Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Lựa chọn, hối hận và thỏa mãn


Ai cũng từng mua phải 1 món đồ, về xài không được như ý hay hư hỏng...và thất vọng, hối hận về sự lựa chọn của mình.
Vậy là trong đời, ta luôn phải lựa chọn, cân nhắc mua cái này, chọn cái kia, quyết định A hay B trừ xưa có quá ít sự lựa chọn giống như tái ông thất mã.
Đời giống như mê lộ, chẳng biết quẹo phải, trái hay đi thẳng là hên hay xui. Mất ngựa chưa chắc đã xui mà ngựa trở về chưa chắc đã hên.
Đời không có nhiều lựa chọn đâm ra dễ dàng. Điều này giải thích vì sao dân miền trung học giỏi, chịu thương chịu khó vươn lên. Thì còn con đường nào khác đâu, 1 là ngắm đít trâu, 2 là thoát ly. Chỉ có con đường là học.
Học thành thì đất thành địa linh nhân kiệt.
Con đường nhiều lựa chọn thì như vầy:
Con lừa đứng giữa 2 bó cỏ giống hệt nhau, phân vân suy nghĩ hoài cuối cùng chết đói. Thực ra con lừa đó là con lừa lý thuyết chớ hầu như con lừa nào cũng vục mõm vô 1 bó cỏ, ăn lưng lửng rồi mới thò mõm sang bó kia gọi là thích đứng núi lọ núi chai.
Thường thì con ăn lung tung cả 2 bó sẽ ăn được ít hơn con chỉ ăn 1 bó và khả năng bị ăn đòn là cao hơn.
Trong tâm lý học thì người ta gọi con lừa phân vân hoài là con lừa cầu toàn. Làm gì cũng đắn đo cân nhắc. 
Vd như mua 1 cái áo thì lục tung 99 cửa hàng đường Hai Bà Trưng mặc dù ở cửa hàng thứ nhất đã có 1 áo giá mềm, kiểu dáng ưng ý.
Những người này hay lo kiểu bò trắng răng nên dễ mất ngủ, hay hối hận vì quyết định của mình dẫn tới khó hạnh phúc, thỏa mãn.
Loại người thuận tay phải thì xơi bó cỏ bên phải, thuận tay trái thì bó bên trái hay còn gọi là người có suy nghĩ tiền lào của ý. Tức là khi thấy phù hợp với tiêu chuẩn mình đặt ra thì ok, thỏa mãn, không cầu toàn nữa.
Những người này được gọi là tri túc tiện túc (biết đủ là đủ): đỡ mệt đầu hơn, dễ hạnh phúc và cân bằng trong cuộc sống. Châm ngôn của họ là trông lên thì chẳng bằng ai, ngó xuống thì lại chẳng ai bằng mình.
Như vậy hối hận hay thỏa mãn phụ thuộc vào so sánh rất nhiều, kiểu như thua thầy 1 vạn không bằng kém bạn 1 ly. Ai càng bị tác động của so sánh thì càng dễ bất an, không hài lòng kiểu như vợ nói với chồng: sao bạn anh ai cũng thành đạt mà anh lại thế; rồi sao số tôi khổ chọn anh, mấy người mê tôi xưa giờ giàu có lắm...
Thế nên xưa mới tin vô:
- Vận may. Ngay cả Napoleon khi chọn tướng đánh trận mở màn cũng hỏi thằng đó hên không. Vì tướng của ổng là giỏi rồi, khác là có người đánh cái thắng, có người trầy trật mới thắng
- Năng lực. Gặp may mà năng lực kém thì cũng khó bền, dễ ngáo đá như mấy VIP dạo này xuất hiện hơi nhiều ở nước ta. Trao thêm đôi cánh cho con kiến là gây họa cho nó.
- Phong thủy. Nhà cửa hạp phong thủy thì sức khỏe tốt. Khỏe thì minh mẫn. Có minh mẫn mới biết chọn bó cỏ không tẩm urea.
- Mồ mả. Mấy người vô thần là trật lấc. An tâm mồ mả làm con người an nhiên. Có an nhiên thì mới có sáng suốt, mới biết ơn thế hệ trước mà các cụ gọi là phúc. Có lòng biết ơn thì mới tránh làm càn, làm điều xằng bậy, mục hạ vô nhơn được.
Cuối cùng, quyết định sai là 1 phần của cuộc sống. Hiện tại ok mới là quan trọng:
Khi đứng từ trên cao nhìn nỗi khổ của kẻ khác hay của ngay chính mình người ta không khỏi mỉm cười

(TLTK)
Một ví dụ kinh điển là cuộc tấn công của người Nhật vào Trân Châu Cảng. Căn cứ quân đội lúc bấy giờ có nên di tản hay là không?
Từ quan điểm của ngày nay: hẳn nhiên, vì có đủ bằng chứng cho thấy cuộc tấn công xảy ra đến nơi rồi. Tuy vậy, chỉ khi hồi tưởng lại thì các tín hiệu mới hiện ra rõ ràng. Vào thời điểm đó, tức năm 1941, các tín hiệu mâu thuẫn nhau nhiều đến thừa thãi.
Một số xác định có cuộc tấn công; số khác thì không. Để đánh giá chất lượng của một quyết định, ta phải sử dụng thông tin có sẵn vào thời điểm đó, lọc bỏ mọi thứ mà ta biết về nó sau cuộc tấn công. (đặc biệt là khi nó quả thực đã xảy ra)
Một thí nghiệm khác:
Bạn được giao nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của ba bác sĩ phẫu thuật tim. Để thực hiện điều này, bạn yêu cầu mỗi người thực hiện một ca phẫu thuật khó năm lần. Qua nhiều năm, xác suất tử vong từ các quá trình này đã ổn định ở con số 20%. Với bác sĩ A, không ai chết. Với bác sĩ B, có một người chết. Với bác sĩ C, 2 bệnh nhân tử vong. Bạn sẽ sắp hạng hiệu suất của A,B và C thế nào?
Nếu bạn nghĩ giống như hầu hết mọi người, bạn cho A là tốt nhất, B là người giỏi thứ nhì còn C là người tệ nhất. Và vậy là bạn đã vừa rơi vào thiên kiến bởi kết quả.
Bạn có thể đoán ra tại sao: Các mẫu khảo sát quá nhỏ, dẫn tới các kết quả là vô nghĩa. Bạn chỉ có thể thực sự phán xét một bác sĩ phẫu thuật nếu bạn biết chút gì đó về lĩnh vực này, và rồi bạn giám sát cẩn thận việc chuẩn bị và thực thi của ca mổ. Nói cách khác, bạn đánh giá quá trình chứ không phải kết quả.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một mẫu khảo sát lớn hơn: một trăm hay một ngàn ca phẫu thuật nếu bạn có đủ số bệnh nhân cần đến loại phẫu thuật đặc biệt trên đây. Còn bây giờ thì ta có đủ để biết rằng, với một bác sĩ phẫu thuật trung bình, có 33% khả năng là không có ai chết, 44% khả năng là có một người chết, và 20% khả năng là có 2 người chết.
Đó là một phép tính xác suất đơn giản. Điều nổi lên ở đây là: Không có khác biệt to lớn nào giữa khả năng không có ai chết và có 2 người chết. Để đánh giá ba nhà phẫu thuật thuần túy dựa trên cơ sở là các kết quả của họ hẳn không chỉ là cẩu thả mà còn vô nguyên tắc.
Kết luận:
Đừng bao giờ phán đoán một quyết định thuần túy dựa vào kết quả của nó, đặc biệt là khi có xuất hiện vai trò của tính ngẫu nhiên và “các yếu tố ngoại vi”. Một kết quả xấu không tự động cho thấy một quyết định xấu và ngược lại.
Vậy thay vì cứ vò đầu bức tóc vì một quyết định sai lầm, hay tự khen mình vì một quyết định có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà dẫn tới thành công, hãy nhớ ra tại sao bạn chọn những gì bạn đã làm. Liệu các lý do của bạn có hợp lý và dễ hiểu? Đến khi đó bạn hẳn sẽ làm tốt nếu bám vào phương thức đó, kể cả khi bạn không gặp may trong lần trước đó.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét