Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tốt mà tác oai tác quái

Rất nhiều người phẫn nộ, ngao ngán nói rằng:

"Tôi đã bỏ bao công sức, nỗ lực, toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, công ty mà sao mọi người chẳng chịu ơn tôi thì chớ lại còn ghét bỏ, oán trách tôi".

Ngạc nhiên là câu trả lời lại nằm ở chỗ đức tính mà họ coi là ưu điểm: sự cầu toàn,

Đọc Ngày xưa có một con bò để thấy những người cầu toàn làm khổ mình, khổ người khác như thế nào.

http://www.mlmopp.net/wp-content/uploads/2013/09/Ngay-Xua-Co-Mot-Con-Bo-Camilo-Cruz-E-BOOK-VTBT.pdf


Trích

Jonathan tự cho mình là người cầu toàn. Theo quan điểm của riêng tôi, sự cầu toàn là một trong những con bò tệ hại nhất. 
Một lần nữa, lý do chỉ đơn giản thế này: Đó chính là một con bò, nhưng được ngụy trang dưới lớp vỏ “chất lượng thỏa đáng”. Và khi đó, nó trông có vẻ như một đức tính chứ không thể là một thói xấu.

“Nếu chuyện đó đáng làm, thì phải làm cho đến nơi đến chốn, còn không thì thà đừng làm. Tôi là vậy đó.”

Bạn đã nghe người nào nói như vậy chưa? Làm sao có thể không đồng ý được? Vì điều đó mang đầy tính trách nhiệm, sự tận tụy, và sự cống hiến cao độ để đạt được cái tốt nhất. 
Vấn đề ở đây là đối với nhiều người trong chúng ta, nó trở thành một lời biện bạch như bất cứ một lời biện bạch nào khác. Nó làm chúng ta tê liệt vì chúng ta cảm thấy như thể mình chưa bao giờ hoàn toàn sẵn sàng.

Thật ra cách duy nhất để làm điều gì đó thật tốt là phải thực hành nhiều và nắm bắt mọi cơ hội để tiến hành việc đó ngay lập tức.

Nói cách khác, lời phát biểu đúng nên là “nếu chuyện đó đáng làm, thì ta nên làm từ bây giờ, dẫu không được tốt, nhưng ta nên làm cho đến lúc thành thục mới thôi.” Cho nên ta phải khởi động càng sớm càng tốt. Và tiến hành với khả năng sẵn có.

Sự cầu toàn của Jonathan nghe giống như sau: “Tôi yêu càu mọi thứ phải đạt chất lượng, đối với hàng hóa tôi mua, với dịch vụ tôi cần, với thái độ và sự thực hiện công việc của những người khác cũng vậy. Và tôi đặc biệt đòi hỏi chính bản thân mình. Tôi luôn đòi hỏi mình đạt đến một tiêu chuẩn cao hơn những người khác.”

“Dĩ nhiên,” anh ta nói với tôi, “tôi mở rộng những đòi hỏi này sang cả vợ con mình. Đã có lúc tôi ép con trai làm bất cứ việc gì cũng phải thật hoàn hảo, đến nỗi tất cả những lời nhận xét của tôi đều là những lời la mắng và chỉ trích.

Tôi nhận thấy mình luôn luôn vạch ra những sai sót và khuyết điểm. Dần dần, mối quan hệ của chúng tôi trở nên xấu đi. Con trai tôi đã phải chịu áp lực liên tục.

Vô tình, tôi truyền cả con bò tệ hại này sang cho nó khiến nó bắt đầu phát cáu.
“Cuối cùng tôi nhận ra rằng mình không cần đòi hỏi sự cầu toàn từ con cái vì muốn chúng hiểu được tầm quan trọng của sự tuyệt hảo. Và bạn biết không?

Giờ đây tôi không đòi hỏi hay chỉ trích nữa, con trai tôi bắt đầu tự mình hiểu rằng nó không bao giờ nên thỏa hiệp với sự tầm thường, và đó chính là bài học tôi muốn dạy con.”

Jim, giám đốc điều hành của một công ty y tế lớn, cũng tự nhận mình là người cầu toàn. Anh ta đã ngạc nhiên phát hiện ra rằng chính con bò - sự cầu toàn - đã hủy hoại sự nghiệp của mình. 
Với kiến thức căn bản trong kinh doanh, anh ta không hề giao những việc quan trọng cho ai hết, mà tự mình làm tất cả. 

Anh ta từng nói: “Nếu bạn muốn được việc, hãy tự mình làm lấy”. Thậm chí ngay cả khi giao việc, anh ta cũng quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với mọi quyết định được đưa ra.

Anh ta mang trên mình một con bò khổng lồ của sự cầu toàn, và cảm thấy rất tự hào. Anh ta nhìn nhận nó như huy hiệu của sức mạnh và sự tự lập. Nhân viên của anh ta lại nghĩ khác. Họ gán cho anh ta cái nhãn “ác ôn”, “có cách lãnh đạo kinh khủng,” và không thể gần gũi với người khác”, cũng vì sự thiếu tin tưởng vào khả năng của nhân viên. 
Vấn đề của anh ta cũng không xa lạ gì trong giới các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp. Con bò cầu toàn dần dà làm tê liệt bất cứ một tập thể nào và cuối cùng hủy hoại toàn bộ doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét