Trong tướng pháp học thì coi về tướng mặt, người, đi đứng...là mức cơ bản còn những thầy hay đạt tới mức xem tinh khí thần.
Tinh khí thần với người Á đông rất quan trọng. Tuệ Tĩnh khuyên bế tinh dưỡng khí tồn thần còn Đặng Tiểu Bình dặn thao quang dưỡng hối làm Mỹ ỳ y mơ màng cho đến khi Bình bự nhịn không được liền bị Mỹ nện thật lực, rơi vào tình thế hung hiểm:
Tinh hoa phát tiết ra ngoài, thì rằng bạc mệnh lại là lời chung
Vậy trong kinh tế học thì tinh khí thần của nó là gì? Ông bà thường nói: phi thương bất phú. Không kinh doanh thì không giàu. Rất đúng với tư cách cá nhân, tổ chức.
Nhưng đối với cả nền kinh tế thì sao?
Ông Lê Quý Đôn tổng kết:
Phi công bất phú (công nghiệp)
Phi nông bất ổn (nông nghiệp)
Phi thương bất hoạt (thương nghiệp)
Phi trí bất phát (khoa học)
Quá đúng, tiếc là chẳng ai tiếp thu làm theo. Đó cũng là 1 trong những bi kịch của giới trí thức.
Nhìn qua Tây thì tụi nó đổi xoành xoạch, nào là trọng nông, trọng thương, bàn tay vô hình, trọng cung, trọng cầu, trọng tiền...mà lạ là toàn 1 chân tiến trước, không giống ta cứ cái này trước 1 bước thì cái kia phải then chốt.
Cái này mũi nhọn thì cái kia phải cơ bản...nói gọn là không bỏ sót ai, dàn hàng ngang mà tiến.
Nói loanh quanh, vậy cốt lõi của nền kinh tế là gì?
Thực ra 1 nền kinh tế muốn phát triển tốt cần 03 yếu tố là: đông, vui, có tri thức.
- Đông: đông tay thì vỗ mới kêu, lượng đổi thì chất mới đổi.
Buôn thì phải có bạn, bán phải có phường mới tạo nên cảnh trăm người bán, vạn người mua được.
Nói tóm lại là phải cung lớn cầu nhiều chứ cứ làm hàng kiểu tiểu thủ công mà bán cho cái anh bo bo xin xít tự cung tự cấp là chính thì nghèo mãi.
- Vui: làm kinh tế là phải vui. Vui mới kích thích tiêu thụ. Vui vì win win cùng thắng, vui vì ai cũng có lợi, vui vì ai cũng có phần, không bị thiệt và tin tưởng lẫn nhau.
Nhà nước vui vì đông thuế, người sản xuất vui vì hàng có lời, nhà phân phối vui vì tồn kho ít, người mua vui vì rẻ...chứ cái cảnh thương trường là chiến trường, lăm lăm mưu hèn kế bẩn thì vui sao nổi.
- Có tri thức: cái này dễ hiểu. Cứ nhìn 1 tấn gạo giá khoảng 450usd với cái điện thoại hơn 100 gram giá gấp đôi thì rõ ngay.
Chừng nào tri thức tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm còn ít thì ngày đó vẫn phải loay hoay đào, chặt, hay bán sức lao động là chính.
Cho nên mới nói: khôn chết, dại chết, biết mới sống.
Khôn chết vì là khôn vặt, dại chết thì chẳng phải bàn, còn biết ở đây là tri thức bạn ạ, chứ không phải là biết thông tin, biết điều, biết chơi, biết quan hệ như các bạn tưởng (mấy cái biết đó chỉ đúng với phương diện cá nhân, không phải với cả nền kinh tế).
Tinh khí thần với người Á đông rất quan trọng. Tuệ Tĩnh khuyên bế tinh dưỡng khí tồn thần còn Đặng Tiểu Bình dặn thao quang dưỡng hối làm Mỹ ỳ y mơ màng cho đến khi Bình bự nhịn không được liền bị Mỹ nện thật lực, rơi vào tình thế hung hiểm:
Tinh hoa phát tiết ra ngoài, thì rằng bạc mệnh lại là lời chung
Vậy trong kinh tế học thì tinh khí thần của nó là gì? Ông bà thường nói: phi thương bất phú. Không kinh doanh thì không giàu. Rất đúng với tư cách cá nhân, tổ chức.
Nhưng đối với cả nền kinh tế thì sao?
Ông Lê Quý Đôn tổng kết:
Phi công bất phú (công nghiệp)
Phi nông bất ổn (nông nghiệp)
Phi thương bất hoạt (thương nghiệp)
Phi trí bất phát (khoa học)
Quá đúng, tiếc là chẳng ai tiếp thu làm theo. Đó cũng là 1 trong những bi kịch của giới trí thức.
Nhìn qua Tây thì tụi nó đổi xoành xoạch, nào là trọng nông, trọng thương, bàn tay vô hình, trọng cung, trọng cầu, trọng tiền...mà lạ là toàn 1 chân tiến trước, không giống ta cứ cái này trước 1 bước thì cái kia phải then chốt.
Cái này mũi nhọn thì cái kia phải cơ bản...nói gọn là không bỏ sót ai, dàn hàng ngang mà tiến.
Nói loanh quanh, vậy cốt lõi của nền kinh tế là gì?
Thực ra 1 nền kinh tế muốn phát triển tốt cần 03 yếu tố là: đông, vui, có tri thức.
- Đông: đông tay thì vỗ mới kêu, lượng đổi thì chất mới đổi.
Buôn thì phải có bạn, bán phải có phường mới tạo nên cảnh trăm người bán, vạn người mua được.
Nói tóm lại là phải cung lớn cầu nhiều chứ cứ làm hàng kiểu tiểu thủ công mà bán cho cái anh bo bo xin xít tự cung tự cấp là chính thì nghèo mãi.
- Vui: làm kinh tế là phải vui. Vui mới kích thích tiêu thụ. Vui vì win win cùng thắng, vui vì ai cũng có lợi, vui vì ai cũng có phần, không bị thiệt và tin tưởng lẫn nhau.
Nhà nước vui vì đông thuế, người sản xuất vui vì hàng có lời, nhà phân phối vui vì tồn kho ít, người mua vui vì rẻ...chứ cái cảnh thương trường là chiến trường, lăm lăm mưu hèn kế bẩn thì vui sao nổi.
- Có tri thức: cái này dễ hiểu. Cứ nhìn 1 tấn gạo giá khoảng 450usd với cái điện thoại hơn 100 gram giá gấp đôi thì rõ ngay.
Chừng nào tri thức tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm còn ít thì ngày đó vẫn phải loay hoay đào, chặt, hay bán sức lao động là chính.
Cho nên mới nói: khôn chết, dại chết, biết mới sống.
Khôn chết vì là khôn vặt, dại chết thì chẳng phải bàn, còn biết ở đây là tri thức bạn ạ, chứ không phải là biết thông tin, biết điều, biết chơi, biết quan hệ như các bạn tưởng (mấy cái biết đó chỉ đúng với phương diện cá nhân, không phải với cả nền kinh tế).