Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tư duy sự vụ


Hôm rồi bạn và tôi có bàn luận một tình huống khá thú vị.
Bạn biết một ông anh xã hội, rất sắc sảo, phát biểu bàn luận rất hay những vấn đề trong ngành. Bẵng đi vài tháng không tham gia vào công ty, vào ngành. Đến hôm tái gia nhập, nghe ông anh phát biểu bạn tôi bị hẫng. 
Những lời phát biểu lẻ mẻ, không ăn nhập, lạc lõng giữa bá quan văn võ. Anh hoàn toàn đánh mất sự sắc bén của mình, hoàn toàn không nắm được tình hình.
Có vấn đề gì xảy ra với anh?
Tôi gọi trường hợp này là tiêu biểu của những người có tư duy theo kiểu sự vụ. 
Có những người lãnh đạo, theo tôi biết, viết rất nhiều, nhưng những gì anh ta viết chỉ là các bút phê. Nó không đầu không đuôi, không chủ ngữ. Nói tóm lại là cả đời anh chưa viết nổi một câu hoàn chỉnh, nên hồn, nói chi tới viết một bài nghiêm chỉnh.
Đi họp thì phát biểu hùng hồn, sắc bén, nhưng những điều anh nói toàn đi lượm lặt ý kiến của anh em cấp dưới. Tổng kết vấn đề hay nhờ anh tinh ý nắm bắt được các vấn đề anh em phát biểu. Ra ngoài với đồng nghiệp, với cấp dưới, anh lại lôi những cái mót được từ các cuộc gặp, cuộc họp khác ra bàn luận, cứ như anh là người khởi xướng.
Mọi người phục lăn, anh nổi bật, xếp nào theo cảm tính chấm anh ngay (mà các xếp lại hay xét người theo cảm tính kiểu tiếng sét ái tình như vậy).
Lôi anh ra khỏi các cuộc họp, tách anh ra khỏi đám lính lác. Giống như con cá ra khỏi nước, anh lúc này tồng ngồng tội nghiệp làm sao.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Tư duy kiểu mắc nối tiếp
Sáng nay đi dọc đường Lương Định Của Q.2 khúc từ Trần Não tới chân cầu Thủ Thiêm chợt nhận ra cỏ mọc đã lút đầu người. Nhớ cách đây khoảng 3 năm, 2 bên đường là nhà cửa tiệm buôn bán san sát, ì xèo. Nay nhà cửa đã giải tỏa trắng, chỉ còn cỏ hoang.
Nếu giải tỏa vừa xong mà đường mở ra, công trình xây mới ngay thì thật hay, chứ cứ kiểu làm nối tiếp chờ hoài như vầy thật gì đâu.
Điệp khúc công trình chờ giải tỏa, giải tỏa xong chờ quy hoạch chi tiết, rồi đến đấu giá đấu thầu, xong rồi mới có kế hoạch huy động vốn khởi công.
Nhìn xung quanh, cầu Thủ Thiêm cũng là ví dụ.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/chua-nen-xay-cau-thu-thiem-2-khi-thu-thiem-1-con-vang-khach-512237.htm
Cầu thật thưa người qua lại. Ngó qua hầm Thủ Thiêm, xây trạm thu phí rồi để không cũng chỉ vì xe qua quá ít.
Ví dụ khác: cầu Phú Mỹ cũng chờ đường http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/588755/cau-phu-my-do-no.html#ad-image-0

Cảng Phú Hữu, Q.9, cảng Hiệp Phước, Nhà Bè chờ đường http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140110/cang-hiep-phuoc-chi-co-1-2-chuyen-hang-thang.aspx
http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/cang-nghin-ty-thanh-bai-chan-trau-c46a561033.html

Đành rằng khó khăn thì nhiều, từ giải tỏa, đền bù, vốn liếng...nhưng quan trọng nhất vẫn là nếp tư duy theo kiểu nối tiếp, xong cái này thì mới giải cái kia.
Nói theo kiểu máy tính là chỉ chạy được mỗi tác vụ nên chậm chạp rề rề. Giờ đến thời core i5, i7 mà vẫn giữ hoài kiểu mắc nối tiếp sao mấy anh.

4 nhận xét:

  1. Cám ơn bác!
    Một ý kiến hay và chính xác.

    Trả lờiXóa
  2. Lấy ví dụ cụ thể luôn đi đ/c em. Ai, đã làm được những gì, phát biểu lẻ mẻ ở đâu, ngành nào,...? Vì dụ như thế mới sinh động.

    Trả lờiXóa
  3. Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp. Ví dụ nào cho đủ được anh ơi

    Trả lờiXóa