Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Luật hình thành trước bao nhiêu sức ép?


Một luật ban hành có bao góc tư duy chi phối?
Luật thường làm ra để phục vụ cho hiện tại, cho viễn kiến và tiếp nối giải quyết hậu quả quá khứ-giống như trong cuộc sống thường nhật vậy.
Thường sẽ có:
- Tư duy logic thông thường hay quan niệm kinh tế thông thường, hàng hóa thông thường. Đây là lối tư duy thông thường của đa số 
- Tư duy theo kiểu tài chính, dòng tiền...ảnh hưởng tới thị trường tài chính. Mà giờ hầu như cái gì chẳng liên quan tới tài chính. Tiền hàng luôn song hành với nhau, cái khó là tư duy tiền thì không phải lúc nào cũng giống tư duy hàng,, thậm chí có khi khác hẳn
- Tư duy kiểu phòng thủ: là lối tư duy của CA, QĐ. Cũng là 1 lối tư duy chuyên biệt. Nếu lối tư duy này quyết định thì giống như đội bóng toàn hậu vệ
- Tư duy kiểu audit trail: là lối tư duy của dân kế toán, kiểm toán. Có đủ rành mạch để kiểm tra lại không là câu hỏi cánh này trăn trở
- Tư duy tuân thủ và kết nối: vai trò của bộ tư pháp. Có thống nhất với hệ thống luật, có kết nối êm với các thỏa thuận quốc tế không...
- Tư duy lợi ích nhóm: luật bao giờ cũng phục vụ nhóm cụ thể nào đó nhất là luật chuyên ngành. Nên ăn cây nào rào cây đó là lẽ tự nhiên. Có điều ai cũng rào cây cả thì không thành vường được.
- Cuối cùng là tư duy nhà chính trị: sẽ kết hợp, dung hòa, làm mềm, gia tăng gia vị cho những góc tư duy khác biệt trên. 
Trong đó khốn khổ nhất là món cocktail giữa gia tăng giá trị, phòng thủ...hay giống cách nói hiện hành là xây và chống, tập trung và dân chủ lại về mo, tức là luật ra chỉ quẩn chân, chẳng áp dụng được như luật cạnh tranh, luật phá sản chẳng hạn.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét