Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Nạn nhân đầu tiên của bán hàng đa cấp


Phân tích bối cảnh truyện ăn khế trả vàng, xảy ra ở vùng quê Bắc bộ.
Anh: được thừa kế tài sản gồm nhà chính, ruộng vườn (phần chính). Theo phong tục ngoài Bắc thì nhà cửa, tài sản giao lại cho con trưởng để thờ cúng. Thực ra ngôi nhà cũng chỉ để thờ tổ tiên, không được bán.
Em: túp lều bác Tôm, vườn nhỏ cùng cây khế. Khế là 1 thứ cây phổ biến, dễ trồng và nhiều trái.
Đại bàng: nhân vật xứ lạ, khác biệt qua dáng dấp, quần áo. Chuyên kinh doanh mua bán.
Từ đây 1 cú deal lịch sử xảy ra:
Đó là ăn quả khế, trả cục vàng. Một cái giá không tưởng, quá lời. Câu hỏi đặt ra:
- Sao người em tin và chấp nhận 1 cái giá hoang tưởng vậy?
Người Việt có câu quen sợ dạ, lạ sợ áo quần. Trường hợp phú ông và Bờm, do 2 bên quen thuộc nhau nên Bờm sợ dạ, dù phú ông hứa hão, bánh vẽ đến đâu thì cũng chỉ dám nhận cục xôi. Còn trường hợp này người em sợ áo quần + tham nên đã theo kế hoạch của đại bàng.
Tại sao đại bàng nhắm vào người em:
Vì người em nghèo, nếu đem chuyện này nói với người anh thì người anh sẽ khó chấp nhận. Nên mặc dù đích là người anh - kẻ có tiền, nhưng đại bàng phải nhắm vào người em - nghèo. 
Và ở đây, trái khế được đem ra trao đổi như món hàng đa cấp. Đúng theo phong cách đa cấp châu Á là chú trọng xây dựng hệ thống chứ không quan tâm đến sản phảm như tụi Hebalife (giống hồi cải cách ruộng đất, đội về làng cũng bắt chuỗi, rễ ở bần cố nông nghèo nhứt).
Kết quả: giao dịch thành công. Sự thành công của em làm anh gato (1 đặc tính nổi trội của dân ta). Ham quá làm anh lao vào giao dịch với đại bàng, cuối cùng người anh mất sạch sành sanh, ra đê ở.
Sau đó trong quá trình Nam tiến thì người Nam đã rút kinh nghiệm vụ này: đó là cha mẹ để tài sản lại cho con út, nhằm giúp con trưởng thêm động lực đi kiếm cắn bên ngoài, thêm phần lịch duyệt cho khỏi ngờ nghệch, dễ bị lừa như khi còn ở Bắc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét