Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Thi chọn người giỏi

09.11.20
Xưa 
Nhà thơ làm kinh tế Thống chế đi đặt vòng Nay 
Công chức làm doanh nhân  
Nghiên cứu gia làm công chức

Biết tuốt nhan nhản
Là xứ Duê nản

Dạo này các bộ ban ngành rộ lên thi chọn người giỏi vô cấp vụ cục, đia phương thì rải thảm đỏ, hứa hẹn đãi ngộ, trọng dụng...thật ra dân mình có truyền thống thi cử cả ngàn năm. Nay xin kể lại 1 khóa thi tuyển chọn nhân tài xưa.
Triều nhà Đại Ngủ, năm thứ 15. Mấy hôm nay vua ngồi bần thần nghĩ ngợi. Quan lại ngày càng nhiều mà sao người giỏi lại tỷ lệ nghịch. 
Băn khoăn lắm vì trước khi làm quan, đám này đã phải thi tuyển gắt gao rồi. Mà giờ trong thì quốc kế dân sinh, ngoài thì giặc lăm le, trong nhà thì  chuyện bà cả bà 2... 
Thấy vua lo, thượng thư bộ lại mới bàn kế:
- Xưa chúng giỏi, nhưng từ ngày làm quan do ta cho chúng lương tượng trưng nên chúng sống bằng bổng là chính. Trót thả gà ra lâu rồi, chúng tự bươi móc kiếm sống đã lâu nên giờ thành gà thả vườn, gà rừng, thậm chí có con thành cả tinh gà trắng rất vô tổ chức, kiến thức thì lỗ mỗ, học thì quên, cày thì nhác. Giờ thần có kế gọi là chuẩn hóa quan lại, cho chúng nhớ lại những điều đã học ngày xưa.

Lệnh ban ra, năm đó quan lại khắp các bộ như bộ Binh, bộ, Hộ, bộ Hình, bộ Lễ, bộ Lại, khu mật viện, Quốc Tử Giám...rồi khắp các địa phương lũ lượt lai kinh ứng thí.

Đề thi chỉ có 1, mà các quan lại từ nhiều ngành nên ra đề là việc khó, giải đề cũng khó nên quan viên đi thi lo lắng, tìm đường bao đậu loạn cả lên khiến bộ Lại phải trấn an.

Đề thi năm nay gồm 4 bài, các quan viên ngoài mặt là thí sinh, trong vẫn là quan, cố thi cho tốt.
Môn thứ nhất kiến thức chung gồm 3 câu, cho mang tài liệu vô thoải mái. Gớm, có người đưa hẳn xe cút kít chở sách vô phòng thi, tới nơi mệt quá gục xuống phải ngồi bệt xuống mà nghỉ. Gác thi cũng hết sức cẩn mật, phá sóng chế áp tất cả làm cho không thê gửi đề ra, nhận bài giải vô qua đường bồ câu đưa thư được.
Đúng giờ Mẹo, trống nổi vang:
- Câu thứ nhứt: trong ngôi nhà đang xây, chứng minh ta có thể ở mà không dính bụi.
- Câu thứ 2: quan huyện thanh liêm là gì? Trở ngại nào lớn nhứt.
- Câu thứ 3: làm 1 biểu dâng thượng cấp
Câu 1,2 khó ở chỗ vế 1 thì nói ít thôi, chứng minh liên hệ bản thân mới là chuyện nhớn. câu 3 nhằm cho gỡ điểm vì nếu kết quả thấp quá sẽ bị dân chúng dị nghị.
Đọc xong đề, người thì ngẩn ngơ, kẻ thì lục tung tài liệu, đứa thì hô trúng tủ, đứa ngồi chờ ngoại viện...
Rồi củng hết buổi sáng. Chiều thí sinh thi tiếp môn nghề và môn ngắm bắn.
Môn nghề thi trắc nghiệm, chủ yếu hỏi về mẹo mực, nguyên lý cơ bản của nhà quan, cũng không có gì để nói. 
Môn ngắm bắn mới thật vấn đề vì bắt ngắm bằng súng mút cờ tông dài 2m trong khi các quan ta vốn sức yếu tuyền xài súng lục nồi, lại thêm cả môn nhồi thuốc súng làm các thí sinh cứ bụm miệng cười.  Lý gải chuyện này phó thượng thư bộ Lại giải thích quan giờ giỏi luật không chưa đủ, phải văn võ toàn tài.
Môn cuối cùng là ngoại ngữ, thời nay cử phái bộ ngoại giao đi khắp nơi, nên phải đưa ngay vào hầu khi cần kíp có thể cử vô sứ bộ được ngay, nhưng châm chước, không thi oral mà chỉ bút đàm thôi.

Chao ôi ý tưởng chuẩn hóa thì hay mà có biết các quan giờ có nhiều nghề khác nhau chứ có còn 1 chữ Sỹ như thời xưa đâu nên rốt cuộc các quan vẫn là văn dốt võ dát vì nếu trọng văn quá thì mấy người bộ Binh, bộ Hình trượt, nếu trọng võ quá thì mấy ông bộ Lại, bộ Hộ lại có vấn để, đó là chưa tính mấy ông ở Quốc tử giám, bộ Lễ thì kiểu gì cũng yếu nên cuối cùng lại phải nhờ cậy đường dây.
Note: đó là 1 trong những lý do nhà Đại Ngủ cải cách mà vẫn bị nhà Minh  xâm chiếm.



Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Tại sao bác sỹ dốt văn
Bác sỹ dốt văn là lời chị Tiến bộ Y nói chứ tôi thì không dám. Tầm tuổi này muốn cầu thân với bác sỹ còn chẳng được. Cứ thắc mắc sao tư lệnh ngành lại chê các BS thế.
Nghi ngờ thứ nhất:
Có phải là hậu quả của quan niệm văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền không. Thằng dốt đã quan niệm thế thì BS là giới tinh hoa còn đánh giá chuyện đó tới đâu.
Qua đó lại nổi lên nghi ngờ 2:
Thực ra có quá nhiều BS văn hay chữ tốt. Nói đâu xa thời Pháp thuộc nếu văn vẻ không ok thì sao tốt nghiệp tú tài mà thi ĐH Y được, khó như lên trời. Tôi nhớ có ông em ông ngoại tôi đậu y sỹ Đông Dương mà vẻ vang cả dòng họ. Đó là chuyện xưa, nay thì BS như Đỗ Hồng Ngọc, Đặng Thùy Trâm, Hồ Hải... viết không hay à?
Quay lại nhiệm vụ chính của BS: hiển nhiên là khám chữa bệnh.
Nhưng bộ Y cũng như mọi bộ ban ngành khác thì lại hay lấy người trong ngành sang làm các công việc như tổ chức, văn phòng, pháp chế, thi đua tuyên truyền...có nghĩa là trong công việc chuyên môn thì mất đi một kỹ sư, bác sỹ lành nghề mà mấy bộ phận kia lại có thêm người học việc.
Nhiều bạn phản đối rằng luân chuyển cũng có cái hay. Tôi thì nghĩ rằng người nào việc ấy nó mới chuyên nghiệp được, luân chuyển chỉ ok khi đội ngũ bên dưới chuyên nghiệp, mà cái này ở ta còn khuya.
BS chỉ giỏi chuyên môn của mình thôi, trách sao họ làm thông tư, chỉ thị, văn bản pháp quy, tờ trình, dự án...chẳng vụng về.
Vậy hãy để mấy bộ phận kia cho người có nghề làm. Như tổ chức cho dân HR, văn phòng cho dân học viện hành chính, pháp chế cho dân luật,...Ngặt nỗi như vậy phải định nghĩa lại thế nào là công chức.
Hồi trước tôi đi học lớp chuyên viên chính với mấy KS hàng không sắp về hưu. Xã hội thực cần gì? Cần 1 anh KS giỏi hay 1 anh chuyên viên chính biết về quản lý nhà nước?
Đến đây thì lại phát sinh câu chuyện. Nếu đúng thì thi đạt chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp thì mới bổ nhiệm vào các vị trí tương ứng đằng này làm ngược lại, mang tính bậc lương là chính.
Đôi lời nói nốt về phong trào thi tuyển lãnh đạo hiện nay. Đó cũng chỉ là cờ bí dí tốt mà thôi. Tổ chức phải làm 1 cách chuyên nghiệp, đánh giá người là cả 1 quá trình và quan trọng nhất là biết người đó đã sẵn sàng cho vị trí. Một bài thi kết hợp phỏng vấn thì làm sao đánh giá hiệu quả được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét