Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

7 dấu hiệu thoát đáy 8 dấu hiệu bong bóng

Khi thoát lỗ, lúc lời nhanh
Tỉnh ra, lại thấy tím xanh đỏ vàng 

Trong khi những chỉ báo leading indicators (http://en.wikipedia.org/wiki/Economic_indicator) ở xứ mình còn chưa thông dụng thì chúng ta có thể ngó qua những dấu hiệu đơn giản và bình dân sau:
- Thị trường chứng khoán ok: có nghĩa là nó theo xu hướng tăng, mà các lãnh đạo hay gọi là tăng bền vững chứ không phải là tăng nóng. Có tăng có giảm nhưng xu hướng là tăng. Nó tăng trước rồi kinh tế sẽ lên theo.
- Lãi suất huy động không giảm nữa
- Trang quảng cáo giao dịch nhà đất dày trở lại
- Các chuyên gia im lặng, không thấy hô hào đề ra giải pháp nữa
- Tự nhiên bạn thấy mua cái áo cái quần trở lại đơn giản như xưa, không đắn đo nữa
- Mấy cái quán kiểu bún đậu mắm tôm, lẩu dê, trà chanh chém gió trật tự thu mình lại
- Và bạn lại thấy nghèo là xấu hổ.
Chỉ còn thắc mắc sao mấy cái leading indicators sao mãi chưa chịu ở với dân xứ Việt.

Còn đây là 8 dấu hiệu bong bóng trên trường chứng:
- Giá cổ cánh lên phi mã
- Người chưa biết gì cũng náo nức nhộn nhịp nhào vô
- Bỏ qua các phương pháp dự báo truyền thống mà theo kiểu bạn là thua mua là thặng
- Phớt lờ tin xấu or suy diễn nó thành tốt, bỏ qua dấu hiệu nguy hiểm
- Luồng tiền rời bỏ SXKD thực tràn vô chứng trường và hoạt động đầu cơ này có lời bạo
- Xuất hiện đủ kiểu loại quỹ đầu tư 
- Sự dụng vốn vay tăng nhanh
- Khối lượng giao dịch phái sinh tăng 

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Nguồn gốc của đường 9 đoạn

Đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò được cho là:

"Đường chín đoạn (Trung văn giản thể: 九段线; phồn thể: 九段線, âm Hán Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường lưỡi bò, Đường chữ U, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương, đuợc cho là của Trịnh Tư Ước, nguyên là quan chức phụ trách Vụ Nội chính tiện tay vẽ vào."

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_ch%C3%ADn_%C4%91o%E1%BA%A1n


Nói tiện tay vẽ vào có vẻ hời hợt quá. Vậy thì nguyên do nào mà họ lại vẽ các đoạn đứt đoạn như vậy?

Nếu ta đi trên đường ở những khu người Hoa, đặc biệt vùng Chợ Lớn, Sài gòn sẽ thấy một đặc điểm mà khu nhà người Việt không có. Đó là nhà trên hẻm. Trên đầu hẻm vào là nhà, Trong đó là một sân rộng, nhà cửa san sát bên trong.

Đây, nó đây:




Hay họ xây nhà mà đường chạy bên dưới như Thuận Kiều Plaza, không hợp với tập quán người Việt nên giờ ế ẩm

http://www.baomoi.com/Can-canh-Thuan-Kieu-Plaza-bua-vay-boi-tin-don-rung-ron/147/13115584.epi




"Theo những người khác, vì hình dáng của Thuận Kiều Plaza nên con đường Đỗ Ngọc Thạnh xẻ dọc khu B và khu C của cao ốc không khác gì đục một lỗ thủng khiến nó bị đắm và dẫn đến sự lụn bại của tòa nhà này."


Vậy hãy tưởng tượng họ coi các nước như nhà trong hẻm. Các khoảng hở là con hẻm để dân bên trong tự do thông thương đi lại ra bên ngoài hay từ ngoài vô trong nhưng trên đầu vẫn là của họ, thuộc chủ quyền của họ.

Khi yếu thì im lặng không nói gì, tới khi mạnh lên thì đòi quyền đánh cá, khai thác, áp đặt kiểm soát trên đó, tiến thêm bước nữa đặt vùng nhận dạng phòng không lên trên là hoàn thành mô hình nhà trên hẻm cổ truyền.

