Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Làm cách nào để nhận biết thông tin bịa đặt, sai sự thật?



Phải thận trọng với kiến thức dối trá ; nó còn nguy hiểm hơn sự ngu dốt
(Beware of false knowledge ; it is more dangerous than ignorance) George Bernard Shawn
Trong thời đại Internet hôm nay, ngày càng có nhiều người chọn cách mở mang trí tuệ và cập nhật thông tin bằng mạng xã hội, web và blog.

Tuy nhiên, đã có những cá nhân lợi dụng mạng xã hội để phát tán và lan truyền những thông tin sai và giả, nhằm thu hút sự chú ý của dư luận hoặc nhằm đạt được mục đích đen tối, bẩn thỉu nào đó.
Chính vì thế, chúng ta phải cảnh giác và thận trọng trước những thông tin giả và sai lệnh.

Tin giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối với nhiều người. Trước đó, ngày 7/6, tờ Washington Post tường thuật rằng Twitter - mạng xã hội lớn nhất thế giới – đã khóa hơn 1 triệu tài khoản/một ngày vào những tháng gần đây trong một nỗ lực ngăn chặn thông tin sai lệnh ảnh hưởng tới những cuộc bầu cử tại

(1). Mới đây ngày 31/7, Facebook cũng thông báo đã xóa 32 trang (Page) và nhiều tài khoản giả mạo (fake accounts) trong một nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công nhắm vào các cuộc bầu cử Mỹ

(2). Tại Việt Nam, thông tin nửa sự thật, nửa bịa đặt ngày càng nhiều trên Facebook. Điều đáng nói là số người đọc, likes và shares những bài viết sai lệch như thế là nhiều, nhưng số người nhận ra thông tin sai sự thật là thiểu số.:

Đã thế, còn có những bài viết trên danh nghĩa là cung cấp kiến thức (knowledge) và sự thật (facts) về chính trị và lịch sử, nhưng lại đầy những chi tiết bóp méo sự thật, kèm theo những nhận định cảm tính và thành kiến. 

Nếu một người không có kỹ năng xác minh cũng như kiểm chứng các dữ liệu trong bài viết, thì họ sẽ trở thành nạn nhân của tư tưởng lệnh lạc, sai trái.

Nhà hoạt động chính trị đoạt giải Nobel Văn chương năm 1925 là George Bernard Shaw đã diễn đạt rất ý nghĩa sự nguy hiểm của thông tin sai lệch :

"Phải thận trọng với kiến thức dối trá ; nó còn nguy hiểm hơn sự ngu dốt".

Vì thế, người viết mong muốn chia sẽ vài cách hữu ích cho những ai muốn nhận biết thông tin giả và kiểm chứng thông tin để trở thành một người đọc tỉnh táo, có chọn lọc.
Cách thức kiểm chứng thông tin
Kiểm chứng và xác minh thông tin là một trong những kỹ năng quan trọng của học sinh bậc cao đẳng, đại học ở các nước. 

Có nhiều cách để nhận ra sự bịa đặt hay trung thực của một bài viết, nhưng giản dị nhứt là đặt ra cho bản thân những câu hỏi sau :

1. Tác giả của thông tin, bài viết đó là cá nhân hoặc tổ chức nào ?
- Cá nhân hoặc tổ chức – tác giả bài viết có đủ thẩm quyền không ? 

Ví dụ, tác giả viết một bài về kinh tế, nhưng lại không phải là một chuyên gia kinh tế, lại càng không tốt nghiệp ngành kinh tế, và cũng không được cộng đồng chuyên gia kinh tế đánh giá cao, thì người đọc phải thận trọng với nội dung bài viết.
- Nếu tác giả tự nhận là chuyên gia của một lĩnh vực nào đó, hãy google tìm hiểu thêm thông tin về tác giả. 

Tác giả đã từng xuất bản cuốn sách nào về lĩnh vực chuyên môn và được đánh giá cao chưa ? 
Tác giả có được tổ chức uy tín hoặc cộng đồng chuyên môn đánh giá cao về sự tin cậy hay không?
- Nếu một bản tin trên một trang web hoặc blog, thì trang web đó có sự tin cậy trong lĩnh vực truyền thông hay không? 

Trang web có mục thông tin về tổ chức hoặc cá nhân đứng đằng sau trang web đó hay không? Cá nhân hoặc tổ chức đằng sau trang web đó có uy tín về truyền thông hay không?

- Đăng nhập trang https://whois.icann.org/en hoặc http://whois.domaintools.com, để thu thập thông tin giá trị về trang web muốn tìm hiểu bao gồm : ngày đăng ký trang web, thành phố và nước đăng ký. 

Ví dụ, trang web giả mạo website của quốc hội Việt Nam là quochoi.org sẽ có những thông tin như sau: trang quochoi.org được tạo ra vào năm 2010 và người đăng ký xuất thân từ một thành phố của Hoa Kỳ. 
Trang web của quốc hội Việt Nam mà lại đăng ký domain tại một thành phố của Hoa Kỳ thì có hợp lý hay không ?
Chúng ta có thể google "quốc hội Việt Nam" và Google sẽ hiện lên trang web chính thức của quốc hội là quochoi.vn.
Bạn có thể vào http://whois.domaintools.com và gõ quochoi.vn vào ô tìm kiếm thì sẽ thấy được những thông tin cơ bản về trang web này.
Điều cần lưu ý trang web của cơ quan nhà nước hoặc truyền thông uy tín luôn có mục "Liên Lạc" (Contact Us) hoặc "About Us" ở phía cuối trang web, với tên và địa chỉ của người đại diện trang web. 

Khi truy cập vào quochoi.vn, bạn sẽ thấy thông tin chi tiết của người đại diện trang web và địa chỉ liên lạc ở phía cuối trang. 
Những trang web nào có mục đích thông tin hoặc giáo dục, nhưng lại không có mục "Liên Lạc" và thông tin người đại diện, thì không đáng tin cậy. Trang giả quochoi.org không có mục "Liên Lạc" và cũng không có bất kỳ thông tin về người đại diện hoặc địa chỉ liên lạc.

- Lưu ý phần đuôi của trang web. Ví dụ những trang web có đuôi chấm .gov (chính phủ) ; .edu (giáo dục) ; .mil (quân đội) thì đáng tin cậy hơn những trang web có đuôi .com ; . net ; hoặc .info.

- Wikipedia là một trang web mở, nghĩa là ai có tài khoản cũng có thể sửa đổi nội dung có sẵn hoặc viết nội dung mới. 

Nhiều trường đại học Hoa Kỳ không cho phép sinh viên trích dẫn thông tin từ Wikipedia cho các bài luận văn vì không tin cậy. 
Ngắn gọn, nếu muốn học hỏi thêm kiến thức như lịch sử, chính trị, triết học…, thì Wikipedia chắc chắn không phải là nguồn đáng tin cậy.

2. Nội dung chính của bài viết hoặc bản tin là gì ?
- Bài có trích dẫn nguồn (sources – citation) hay không ?
- Nguồn của bài đến từ các tác giả, tổ chức nghiên cứu uy tín và trung thực hay vô danh ?
- Nội dung có phản ánh thông tin chính xác và logic không ?
- Có trang web nào khác đăng nội dung như thế hay không ?
- Bài viết là một bản tin hay chỉ đơn thuần là ý kiến cá nhân ?
- Ngày đăng bài là ngày nào ?
- Trang web đăng bài có thường xuyên cập nhật nội dung hay không ?

Cần tập thói quen kiểm chứng bằng cách xác minh nguồn (sources – citation) cũng như truy tìm bằng chứng hỗ trợ các luận điểm về số liệu và thông tin trong bài viết. 

Học các giá trị đúng đắn thì luôn hữu ích, nhưng học điều lệch lạc, sai trái thì không chỉ hại bản thân, mà còn ảnh hưởng những người xung quanh.

Ví dụ, một người đăng lên Facebook công thức chữa trị một căn bệnh nào đó. 

Bạn không chịu hoặc không biết cách kiểm chứng công thức đó xuất phát từ bác sĩ nào, có đáng tin cậy hay không, có phù hợp với mọi cơ thể hay không, mà #share ngay lập tức mặc dù trong thực tế công thức chữa bệnh đó đã được nhiều bác sĩ uy tín chứng minh là bậy bạ. 
Và người thân vô tình thấy công thức bạn share rồi làm theo và khiến bệnh trở nặng. 
Rõ ràng, hệ quả của việc truyền bá thông tin sai lệch là nguy hiểm và nghiêm trọng.

Quan trọng hơn, đọc các bài luận chính trị và lịch sử chứa những thông tin sai sự thật, lệch lạc trong một khoảng thời gian dài là đầu độc bộ não và tư duy. 

Kiến thức thì khổng lồ, nhưng cần tỉnh táo đặt câu hỏi chất vấn tài liệu mình đọc, có đáng tin cậy, phản ánh đúng sự thật hay không?!

Thay lời kết
Một thói quen tốt cho mỗi anh chị em là thực hành thường xuyên việc kiểm chứng thông tin và tài liệu trước khi #share trên mạng xã hội.
Chia sẽ một thông tin sai lệch và bịa đặt sẽ khiến dư luận mất niềm tin.
Quan trọng hơn, đừng tiếp tay cho những kẻ bất lương và bọn giấu mặt lan truyền thông tin bịa đặt về một cá nhân hoặc tổ chức.
Chính vì thế, chúng ta phải học tập để có thể vạch trần những thủ đoạn tuyên truyền dối trá ngày càng chuyên nghiệp và tinh vi và quan trọng là trở thành độc giả tỉnh táo và khôn ngoan !

Để kết luận, xin phép trích dẫn lập luận nổi tiếng của nhà toán học kiêm triết gia William Kingdon Clifford (1845 – 1879) để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm chứng thông tin :
"Trong mọi nơi và cho tất cả mọi người, luôn luôn là sai trái khi tin vào bất kỳ điều gì mà không có đầy đủ bằng chứng"
(It is wrong, always, everywhere, and for anyone, to believe anything upson insufficent evidence).
Mai V. Phạm
(16/08/2018)
Tham khảo :

(1) Craig Timberg & Elizabeth Dwoskin, "Twitter is sweeping out fake accounts like never before, putting growth at risk", 07/06/2018.

(2) Nicholas Fandos & Kevin Roose, "Fakebook Identifies an Active Political Influence Campaign Using Fake Accounts", 31/07/2018.
 

  Tinh thần cảnh giác Ở Mỹ, tụi tình báo công nghiệp các nước có đầy. Ở VN, tụi nó có qua không nhỉ? Trước, xa hơn thời bao cấp nghe kể có đoàn Nhật qua, VN tinh thần cảnh giác cao bảo mật quá trời nhà máy, công xưởng... Cuối cùng lại bị chôm mất bí kíp làm bột bánh tráng do tay áo dài cố ý nhúng vô nồi bột. cái hiện đại với mình thì đối với họ rất lạc hậu. Còn cái cổ truyền mình lơ là thì họ lại muốn biết. Dạo đó còn đồn khói xì măng HP quí lắm, cát VN quí lắm. Người Nhật chỉ lăm lăm mua kkk


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét