Tôi tặng HOA CUỘC ĐỜI* - biểu tượng của con người trong xã hội cho các con, cháu, thân thuộc, bầu bạn và những ai chấp nhận mô hình này.
Mỗi người tự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình: loại hoa, số cánh, màu sắc, nhụy hoa, mùi hương và nước mật... Trẻ thơ và người cần được bảo trợ có thể được người khác lựa chọn giúp. Nếu thích hoặc khi hoàn cảnh thay đổi, người ta có thể thay đổi biểu tượng con người của mình.
Như vậy, mỗi gia đình sẽ có một chùm hoa. Gia đình sẽ góp sức chăm chút cho chùm hoa gia đình được ưng ý.
Dòng họ sẽ có những bông hoa hoặc một vườn hoa. Dòng họ có thể góp phần làm đẹp thêm các bông hoa trong họ.
Mỗi cộng đồng sẽ có một hoặc nhiều luống hoa hoặc vườn hoa.
Mỗi quốc gia là những rừng hoa, bao phủ bởi những đám mây màu sắc văn hóa dân tộc, lưới các công ước quốc tế đã kí, lưới thiên nhiên (mặt trời, trái đất, mặt trăng, các vì sao khác trong vũ trụ, thời tiết…), và lồng quyền bính quốc gia (hệ thống lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, quân đội, công an, an ninh, luật pháp, các hội và các phương tiện do lồng quyền bính chi phối...).
Trong rừng quốc gia, nổi bật lên những bông hoa kết quả thơm ngào ngạt bởi tài năng và sáng tạo thấm đẫm văn hóa và đủ sức xuyên thủng lồng quyền bính, ví như Nguyễn Du, Ngô Bảo Châu…
Rừng hoa Việt Nam nẩy nở và phát triển từ ngàn xưa, từ Móng Cái đến miền Trung và nay đến tận mũi Cà Mâu, trường tồn qua bao cuộc ngoại xâm và bao lần thay lồng quyền bính. Lịch sử đã vứt vào sọt rác bao kẻ đầu hàng, phản bội Tổ quốc như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… Lịch sử mãi mãi ghi tên những anh hùng đã làm rạng danh nước nhà như vua Trần Nhân Tông, thánh Trần Hưng Đạo…
Mỗi người thường có mối quan hệ với các bông hoa khác trong xã hội: mối liên kết thân thuộc, mối liên kết giới tính, mối liên kết đồng hương, mối liên kết bầu bạn, mối liên kết tuổi tác, mối liên kết học hành và ngành nghề, mối liên kết văn hóa, mối liên kết dân tộc, mối liên kết lịch sử, mối liên kết chính kiến, mối quan hệ địa lí, mối quan hệ kinh tế, mối quan hệ dân với quan…
Hi vọng HOA CUỘC ĐỜI là tấm gương soi hàng ngày của mỗi con người.
GỢI Ý
1. Cuống hoa: biểu hiện thể lực vững hay yếu.
2. Đài hoa: biểu hiện lòng biết ơn, như biết ơn cha mẹ, biết ơn thiên nhiên, biết ơn cộng đồng…
3. Cánh hoa: biểu hiện những điểm nhấn của cuộc đời con người. Ví dụ: Đức-Trí-Mĩ-Vượng-Tín (theo ý riêng tôi), Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín (theo ngũ thường của Nho giáo), Bác ái-Công bằng-Tự do (theo Thiên Chúa giáo), Từ bi (theo Phật giáo Đại Thừa), Trí tuệ (theo Phật giáo Tiểu Thừa), thánh Allah (theo Hồi giáo)…
*Đức: Nhân cách (tư cách của con người, khác hẳn với thú tính).
*Trí: Những hiểu biết cần thiết để làm người, gồm kiến thức học ở trường và ở trường đời.
4. Màu hoa: biểu hiện mục đích cuộc sống, tính cách và thói quen, sự tôn thờ hoặc tín ngưỡng, lối sống, kỹ năng sống, công và tội. Ví dụ: màu Đỏ (người có tính cách quyết liệt); màu Vàng và các màu sắc khác (người chuộng màu sắc này).
*Mục đích sống:
a/ Mục đích sống cao cả: sống có ích cho đời.
b/ Mục đích sống thấp hèn: sống cơ hội, ăn bám, bán nước cầu vinh, chạy chức chạy quyền, nịnh trên đạp dưới, nghiện ngâp, lừa đảo, bè phái…
*Lối sống:
a/ Lối sống đẹp: tử tế và có lương tâm, có nhân tính, có trách nhiệm và làm tròn phận sự, có mục đích sống cao thượng và cầu tiến…
b/ Lối sống không đẹp: phi nhân tính, ỷ quyền, ỷ thế, ỷ mạnh, hèn nhát, chụp giật, vô trách nhiệm, buông thả, tham lam, vụ lợi, ích kỉ, hoang tưởng, sa đọa (nghiện ngập, cờ bạc, trộm cướp, hiếp, lừa đảo, làm tay sai hại dân hại nước)…
c/ Lối sống của người bất đồng chính kiến:
+ Lối sống của những người vượt biên ra nước ngoài: liều chết, tìm đến nước có lồng quyền bính quốc gia phù hợp hơn.
+ Lối sống của những người vượt biên tinh thần: đấu tranh tinh thần tại chỗ không thoát ra khỏi lãnh thổ quốc gia của mình, ví như Kim Ngọc trong khoán hộ, UVBCT Trần Xuận Bách, Thiếu tướng Trần Độ, nhạc sĩ Tô Hải, và những người tìm cách tồn tại mà không quan tâm đến chính trị và thời sự…Đây chính là năng lượng thúc đẩy việc đổi lồng quyền bính này sang lồng quyền bính khác.
5. Nhụy hoa: biểu hiện tấm lòng (Tâm).
a/ Tâm của con người nói chung: 1.Thiện; 2.Thành thật; 3.Có trách nhiệm và làm tròn phận sự; 4.Có lòng thương người và bao dung; 5.Chăm chỉ.
b/ Tâm của cha mẹ: 1.Con cái là trên hết; 2.Công bằng; 3.Mẫu mực.
c/ Tâm của ông bà: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành và phát triển của cháu chắt.
d/ Tâm của con: Xứng với mong ước hợp lí của cha mẹ.
e/ Tâm của vợ chồng: 1. Tôn trọng nhau; 2.Cùng chăm lo con cái.
f/ Tâm của anh chị em: Nương tựa, đùm bọc nhau.
g/ Tâm của học sinh: 1.Ham học; 2.Trọng thầy.
h/ Tâm của thầy giáo: Dạy sao cho học sinh ham học và trọng thầy.
i/ Tâm của người chỉ huy: 1.Thiện; 2.Có hiệu quả; 3.Được dân tin và trọng.
k/ Tâm của nhân viên: 1.Có lương tâm và trách nhiệm; 2.Làm việc có hiệu quả.
l/ Tâm của công dân: Yêu nước.
6. Mùi hương: biểu hiện tư duy và ngôn ngữ.
*Tư duy:
a/ Tư duy cầu tiến: sáng tạo, bất khuất, luôn vươn lên.
b/ Tư duy an phận: cam chịu, tầm thường hóa bản thân, a dua, chủ bại.
*Ngôn ngữ
a/ Ngôn ngữ đẹp: nói thật mà vẫn hấp dẫn người nghe.
b/ Ngôn ngữ không đẹp: tục tằn, rác tai người nghe.
7. Nước mật: biểu hiện sở trường và năng lực hơn người.
Tp HCM, cuối 2012 & đầu 2013 (Xuân Quý Tỵ)
Trần Văn Phương (ĐT: 08.38 206475)
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Một bài viết của cha tôi về giáo dục
KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Có thể ví Chất lượng đào tạo với một khối tứ diện có 4 đỉnh:
- Đỉnh thứ nhất ký hiệu là " C ", biểu thị Chính quyền từ TƯ đến các cấp;
- Đỉnh thứ hai ký hiệu là " S " , biểu thị Sinh viên Học sinh;
- Đnh thứ ba ký hiệu là " T ", biểu thị Thầy Cô giáo;
- Đỉnh thứ tư ký hiệu là " X ", biểu thị Xã hội, bao gồm Phụ huynh, các Xí nghiệp sử dụng nhân lực kỹ thuật CNTTh và môi trường toàn xã hội;
- Trọng tâm M,
Trong đó:
- Đỉnh C ở cao nhất, nơi ấy ban bố các chính sách, quy chế đào tạo và quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, cấp kinh phí và tạo điều kiện cần thiết cho
dạy và học;
- Tam giác thường STX là đáy của khối đa diện chất lượng đào tạo, ở đây góc S của tam giác là góc tù (lớn hơn 90 độ), góc T là góc nhọn và lớn hơn góc nhọn X.
Đó là vì chất lượng đào tạo trước hết phụ thuộc vào đầu vào:
- Chất lượng sinh viên trúng tuyển,
- Lòng hăng say và
- Sự cố gắng học tập, phương pháp học.
Góc T phụ thuộc vào nội dung giảng dạy, phương pháp giảng,việc sử dụng các dụng cụ dạy học hiện đại.
Góc X lớn hay bé phụ thuộc vào việc quan tâm của toàn xã hội đối với đào tạo, đặc biệt là sự chăm lo đầu tư của phụ huynh học sinh và các xí nghiệp trong ngành.
Vị trí của trọng tâm M phản ảnh sự hợp lý của khối đa diện chất lượng đào tạo:
- M nếu rơi ra khỏi hình chân đế STX thì khối đa diện mất ổn định, tất sẽ lật nhào. Trường hợp này xẩy ra khi diện tích chân đế STX quá bé, cũng có thể xẩy ra khi đỉnh chóp C quá xa chân đế STX.
- Diện tích chân đế STX quá bé khi góc S quá bé, tức là khi vai trò của học sinh, sinh viên quá mờ nhạt trong đào tạo, khi chất lượng tuyển sinh thấp, khi biếng học, khi phương pháp học tập không thích hợp, khi thiếu thốn điều kiện học tập quá mức chịu đựng.
- Đỉnh C quá xa chân đế khi sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền trung ương và địa phương, lãnh đạo các cấp trong nhà trường thiếu quan tâm, có thiếu sót lớn trong chính sách, chủ trương, chương trình, mục tiêu đào tạo…
CÁC KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHI ĐẦU VÀO THẤP VÀ BIẾNG HỌC
Cũng có thể hình dung khối tứ diện CSTX gồm 4 mặt của sự phát triển toàn diện của con người:
- Mặt STX là phương diện đức dục; đức dục là nền tảng của sự tu thân
- Mặt CST là phương diện trí dục; trí dục là kiến thức để lập thân
- Mặt CSX là phương diện thể dục; thể dục rèn luyện sức khỏe và ý chí
- Mặt CTX là phương diện mỹ dục; mỹ dục tô điểm thêm con người và xã hội.
KHỐI TỨ DIỆN ĐỊNH NGHĨA ĐẠI HỌC TRONG TAM TỰ KINH
Và cũng có thể minh họa định nghĩa đại học trong Tam tự kinh ( sách học vỡ lòng chữ Hán từ ngàn năm trước):
- Mặt STX là sự tu thân
- Mặt CST là tề gia
- Mặt CSX là trị quốc
- Mặt CTX là bình thiên
KHỐI TỨ DIỆN CÔNG DUNG NGÔN HẠNH
Hạnh là nền tảng, chiêm vị trí mặt đáy HDN của khối tứ diện.
Công, Dung, Ngôn tô điểm thêm cho Tứ dức của người phụ nữ, được thể hiện bởi 3 mặt bao CHD, CDN và CHN của khối tứ diện.
Tp Hồ Chí Minh, 19/8/1999
Trần Văn Phương
Bộ môn TÀU THỦY, ĐH KỸ THUẬT
(ĐH BÁCH KHOA) TpHCM
Góc X lớn hay bé phụ thuộc vào việc quan tâm của toàn xã hội đối với đào tạo, đặc biệt là sự chăm lo đầu tư của phụ huynh học sinh và các xí nghiệp trong ngành.
Vị trí của trọng tâm M phản ảnh sự hợp lý của khối đa diện chất lượng đào tạo:
- M nếu rơi ra khỏi hình chân đế STX thì khối đa diện mất ổn định, tất sẽ lật nhào. Trường hợp này xẩy ra khi diện tích chân đế STX quá bé, cũng có thể xẩy ra khi đỉnh chóp C quá xa chân đế STX.
- Diện tích chân đế STX quá bé khi góc S quá bé, tức là khi vai trò của học sinh, sinh viên quá mờ nhạt trong đào tạo, khi chất lượng tuyển sinh thấp, khi biếng học, khi phương pháp học tập không thích hợp, khi thiếu thốn điều kiện học tập quá mức chịu đựng.
- Đỉnh C quá xa chân đế khi sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền trung ương và địa phương, lãnh đạo các cấp trong nhà trường thiếu quan tâm, có thiếu sót lớn trong chính sách, chủ trương, chương trình, mục tiêu đào tạo…
CÁC KHỐI TỨ DIỆN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHI ĐẦU VÀO THẤP VÀ BIẾNG HỌC
Cũng có thể hình dung khối tứ diện CSTX gồm 4 mặt của sự phát triển toàn diện của con người:
- Mặt STX là phương diện đức dục; đức dục là nền tảng của sự tu thân
- Mặt CST là phương diện trí dục; trí dục là kiến thức để lập thân
- Mặt CSX là phương diện thể dục; thể dục rèn luyện sức khỏe và ý chí
- Mặt CTX là phương diện mỹ dục; mỹ dục tô điểm thêm con người và xã hội.
KHỐI TỨ DIỆN ĐỊNH NGHĨA ĐẠI HỌC TRONG TAM TỰ KINH
Và cũng có thể minh họa định nghĩa đại học trong Tam tự kinh ( sách học vỡ lòng chữ Hán từ ngàn năm trước):
- Mặt STX là sự tu thân
- Mặt CST là tề gia
- Mặt CSX là trị quốc
- Mặt CTX là bình thiên
KHỐI TỨ DIỆN CÔNG DUNG NGÔN HẠNH
Hạnh là nền tảng, chiêm vị trí mặt đáy HDN của khối tứ diện.
Công, Dung, Ngôn tô điểm thêm cho Tứ dức của người phụ nữ, được thể hiện bởi 3 mặt bao CHD, CDN và CHN của khối tứ diện.
Tp Hồ Chí Minh, 19/8/1999
Trần Văn Phương
Bộ môn TÀU THỦY, ĐH KỸ THUẬT
(ĐH BÁCH KHOA) TpHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét