Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Giải mã biểu tượng rồng

Dân Trung Hoa, Việt Nam có những quan niệm kỳ lạ. Ví dụ như:

Rồng: tượng trưng cho vua chúa, tưởng đẹp đẽ sao chứ mình pha rắn pha cá sấu, mặt mũi dữ tợn. Tóm lại là con vật không có thật thoát thai từ giấc mơ quyền lực, được đè đầu cưỡi cổ người khác của con người.

http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%93ng

Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đôngphương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âuchâu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy , bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.

Hay http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%93ng_Trung_Qu%E1%BB%91c

"Rồng đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự may mắn. Rồng là biểu tượng của các hoàng đế Trung Hoa, với chữ long được ghép với các danh từ chỉ vua Trung Hoa (long thể, long bào).Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun."


Như vậy rồng được coi là biểu tượng của quyền lực, vua chúa. Nói rộng ra để chỉ nghững người có quyền lực.

Rồng có những đặc điểm chính sau:

- Sự biến hóa, ẩn hiện khôn lường

- Sức mạnh

- Cai trị kẻ khác: đứng trên muôn loài

Nếu diễn nôm ra trong đời sống thực thì

- Biến hóa tức là không cần chữ tín, mục đích biện minh cho phương tiện. Lý thuộc về kẻ mạnh nên tha hồ mặt dày tâm đen. Những cái gì nhân lễ nghĩa trí tín...là dành cho tầng lớp giúp việc, bị trị ở dưới còn bên trên thì ta là luật, luật không kể tới thánh nhân.

- Cai trị đi kèm với sức mạnh nên sức mạnh được biểu hiện cho quyền lực. Nên ai có sức mạnh người đó phải dữ dằn, người khác phải tránh xa, phải tuân phục. Nói có người nghe, đe có người sợ. Nên cai trị là đứng trên, không có đối thoại, và dùng mọi biện pháp làm kẻ khác phải sợ. Không đánh mà lòng người tự khuất, ta đây mưu phạt tâm công.

Việc hiểu tâm thức rồng rất quan trọng trong việc diễn giải hành vi của người có quyền lực, nước có sức mạnh của những xứ có totem là con rồng.

Đến đây chúng ta cũng đã giải thích được hành động của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông...gần con rồng là bị vậy, đó là tâm thức của họ. Họ càng mạnh thì càng muốn chứng tỏ mình là rồng, cấm ai xâm phạm tổ rồng, bất tuân lệnh rồng chứ không phải như một số người hiểu là trong động loạn thì ngoài phải quậy bạo. Cái đó cũng có nhưng không phải là bản chất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét