Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tại sao Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa


Trả lời nhanh: vì TNK nuốt bãi đờm của sư phụ. Đúng là ghê thật, miệng nhà quan có gang có thép. 
Nhìn lại chút nữa, chuyện Hàn Tín lòn trôn, Câu Tiễn nếm phân (đó là nói lịch sự vì CT là vua chứ huỵch toẹt là ăn cứt) mới thấy chuyện nhịn nhục lợi hại cỡ nào, đem lại thành quả ra sao.
Đấy là chuyện con tôm con tép, con se sẻ không biết được chuyện của con kình nghê, con hồng hộc. 
Các đại nhân cũng nhục nhã lắm, thuyền lớn sóng lớn chứ chẳng phải luôn ngồi mát ăn bát vàng như người thường.
Ngay như một anh trước rất ngoan hiền, từ ngày bắt được vợ thông gian với tài xế nên nuốt cục hận vào lòng, ra sức phấn đấu mới lên được sếp sếp nhỡ nhỡ. 
Dĩ nhiên nuốt hận nên có tác dụng phụ là từ đấy chịu chơi gái các loại và đì tài xế cho bõ ghét.
Chứ người thường thì chỉ như vầy:
- Lúc nhỏ ăn vô thì trớ ra nên chậm lớn. Xem những đứa ăn thun thút, chúng lớn ào ào.
- Đi học thì thầy cho chữ nào, trớ ra chữ đó, chữ thầy trả thầy. Mấy đứa nuốt chữ ừng ực thì làm vẻ vang cho gia đình, họ hàng...
- Đi làm thì sếp trên huấn thị cái gì về lại trớ ra cho cấp dưới để triển khai
Cứ ăn vô trớ ra vậy hoài thì chỉ làm thường nhân thôi chứ đại nhân cái nỗi gì, chưa kể còn có nguy cơ kém hạnh phúc gia đình vì cái món trơ trớ nhanh quá kia.
Kết luận: 
đừng lấy bụng mình đo bụng đại nhân vì họ nuốt nhiều thứ lắm nên mới làm được những chuyện mà người thường chỉ nghe được giống như trà dư tửu hậu hay thâm cung bí sử vậy.

Note:
TNK là đại diện tiêu biểu của lối học ngày xưa. Thầy nói chỉ nửa ý mập mờ, đứa nào nghe hiểu sẽ được coi là sáng ý, thông minh.
Kiểu như Trạng Trình nói thờ Phật thì được ăn oản với chúa Trịnh vậy.
Chúa hiểu ý nên vẫn cho họ Lê làm vua hư danh, còn mình xưng chúa thực quyền trấn áp quần hùng. A3 đợt rồi không hiểu thứ tôn ti trật tự này thành ra bị ngất vì cành quất.
Vậy ngày nay khả năng nghe hiểu còn quan trọng không?
Vẫn rất quan trọng:
- Học mà tập trung nghe thì chóng hiểu bài vì học sinh giờ vẫn nghe là chính, có mấy đứa dám hỏi thầy chỗ chưa hiểu đâu. Chúng sợ bị cho là dốt, cái này đến già người Việt vẫn mắc.
- Đi làm cũng vậy, sếp ghét nhứt đứa nói không chịu để ý lắng nghe, nghe xong quên, nói a lại nhớ là b...cho nên sức nghe cũng là thước đo đánh giá mức độ giỏi giang.

Bonus thêm bài của sếp:
- Giao việc quá dễ: đì
- Giao việc dễ: chưa tín nhiệm
- Giao việc vừa sức: vắt sữa
- Giao việc hơi khó: thử thách, bồi dưỡng
- Giao việc quá khó: đi chết đi  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét