã xà kép, các động tác thể dục buổi sáng cũng khác gì bây giờ đâu. Đó là nhờ ông có tham gia hướng đạo sinh. Và cũng như giáo dục thửa ấy, họ cũng thật kỹ càng chu đáo.
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0%E1%BB%9Bng_%C4%91%E1%BA%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/scouting-in-vietnam-av-06042013101422.html
“Thông qua các hoạt động dã ngoại, cắm trại... tạo cho các Hướng đạo sinh ý thức tháo vát, chịu khó, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đây là điều kiện để chuẩn bị cho họ trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội.
Hướng đạo có nghĩa là dẫn đường, từ "đạo" trong cụm từ Hướng đạo có nghĩa là đường nó hoàn toàn không có liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, ngoại trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.”
Khi đi hướng đạo, ông đã từng tới Đà Lạt kết hợp kiếm mộ em ruột là ông Thược đi phu đồn điền cao su. Mộ ông Thược nay cũng vẫn chưa tìm thấy.
Ông cũng như các cụ thế hệ đó có quan điểm sống thật rõ ràng.
“Năm dạy học, lúc thời gian rỗi, mới có ý định: mình nhà nghèo không có của cho con, chỉ lo cần kiệm, cố gắng cho con học đến nơi đến chốn, để chúng có học thức, để biết làm ăn lương thiện, để nối gót ông cha ngày xưa giữ gìn gia phong.
Nay tuổi đã 83, và sách có nói “Sinh hữu hạn tử vô kỳ”, không biết chính xác mình sẽ từ trần vào giờ nào ngày nào. Vì thế cho nên có mấy lời tâm huyết dặn các con cháu phải:
"Trọng nghĩa khinh tài"
"Đề cao tự lực cánh sinh là chính".
Đời sống gia đình cũng chỉ dễ thở từ 1935 đến 1945, hồi xây nhà ông cũng là người có xe đạp đầu tiên của làng. Chín năm kháng chiến, lương giáo viên chỉ vài ký gạo, hòa bình lập lại nói đến lương giáo viên thì các bạn đủ hiểu, lại không được dạy thêm dạy nếm như bây giờ. Hồi đấy thì cũng chẳng ai học thêm nữa, ăn còn chẳng đủ. Vậy mà ông vẫn lo cho chín người con học tới nơi tới chốn. 10 năm liền trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng lúc nào cũng có con ông theo học.
Có lúc gieo neo đến nỗi như chú tôi kể, toàn ăn bù rợ (bí đỏ) trừ bữa hay 30 tết trưa cúng mới có cơm ăn, sáng vẫn nhịn như thường.
Ông nói: Ở đời cần có “ PHÚC - TÂM - CHÍ “, có phúc thì mới có phần, có tâm tốt mới hòng nên người khá, có chí mới có thể thành người khá toàn diện: “Có chí mới nên”.
Theo người xưa thì con người phải rèn luyện Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để đạt được mức Phúc Lộc Thọ. Vậy tại sao ông lại đề cao Phúc Tâm Chí.
Ông nội sống trong thời đại có những biến động xã hội hết sức to lớn, có thể nói là quá to lớn, khốc liệt. Ví dụ từ thời thuộc Pháp, chiến tranh giành độc lập, thời bao cấp, kinh tế thị trường. Chỉ riêng về học thì chữ từ Hán chuyển sang Pháp rồi quốc ngữ.
Ông lại mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, vợ chết sớm phải tự lực tự cường vươn lên, không những lo học, lo kiếm sống nuôi bản thân mình mà còn phải lo cho vợ con và các em.
Chính vì sống trong một xã hội như thế, hoàn cảnh gia đình như thế cùng với bản chất hiền lành, thiện lương mà ông đã đúc rút ra phương châm sống Phúc Tâm Chí, một phương châm khá lạ so với truyền thống.
Phúc được coi như cội rễ của con người. Phúc không chỉ là máu thịt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà phúc ở đây còn là truyền thống, danh dự của gia đình, của tổ tiên truyền lại. Như thế Phúc vừa là vật chất, vừa là lễ giáo, truyền thống nếp nhà, vừa là danh dự. Phúc hữu hình và vô hình. Mang biểu tượng người bế đứa bé, là sự khái quát hóa về truyền đời, những thế hệ kế tiếp nhau, bảo bọc và biết ơn nhau. Cuộc sống hôm nay phát triển được từ sự giữ gìn, phát triển những thành quả trong quá khứ. Mảnh đất không chỉ thấm máu cha ông mà còn thấm đẫm văn hóa, truyền thống, danh dự của cha ông. Cắt rời, phá bỏ, chối bỏ quá khứ là sự cắt đoạn của Phúc. Chính vì lẽ đó mà phúc không chỉ quan trọng với gia đình mà nó còn được coi như nguồn sống của một quốc gia, một xã hội. Có lẽ xã hội Việt Nam giờ ít quan tâm tới động lực, suối nguồn phát triển này.
Vậy tại sao ông chọn Tâm mà không chọn Lộc.
Lộc tượng trưng cho giàu sang, thành đạt trong xã hội với biểu tượng ông quan đội mũ cánh chuồn. Lộc là đích ở đời chứ không phải là phương cách sống. Mà đích đó cũng dễ dẫn đến tranh đoạt, tự mãn, mưu kế…
Tâm ở đây là tâm thiện. Cuộc đấu tranh thiện ác trong mỗi con người, trong xã hội, giữa người và người. Thiện ác giằng xé trong ta hàng ngày hàng giờ, chỉ có tu tâm dưỡng tính tốt thì tâm mới thiện. Ông bà ta đề cao tâm thiện nhờ hiểu thấu luật nhân quả ở đời. Có thể nói luật nhân quả là một phát kiến đặc sắc Á đông, nó giúp cuộc sống được cân bằng, tránh được làm điều ác. Có tâm tốt thì mới có lòng nhân, mới yêu người, tôn trọng người khác. Tâm không thiện sẽ dẫn đến suy nghĩ và hành động ác. Như vậy, tâm đã bao gồm cả Nhân, Nghĩa, Tín. Mà tâm còn giúp tránh được những chuyện như ngu trung, hoặc coi trọng tình nghĩa giang hồ hơn việc tuân thủ pháp luật.
Chí ở đây là sự kiên gan, bền chí, không quản khó khăn để đạt được mục đích, mục tiêu của mình. Có chí hướng, có kiên trì mới thành thạo, thành công trong công việc. Nên có thể nói từ chí mà trí phát sinh, trí được phát huy chỉ khi trì chí. Chí ở đây còn là chí khí, vì chí được gắn liền với tâm thiện, với phúc nhà nên không vì mục tiêu, mục đích mà đánh mất chí khí, cong lưng, uốn gối đánh mất bản thân mình.
Vậy nên
Có Phúc thì mới có phần
Có Tâm tốt mới hòng nên người khá
Có Chí thì nên.
Đứng trước đôi câu đối có từ năm 1942 ở phòng thờ tôi nhờ ông đọc (vì bằng Hán tự). Giọng ông sang sảng:
Nền tảng ông cha gầy dựng sẵn
Cửa nhà con cháu đắp xây thêm.
Chúc mừng .
Trả lờiXóaNhư bác gọi là dòng giõi gia giáo đấy!
Thời kỳ trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ cũng khốn đốn đấy.
Trả lờiXóa