Vậy nên đường 9 đoạn được vẽ xuất phát từ tập quán, suy nghĩ và thâm ý của họ chứ nào có tiện tay.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tốt mà tác oai tác quái

Rất nhiều người phẫn nộ, ngao ngán nói rằng:

"Tôi đã bỏ bao công sức, nỗ lực, toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, công ty mà sao mọi người chẳng chịu ơn tôi thì chớ lại còn ghét bỏ, oán trách tôi".

Ngạc nhiên là câu trả lời lại nằm ở chỗ đức tính mà họ coi là ưu điểm: sự cầu toàn,

Đọc Ngày xưa có một con bò để thấy những người cầu toàn làm khổ mình, khổ người khác như thế nào.

http://www.mlmopp.net/wp-content/uploads/2013/09/Ngay-Xua-Co-Mot-Con-Bo-Camilo-Cruz-E-BOOK-VTBT.pdf


Trích

Jonathan tự cho mình là người cầu toàn. Theo quan điểm của riêng tôi, sự cầu toàn là một trong những con bò tệ hại nhất. 
Một lần nữa, lý do chỉ đơn giản thế này: Đó chính là một con bò, nhưng được ngụy trang dưới lớp vỏ “chất lượng thỏa đáng”. Và khi đó, nó trông có vẻ như một đức tính chứ không thể là một thói xấu.

“Nếu chuyện đó đáng làm, thì phải làm cho đến nơi đến chốn, còn không thì thà đừng làm. Tôi là vậy đó.”

Bạn đã nghe người nào nói như vậy chưa? Làm sao có thể không đồng ý được? Vì điều đó mang đầy tính trách nhiệm, sự tận tụy, và sự cống hiến cao độ để đạt được cái tốt nhất. 
Vấn đề ở đây là đối với nhiều người trong chúng ta, nó trở thành một lời biện bạch như bất cứ một lời biện bạch nào khác. Nó làm chúng ta tê liệt vì chúng ta cảm thấy như thể mình chưa bao giờ hoàn toàn sẵn sàng.

Thật ra cách duy nhất để làm điều gì đó thật tốt là phải thực hành nhiều và nắm bắt mọi cơ hội để tiến hành việc đó ngay lập tức.

Nói cách khác, lời phát biểu đúng nên là “nếu chuyện đó đáng làm, thì ta nên làm từ bây giờ, dẫu không được tốt, nhưng ta nên làm cho đến lúc thành thục mới thôi.” Cho nên ta phải khởi động càng sớm càng tốt. Và tiến hành với khả năng sẵn có.

Sự cầu toàn của Jonathan nghe giống như sau: “Tôi yêu càu mọi thứ phải đạt chất lượng, đối với hàng hóa tôi mua, với dịch vụ tôi cần, với thái độ và sự thực hiện công việc của những người khác cũng vậy. Và tôi đặc biệt đòi hỏi chính bản thân mình. Tôi luôn đòi hỏi mình đạt đến một tiêu chuẩn cao hơn những người khác.”

“Dĩ nhiên,” anh ta nói với tôi, “tôi mở rộng những đòi hỏi này sang cả vợ con mình. Đã có lúc tôi ép con trai làm bất cứ việc gì cũng phải thật hoàn hảo, đến nỗi tất cả những lời nhận xét của tôi đều là những lời la mắng và chỉ trích.

Tôi nhận thấy mình luôn luôn vạch ra những sai sót và khuyết điểm. Dần dần, mối quan hệ của chúng tôi trở nên xấu đi. Con trai tôi đã phải chịu áp lực liên tục.

Vô tình, tôi truyền cả con bò tệ hại này sang cho nó khiến nó bắt đầu phát cáu.
“Cuối cùng tôi nhận ra rằng mình không cần đòi hỏi sự cầu toàn từ con cái vì muốn chúng hiểu được tầm quan trọng của sự tuyệt hảo. Và bạn biết không?

Giờ đây tôi không đòi hỏi hay chỉ trích nữa, con trai tôi bắt đầu tự mình hiểu rằng nó không bao giờ nên thỏa hiệp với sự tầm thường, và đó chính là bài học tôi muốn dạy con.”

Jim, giám đốc điều hành của một công ty y tế lớn, cũng tự nhận mình là người cầu toàn. Anh ta đã ngạc nhiên phát hiện ra rằng chính con bò - sự cầu toàn - đã hủy hoại sự nghiệp của mình. 
Với kiến thức căn bản trong kinh doanh, anh ta không hề giao những việc quan trọng cho ai hết, mà tự mình làm tất cả. 

Anh ta từng nói: “Nếu bạn muốn được việc, hãy tự mình làm lấy”. Thậm chí ngay cả khi giao việc, anh ta cũng quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với mọi quyết định được đưa ra.

Anh ta mang trên mình một con bò khổng lồ của sự cầu toàn, và cảm thấy rất tự hào. Anh ta nhìn nhận nó như huy hiệu của sức mạnh và sự tự lập. Nhân viên của anh ta lại nghĩ khác. Họ gán cho anh ta cái nhãn “ác ôn”, “có cách lãnh đạo kinh khủng,” và không thể gần gũi với người khác”, cũng vì sự thiếu tin tưởng vào khả năng của nhân viên. 
Vấn đề của anh ta cũng không xa lạ gì trong giới các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp. Con bò cầu toàn dần dà làm tê liệt bất cứ một tập thể nào và cuối cùng hủy hoại toàn bộ doanh nghiệp.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Hội chứng tao làm ra tiền


Ngày xưa người cha có vị trí cao trong gia đình. Ăn thì ngồi riêng, nói thì vợ con cấm cãi. Có người hà khắc đến độ vợ con đang nô đùa trong nhà thoáng thấy bóng ông chồng ngoài cửa là lủi sạch, im re. Sao ông ta lại oai phong lẫm liệt vậy?
Câu trả lời đơn giản do ông chồng là trụ cột trong gia đình, vợ là nội tướng trong nhà. Ông ta lo về kinh tế, đối ngoại nên được mọi người trong nhà sợ nể.
Thời nay đa số vợ chồng cùng đi làm, nhưng với thời gian thì một người kiếm được nhiều tiền hơn, đến một độ nào đó thì anh/chị ta thành trụ cột trong gia đình.
Do người này kiếm được tiền thì người kia mặc nhiên lần hồi lùi lại, làm nội tướng. Hình ảnh trụ cột gia đình tái hiện.
Được mọi người sợ, nể, ưu tiên, nghe lời...dần dà hội chứng tao làm ra tiền xuất hiện.
Đối với đàn ông thì thông thường trở thành bạo chúa trong nhà, nhất nhất phải nghe lời. Chỉ có kiếm ra tiền mới quan trọng, còn việc nuôi dạy con cái, nội trợ là mặc nhiên, anh ta không cần đếm xỉa. Có người đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành còn có trò vợ con đi mua quần áo nhãn ngoại về anh ta gầm lên bắt đi đổi sang mấy nhãn như jean Vinatex chẳng hạn.
Đành rằng tiết kiệm là tốt, nhưng hành xử kiểu tôi có tiền là tôi quyết vậy kỳ. Làm ra đồng tiền để mọi người cùng sướng hơn, vui hơn chứ làm ra đồng tiền mà đè bẹp vợ con vậy thì chẳng hay.
Bá chủ trong nhà rồi anh ta vươn lên, đoạt quyền anh chị. Giờ đây trong hội nghị gia đình, anh ta quyết. Thậm chí cha mẹ, cô gì chú bác còn phải nể, nhựơng vài phần vì nếu không chịa lép thì anh ta có sẵn lá bài kinh tế cấm vận.
Với đàn bà thì con đường nắm quyền qua tiền bạc diễn ra tinh vi và mang tính truyền thông hơn.
Các bà cũng bạo hành chồng con bằng lời nói. Con thì chửi, chồng thì chê...kết hợp với ai theo tao thì có tiền, nghe thì cho tiền...miết rồi mấy bả nắm quyền hồi nào hổng hay.
Con đường vươn quyền lực ra khỏi gia đình cũng na ná như thế, như thế...
Vậy đó, tao làm ra tiền thì chúng mày phải dưới tao, nghe tao, nịnh tao và tao là nhất, tao luôn đúng diễn ra hoặc ồn ào, hoặc lặng lẽ cho đến khi người xung quanh trở nên khiếp nhược, lấy lòng hay tẩy chay ngừng giao thiệp cứ diễn ra. Diễn ra cho tới ngày nào đó, mắt mờ chân chậm, sắp hết quyền thế, ngộ ra ngoài tiền còn phải có tâm, ngoài tốt còn phải có văn hóa nữa thì cũng chỉ còn cách ăn chay cho nhẹ bớt sự đời.