Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Cách giảm đại án

(Hiến kế theo tư duy tinh hoa ngày nay:
Thánh sâu gươm quan gừng tam cò)

Án kinh tế dạo này nhiều, ngày càng nhiều, án sau to hơn án trước. Tòa xử không xuể còn phải chia tách 1 đại án ra nhiều vụ án.
Nguyên nhân thì rõ rồi. Lòng tham bị sút cương, lồng lên hoang dại.
Nhưng gò cương làm sao mới là khó trả lời. Quanh đi quanh lại vẫn là các giải pháp buộc chuông vô cổ mèo truyền thống.
Bãi rác Đa Phước mấy hôm nay thúi rinh cả Phú Mỹ Hưng. Nếu xét nguyên nhân thì ai mà chẳng biết tới ngày này.
Bãi rác lộ thiên, khoảng cách, hướng gió, quy mô...30 phút có ngay câu trả lời mà còn loay hoay mãi không giải được đành chịu vậy.
Xét về độ khó thì rõ ràng phát hiện, ngăn ngừa trước các đại án là việc khó hơn bãi rác Đa Phước gấp bội. Vậy dấu hiệu cảnh báo sớm nằm ở đâu.
Trước nay vn vẫn theo quy trình bên quản lý nhà nước chuyên ngành làm trước như thanh kiểm tra, xử lý, tái cấu trúc, rút giấy phép...nếu không xong mới đưa qua công an, viện kiểm soát tòa án. 
Xong chu trình lâu lắc đó thì nợ vốn đã to lại càng phình to.
Bài học ngân hàng 0đ rút ra là cơ quan quản lý ảo tưởng về sức mạnh, hiệu năng của mình. Bên kia kinh doanh chuyên nghiệp còn lỗ chổng vó mà dân hành chính cả đời không kinh doanh lại nghĩ mình làm ngon.
Vậy nên cách tốt nhất là xây dựng hệ thống xử lý tranh chấp theo kịp chữ động của kinh tế thị trường. Giảm chuyện ông hành chính vừa đá bóng vừa thổi còi đi, nhường lại sân cho tòa án. Chính các tranh chấp phát sinh với nhau trong quá trình làm ăn chính là dấu hiệu cảnh báo sớm. Nếu xử lý được rốt ráo thì bãi rác sẽ bớt to, bớt thúi.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

3 tác phẩm tiên tri của người Việt


Có những tác phẩm khi ra đời rồi trường tồn mãi. Những tác phẩm này mang tính tiên tri không những cho thời đại nó sống mà nó còn mang theo ADN của dân tộc đó. Nó báo hiệu cuộc trường chinh sắp tới của dân tộc, đất nước đó sẽ êm đềm hay phong ba bão táp.

Trong lịch sử dân tộc Việt, có 3 tác phẩm đánh dấu, tiên tri cho 3 giai đoạn chính, đó là:

- Giai đoạn 1: Nhà nước tập quyền tới Quảng Bình ngày nay

Hãy lắng nghe chiến ca Nam quốc sơn hà Nam đế cư (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_qu%E1%BB%91c_s%C6%A1n_h%C3%A0) xuất hiện vào cuối TK10 và rõ nét vào đầu TK11 khi Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077, khẳng định tư thế của 1 quốc gia tập quyền.

- Giai đoạn 2: Mở rộng xuống phía Nam như ngày nay.
Sấm Trạng Trình xuất hiện vào TK16 với câu sấm nổi tiếng Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân

"Thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) đã nói với sứ của Nguyễn Hoàng rằng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Nguyễn Hoàng đã qua Hoành Sơn đến Thuận Hóa và làm nên nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Đàng Trongnhà Nguyễn sau này."

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%E1%BB%89nh_Khi%C3%AAm)


- Giai đoạn 3: Bắt phong trần phải phong trần, báo hiệu 1 thời binh đao khói lửa loạn lạc.

Nguyễn Du mượn truyện người đã tiên tri 1 cách đáng kinh ngạc về người Việt, nước Việt từ TK19

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_Ki%E1%BB%81u)

Từ đó tới nay Truyện Kiều tỏa sức sống mãnh liệt của nó tới mọi tầng lớp nhân dân, cụ nội tôi không biết chữ vẫn ru Kiều cho bố tôi nghe. Xưa họ còn dùng Kiều để bói gọi là bói Kiều. Thế hệ trước vẫn ngâm Kiều, lảy Kiều tới mức Mỹ khi tỏ tình thân với Việt thì cũng lảy Kiều.

Giờ đây, lớp trẻ không còn chú ý tới Kiều nữa. 1 giai đoạn lớn của lịch sử sắp trôi qua chăng, và ta lại có quyền chờ đợi, lắng nghe 1 tác phẩm mang tính tiên tri nữa ra đời.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Di sản thời hậu bao cấp



Di sản thời hậu chiến thì rõ rồi, vậy còn thời bao cấp tới giữa những năm 80 thì sao?

Câu hỏi này trở nên rõ ràng hơn khi bạn tôi giới thiệu cách dạy con theo kiểu trồng cây vì bạn tự nhận là con của nông thôn.

Thường thì ngoài kiểu farmer còn hunter. 2 loại này được nói tới nhiều. Tôi, 1 đứa con nhà nghèo ở phố, trồng cây không hay, săn bắt không biết thì dạy con thế nào?

Suy nghĩ này làm tôi nhớ lại những bài học mà mình thu lượm được thời bao cấp. Nên nhớ thế hệ lãnh đạo ngày nay đa phần là con đẻ của thời khôn khó đó - thời bao cấp.


Thứ 1: thời bao cấp, nhà được phân phối cho CBCNV ở rất hẹp, rất chật chội. Nếu là chung cư cao tầng thì như hộp diêm, thấp tầng như trại heo.

Nhà chật nên phải bày biện, thu xếp chỗ ăn ngủ học sinh hoạt...thật chi ly tùng tiệm và tẩn mẩn, tủn mủn.

Ở chật nên kỷ niệm về nhà không đẹp, có cơ hội là nhăm nhăm đập đi xây lại.

Thói quen tủn mủn, đập phá cơi nới đó giờ lan tràn, các bạn đồng ý không? 


Tôi chỉ thắc mắc, cùng nhà chật sao người Nhật ra hẳn trường phái tối giản, còn ta thì không?


Thứ 2: hàng ngày đi ị tập thể.

Các bạn biết rồi, đứng xếp hàng, 1 người 1 tờ giấy vo viên. Rất bẩn thỉu hôi thối, đặc biệt kinh trong những trưa hè nóng bức, nhặng bay u u. Nghĩ lại vẫn thấy kinh khủng.

Vậy là muốn không ị ra quần thì phải học nhịn, 1 sự nhịn 9 sự lành mà. Không có thống kê chớ tôi chắc rằng hồi đó ít trĩ và nam nữ sex lâu hơn giờ vì món thót đít đó là Kegen chứ gì nữa, rất hiệu nghiệm.

Ngoài nhịn thì còn phải tính khi nào ít người, khi nào đỡ thúi...tính rồi tập điều chỉnh thích nghi với hoàn cảnh.

Giờ xem chuyện biển Đông là thấy nhịn giỏi rồi, thấy thích nghi rôi.


Thứ 3: xếp hàng lấy nước, mua thực phẩm, lương thực, chất đốt

Ngoài chữ nhẫn ra thì ai quan hệ tốt với mậu dịch viên là mua được nhanh hơn, đồ tốt hơn, cân đủ hơn. Vậy hãy quan hệ tốt với người có quyền lực không thì tiêu chuẩn thịt cả quý là 1/2 thủ heo lợn.


Thứ 4: Ăn thì đạm bạc chắc rồi, chuyện ba mẹ nhường miếng thịt miếng cá cho con là chuyện phổ biến. Nhưng lính tráng có suất, vd mỗi đứa 1 miếng thì chớ được gắp 2, bị phạt ngay.

Giờ ăn trông nồi ngồi trông hướng, trên dưới phân minh, ẩu tả, ăn 1 mình là chết à.


Thứ 5: Đi làm về là đi cuốc đất trồng rau, mò cua bắt ốc, nuôi heo nuôi gà...nên đi làm thì phải làm thêm, chân trong chân ngoài không thì thiếu đói.

Cho tới giờ, sau đổi mới 40 năm thì giáo dục, y tế, hành chính vẫn chưa thoát được cảnh vừa làm vừa nghĩ tới con gà bị rù ở nhà.


....Liệt kê ra thì còn nhiều nữa nhưng 5 kinh nghiệm trên kể ra là cốt lõi ảnh hưởng mạnh tới thế hệ 5X, 6X đang là cột trụ của công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Chênh lệch là như con nhệch

16.04.2020
Thomas Piketty là 1 nhà lý luận tập trung vào phân tích khía cạnh chênh lệch thu nhập trong xã hội tư bản ngày nay. Cùng với Harari, Diamond cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều rõ ràng hơn về sự vận động của xã hội.
1971: Sinh ở Clichy, ngoại ô Paris.
2013: Xuất bản Tư bản thế kỷ XXI, bán hơn 2,5 triệu bản.
2019: Xuất bản Tư bản và hệ tư tưởng.

"Những người hoàn cảnh khó khăn nhất bị bỏ rơi
Bởi ở thế kỷ thứ XX, cánh tả dân chủ xã hội đã từng phát triển nhà nước phúc lợi với các chế độ về thuế lũy tiến, bảo hộ người thất nghiệp, quỹ hưu trí, tiền lương tối thiểu. 

Thomas Piketty không sổ toẹt điều đó, nhưng ông trách các đảng dân chủ xã hội đã từ chối không bảo vệ những người có hoàn cảnh khó khăn nhất nữa. Từ đó mà giới cử tri này chọn thái độ không tham gia bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu cho cánh cực hữu.
Mối quan hệ nhân quả là theo hướng như thế: các đảng phái cánh tả dân chủ xã hội đã bỏ rơi thành phần xã hội hạ đẳng, chứ không phải thành phần xã hội này từ bỏ các đảng phái đó. 
Diễn biến chính trị này khởi động trước khi các đảng phái cực hữu bành trướng ở châu Âu, và nó xảy ra kể cả ở những nước mà vấn đề người nhập cư không gây tranh chấp.
Cho nên, theo Piketty, sự phát triển của giới cử tri bài ngoại - tức là của các chủ trương bảo vệ thành phần bản địa thấp kém trong xã hội chống lại thành phần ưu tú và người nhập cư - không phải là diễn biến tất yếu. Các đảng cánh tả có thể chiếm lại thành phần cử tri bình dân nếu họ đưa vào lại trong cương lĩnh cuộc đấu tranh chống bất bình đẳng, chống tích lũy sở hữu không giới hạn.

“Yếu tố hình thành một chủ nghĩa xã hội đồng tham gia” (socialisme participatif). Đồng hóa chủ nghĩa tư bản với sự tôn vinh sở hữu tư, Piketty cho thấy rằng xã hội “có thể vượt qua được thật sự và lâu bền chủ nghĩa tư bản”. Không có công thức thần kỳ hay toán học nào cho phép xác định mức bất bình đẳng “tối ưu” trong xã hội cả. Qua những phân tích lịch sử và địa lý, quyển sách phát hiện các hệ tư tưởng biện bạch cho bất bình đẳng, và tìm ra, qua các thử nghiệm lịch sử, những hướng đi hiệu quả khả dĩ giảm bất bình đẳng.

Piketty nêu nhiều đường hướng: trao quyền lực nhiều hơn cho người lao động làm thuê trong doanh nghiệp; trở lại chế độ thuế lũy tiến với thuế suất cao, như giữa những năm 1930 và 1980; khai thác nguồn thu thuế gia tăng để phân bổ vốn phổ quát cho mỗi người dân, như là một hệ thống mà mọi người đều thừa kế.
Nội dung những phân tích của Piketty khá quả quyết: không có quyền tư hữu nào là bất khả xâm phạm cả. Tích lũy là kết quả của một quá trình mang tính xã hội, chứ không phải cá nhân. “Trong điều kiện đó, các cá nhân đã tích lũy một số lượng tài sản quan trọng, mà hoàn lại một phân số cho cộng đồng, là điều hoàn toàn hợp lý”.

Alternatives Economiques (A.E.): 
Lối nhìn mang tính lịch sử và xuyên quốc gia của ông cho thấy tất cả các xã hội đều có những thời kỳ dài bất bình đẳng cao. Biện bạch cho những thời kỳ này là hệ tư tưởng mà ông gọi là “chủ nghĩa sở hữu”. Thế là gì?

Thomas Piketty (T.P.): 
Đó là một hệ tư tưởng chính trị xem chế độ tư hữu là phương thức điều tiết trung tâm của các quan hệ xã hội, cho phép xã hội đạt đến phồn vinh và hài hòa. Hệ tư tưởng này đối lâp với các xã hội tam phân như xã hội Pháp thời quân chủ, xã hội Ấn Độ, xã hội Hồi giáo… các xã hội phân chia theo tam cấp là giáo sĩ, quý tộc và bình dân.

Chế độ tư hữu được xem là nguồn cội giải phóng con người cá thể trong chừng mực mọi người đều có thể, trên lý thuyết, trở nên chủ sở hữu. Sau Cách mạng Pháp, lòng tin vào tư tưởng này cao tới mức thế kỷ thứ XIX nâng chế độ bảo hộ tư hữu thành điều thiêng liêng, hầu như là tôn giáo.
Sự sụp đổ của chế độ cộng sản những năm 1990 đóng vai trò tương tự như sụp đổ của các xã hội đẳng cấp thế kỷ thứ XVIII. Nó cho phép triển khai một “chủ nghĩa tân sở hữu” biện bạch cho sự tích lũy tư hữu vô hạn." 


Càng chênh lệch lắm

Càng sai trái nhiều
Như vậy chênh lệch giống như con nhệch vậy. Có chênh lệch thì mọi thứ mới vận động chớ nếu cân bằng thì lại rơi vô trạng thái trì trệ. Ví dụ như trong đứng tấn phải dồn trọng tâm vào 1 bên để sẵn sàng vận động chớ nếu để tình trạng phân bổ đều gọi là song trọng thì di chuyển chậm và khó.
Như năm 2020 cặp số cân bằng quá nên tất cả như ngưng trệ.
Trong tài chính có khái niệm kinh doanh chênh lệch giá. Nó đây (http://www.scue.vn/scue4.0/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-chung/tai-chinh-hanh-vi-gioi-han-kha-nang-kinh-doanh-chenh-lech-gia-tren-thi-truong-tai-chinh.html)

"Một trong những khái niệm nền tảng trong tài chính là kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage), nó được hiểu như là“hoạt động mua và bán đồng thời một loại tài sản nhưnhau trên hai thị trường khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ sự khác biệt về giá (Sharpe and Alexander, 1990). 

Theo lý thuyết thì những hoạt động như vậy yêu cầu không giới hạn vốn và rủi ro. Khi nhà kinh doanh chênh lệch giá mua chứng khoán/tài sản giá thấp và bán chính nó ở thị trường có giá cao hơn, anh ta sẽ nhận ngay lợi nhuận do hoạt động này."

Suy rộng ra, cứ có chênh lệch giá là có thị trường, có sự mua bán, trao đổi.

Nhiều người hết sức lo lắng về chênh lệch giàu nghèo. Coi đó là nguồn gốc của mọi sự bất ổn.

Cái này thì từ xứ lạc hậu tới xứ phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gioãng rộng. Cái khác nhau là 1 bên rộng ra bởi thiết chế cùng làm nhưng bên hưởng nhiều, bên hưởng ít và 1 bên là thằng làm thằng ăn.

Trong quản trị nhân sự, dùng người có nguyên lý về sự chênh lệch giữa năng lực và vị trí. Nôm na là sự bất tài, ghế cao mà năng lực không tới thì phải mưu hèn kế bẩn hoặc lãng phí nguồn lực, hoặc rải mành mành. Nói tóm lại làm mọi thứ, trừ hiệu quả.

Còn chênh lệch gì nữa.

Ví dụ chênh lệch giữa lương và nhu cầu cuộc sống. Lương thấp thì phải kiếm thêm, chân trong chân ngoài thôi. Xã hội mình mãi không có chuyên gia vì lý do đó, họ có thể chết vì nghề chứ quá khó để sống với nghề của mình.

Còn bao ví dụ có thể kê ra như chênh lệch giữa bằng cấp và kiến thức, giữa ước vọng và thực tế...

Tóm lại, Khi để chênh lệch tuôn chảy vào những nơi phi thị trường thì khi đó chênh lệch giống như con nhệch. Ngon ăn, muốn bắt thì phải khua khoắng dưới bùn thôi.


(Nhớ thời bao cấp khoản chênh lệch giá này rõ nhứt thì dân khổ, kinh tế điêu tàn. Tới thời 2 giá đô la thì dân XNK, bank lên ngôi. Tiếp đến đất đai 2 giá thì dân giàu hầu hết liên quan tới đất...những điểm trú ẩn của cơ chế chênh lệch giá ngoài y tế, giáo dục, tiền lương là định mức chi tiêu, xây dựng...do bộ tài chính và các bộ ngành liên quan ấn hành, là luật ngân sách nhà nước... )


Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013
Word of the days
Từ chọn là chênh lệch
- Chênh lệch giàu nghèo
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khi-chenh-lech-giau-ngheo-gia-tang/45183964/124/

- Chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1n_c%C3%A2n_th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i

- Chênh lệch tỷ giá
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nong-ty-gia-cho-den-khi-nao-can-thiep-2013070814482090316ca34.chn

- Chênh lệch lãi suất huy động thực và danh nghĩa: mấy năm trước nóng rẫy

- Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế: đang hot
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thi-truong/chenh-lech-gia-vang-tang-manh-2844209.html

Thực ra ai chẳng muốn chênh lệch, đặc biệt nhà đầu tư, nếu không có chênh lệch thì thị trường đâu vận động được. Cuối cùng là món chênh lệch giữa quyền lợi và trách nhiệm.