Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Tìm hiểu về cái đẹp

 Em xinh em đứng một mình cũng xinh? 

Khi tìm hiểu về cái đẹp thì hầu như ai cũng được nghe kể về câu truyện sắc đẹp của người yêu thi sĩ: Thi sĩ có bồ, chàng làm thơ ca ngợi hay tới nỗi vua sẵn lòng đánh đổi tất cả cung tần mĩ nữ của vua để được người đẹp. Tất nhiên thi sĩ chối phắt, vua tìm kế được coi mặt cô bồ trứ danh. 

Khi vua thấy rồi mới thấy cổ còn kém xa cả nữ hầu. Mắt thằng thi sĩ nầy ncl, vua gọi vô mắng cho 1 trận nhưng rồi vua hiểu ra là cô cổ đẹp dưới mắt của thi sĩ 

 Cái đẹp là cái bạn cảm nhận thấy nó là đẹp, đứng trước cái đẹp thì xúc cảm của bạn dâng trào. Cho nên ta thấy trái tim lông đặt bên bờ hồ thì đa số sôi sùng sục đòi dẹp làm nhóm NS sắp đặt choáng vì thành công gây sốc vượt xa dự kiến. 

 Nói vậy nhưng để tìm hiểu thì vẫn nên học hỏi và tôi chọn cuốn Dẫn luận về cái đẹp của Roger Scruton để đọc. Những chỗ không hiểu thì nhiều vô số và may quá lại có cao nhân am hiểu chỉ điểm cho. 

 Tôi trích đoạn vài chỉ dẫn kèm theo đây: 

Cái đẹp ở sự hài hòa, khiêm nhường và tối giản Điều này người ta muốn nói: Không phải em xinh em đứng một mình cũng xinh là câu đúng hoàn toàn đâu. Về tư duy là vậy. Người ta tôn trọng sự hài hòa, tổng thể Thực ra, điều họ viết trên rất quan trọng, bởi người Việt không hiểu biết thế nên ai cũng muốn mình đẹp nhất cuối cùng phá vỡ tổng thể. 

Rất nhiều nhà khi xây dựng, nhà sau muốn cao hơn nhà hàng xóm tí, lạ hơn tí, lấn ra trước tí, không chịu thua Đối với con người thì thích sửa cái này, bóp cái kia. Cuối cùng là cơ thể không hài hòa. Hoặc lại vấn đề về trang phục, có thể rất đắt nhưng không phù hợp với mình, rẻ đôi khi lại phù hợp. Cuối cùng lại quê và kém sang. Nguồn cơn do nhận thức về thẩm mỹ kém nên vừa không đẹp lại vừa thiệt hại về kinh tế

Tướng tùy tâm sinh 

Trước ta đã nói về hữu dụng mới đẹp và đẹp là cảm nhận. Khi có sự đồng điệu, hòa hợp mới cảm nhận thấy hết cái đẹp, tức là anh tìm thấy anh trỏng. Vẻ đẹp được tôn lên nhờ tâm hồn và trí tuệ 

Giữ cho đầu óc luôn tươi mới để sang tạo là 1 điều khó. Có rất nhiều họa sĩ giỏi rồi nhưng họ thèm một chút trong sáng ngây ngô như thửa ban đầu. Để giữ cho mình luôn thuần khiết là điều không hề đơn giản, đó là cảm giác Khổng tử bảo lục giả hóa nhi, khi đạt được tư duy mới cần thiền để loại bỏ cái vừa đạt được để tiếp tục cái mới vừa không tham sân si. 

Mọi thứ đều tươi đẹp thì anh thấy mình hạnh phúc, trẻ lại vì còn mắt trẻ thơ nên mọi thứ đều tươi đẹp hấp dẫn tò mò và khám phá Lúc nào em cũng làm vậy nên em vượt qua mọi thứ dễ dàng. Càng lúc em càng nhận ra mình tư duy đúng hướng. Cuối cùng em nghĩ, tài sản quý giá nhất của con người là con người. Rồi cứ theo vậy mà sống. 

Người nghệ sĩ, hiểu tự do sáng tạo quan trọng như thế nào nên hiểu về lẽ phải trong chính trị dễ dàng. Vậy liệu chính trị có ảnh hưởng liên quan đến cái đẹp không? Em nghĩ là có vì nó cũng thuộc về phạm trù đạo đức tư tưởng và định hướng xã hội. Tức là gốc vẫn ở con người, quan niệm của họ về trật tự xã hội, tôn ti trật tự, thần thánh... Chủ nghĩa ML coi trọng bạo lực cách mạng nên sẽ tôn vinh nét khỏe, bạo liệt, lạc quan. 

 Vd như giờ coi xây dựng công trình to lớn hoành tráng là đẹp thì mình có thể hiểu nguyên nhân gốc là quyền lực tập trung thì sẽ có nhu cầu lập ra biểu tượng quyền lực, công trình xây dựng, tượng đài là 1 trong những cái thể hiện.

Giá trị của cái đẹp hay là vấn đề thẩm mỹ khi cái Trạng quỳnh vẽ được gọi là tranh. 

Xưa trạng Quỳnh thi vẽ với sứ tàu. Sứ mắm môi mắm lợi vẽ xong cái đầu rồng thì hết giờ. Trong khi đó Quỳnh nhúng 10 ngón tay vô mực rồi kéo trên giấy kêu là 10 con giun. Trọng tài nhà xử Quỳnh thắng Nhiều năm sau thị trường mở ra, tranh được trưng bày, tranh sứ tàu được mua giá cao về treo trong dinh nên dân quen gọi thành phủ đầu rồng lừng lẫy 1 thời còn tranh giun ai đi qua cũng xì, cuối cùng đem treo phòng truyền thống. 

Để hiểu về tranh nên đọc Câu chuyện hội họa của Thái Tuấn. Giờ mới rõ mối liên hệ giữa cái đẹp và nhục cảm Được hiểu theo ví dụ như này. 

Khi ta xem một bức tranh hoặc ảnh khỏa thân Thường thì người ta không cảm nhận được thế nào là đẹp và họ nghĩ ngay đến nhục dục, và bắt đầu khát khao sờ nắm hoặc đạt được nó, cái này thuộc phần con. Nhưng không trách được bởi không phải ai cũng đạt phần người bởi trong cá thể của con người thì phần con chiếm gần hết. Nên chúng ta cần tri thức là vì vậy. 

Không phải tác phẩm khiêu khích bản năng hoặc là đối tượng kích thích mà chính tư duy của con người quyết định. Anh nhìn lệch lạc và theo ước muốn sở hữu thì khác với anh nhìn thưởng thức cái chân thiện mỹ Cho nên họ mới nhấn mạnh tới tự do và lý trí như điều kiện quyết định. 

Tại sao thẩm mỹ tây hơn ta, bởi tư duy họ được giải phóng và quan trọng là nó coi con người là chủ thể là quan trọng nhất. Nó rất coi trọng nhân phẩm Để nhìn nhận được cái đẹp thì không chỉ cần lý thuyết mà cả một quá trình rèn luyện về tâm hồn và nhận thức. Khi bản thân không đủ kiến thức và kinh nghiệm thì vẫn không cảm thụ được cái đẹp, rồi cãi nhau rồi đổ cho quan điểm. 

Nên anh góp ý người ta không nghe là vì vậy. Vì cứ đổ là quan điểm khác nhau, tôi thấy như vậy là đẹp. Nhưng không phải đâu, để nhận ra là cả quá trình, có khi đến chết vẫn không nhận ra vì chưa đọc, chưa chiêm nghiệm, chưa rèn luyện.

Phụ nữ tuổi 50 mới hiểu tình yêu trọn vẹn?

 Anh thấy nhiều người xinh đẹp, xởi lởi, dễ chịu mà sao sau 50 chụp hình thấy dữ? 

Cả quá trình phát triển của họ, thường thì vẻ đẹp sau 50 nó thoát ra từ tâm hồn. Có người họ đẹp nhưng họ gặp nhiều biến cố trong đời, rồi tâm hồn họ tổn thương, hoặc cả quá trình hoàn thiện bản thân theo xu hướng lợi lộc tham sân si. 

Cái đẹp không bao giờ được sinh ra từ sự ngu ngốc và ích kỷ. Sống thiên về trí tuệ và tâm hồn thì đẹp và tỏa sáng mãi dù ở tuổi nào. Thế nên đừng cố biến mình thành kẻ biết nhiều, hãy biết để mà quên và thanh lọc cho đạt được sự ngây ngô hồn nhiên. Người chiêm nghiệm không cần tỏ ra cái gì cũng hiểu, mà là người biết giấu cái tôi vào trong. 

 Để luôn trong sáng như vậy cần sự hồn nhiên nhẹ nhàng từ tốn và uyên bác. Đó là thứ người phụ nữ phải phấn đấu không phải cho người mà cho mình

Thấy thế giới trong 1 hạt cát

Và thiên đường trong 1 bông hoa dại (Blake) 

Đẹp nằm ở sự trải nghiệm, không ở sự hiểu biết 

Chỉ có người hời hợt mới không phán xét bằng vẻ ngoài (O. Wilde) 

 Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua sự thông thoáng yên bình hùng vĩ mở rộng, các tòa nhà nằm ở trong phong cảnh là 1 phần của khung cảnh ấy. Những người cảm nhận được phong cảnh đẹp có xu hướng tâm địa thiện lương 

Vườn như là trung gian giữa con người và thiên nhiên Khi bố cục, tỷ lệ, sáng tối…Nhìn ổn có nghĩa là sắp xếp nhìn hợp lý, liền lạc, tiện dụng, tỉ lệ cân đối, có trang trí đẹp mắt và hài hòa với khung cảnh chung. Như vậy cái đẹp có sự chuẩn mực của nó, mà chuẩn mực này phần lớn phải được số đông thừa nhận. 

 Quay về lại những trang đầu, người ta nhấn mạnh cái đẹp thường đi kèm với hữu dụng có ích. Có những điều người ta bày trí thêm thắt vào có lẽ chưa thực sự hữu dụng và cần thiết lắm thì gọi là thừa, nhưng cái thừa này mục đích trang trí, nhấn điểm, hoặc để giải quyết vấn đề bố cục bởi cần phải thêm vào để tạo cảm giác cân bằng. Thẩm mỹ hoàn toàn là một chuỗi các mô típ chủ đề gắn liền nhau gọi là logic. 

Làm gì cũng phải có chuẩn, không thì người ta sẽ đánh nhau vì không thống nhất được quan điểm. Phải có cơ sở và chuẩn nhất định để thừa nhận nó. Có nhiều người vẫn bảo tranh ông Leonardo da Vinci hoặc Pablo Picasso hoặc Vincent van Gogh là thể loại nghệch ngoạc chả ra hình thù gì, sao lại đắt thế? Vì những cái càng cao càng trí tuệ thì lượng người hiểu về nó càng ít. Bởi người am hiểu nó phải có kiến thức nhất định về nghệ thuật Thế nên nhiều người như anh sẽ tranh luận nảy lửa vì do mơ hồ không biết nó đẹp ở chỗ nào 

Để nhận ra đuọc điều này phải học. Phải hiểu và phải tập rèn luyện thẩm mỹ quý tộc Anh chỉ đánh giá một tác phẩm bằng một chiều, đó là chiều cảm xúc. Còn người nghệ sĩ họ đánh giá một tác phẩm đa chièu Tư duy thẩm mỹ là thứ cực kì quan trọng. Bởi nó cũng góp phần làm thịnh suy một chế độ hoặc đất nước. Nhà quê vẫn cứ chọn thứ rẻ tiền và quê. Thậm chí đắt tiền vẫn không phù hợp do sự cứng nhắc làm hại thẩm mỹ mà không biết rằng sự phù hợp là vẻ đẹp tối giản. Đó là sự phá hoại.

 Thất tình qua bàn tay của bậc thầy cũng thành cái đẹp 

Nghệ thuật là phiêu lãng 

Cái này rất khó diễn tả cụ thể bởi thường người ta chỉ thấy sung sướng khi hạnh phúc. Nhưng trạng thái của con người ngoài cái hạnh phúc tột cùng cũng có những đau khổ tột cùng và họ cũng thấy sung sướng vì được trải nghiệm cảm giác ấy thì trong thẩm mỹ cũng vậy. 

Tức là cái chi đẩy tới tột cùng cũng thành cái đẹp? Tất nhiên trừ những cái ác Dạ, đúng thế, dạng nó thoát cái hiện thực. Nó thành cái siêu thực Cái siêu thực không tự nhiên mà nó phải đi từ cái thực. Cái thực phải giỏi đã rồi mới đột phá thành thứ siêu thực. 

Như vẽ tranh kiểu Salvarore Dali, em phải hiểu rõ ràng về cấu trúc trúc, cấu tạo và hiểu rõ ánh sáng bóng đổ. Phải dựng ra nó, rồi không quan tâm đến nó nữa. Ví dụ vẽ 1 bó hoa, trong loạt hoa này em nhấn một bông duy nhất, rõ nhất, những cái còn lại trừu tượng hơn. Nó theo quy luật viễn cận, Gần mình thi rõ hơn, Xa thì nhạt nhoà hơn để nổi bó hoa lên. Nếu có viễn cận thì thấy bức tranh nó sống động có hồn và có chiều sâu nhưng về mặt tổng thể nó phải hài hòa. Trộn lẫn nhưng không đuọc tách biệt. 

Tuy người ta siêu thực Nhưng họ nắm quy tắc và luật rất chặt chẽ vì nếu chép y nguyên thì ko còn sáng tạo nữa. Tức là sáng tạo dựa trên quy luật của không gian, thời gian, quy luật của tự nhiên, quy tắc đi màu, thể hiện màu, ánh sáng, bóng đổ.

Nhất dáng nhì da tam thanh tứ sắc 

Câu này phản ánh xu hướng thẩm mỹ. Vậy quan điểm của Á đông và phương Tây có gì khác? Thẩm mỹ nó sẽ thay đổi qua từng thời kỳ Thời phục hưng Người ta xem sự tròn trịa phúc hậu của người phụ nữ là đẹp nên xu hướng hội họa thời gian kỳ đó cũng tôn vinh vẻ đẹp khỏe mạnh ấy 

Riêng về phương đông thời kỳ phong kiến người ta xem phong thủy của gia đình là người phụ nữ lý do nữ là nội tướng thu vén việc gia đình còn nam chỉ cà nhổng đi ngoại giao bên ngoài. Kiến trúc Việt nam Anh biết cái khu đị không? Nó là hình tam giác trên mái nhà phía đầu hồi mô phỏng bộ phận sinh dục nữ. Nói chung người ta coi trọng giống nòi sinh sôi nảy nở Người phụ nữ đảm đang tháo vát phúc hậu biét vun vén cho gia đình vượng phu ích tử

 Vì thế quan niẹm về cái gì đẹp với phụ nữ có phần khác Người ta tôn vinh sự đầy đặn phúc hậu. Đó là cái gốc gác, cái phúc đức của dòng họ. Phúc đức tại mẫu là ý này? Họ rất coi trọng khuôn mặt. Dòng họ, gia đình chồng còn có phú quý hay nghèo hèn là do sự phúc đức của người mẹ quyêt định 

Sau này yếu tố tâm linh có phần giảm, dần dần thì thoáng hơn Họ không xem khuôn trăng đầy đặn nét mày nở nang nữa. Tây nó cũng vậy, họ xem phụ nữ là phái đẹp, là người sinh ra cái đẹp. Tức là ngày xưa phụ nữ chỉ là để sinh đẻ, chăm lo gia đình, phát triển nòi giống. Sau phụ nữ ra ngoài xã hội thì lại cần năng động trẻ trung thông minh.

 Từ đó quyêt định xu huóng thẩm mỹ của từng thòi kỳ Quan niệm đẹp là tướng đẹp Ví dụ người lùn đẫy đà thắt đáy lưng ong thì mắn con. Cao gầy thì sinh sản không tốt nên người ta không xem đó là đẹp. Kể cả bây giờ người ta ko chuộng gầy và chân dài đâu. Người ta ví chân dài là người mẫu nhưng anh phải hiểu rằng bản thân nguòi mẫu không đại diện cho cái đẹp mà nó chỉ là thứ làm nền cho cái đẹp. Người ta tôn vinh trang phục, điều các nhà tạo mãu muón gửi đến nên họ chỉ cần nổi bật trang phục ý tưởng của họ lên. 

Bởi bản thân cái được cho là đẹp ấy phải toát lên được cốt cách tâm hồn và trí tuệ không phải nhìn chân dài da trắng hoặc khuôn mặt xinh. Đẹp là cái truyền đạt tất cả mọi cảm xúc mọi giác quan. Như một bản concerto vậy, cái đẹp của âm nhạc là đẹp bằng thính giác. 

Hì hì, thể nào chị em phụ nữ khoái đánh tứ sắc và tốt giọng, lanh lảnh từ sáng tới tối ha. Một lần nữa xin cảm ơn những chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu và đẹp của bạn.

2. Gồng gồng gánh gánh 

 Giờ ít nghe mọi người ví VN giống như gánh lúa với đòn gánh là miền trung, 2 thúng gạo là đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long nữa. Có lẽ do nghĩ kiểu ví von thế nông nghiệp quá, không hợp với thời thương mại công nghiệp ngày nay. Miền bắc được che chắn với TQ bằng dãy núi hoàng liên sơn, với Lào bằng dãy Trường sơn. Miền trung nhỏ hẹp chạy dài với dãy trường sơn ngăn cách lào cpc. 

 Ngăn cách thế nên kể cả khi xưa lấy được đất Bồn man rồi thì vua Gia long vẫn trả cho Lào vì thung thổ khác hẳn. Cũng thế, tới tận thời người Pháp mới nhập Tây nguyên vô VN và cắt bớt đất VN qua cho cpc. Sơ sơ về hình thể gánh gồng của VN thế. 

 Giờ trình bày thêm 2 lý thuyết về xã hội học:

 - Ảnh hưởng của Đồng bằng đậm nét rõ rệt trong bán kính 300km 

 Cả hai đồng bằng sông hồng sông cửu long đều không đạt qui mô ấy nên ta thấy kết quả ở đây không có công trình hoành tráng nào để lại và văn hóa cũng sao chép TQ là chính. Đồng bằng cpc đạt chuẩn nên có Angkor nổi tiếng nhưng bị VN, Thái lan chèn ép 2 bên nên suy yếu lần hồi. 

 - Thuyết thứ hai là dân vùng cao, vùng núi có xu hướng biệt lập, không tuân phục chính quyền trung ương. 

Ngay Scotland bây giờ vẫn thỉnh thoảng đòi tách khỏi Anh. Vì đồng bằng nhỏ nên người kinh yếu thế trước người trại. Mà người trại nắm quyền thì xu hướng biệt lập tăng. 

Họ lại được hình thể người gánh lúa nên hình dung về mình như là người gánh lúa, cứ gồng gồng gánh gánh lo đi vắt vẻo, lo giữ thăng bằng, thi thoảng đổi vai thì 2 ông thúng lúa lại reo vang ta đang dẫn lối.


3. Quản trị phù hợp 

Bỏ bao cấp, nhiều tên tuổi lẫy lừng trở nên ngớ ngẩn trước kinh tế thị trường. Ở chiều ngược lại, bao tài năng trẻ sau nhiều năm dùi mài bên trời tây về VN với nhiệt huyết tràn trề rồi vỡ văn mộng. Chỉ có dòng đi đông âu về là thành công. 

 Vậy lý do tại sao? Bảo thủ cũng hỏng, cấp tiến quá cũng hỏng, chỉ ai phù hợp là thành công. Môi trường VN coi vậy không đơn giản, nó đang chuyển đổi. Truyền thống thì 1 ít, hiện đại cũng 1 ít, biến tướng cũng 1 ít. Nó pha trộn kiểu cocktail nên nắm được là cả 1 nghệ thuật. 

 Bây giờ ta lần lượt xét những core quản trị theo nền văn minh. Ở nền văn minh nông nghiệp thì ngũ hành là công cụ quản trị chính. 

 Trần bình thừa tướng nói ở vị trí đó nhiệm vụ chính là điều hòa âm dương sao cho mưa thuận gió hòa, quan lại làm đúng vị trí của mình. Nắm chắc và khai thác thổ đất và lúa, cây trồng mộc mà giờ nhiều người theo thói quen vẫn nói là đi kiếm lúa. Khai thác và kiềm chế thủy hỏa nước lửa, bài trừ đạo tặc. 

 Muốn thế thì phải nắm được nguồn cung sắt và công nghệ rèn công cụ, kiếm giáo...Lý thường kiệt sở dĩ đánh sang TQ 1 phần cũng do TQ cấm bán đồ sắt qua mà VN chưa làm được. 

Văn minh nông nghiệp là của phương đông thì văn minh công nghiệp là phương tây. 

 Từ đây của cải mới tuôn ra ào ạt chớ không phải như mấy anh nâng bi TQ ngợi ca TQ giàu lắm, cái chi cũng có nên không thèm mua hàng đồng hồ, kính tây. Nghèo tiết kiệm quen vừa không có tiền vừa không dám mua. 

 Theo đó quản trị công nghiệp dựa trên: 

- Cung cầu: có cung thì mới có cầu và cầu thì chỉ sản xuất hàng hóa là cung ứng đủ. 

- So sánh lợi thế tương đối: nôm na là ai làm tốt nhất việc gì thì làm việc đó. Văn hoa là phân công lao động, hợp tác quốc tế rồi chuỗi sản xuất cung ứng, outsourcing...làm thế giới phụ thuộc vào nhau, quyện chặt với nhau đến khi có dịch bệnh là toàn cầu luôn. 

 - Stockholder: tối đa hóa lợi nhuận cổ đông, nôm na là ăn cây nào rào cây ấy, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.  

Với nền sx công nghiệp cùng lối phân chia lợi nhuận 80:20 (phương đông chia 50:50 nhưng nhiều tầng nấc hơn) thì kinh tế phát triển vượt bậc và chênh lệch giàu nghèo cũng ghê gớm. 

Và qui luật chả ai muốn chân lấm tay bùn mà đều muốn ngồi mát ăn bát vàng nên hậu công nghiệp hay kinh tế dịch vụ ra đời dựa trên nền tảng toàn cầu hóa. Ai ở đầu trên của chuỗi được miếng gan miếng tiết, ở dưới được cuốc xẻng. 

Lòng tham xổ lồng dẫn đến phải: 

 - Quản lý rủi ro: làm được nhiều nhưng mới tránh được cái nhỏ, chu kỳ khủng hoảng dãn ra nhưng lại cũng to ra 

- Tiêu chuẩn: như iso quản lý chất lượng, kinh doanh liên tục, trách nhiệm xh...đến chuyên ngành như Basel cho ngân hàng... thừa nhận không có giày vừa mọi cỡ chân mà các ngành phải tự may đo. 

- Stakeholder: mở rộng quyền lợi ra nhóm như Giang trạch dân gọi là xã hội hài hòa. 

 Với core quản trị của 3 nền văn minh cùng chạy như thế. Người thành công là người kết hợp được cả 3, 1 nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Phong niu nhân vật

 1. Brc

Tưởng đã phú lại còn thọ 

Ai dè số nhọ, phá mất nốt ruồi

2. Cafe ông bầu 

Vẫn biết kinh doanh là kinh doanh nhưng đang mùa covid đi cạnh tranh với bà con bán vỉa hè thì không quân tử

3. Tông tông Trump 

Bác Trump thôi đã thôi rồi 

Gia tài còn lại chỉ tiền mà thôi 

Về cuộc bầu cử 2020 giữa Biden vs Trump thực chất là cuộc đấu giữa chênh lệch giàu nghèo.

 Trước đây bên Thailand cũng có tình huống tương tự. Thaksin dựa vào nông dân, người nghèo đông hơn giành chiến thắng trong bầu cử thủ tướng nhưng dân trung lưu thành thị phản đối rồi quân đội và nhà vua quyết định đứng về phía giàu hơn. Nên giờ dân Thái đòi giảm quyền của vua cũng có nguyên nhân từ ngày ấy. 

 Ở Mỹ thì tình huống ngược lại, dân nghèo hơn chọn Trump còn trung lưu và nhà giàu chọn Biden và bên đông người hơn đã chiến thắng. 

Như vậy nhà giàu và nhà nghèo hầu như mỗi bên nhìn về 1 hướng mà chênh lệch giàu nghèo lại ngày càng rộng.

Trật tự cũ được tái lập. Chính trị gia vẫn thắng doanh nhân. Trump doanh nhân chỉ lấy được 4năm

4. Chùa ai

Sáng nay ở Trà vinh, đi ngang qua 1 ngôi chùa lớn đẹp bèn vô thăm. Qua sân có 2 con chó chạy ra sủa vang, hơi lạ vì sao chó nhà chùa lại sủa. Chùa vắng lặng, gian thờ không sáng đèn. 

 Hóa ra đây là chùa ông Trầm Bê tài trợ xây sửa, mặt tiền tường bên toàn hình lộng kiếng của đại gia đình TB. Thể nào quạnh quẽ thế

5. Ai không biết 34T vàng 

Tòa nhà này dưới sàn giao dịch có kho năm 45 chứa hơn 34T vàng mà không mấy ai biết. Người việt khôn lanh, tay chân lanh lẹ giỏi toán nhưng về tài chính lại ngược lại mới đau. Tài chính thì hiểu ra tài chén.

6. Dân số tỉ lệ vàng: ai khuyến khích 

Xưa 

Nhà thơ làm kinh tế 

 Thống chế đi đặt vòng 

Nay 

Công chức làm doanh nhân 

 Nghiên cứu gia làm công chức

Sinh suất càng cao hơn tử suất chứng tỏ dân tộc đó còn phát triển và còn khổ

7. Khi không còn trẻ 

Có tuổi sẽ thấy tác động của trọng lực rõ hơn người trẻ?

 - Các thứ thường thõng xuống

 - Cột sống lún, gây đau lưng, đau cổ 

 - Đầu gối cũng bị do quá khứ vác cày qua núi nhiều - Trĩ nữa, ai ngồi nhiều bị cả khối lượng thân trên đè lên điểm trĩ thì khó chịu vô cùng cùng😀😛🤩 Vậy nên đừng nghe mấy người già khuyên nên buông bỏ. Chẳng qua họ muốn tránh ảnh hưởng trọng lực mà khó quá.

8. 

Người VN có 2 thói quen: 1. Làm theo ý mình 2. Muốn người khác làm theo ý mình


Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Kinh Dịch và quản trị

3. Kinh Dịch và quản trị




Kinh Dịch và quản trị Kinh Dịch là 1 tác phẩm độc đáo của người TQ. Với tác phẩm truyền thống này có 2 luồng đánh giá ngược nhau. 
 Phái thứ nhất khen ngợi hết lời, coi đây là túi khôn của dân tộc TQ, mọi trí tuệ, khôn ngoan, triết lý đều hội tụ ở đây. Hễ có việc gì khó khăn cứ mở sách này ra là có cách giải quyết. 
 Phái thứ hai thì cho rằng kinh dịch như 1 cái lồng úp, triệt tiêu hết sức sáng tạo và làm người TQ chỉ còn toàn mưu mẹo, âm mưu. Do đó cần phá bỏ. Vậy ai đúng. Trước tiên chúng ta cần nắm những khái niệm cơ bản về nó (Còn tiếp)
Những khái niệm cơ bản về kinh dịch 
 Dịch có nghĩa là biến dịch, thay đổi, thời thế, mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố thiên địa nhân 
 Kinh Dịch dựa trên 2 luật cơ bản là âm dương và ngũ hành. Chúng ta thường nghe: thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái biến hóa vô cùng... 
Thái cực hay vô cực là 1 điểm. 
 Lưỡng nghi chính là âm dương được ký hiệu bằng 1 vạch. 
 Vạch này gọi là hào. Vạch liền là hào dương chỉ tính cứng mạnh chủ động Vạch đứt là hào âm chỉ bị động, mềm yếu 
 Tứ tượng: tổ hợp 2 hào đơn được 4 tượng 
Từ tứ tượng thêm 1 hào đơn thành quẻ 3 vạch gọi là quái. 
Tổ hợp 3 hào này ra 8 gọi là bát quái. 
 Chồng 2 quái lên nhau có 6 hào (vạch). Tổ hợp 6 vạch này được 64 quẻ. 3 hào dưới gọi là nội quái, 3 hào trên là ngoại quái. Các mức độ ảnh hưởng xấu tốt gồm: 
Hay nhất là nguyên cát, đến cát hanh (tốt và hanh thông), đến cát, đến hanh, đến lợi, đến vô hối (không ăn năn), đến vô cữu (không lỗi) 
Dở nhất là hung, đến lệ (nguy), đến không lợi, đến lận (thẹn tiếc), đến có lỗi, đến ăn năn 
 Kỳ sau ta sẽ tiến hành diễn giải theo lối tư duy kinh tế hiện đại  
Kinh Dịch bắt đầu bằng Thái cực, hay còn gọi là vô cực, 1 điểm khởi đầu trống rỗng nên có thể chứa, tạo ra vạn vật. Khoa học ngày nay có khái niệm tương đương là lỗ đen nhưng lỗ đen chứa siêu năng lượng, vật chất siêu nén khi bigbang tạo ra thế giới. 
 Như vậy từ điểm khởi đầu tây ta đã tư duy ngược nhau hoàn toàn, bên rỗng bên siêu nén. Từ thái cực mới sinh lưỡng nghi tức âm dương. Hào đơn liền chỉ dương và đứt chỉ âm. 
Từ đó các tứ tượng ( 2 hào đơn), bát quái (3 hào đơn), trùng quái (6 hào đơn) được khai triển ra . Phép khai triển này giống như phép tính nhị phân 0,1 mà Leibniz tới tk17 mới phát minh ra. 64 quẻ kinh dịch ứng với từ 1 đến 63 trong nhị phân. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chỉ ra kinh dịch được người TQ hiểu theo kiểu toán nhị phân này. 
 Từ nhị phân cả thế giới số được phương tây xây dựng và với phép diễn đạt âm dương tương tự, không có gì khó hiểu khi kinh dịch có thể diễn tả được mọi thứ. 
 Kinh dịch vốn không có diễn giải sau được nhiều thế hệ chú giải. Những người chú giải càng giỏi thì kinh dịch càng hay và hấp dẫn. (1 số người nổi tiếng chú giải như Văn vương, Khổng tử...) Tới đây ta thấy rằng khi có khung sườn tốt thì những chú giải, diễn tả sẽ hợp lý đầy đủ. 
 Ví dụ như truyện Kiều ở TQ với Thanh tâm tài nhân chỉ là tác phẩm tầm tầm bậc trung khi qua tay Nguyễn du thoát thai hoán cốt đã trở thành kiệt tác của dân tộc việt nam.
Bài học rút ra là làm việc gì hay viết về vấn đề gì cần tìm kiếm, chuẩn bị khung sườn giàn bài giàn ý cho tốt thì sẽ đầy đủ, hợp lý và hay hơn.

Thế giới phẳng của người TQ 
Với thái cực làm trung tâm thì tứ tượng chiếm đủ 4 góc đông tây nam bắc. Nhưng 4 phương thì mới đủ chớ chưa đầy vì vậy tượng thêm 1 hào nữa là 3 để thành quái diễn tả đầy đủ 8 hướng. Và vòng tròn tiếp tục mở rộng bằng cách gấp đôi quái lên là 6 hào xếp trên cùng 1 mặt phẳng ngày càng lớn. 
 Tới đây ta hiểu lí do người hoa nhận mình là trung tâm và tư duy của họ là tư duy trên 1 mặt phẳng. 
Các bạn để ý các bức họa Trung hoa mọi thứ sông núi, chân dung đều là 2D, hoàn toàn không thể hiện 3D hay chiều sâu, bóng sáng tối hay xa gần. 
Còn thêm lý do quái gồm 3 hào do người TQ thừa biết không thể nào chỉ tồn tại thuần khiết âm dương được mà phải có thêm lực thứ 3 để cân bằng với âm dương, ví dụ như thiên địa nhân, thuận nghịch trung dung, quân sư phụ... chả hạn...càng ra xa càng nhiều lực lượng tác động. 
Như vậy với nhị phân phương tây hiểu và phát triển thành chuỗi còn người TQ hiểu và mở rộng theo vòng tròn. 

Âm dương Ngũ hành và kinh dịch hiểu theo nghĩa gốc
Âm dương và quản trị Người xưa coi trọng âm dương ngũ hành. Vậy âm dương đóng vai trò gì trong quản trị. Thứ nhất định vai chủ khách, ai dương ai âm. Các bạn để ý đến qui luật phân phối 50:50 của phương đông, nghĩa là phía lính 50, phía sếp 50. 
Vua cũng như các ông chủ gia đình đều coi việc trong nhà đối nội là 50, cân bằng với việc bên ngoài đối ngoại là 50. Trong ngạch võ thì chức chỉ huy cấm quân bảo vệ vua ngang hàng với chức chỉ huy quân đội thông thường... Tóm lại âm dương ngũ hành là phương pháp tìm ra vị thế cân bằng và giữ gìn sự cân bằng
Phía bên kia Ngũ hành  Nói tới ngũ hành bây giờ là nói tới tương sinh, tương khắc...ứng dụng trong phong thủy bói toán là chính. 1 số người còn nhấn mạnh kim mộc thủy hỏa thổ là những trạng thái biểu đạt tính chất mức độ quan hệ chớ đừng nghĩ tới chúng như tên gọi. 
Có thật người xưa suy nghĩ không chính danh như vậy không? 
Ta có những dữ kiện sau: Vua luôn tọa chính bắc, quay mặt về hướng nam. Nhất thổ nhì mộc giờ coi là nghề nặng nhọc vất vả. Thủy hỏa đạo tặc là 4 nạn. 
 Vậy bát (8) quái mà lại chỉ có ngũ (5) hành thì được phân phối thế nào? Tới đây ta thấy kim nằm ở chính bắc có 2 quái, tả hữu thổ mộc mỗi hành cũng nắm 2 quái. Người xưa coi trọng thổ mộc vì là xã hội nông nghiệp, có đất có cây trồng cây gỗ là có tất cả. 
Nên luôn mở rộng thổ nếu có sức, và khai thác cây dựng nhà, trồng cây thu hoạch. 
Còn vua thì nắm kim loại, trước đồng sau sắt làm công cụ lao động, làm vũ khí. 
 Còn lại phải cẩn trọng đối phó thiên tai như lũ lụt, hỏa hoạn. 
 Bài toán quản trị rõ ràng kim loại, đất đai, mùa màng làm trọng với 2 quái, phòng chống thiên tai, lũ lụt hỏa hoạn là 1 quái. Xây bao giờ cũng phân bổ nguồn lực nhiều hơn chống. 
Như vậy ngũ hành thoạt tiên tính ứng dụng trong quản trị rất cao, trải qua hàng ngàn năm biến đổi thì lại dần phục vụ cho phong thủy bói toán.
Vd
Mao CT và ngũ hành 
 Mao CT rất thông tỏ về ngũ hành trong quản trị đất nước. 
 Nhất thổ: trước tiên chiếm tây tạng giành đất, đồng thời đây là đầu nguồn nước. Sử dụng Triều tiên, VN là vùng đệm để giữ đất. 
Nhì mộc, tăng sản lượng lương thực nhờ htx, cấp dưới báo cáo năng suất quá trời nên Mao CT an tâm luyện thép đại nhảy vọt và giữ chính quyền bằng đầu súng. 
Hỏa: đánh tại TT, VN Thủy: để HK thông ra biển, mơ làm đập tam hiệp. 
 Sau thất bại đại nhảy vọt thì đương nhiên dùng cả ngũ hành tạo thiên hạ đại loạn để giữ chắc quyền lực. 
Kim súng giữ ghế. Thổ tranh chấp Ấn độ, VN, TT để đối ngoại, mộc cứu đói, thủy hỏa là hồng vệ binh

Ngũ hành và VN 
 Ngũ hành là công cụ quản trị của vua xưa. Đã nói tới TQ thì không thể không nhắc đến VN. 
 Đầu tiên phân tích về thủy hỏa do lý do sau: 
VN xưa nhận mình là nước, đất nước chứ không phải là quốc gia. Phải luôn giữ vững độc lập. 
 Thủy: lũ lụt cả bắc trung nam. Giờ VN là nước hàng đầu chịu ảnh hưởng của nước biển dâng. Đbscl bị nặng, biển đông bị lấn và trước kia Pháp cũng từ biển vào. 
 Hướng tây nam sông cửu long bị chặn dòng, xưa quân Xiêm cũng xâm lấn. Thổ mộc: Làm khá tốt khâu giữ đất. Với cấu trúc vùng cao vùng thấp thì xưa người Trại lấn người Kinh nên sự văn minh bị hạn chế. 
 Nay với cơ cấu cây lương thực, cây công nghiệp, rừng tự nhiên so với địa hình rõ ràng không cân đối do áp lực dân số và lạm dụng khai thác đất. Kim: luôn ở vị thế thấp. Trước thì đi sau TQ, giờ thì sau các nước công nghiệp nên hậu quả là luôn phải dưới bóng đại quốc nào đó mà TQ là chủ yếu, ngắt quãng bởi Pháp Mỹ.
Có nhà đầu tư hỏi: 
 Thật ra luật CK ảnh hưởng đến những ai? Sao thấy giá nhảy nhót liên tục? 
Trả lời: 
vì bạn thông thuộc ngũ hành nên có thể minh họa như vầy: 
- Kim: Tổ chức kinh doanh chứng khoán như CTCK, SGDCK, TTLK... 
- Thổ: Công ty niêm yết trên thị trường 
- Mộc: Nhà đầu tư 
- Thủy: dòng tiền, lãi suất, tỉ giá... 
- Hỏa: Thao túng thị trường, giao dịch do có thông tin nội bộ... 
Thị trường nhiêu đó và luật CK dùng để cân bằng lợi ích của các đối tượng tham gia thị trường, đề phòng đạo tặc...
11.03.21
Miền tây Miền đất thấp làm gì trước biến đổi khí hậu. 
 Với nạn nước biển dâng, sông cửu long cạn thì miền tây đối đầu với thách thức chưa từng có. Hôm nay chúng ta thử dùng ngũ hành, 1 công cụ quản trị thời nông nghiệp xưa để phân tích xem sao. 
Thuyết ngũ hành coi trọng sự cân bằng giữa kim thổ mộc thủy hỏa theo tỉ lệ 2 2 2 1 1 tương ứng. 
 Thổ: đất phù sa giờ ven biển 1 số nơi bị nhiễm mặn, phù sa ít dần 
Mộc: chủ yếu trồng lúa, cây ăn trái, mía và rừng tràm đước 
 Thủy: nước biển dâng làm vùng nước lợ tăng, nước ngọt giảm kể cả nước ngầm 
 Hỏa: giảm vì rừng còn ít Kim: xưa là lưỡi cày, dụng cụ làm nông nay là công nghiệp, công nghệ phục vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đường sá bến cảng năng lượng...và chỉ ở mức 1 nên thế cân bằng bị phá vỡ, người dân di chuyển tới miền đông lao động kiếm sống ở khu công nghiệp. 
 Với tình hình này thì kinh tế biển sẽ phát triển, vùng nhiễm mặn gặp khó, vùng trồng lúa truyền thống chững lại. Vậy chuyển dịch kinh tế sẽ diễn ra theo 3 phân khúc chớ không thể dàn trải, cào bằng vì không thể đủ vốn và cưỡng lại được tự nhiên. 
 Vùng nhiễm mặn là trọng tâm: dân sẽ đi đâu, sống bằng gì? Trồng cây gì nuôi con gì lại thành câu hỏi mượt mà. 
 Vùng trồng lúa, cây ăn trái thì giống má, phân bón, nước sử dụng thế nào để đạt hiệu quả kinh tế và sạch, giữ được nguồn nước ngọt... Tất cả những cái đó lại phụ thuộc vào kim. Tức là phụ thuộc vào mức đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ nông lâm nghiệp phù hợp và xây dựng khu công nghiệp...mà những cái này ngoài việc đổ tiền đầu tư lại còn liên quan đến giáo dục đào tạo dạy nghề chuyển giao công nghệ...rồi FDI có vô vùng đất thấp hay VN phải tự làm. Tất cả đang đòi hỏi sự vượt lên chính mình nhất là ở cơ chế, động lực phát triển cho miền tây từng và đang nuôi sống cả nước.

Ứng dụng của kinh dịch trong phân tích và dự báo 6 
Giành cho sv và người làm phân tích 
 Lấy quái (3 hào) chồng lên quái ta được 64 quẻ kinh dịch. Quái dưới gọi là nội quái, trên là ngoại quái. 
 Từ 1-30 là quẻ tiên thiên nói về trời, từ 31-64 nói về đời sống. 
 Vậy tại sao lại lấy quái chồng lên quái. 
 Thứ nhất mọi việc luôn có đối nội và đối ngoại. Thứ hai thể hiện ý ngoài trời có trời. 
Vd như câu trăng LX tròn hơn trăng nước Mỹ do ở trong phe LX thì thấy trăng tròn nhưng nhìn qua trời khác, trời Mỹ thì trăng méo do bị khúc xạ thiên kiến. 
Với nội quái, ngoại quái mở ra các ứng dụng phân tích tình huống. 
Phương tây cũng như phương đông đều phân tích tình huống dựa trên 2 đối tượng này. 
 Như vậy nội quái, ngoại quái giống như phân tích SWOT, BCG. Nội quái là sức mạnh, điểm yếu. Ngoại quái là cơ hội và nguy cơ. Còn BCG thì ngoại quái là thị trường, nội quái là mức lợi nhuận chả hạn, cho ra bò sữa, ngôi sao...hay (?), chó. Như vậy với mục đích của người phân tích mà nội quái, ngoại quái có thể là vi mô và vĩ mô, công ty và thị trường, trong nhà và xã hội...(nội dung trong quái có thể là thiên địa nhân, quá khứ hiện tại tương lai hay xu hướng kinh tế xã hội nhân lực cơ sở vật chất hiện tại...tùy theo bài toán mà người phân tích quan tâm). 
 Số tiên thiên ít hơn hậu thiên chứng tỏ việc trong nhà, nội bộ luôn phức tạp hơn đối ngoại. 
 Sau khi phân tích ta dựng được quẻ. Việc bây giờ chỉ còn là tra xem tiền nhân luận quẻ ấy như thế nào và phiên ra ngôn ngữ chuyên môn và xem nó có hợp lý hay không. 
 Việc của nhà phân tích là như vậy chớ không như nhà bói toán xóc lọ chọn quẻ rồi xem thánh phán. Bạn nào nắm được nguyên lý này sẽ thấy chứng khoán hành vi phân tích cũng tương tự.
Kết luận 
Như vậy, dưới góc nhìn quản trị ngày nay chúng ta đã chứng kiến quá trình biến đổi thoái hóa của kinh dịch ngũ hành từ công cụ quản trị của quân vương trở thành phương tiện giải thích phong thủy bói toán. 
 Với kinh dịch, ta thấy sự tương đồng trong kỹ thuật phân tích dự báo của người xưa với những mô hình phổ biến ngày nay như SWOT, BCG... 
Với ngũ hành ta thấy tầm quan trọng của kim loại, ngày nay là công nghệ, công nghiệp cần nắm vững cũng như thổ đất cần giữ gìn, phân loại, bảo vệ rồi mộc cây cối cần giữ rừng, trồng rừng, rồi cơ cấu lương thực, vật nuôi hài hòa. Thủy hỏa đạo tặc cần phòng chống khai thác ra sao... 
Dĩ nhiên là bây giờ quản trị đa dạng phức tạp hơn xưa nhiều. Nhưng nếu ta nắm được cốt lõi của những nguyên lý quản trị này thì có lẽ sẽ quản lý tốt hơn, bớt ngông cuồng và tham lam như đã từng.
1 số giải thích 
Vì sao càn khôn lại là đất và sắt? 
Thời nhà Chu đưa nông nghiệp vào văn minh nhờ khám phá ra sắt làm công cụ lao động. Việc tìm ra sắt tương truyền do thiên thạch. 
 Thời đại đồ sắt làm chất lượng cuộc sống nhảy vọt, đất đai mở rộng no ấm. Từ no ấm mới có thời gian bình tâm tư duy về triết học. 
Họ đã phát hiện ra luật âm dương coi trời đất càn khôn phối hợp với nhau sinh ra vạn vật. Bát quái cũng nhằm giải thích tứ thời bát tiết và sự tương tác lẫn nhau qua ngũ hành. 
 Để đánh dấu sự quan trọng của sắt cũng như nắm chắc lợi khí này mà các cụ đã đặt kim ở cung càn tức trời để phối với cung khôn thổ đất. 
 Với lưỡi cày sắt và đất đai thì cuộc sống thịnh vượng, từ thịnh vượng thì vạn vật sinh sôi nảy nở.

Kinh Dịch bắt đầu bằng Thái cực, hay còn gọi là vô cực, 1 điểm khởi đầu trống rỗng nên có thể chứa, tạo ra vạn vật. Khoa học ngày nay có khái niệm tương đương là lỗ đen nhưng lỗ đen chứa siêu năng lượng, vật chất siêu nén khi bigbang tạo ra thế giới. 
Như vậy từ điểm khởi đầu tây ta đã tư duy ngược nhau hoàn toàn, bên rỗng bên siêu nén. Khái niệm siêu nén rồi bigbang của Tây có lẽ phát nguồn từ việc quan sát, thụ đắc các vụ nổ. Từ thuốc nổ thông thường, động cơ đốt trong tới nổ bom hạt nhân giúp phương Tây vượt lên trước. Bigbang xong mà các thiên hà, hệ mặt trời, các ngôi sao vẫn giữ được trật tự khoảng cách của chúng với nhau nghe có vẻ kỳ lạ phản ánh cấu trúc vững bền của nguyên tử theo khoa học Tây. 
Còn phương Đông ngược lại coi đó là điểm rỗng, có lẽ do các cụ nhìn lên trời sao thấy trời trống rỗng mà chứa vô vàn vì sao, định kỳ lại đổ mưa sấm chớp mà coi cái không mới là điểm khởi đầu chăng và chẳng phải ngẫu nhiên mà người Ấn độ đã phát minh ra số 0. Từ đó nhiều khái niệm phát xuất như trong nội công thì khí theo cột sống như ống rỗng đổ vô tụ đan điền nên đan điền rỗng thì nội công cao, thiền tập thì trí óc rỗng để đạt cảnh giới. ..rồi đạo Phật thì tánh không là 1 cánh cửa cơ bản, thậm chí có phái còn vô ngôn tức không nói chỉ thể hiện ý bằng hình thể... Quên mất. Còn nữa là giờ Mỹ tỉ lệ tiết kiệm có 2% và TQ là 50%, có lẽ vai trò siêu nén và rỗng đã đảo ngược giữa TQ và Mỹ.

Người VN âm tính 
Người TQ tiếp nhận cuốn Người TQ xấu xí của Bá dương với đủ cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố. Tóm lại là sách rất thành công. Nhiều người việt tài giỏi cũng viết về người VN xấu xí nhưng chưa đầy đủ hệ thống và người đọc tỏ ra rất thờ ơ, miệt thị. Theo bạn do đâu? Thực ra các cụ đã nói rất rõ về cái này. Càn chỉ dương, trời, đàn ông mà toàn càn quét, càn rỡ, càn quấy. Còn Khôn chỉ âm, đất, nữ lại mang nghĩa khôn ngoan, khôn khéo, khôn lanh, khôn lỏi...vậy là biết các cụ trọng âm ngán dương cương rồi

2. Khác biệt Đông Tây
Nói hay không nói
Người Tây thích hội thoại, khoái đặt câu hỏi như Socrates hỏi nhiều đến nỗi các quan phát ghét, bắt uống thuốc độc tự tử. Nhưng nhờ thế mà học trò ông, nhờ ghi chép lại mà tư duy người Âu ngày càng củng cố.
Theo Hải Hoành Nguyễn  Trong bài The Language Animal, triết gia Charles Taylor nói Loài người là Động vật ngôn ngữ . Triết gia Martin Heidegger nói ngôn ngữ là ngôi nhà của sự sống (Language is the house of being), loài người sống trong ngôn ngữ. Có thể nói, chừng nào bộ óc ta còn hoạt động thì ta còn dùng ngôn ngữ. Heidegger cho rằng ngôn ngữ không chỉ là công cụ tư duy, giao tiếp, thông tin mà nó đích thực là sự sống, là nơi cư ngụ của tồn tại (tức sự sống). Loài người biết đến toán học, thiên văn... từ hàng ngàn năm trước, nhưng mãi đến thế kỷ XIX-XX mới biết đến ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ làm cho con người có sức mạnh vượt trội, hơn bất cứ mãnh thú nào. Nhờ có ngôn ngữ, con người biết tập họp sức mạnh cơ bắp và trí tuệ của bầy đàn, tạo ra sức mạnh chưa từng thấy.

Còn phương Đông thì im lặng là vàng, rồi người khôn nói lắm cũng nhàm…tức là theo hướng ngược lại khuyến khích nói ít làm nhiều, làm gương bằng hành động. Bồ đề đạt ma còn 10 năm quay mặt vào vách không nói 1 lời và có những dòng tu chuyên về tu tập nơi thâm sơn cùng cốc không có bóng người qua lại, không nói năng chi nhằm tăng tiến về Phật pháp qua thiền.
Vậy là 2 phương Đông Tây có vẻ ngược nhau nhỉ. Kể ra cũng có lý vì nếu để nói nhiều thì lại ngay lập tức trở thành nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Nhưng mọi người nhớ rằng "Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, Ngài đã từng dạy rằng: Từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến đêm thể nghiệm hoàn toàn Niết-bàn, trong khoảng thời gian đó Như Lai không hề nói bất cứ một chữ nào, cũng không bao giờ thuyết giảng; Vì không thuyết giảng chính là sự thuyết giảng của đức Phật.” Và Ngài hoàn toàn không nói gì trong 49 năm. Giác ngộ rồi thì mới im lặng. 






Tổng hợp hay phân tích 
Theo cấu tạo tự nhiên mà người tây giỏi về phân tích chi tiết còn người Á giỏi về khái quát tổng thể. Có nhiều người nói VN muốn phát triển thì người VN cần hình thành được tính làm việc chu đáo, tỉ mỉ chớ đừng qua loa, đại khái cẩu thả như bây giờ.
Nhìn sang các nước xung quanh như TQ, Nhật, HQ, Đài loan, Sing, Thái…thì họ đều có tác phong làm việc kiểu công nghiệp hết mà những nước này xưa là đồng văn (hóa) đồng chủng (tộc) với ta. Vậy thì vấn đề không phải do gene hay do văn hóa. Vậy là vì cái gì?
Máy bay khi vượt qua bức tường âm thanh đều gây tiếng nổ lớn. Vậy các nước quanh VN đã vượt qua được rào cản và công nghiệp hóa thành công. Giờ là tới lượt VN vượt qua bức tường âm thanh đó, trong lịch sử thì VN chưa bao giờ CNH thành công. Cái này giải thích cho lý do vì sao Nhật sau thế chiến 2 hoang tàn đổ nát mà chỉ sau chừng 20 năm lại trở lại là cường quốc. Cơ sở vật chất tan nát nhưng vốn tri thức, lối sống công nghiệp, kỹ năng của con người thì vẫn còn nguyên. Đó chính là điểm khác biệt với VN.

Tập quyền và tản quyền
Phong kiến châu Âu là PK lãnh chúa, tức là họ là chủ của miếng đất được vua phong, có quyền có gia nhân, lực lượng quân đội riêng. Điều này làm các lãnh chúa có vai trò, tư cách tương đối độc lập so với vua. Cho nên không lạ là lối quản trị của họ là phân quyền, các lãnh chúa muốn mạnh lên thì phải thu hút người tài giỏi về làm cho mình tức là có cạnh tranh lẫn nhau.
PK TQ từ thời Tần thủy hoàng, VN từ thời Đinh bộ lĩnh trở thành PK tập quyền tức là đất nước được chia thành quận huyện và người được đất phong không phải là lãnh chúa toàn quyền trên vùng đất họ được phong mà họ chỉ có quyền thu thuế trên đất ấy và có quyền quản lý số đinh nhưng không được lập quân đội riêng.
Điều này làm lớp quí tộc TQ, VN khác châu Âu là có quyền lực kém hơn và sau mỗi đời lại sụt mất 1 cấp nên mới có câu không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời. Như vậy vua VN không dựa vào tầng lớp quí tộc làm rường cột mà họ dựa vào tầng lớp sĩ phu, tức cánh học trò đi thi, đỗ thì được bổ làm quan, trượt thì làm lại hoặc làm thầy đồ.
Như vậy vua VN, TQ có phong cách tập quyền hơn hẳn và Nho giáo ban quyền cho quân sư phụ ở mỗi lãnh địa của mình thì người đó là tiểu vương. Đó là nguồn gốc chế độ 1 thủ trưởng hiện nay.

Trí thức và sĩ phu
Như vậy ở châu Âu thì trí thức xuất hiện phục vụ cho vua và tầng lớp quí tộc còn ở VN, TQ thì trí thức gắn chặt với bộ máy thư lại gọi là tầng lớp sĩ phu. Vì gắn chặt như thế nên họ nặng về hành chính mà kém tính sáng tạo và ý thức ăn cây nào rào cây ấy rất cao, triều đình và sĩ phu là 1 khối mà. Trong 3 nước Nhật, TQ, VN thì sĩ phu Nhật xem ra kém ngoan cường nhất, biết thua thì chịu chuyển hướng học Tây để vượt Tây còn TQ với VN thì ngoan cường lắm, biết thua vẫn cương quyết chống lại tới cùng đặc biệt văn thân VN, vua ra chiếu hòa họ kháng chỉ luôn, đòi bình tây tả đạo nhưng Tây mạnh quá có đánh lại đâu rút cục tả đạo là chính.
Lý do sĩ phu Nhật kém ngoan cường nhất vì họ phục vụ các lãnh chúa giống phong kiến châu âu. TQ kém VN vì sau khởi nghĩa Thái bình thiên quốc thì tình trạng lãnh chúa cát cứ cũng nổi lên mà nhà Thanh phải chấp nhận, còn văn thân VN thì thuần khiết nên bảo hoàng hơn vua. 

Duy vật không bay bổng 
Phương Đông có ngũ hành: sắt, gỗ, nước, lửa, đất. Thích số 5: ngũ thường, ngũ long...tuy nhiên khi áp dụng còn 4: tứ thời, tứ nghề, tứ phương.
Phương Tây có bốn nguyên tố: nước, lửa, khí, đất. Thích số 4: bộ tứ. Khi áp dụng còn 3: tam quyền Đông Tây có 03 cái giống nhau: nước, lửa, đất. Tây thấy không khí, ta thấy gỗ, sắt. 
Như vậy ta thấy thì mới tin, nặng về duy vật hơn. Tôn giáo cứ phải là đa thần chớ độc thần thì cảm thấy khó hiểu. Thế thì trùng với vua à.

1. Lịch sử tên gọi Hà tĩnh
Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (trước thời Nhà Lý), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).
Vậy là tên Hà tĩnh có sau này, do vua Minh mạng đặt. Câu hỏi đặt ra là vì sao vua lại đặt tên là Hà tĩnh vì VN đã có nhiều tỉnh bắt đầu bằng Hà.
Nhà Nguyễn đóng đô ở Huế nhưng vùng đất đế vương bền vững nhất VN chính là Thăng long. Từ khi Cao biền sang đã xây thành Đại la, rồi đến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa lư ra và ngài đặt tên là Thăng long, 1 quyết định đúng hàng ngàn năm. Thăng long rồng bay chính là ổ của rồng, xung quanh được các sông, Hà bao bọc. Từ hà tây, Hà đông, Hà nam, Hà bắc 4 phương che chắn, tạo đà cho tổ rồng (xem thêm Thăng long tứ hộ vệ).
Vậy phải làm sao để hãm, chặn sự vượng địa đế vương của Thăng long lại để Huế nổi lên và vững vàng thì vua Minh mệnh đã làm mấy việc. Thứ nhứt đổi tên Thăng long thành Hà nội, chỉ còn là vùng đất bên trong được bao bởi tứ Hà và Hà nội nói theo kiểu bắc chỉ còn là hội. Hội hè đình đám thôi chớ không phải kinh đô nữa.
Vua vẫn chưa an tâm nên việc thứ 2 là tách Nghệ ra thành Nghệ an và Hà tĩnh. Lấy 1 hà nữa chặn ảnh hưởng của vùng đất TL. Hà tới đây là tĩnh, yên tĩnh, tĩnh thân không ảnh hưởng được chi tới Huế nữa.
Từ ngày HN trở lại làm kinh đô thì người Hà tĩnh làm quan ngày càng nhiều. Đó có phải 1 phần do sự trấn yểm của vua Minh mạng không?

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Bùa yểm của Cao vương


Sáng nay mới dậy đã nghe cô em điện thoại rủ ăn sáng. Lạ quá vì nhà cổ xa, ngược đường. Em ở quán ngay gần nhà anh nè. Sao em sang ăn sáng tận đây? Quán này sếp em mới mở nên tới ăn ủng hộ anh ạ. Em cứ vẽ, sếp có ở đấy đâu mà biết. Cả cơ quan tới ăn rồi, mình không tới thì kỳ anh,

Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử 
Nghe Trump dính Covid liền nghĩ rằng giả. Không nghĩ rằng giả mà lộ ra là hơn cả tử hình, mất hết. Chê người nói đạo đức chỉ nói hay chớ làm như lờ mà không so với thằng vừa nói như lờ vừa làm như lợn

1. Bùa yểm của Cao vương
Cao vương hay còn gọi là Cao biền xưa nổi tiếng về tài phong thủy, trấn yểm đã thành giai thoại như chuyện xây thành Đại la gặp thần Long đỗ bao trấn yểm thất bại nhưng thần thổ địa Long đỗ ưng cho Cao biền xây thành Đại la vì Cao biền có năng lực mà thế đất có núi Nùng sông Tô lịch có thể phát đế vượng bền vững rồi chuyện CB cưỡi lên diều bay khắp nơi nhận huyệt mạch nước Nam bị bắn rơi ở Ninh bình giờ vẫn còn dấu tích là núi cánh diều…
Tương truyền cụ Tả ao đã cao tay ấn hơn CB đã phá giải và gài thế lại nên CB sau phải về TQ và bị vua giết chết, đáng đời. Nhưng có 1 thứ CB yểm mà dân ta không biết cứ cười CB non tay ấn là chuyện CB nuôi âm binh bằng đậu nành trong chum rồi dặn bà hàng nước đúng 100 ngày hẵng mở. Tất nhiên phụ nữ thì tò mò, nhịn không nổi thấy các âm binh đấy đã thành hình nhưng còn non bấy nên lẩy bẩy đi được vài bước rồi gục ngã.
Số là CB sau khi thua thần Long đỗ thì thù dai, âm thầm tính mưu kế hại lại. Quân tử tàu 10 năm báo thù chưa muộn mà, ai quên thì ráng chịu. Ông ta đi khắp núi sông thì thấy về cơ bản nước nam là 1 xứ còn non: đồng bằng sông Cái non mới thành hình, núi thì chất đá cũng non mềm, không cứng. Từ thế phong thủy vậy thì người vùng này cũng non nớt, nông nổi, không có tầm nhìn xa, hay dựa dẫm vô người khác và hay thay đổi phản thùng…
Vậy là ổng lập kế nuôi bùa yểm bằng đậu nành. Đỗ chính là đậu, khi bà hàng nước mở nắp chum ra thì bùa yểm đã bay ra khắp nơi, lá bùa chính bay tới xâm nhập thần Long đỗ qua đằng mũi vì chum này chính là chum tương mà, CB đã đánh đổi công nghệ làm nước tương cho dân nam để yểm bùa thu phục. Từ đó dân bắt đầu ăn nước tương, đã ăn nước tương quen thì chê mùi mắm cá thúi như Cao bá quát chê con thuyền Nghệ an chở mắm nặng mùi.
Cứ ngày này qua ngày khác bùa yểm này phát huy tột độ những thứ non nớt của người nam và Tản đà đã nhận ra điều này:
Dân 20 triệu ai người lớn
Nước 4 ngàn năm vẫn trẻ con
Để khái quát hóa sự non nớt cả về thể lực, trí óc, tâm tính của người Việt. Đứng trước tình thế khó khăn thường lựa chọn sai lầm do non nớt, hấp tấp bức ăn nuốt lưỡi và sức bền, sức tập trung không cao.
Vậy nên đừng ngạc nhiên là trí thức VN thường non về kiến thức, bộp chộp trong hành động và giáo điều trong niềm tin vì họ bị Cao vương yểm bùa lẩy bẩy.

2. Cái lý của người Mèo
Truyện Thôi oanh oanh được người TQ xem là kinh điển trong việc rèn luyện sự kiềm chế của người quân tử.
Theo Khổng nho thì người quân tử là tinh hoa, chỉ đứng dưới vua, giúp vua trị quốc.
Trương quân thụy là 1 chàng trai học giỏi có hi vọng đỗ trạng nguyên lên đường lai kinh ứng thí. Xưa thì cứ học giỏi là ok chớ không như bây giờ học giỏi chả là gì, phải có tiền hoặc con quan kiểu không giàu thì phải đẹp trai, không thông kinh sử phải dài AK như sau này.
Trên đường đi, chàng trọ ở nhà nàng Thôi oanh oanh và đã gọi người đánh tan bọn cướp, giải cứu được nhà mẹ con nàng Thôi.
Thôi oanh oanh sang cảm ơn và rất nhanh chóng 2 người yêu nhau rồi ăn cơm trước kẻng, dĩ nhiên chàng Trương thề thốt sẽ lấy nàng làm vợ.
Trương quân thụy thi đỗ trạng nguyên, làm quan và chàng lờ lớ lơ luôn Thôi oanh oanh.
Với cái kết này có thể rút ra mấy kết luận sau:
Các bà mẹ, phụ nữ lấy cái đó làm tấm gương răn dạy con gái không được cho con trai xơi trước, no xôi chán chè là nó phắn. Nó như gậy thằng mù chọc lung tung còn gái thì thiệt đủ đường.
Người hiện đại thì bảo Trương quân thụy là thằng xỏ lá, lẻo mép, đĩ đực do cứu mẹ con nhà Oanh là hắn nhờ võ quan cảnh sát cứu chớ văn nhân trói gà không chặt có đánh đấm chi được, rồi dài lưng tốn vải quên ngay người cũ khi thấy đám khác ngon hơn…
Nhưng lý của quân tử tàu thì như vầy:
Chàng Trương đã mất kiểm soát khi ăn cơm trước kẻng, giờ chàng chối bỏ Oanh là thể hiện sự kiềm chế sắt đá của người quân tử và chàng đã quên được nàng Oanh thật vậy là chàng đã kiềm chế thành công.
Còn nàng Oanh không giận mà nàng nói “Quyến rũ ai đó rồi rời bỏ nàng ta là điều hoàn toàn tự nhiên, và sẽ thật cực đoan khi ta phẫn nộ vì nó”.
Đấy cái lý của người mèo là như thế. Giờ ta mới quay ngược lại suy nghĩ tại sao Khổng tử lại nhấn mạnh tới sự kiềm chế sắt đá như vậy? Coi năng lực kiềm chế, đè nén ý thích, ham muốn, dục vọng là 1 năng lực được ưu tiên.
Có lẽ ông Khổng tử nhận ra nòi giống mình có bản năng tham lam vô độ từ việc sinh sản, tiền bạc, đất đai, danh vọng….từ lịch sử tranh đoạt, chém giết, mở rộng lãnh thổ, quyền bính…và Oanh oanh truyện là 1 câu chuyện chứng minh.
Khi trước Mao CT 1 rìu chặt đứt đầu dây mối nhợ tự kiềm chế khiểu Khổng giáo kết quả thiên hạ đại loạn. Giờ TQ khôi phục Khổng giáo nhưng lại thả con lợn vật chất trong lòng ra đuổi cũng thật trần trùi trụi trong tranh đoạt.


3. Mâu thuẫn luận của các cụ
Xưa các cụ đã nhận thức được biện chứng pháp qua việc giải quyết mẫu thuẫn chớ không phải như ngày nay lầm tưởng.
Thứ nhứt là truyện Sơn tinh, Thủy tinh giành gái đánh nhau liên miên và người hiện đại coi như đó là công cuộc trị thủy, là người vùng cao đấu với người vùng thấp nhưng câu chuyện còn dẫn dắt ta tới 1 câu chuyện về địa linh nhân kiệt trong đó cặp núi sông không đánh lộn nhau mà lại tạo thành thế đất phát tích, phát vương, trở thành nơi đô hội, nơi tụ tập người tài…

Theo GS Lê văn lan:
“Như vậy, từ xa xưa cặp sông – núi trong văn hóa người Việt chính là một cặp Âm – Dương, cha – mẹ. Trong tâm thức Việt, cặp đôi này có chức năng sinh sản, duy trì sự sống; nơi nào có cặp đôi sông – núi nơi đó được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nhìn vào văn hoá Việt, có rất nhiều cặp biểu tượng sông núi nổi tiếng như vậy.
Phía tây bắc có núi Mường Hung soi vào dòng sông Mã. Khởi nguồn cho nước Văn Lang có núi Tản sông Đà. Về Ninh Bình thì cặp biểu tượng sông núi mà người dân hết sức tự hào và gìn giữ là sông Vân núi Thúy. Nam Định thì được gọi là vùng đất của non Côi sông Vị. Vùng đất xứ Nghệ là núi Hồng sông Lam. Xứ Huế thì không ai mà không biết đến sông Hương núi Ngự. Vào đến Quảng Ngãi thì cặp biểu tượng là núi Ấn sông Trà.
Thế thì tìm hiểu Hà Nội, Thăng Long, Đông Đô, hay Đại La… cần phải biết rõ về cặp biểu tưởng núi Nùng sông Tô.
Nằm ở vị trí trung tâm của Long Đỗ hương từ thời tiền sử, có một ngọn núi thiêng, tên gọi dân gian là núi Nùng. Giờ đây chúng ta có thể xác định được núi Nùng tiền sử nằm ở đâu giữa Hà Nội hiện đại này?
Nhiều người đi qua đường Hoàng Hoa Thám, chỗ Bách Thảo, thường chỉ tay vào gò đất cao cao ở đó mà giới thiệu như một sự hiểu biết đáng tự hào về lịch sử Hà Nội:
– “Biết núi Nùng nổi tiếng ở đâu không? Kia kìa!”
Đó là một sai lầm chết người.
Ngọn núi ở trong vườn Bách Thảo có tên ghi vào các văn tự cổ, bản đồ cổ là Sư Sơn. Vì chữ Hán không có âm nào để phiên âm tên gốc của ngọn núi là Sưa, nên người ta chép đại chữ Sư cho gần âm. Từ đó, quen dần đọc thành Sư Sơn.
Tên gốc của nó là núi Sưa. Cách gọi tên núi này giống cách người xưa gọi một ngọn đồi nổi tiếng ở Bắc Ninh là Lim, chỉ vì ở đó được trồng nhiều cây lim. Núi Sưa cũng vậy. Chỗ này vốn có rất nhiều cây Sưa quý mà được gọi là núi Sưa, phiên sang chữ Hán là Sư Sơn. Ta không bao giờ được phép nhầm lẫn núi Sưa (Sư Sơn) với núi Nùng thật sự.
Bởi núi Nùng là một ngọn núi thiêng, nó nằm trung tâm hoàng thành Thăng Long, ngày nay còn được gọi là núi Điện Kính Thiên. Và Điện Kính Thiên được xây trên đất gốc của Long Đỗ Hương – gò đất cổ 2.000 năm.
Truyền thuyết rồi người đời sau cũng đã chép vào những bộ như Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam chích quái… đều nói từ núi Nùng này ông Tô Lịch đã phát hiện ra một huyệt đạo có thể thông xuống tận âm ty địa phủ. Trên đỉnh của núi thì mạch của nó có thể thông lên đến tận trời xanh. Phát hiện này của ông Tô Lịch đã khiến Núi Nùng ở Long Đỗ Hương chẳng những là trung tâm, là cao điểm, là tiêu điểm, là tụ điểm mà còn là linh điểm.
Cũng chính vì thế mà suốt 1.000 năm Bắc thuộc, các thời kỳ từ Nam Việt – Lưỡng Hán cho đến Tùy Đường cai trị Giao Chỉ đều ưu tiên lựa chọn núi Nùng để xây trung tâm hành chính, và dựa vào địa thế của sông Tô mà được bảo vệ và phát triển. Như vậy núi Nùng sông Tô là một cặp biểu tượng đã xuất hiện từ TCN chứ không phải đến thời Thăng Long mới có.”
Sự sùng bái núi sông lên tới mức người ta cho rằng dù núi không cao có tiên là thành danh, dù sông không sâu, có rồng thì thành thiêng dù núi lè tè, sông bồi nhỏ như cái lạch.
Vậy không cần tỏ duy vật cũng vẫn vận dụng được mâu thuẫn luận ha.

4. Thăng long tứ hộ vệ
Thời tên Thăng long thì TL được Hà nam, Hà bắc, Hà đông, Hà tây quây xung quanh bảo vệ. Rồng ưa nước nên 4 phía đều có hà là sông để tạo chỗ cho rồng bay lên, ta có thể hình dung ổ rồng nằm trong vùng nước lớn (Ngoài ra để chống mặt bắc là mặt trọng yếu vững hơn còn độn thêm Hà giang bên trên).
Tới khi Pháp sang thì người Pháp nhìn thấy sông Cái đỏ ngầu phù sa bèn đặt tên là sông Hồng. Trước đó vua Minh mạng để phá thế đế vương của vùng đất rồng đã đổi tên cho thành phố là Hà nội, thành phố trong sông. Họ không biết rằng, chừng 80 năm sau thì việc họ đặt tên cho dòng sông đã trở thành tiền định. Nơi đây nhà nước hồng CS đầu tiên ở Đông nam Á đã được thành lập.
Người Pháp có vẻ thích đặt tên thành phố dựa vào vị trí của nó so với dòng sông. Sài gòn là gọi chệch bờ tây của tiếng tàu mà ra (theo Trương Thái Du). Đồ rằng khi Pháp qua, hỏi đúng ngay 1 chú 3 tàu đây là đâu, ông kia trả lời tây cống (Tây Cống (giản thể: 西贡区; phồn thể: 西貢區; bính âm: Xīgòng Qū; Việt bính: sai1 gung3 keoi1; tiếng Anh: Sai Kung). Ông Pháp nghe và phiên lơ lớ thành Sài gòn, giống như tới Đò lường Nghệ an hỏi đây là đâu thì phiên thành Đô lương phố của người lương thiện, ngược hẳn nghĩa ha


5. Lãnh đạo TQ khoái số 4
Số 4 phát sinh từ âm dương thể hiện trọn vẹn 4 góc, 1 chu kỳ nên được người TQ cổ rất quan tâm và đưa vào trong hệ thống tư tưởng, văn học nghệ thuật của mình từ sinh lão bệnh tử, 4 mùa bát tiết đến sỹ nông công thương, tranh tứ bình, tứ linh tứ quí…
Lãnh đạo TQ hiện đại cũng rứa.
- 1966 cách mạng văn hoá: đập tan 4 hủ lậu gồm tư tưởng, phong tục, văn hoá, thói quen (phá sạch nhỉ)
- 1976 bè lũ 4 tên
- 1978 cải cách 4 hiện đại (mà xưa ta chê là hại tứ dân) giờ mới thấy quá lợi hại
- 2015 xã hội 4 toàn gồm thịnh vượng, cải tổ, pháp quyền, kỷ cương.
Nhưng dân thì lại kiêng số 4 vì phát âm giống chữ tử là chết, mê tín sàm xí ha.
Còn người Việt?
Quan thì lại cuồng số 4: Tứ trụ, sỹ binh chạy mỏi chân vì số 4: 4 sao, viên chức nhà nước thì mê mẩn số 4 để hốt bạc: bộ tứ,...nghệ nhân thì kiếm tiền nhờ số 4: tranh tứ quí,, thày bói làm giầu nhờ số 4: tứ nữ bất bần, dân thì khoái 4 đổ tường, tứ khoái, các bà thì đánh tứ sắc… 
Với phụ nữ cần có tứ đức, người có tứ hồng, tránh sanh tứ nữ, né ở tứ đại đồng đường và chịu chơi tứ sắc

6. Người kể truyện Kim dung
Thời xưa người kể truyện đi khắp nơi, kể và sống bằng nghề này vì người biết chữ thì ít, sách chép tay nên rất hiếm. Tam quốc diễn nghĩa được La quán trung biên soạn cũng góp nhặt những câu chuyện từ những người kể truyện này.
Những tưởng sau này người kể truyện tuyệt tích nhưng sau này ở miền bắc thời sau 75 lại xuất hiện những người kể truyện Kim dung, Quỳnh Dao…
Hàng xóm tôi ngày ấy có nhà chồng người Sóc trăng, vợ miền bắc có 1 đàn con đặt tên Quang Ánh Sáng Hoàng Hậu. Sau 75 cả nhà về nam, tưởng đi luôn nhưng thấy chừng 1 năm lại đi ra. Khi ra mang theo 1 bao tải truyện Kim dung, phải ai thân thiết lắm mới được cho mượn. Vậy là tối tối lũ trẻ con lại ngồi trên đường nhựa nghe thằng Ánh kể truyện Kim dung. Thì cũng Cô gái Đồ long, Hiệp khách hành, Thiên long bát bộ…nhưng qua lời kể của nó thật hấp dẫn, thằng này sau mà làm tuyên huấn chắc thành công vang dội. Nghe đi nghe lại mãi rồi cũng nhòn nhòn truyện, thằng Ánh bắt đầu bịa như thiệt những đầu Ngô mình Sở. Mãi sau này mới biết nó kể thêm đầu thêm đuôi, râu ông nọ cắm cằm bà kia nhưng vẫn là những kỷ niệm đêm hè xuyên không thời gian từ thời La quán trung tới thời bao cấp. Không lâu sau đổi mới thì món kể truyện ăn bánh rán, thuốc là cũng tuyệt tích vì giờ sách báo phim ảnh ê hề và rồi nhà nó lại về Sóc trăng, không biết sau Ánh làm nghề gì, có làm cán bộ tuyên huấn không?

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Huyền thoại quản trị


1. Phúc cho ai không thấy mà tin
Thường thì người ta bảo nhìn thấy mới tin: 100 hay không bằng 1 thấy, 100 thấy không bằng 1 sờ nhưng cũng có khi thấy vậy mà không phải vậy. Giống như chuyện đệ của Khổng tử được phân công nấu cơm. Tình cờ Khổng tử quay về thấy cậu chàng đang ăn cơm. Khổng tử ngạc nhiên lắm nhưng không nói, để yên xem sao. Tới bữa ăn cậu kia chia cơm rồi nói con ăn rồi và kể vì giở nồi cơm rớt tro vô nên đã ăn phần cơm dính tro vì sợ thầy ăn phải cơm không sạch.
Vậy nên khi đã biết người đó có tư cách, việc đó là đúng thì tin tưởng dù ai nói ngả nói nghiêng. Sự không thấy mà tin này là quả phúc cho những con người thành tín, rũ bỏ được sự đa nghi, ngờ hết chuyện trên trời tới dưới bể rồi bóp cổ cả vợ mình như Othello.
Có được đức tin như vậy thì mới có thể dĩ bất biến ứng vạn biến chớ đa số thì chỉ vịn vô tiền, quyền lực, thế lực của bên ngoài…mà những cái đó thì vật đổi sao dời, mong manh trước những biến cố nên ai dựa vô đó thì cũng thường hoảng hốt lo sợ chông chênh.

2. Thời gian
Trái đất đánh 1 vòng quanh mặt trời hết chừng 365,25 ngày và tự quay 1 vòng quanh trục của mình hết 24h đó là theo những người lấy mặt trời làm tâm. Còn những người lấy trái đất làm tâm thì thấy mặt trăng quay quanh trái đất hết 1 tuần trăng là 28 ngày.
Như vậy thời gian mang tính tất định và hướng về phía trước. Điều này giải thích tại sao con người ta mê tín, tin ở số phận tất định, luân hồi  đồng thời rất thích cách mạng vì tính lạc quan hướng về tương lai 1 cách bản năng.

Tùy theo vị trí địa lý mà người đó sẽ chịu ảnh hưởng  nhiều hơn từ mặt trời hay mặt trăng và con người sẽ phụ thuộc hay coi mình là trung tâm hơn.
Khi sinh ra, ai cũng mang 1 đồng hồ vặn sẵn dây cót trên mình, đa số thì vặn bên phải, thiểu số thì vặn bên trái nên luôn luôn có 2 lực lượng kình chống, chê nhau sai là đa số với thiểu số. Trừ số thời gian ăn ngủ để bảo tồn cơ thể thì thời gian còn lại con người lo kiếm ăn, chơi bời, yêu đương và người thì nghĩ cách làm sao dùng thời gian có hiệu quả nhất, người lại muốn giết thời gian nhanh nhất, người lại thích thời gian co giãn giây thun.
Ai dây cót đặt ở chân tay sẽ lắc xắc làm luôn tay suốt ngày, dây cót đặt ở miệng thì nói suốt ngày, ngủ vẫn còn nói mớ…người dây cót đặt ở bụng suốt ngày lo kiếm ăn, tích trữ tiền bạc, của cải, người cót đặt ở đầu nghĩ ra mọi thứ, nằm im lo bò trắng răng kiểu học trò dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Nằm đó mà suy nghĩ, mà tưởng tượng, sống với thế giới ảo của mình dựng lên.
Khi trẻ dây cót còn căng thì tràn đầy nhựa sống, đâu biết tiếc thời gian tới khi cót lỏng, tuổi xuân hết thì cuống cuồng yêu cuồng sống vội nên càng già người ta càng thấy thời gian đi nhanh, càng muốn níu giữ nét thanh xuân và càng thích tiền mà quan huyện thanh liêm là 1 ví dụ.
Trẻ thì rong chơi già thì thu vén.
Thế thì nên sử dụng cán bộ trẻ hay cán bộ già nhỉ?

3. Huyền thoại quản trị
VN học nước ngoài áp dụng luân chuyển, KPI, ISO, quản trị công ty, văn hóa… vô công tác quản lý điều hành công ty tổ chức mà đa phần đầu voi đuôi chuột, hình thức là bởi lý do gì dù nhiều đơn vị, nhiều người đã tận tâm tận lực mà vẫn bất lực?
Để biết điều này cần xem lại lịch sử phát triển của những món này bên Tây. Tư bản phương tây xuất hiện với phần cứng là máy hơi nước, phần mềm là quyền sở hữu, lòng tin và hợp đồng thương mại. Phần cứng, phần mềm cộng lại mới ra công nghiệp hóa lần thứ nhất và đặc trưng của nó là phân công lao động. CNTB cứ thế tiến hóa dần tới giai đoạn Taylor phát minh ra chuyên môn hóa và dây chuyền sản xuất, tức là ai làm việc gì, phân chia quyền, trách nhiệm tới đâu đều rõ ràng rành mạch chi tiết mà các cụ ta chê là robot hóa con người.
Trong khi ta thì tổ chức theo kiểu tổng thể, dựa trên lòng trung thành và sếp quyết tất, chúng bay thi hành. Trong đơn vị thì các phòng ban có xu hướng trở thành ốc đảo và quản trị theo kiểu cái gì tiện cho sếp thì tốt cho đơn vị. Thậm chí như TQ thời chuẩn bị đánh nhau với Nhật thì Lý hồng chương đã nhập, chế tạo tàu chiến, vũ khí theo chuẩn tây nhưng cách hành binh bố trận vẫn theo kiểu Tôn vũ. Kết quả bị Nhật đánh cho tan tác vì sĩ quan có biết tác chiến hiện đại là thế nào đâu. Nói vậy để thấy năng lực sản xuất luôn đi trước năng lực tổ chức, tức là xã hội công nghiệp hình thành nên con người có tác phong, lối suy nghĩ công nghiệp. Phe XHCN 1 thời tính đảo ngược qui luật này với khẩu hiệu muốn có XHCN thì phải có con người XHCN nên thất bại khỏi đỡ.
Chúng ta bắt đầu xét các tình huống:

Luân chuyển
Tây luân chuyển ngon lành vì công ty, tổ chức đã thiết kế, bố trí hợp lý như 1 cỗ máy. Nhân sự trong đó như các chi tiết. Nhân sự của họ được nhà trường đào tạo theo chuẩn công nghiệp hóa nên không có tính thợ thủ công, bản thân nhân sự được điều chuyển cũng coi đó là cơ hội.
Ta thì như nói ở trên, thiên về đại cục và phát triển nghề nghiệp theo lối thợ thủ công nên khi luân chuyển là cả 1 vấn đề.
Thứ nhất chưa công nghiệp hóa nên thiếu tính đồng bộ, công việc phụ thuộc nhiều vào quan hệ trên dưới, trong ngoài. Sang vị trí mới, những nút quan hệ này bị phá vỡ phải làm lại từ đầu, mất thời gian cho sự tin tưởng.
Vì vẫn mang tâm lý thợ thủ công nhất nghệ tinh nên đa số sang vị trí mới trở thành cán bộ đường lối, chỉ biết chung chung. Điều này lý giải tại sao cán bộ đoàn thăng tiến rất nhanh vì họ phù hợp với tình thế chung chung, chưa cần chuyên môn sâu.

ISO, KPI
Tương tự + tâm lý chủ quan của sếp. Bạn tưởng tượng có bao giờ 1 dây chuyền công việc tự động làm mà sau lại bị sổ toẹt vì ý của sếp. Không, họ đâu ngu. Tốt nhất ý sếp sao thì mình làm vậy. ISO, KPI cốt lõi là tư tưởng phân quyền của phương Tây, về đây với phong cách quản trị tập quyền thì chỏi là đúng rồi nên đa số trở thành trang trí.

Văn hóa công ty
Nhiều người coi văn hóa công ty là chìa khóa cho everything. Nghe rất hay nhưng văn hóa phương Đông là nêu gương là nhìn gương. Lãnh đạo thì làm gương, nêu gương còn nhân viên thì nhìn vô gương mà học tập, cư xử, làm theo. Sếp nói 1 đằng làm 1 nẻo hay vì cơ chế lương thấp mà phải bớt xén, tham nhũng, 2 giá, gởi giá thì nhân viên cũng chỉ có mơ ước vào dây của lãnh đạo để thủ trưởng có cơm, chúng em có cháo thì sao theo văn hóa kiểu Tây này được.

Bancassurance, thẻ tín dụng các loại
Về lý thuyết quá tốt, hợp tác sử dụng điểm mạnh của nhau để tăng doanh thu, phục vụ tốt hơn cho khách hàng nhưng xu hướng ốc đảo thì khó hợp tác nên bank đơn giản áp chỉ tiêu cho nhân viên. Nhân viên ai ép được khách hàng thì ép, ai có mối quan hệ tốt, quyền lực để ép thì ép và ai không có thì quay sang ép người nhà, bạn bè và bản thân. Bạn nào có người nhà làm ngân hàng lúc nào mà chả có hợp đồng bảo hiểm, 1 lố thẻ mở rồi nằm im. Làm cho có vì bị ép chớ có nhu cầu thật đâu, rồi chi phí trăm dâu lại đổ đầu NH thôi, chưa kể dưới con mắt nhất thân vinh thì nghề ngân hàng giờ xuống giá ở tầm sales bảo hiểm. Nên nhớ xã hội VN vẫn là xã hội của những mối quan hệ. Làm gì khi bị hạ cấp vô vũng bùng nhùng quan hệ vốn đã đầy rẫy phức tạp và cạm bẫy gian lận rồi. Thế là xua dê vô miệng sói à, ngẫm ra thì cũng là 1 kiểu đi tắt đón đầu.

4. Luật hấp dẫn
Newton ngồi dưới gốc cây, trái táo rơi trúng đầu. Vậy là ổng nghĩ ra luật hấp dẫn. Nhờ luật hấp dẫn này mà các thiên thể giữ được quĩ đạo và trật tự giữa chúng trong không gian. Sau phái nữ nhận ra cứ mỗi lần mình đá lông nheo là đàn ông bấn loạn nên họ cũng phát minh ra luật hấp dẫn, đó là sửa soạn người, trang phục, tâm thế, thần thái cho thật hấp dẫn và sự hấp dẫn lạc quan này sẽ tỏa hào quang làm họ càng đẹp hơn hấp dẫn hơn và khiến xung quanh quay quanh họ trong trật tự. 
23.03.21
Nhiều người hay nói người VN khi học thì giỏi mà khi đi làm kém hơn hẳn tụi Tây rồi kết luận sáng tạo kém. Quả có thế vì đó là chuẩn Khổng giáo nhưng còn 1 vấn đề quan trọng hơn là Tây học xong họ lắp vô hệ thống đang chạy tốt của họ còn người VN học xong thì giống con ốc vít chuẩn khác rất khó lắp vô bộ máy hiện tại của VN hoặc cá biệt con ốc đó đẹp quá thì lại được lắp để trang trí. Cho nên quan trọng là cái nền, cái hệ thống đang chạy và con người có phù hợp với nhau hay không.

5. Khi Trí thức lớn đi làm
Acsimet nhờ ngâm mình trong bồn tắm mà nghĩ ra cách đo được tuổi vàng của vương miện và từ đó có qui luật mang tên ông về lực nâng của chất lỏng. Trạng lường Lương thế vinh cũng nổi tiếng giỏi toán. Có lần vua đố cân được voi ông liền dắt voi xuống thuyền rồi đánh dấu mực nước, sau chất đá lên thuyền sao cho đúng mực nước của voi. Thế là bài toán giải được. Nhưng ông xin đi làm tri huyện mãi mà chưa tới lượt vì các quan nhận xét cần phải trau dồi kiến thức tứ thư ngũ kinh nhuần nhuyễn hơn nữa.
Nguyễn Trãi được giao làm điển chế trong triều như trang phục quan, nghi lễ thiết triều, báo vua ra…cùng với 1 thái giám. Nguyễn Trãi muốn làm theo điển chế thời Tống nhưng không được thông qua, bị góp ý chỉnh sửa không dứt nên ông chán xin không làm nữa. Thái giám thì cứ copy theo nhà Minh nên xong rất nhanh. Sau có người chê, ông ta bảo tôi chỉ biết có thế, ông giỏi thì đi mà làm.
Nguyễn Du viết Đoạn trường tân thanh như quả bom tấn thời đó. Người thích mê mẩn cũng nhiều mà người chê cũng kịch liệt đơn giản vì nước ta là nước phong kiến đâu dễ chấp nhận chuyện gái lầu xanh. Đàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thúy kiều, Thúy vân. Tới vua Tự đức, cụ Huỳnh thúc kháng đời sau tít còn phê bình nghiêm khắc nhưng ông vẫn là quan được vua cưng, cho đi sứ suốt.
Cao bá Quát nổi tiếng học giỏi, biết nhiều được sánh thần Siêu, thánh Quát. Ông nói: "Cả thiên hạ có 4 bồ chữ, anh Bá Đạt (anh sinh đôi của Cao Bá Quát) và ông Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, một mình tôi chiếm hai bồ, còn một bồ thì phân phối cho cả thiên hạ”.
Cao ngạo thế nhưng vua biết tài nên vẫn dùng dù phạm tội sửa bài thi hay chê thơ của thi xã thúi.
Nhà giáo của nhà giáo Chu văn an đi làm cũng không suôn sẻ lắm. Làm quan được trọng dụng nhưng khi ông dâng thất trảm sớ thì vua lờ lớ lơ. Ông từ quan về quê và VN có ông tổ nghề thầy giáo. Chỉ có Trạng trình Nguyễn bỉnh khiêm là làm quan vừa có quyền vừa có danh. Vì ông giỏi, tất nhiên là thế nhưng ông nổi tiếng là nhà tương lai học với sấm Trạng trình truyền lại cho tới nay và những câu nói như Hoành sơn nhất đái, vạn đại vô cương rồi thờ Phật ăn oản thì người VN phải lạy bố của chúng con đây rồi.

 

 

 


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

Hồn cốt của thủ lĩnh

Có người học dở, thi tốt và có kẻ học tốt thi dở. Đi làm cũng vậy. Có người việc hàng ngày tốt nhưng việc quan trọng lại kém và có kẻ hàng ngày làm buồn ngủ và cú quyết định lại ăn. Vd như Trump và Biden nhỉ

Ngôi nhà fomai 
 Chuột và mèo sống chung nhà nhưng mèo thỉnh thoảng lại bắt chuột nên chuột suốt ngày phải lo đối phó. 
 Thoạt tiên chuột đi kiếm cá về nộp cho mèo, đỡ được 1 dạo nhưng rồi mèo được cá lại đòi cá giếc tươi nên lại phải tìm kế mới. 
 Hội đồng chuột bàn 3 ngày 3 đêm quyết định tìm cách treo chuông vô cổ mèo. Kế này do gsts đề xuất nên trên mây, không khả thi nhưng hội đồng vẫn thông qua. Ngày lại ngày không làm sao treo chuông được và đàn chuột xì xào hội đồng ủ mưu giữ ghế. 
 1 con chuột cống ở bến kim lăng to bằng cả con mèo tiến lên nói: Chuột to thì không sợ mèo, như tôi đây mèo thấy là né nhưng nghặt số to con ít quá. Hội đồng ồ lên, phải rồi, giống như gà chọi mang từ Mỹ về đá cho gà tre chạy mặt sạch. Chúng ta nên mời đàn chuột ở chéc nô bửn về. Bọn nó bị nhiễm xạ to bằng cả con chó. Chó nhìn thấy còn sợ nữa là mèo. 
 Kế mở cổng đón chuột hột nhơn được thi hành mĩ mãn. Giờ mèo thấy chuột là đi nhẹ nói khẽ không dám nhìn thẳng vô mặt chuột. 
 Thiên hạ thái bình, chuột vui vẻ đẻ đàn đẻ lũ, cấu nhau chí chóe. Từ nay mèo xuống nhà dưới nằm sưởi nắng đói giơ xương mắt đầy ghèn. Còn tiếp

Ngôi nhà fomai 2 
Đàn chuột cứ thế sinh sôi nảy nở và đông quá nên luật Maltus thể hiện. Chúng tranh ăn đánh nhau chí chóe rồi cũng ốm trơ xương. Chuột cống Tréc nô bửn 1 hôm phát hiện ra ngôi nhà này tuy trông cũ kỹ nhưng sau lớp sơn xỉn màu thì toàn là fomai, 1 kho báu thực sự. 
 Thế là đường sống lại rạng rỡ, nhóm chuột tiên phong đào xúc đóng gói mang ra chợ bán. Lần 1 lần 2 chúng bị nhóm chuột canh cửa chặn lại, hôm đó chuột Chéc lại đứng ra kết nạp nhóm canh cửa vô. Công việc lại chạy ro ro. Mấy chuột đầu lĩnh có quyền cắt cử con nào đi bán, con nào khai thác...tất nhiên có phần hậu hĩnh. 
Nhưng rồi vẫn nhiều con tham quá lấy quá nhiều fomai phải mang ra xử phạt vì ăn lẹ quá thì đời con đời cháu làm sao còn mà ăn. Chuột Chéc lại kết nối mấy chuột có quyền bao công đó vô đội để chúng thành bao nuốt chửng luôn. 
 Lũ chuột phủ phê ca hát véo von tự nhiên chuột ca sĩ ôm mặt khóc rưng rức. Muốn biết vì sao chuột ca sĩ khóc xem phần sau sẽ rõ

Ngôi nhà fomai 3 
Chuột ca sĩ khóc với Chéc đại ca: Các anh cống, cống nhum, chuột đồng thậm chí nhắt được giao kinh doanh khai thác xnk, canh gác, xử phạt rồi cắt đặt cử người vô chỗ ngon lành cả mà chuột chù ca sĩ tụi em bán nước miếng đói quá. 
Chính là điều ta đang lo lắng đây, cùng chuột với nhau cả mà chênh lệch giàu nghèo quá là không được. Ta nghĩ ra kế sách rồi, cấp quyền cho tụi bay cấp chứng chỉ biết hát các thể loại nhạc cho những con chuột kiếm ăn được từ fomai.
 Lại nữa tụi nhạc công thổi kèn đàn sáo nhị, cho phép áp dụng luật chuỗi thức ăn foodchain. Có nghĩa là chuột nào bò vô khu vực cai quản của chuột khác cũng trở thành thức ăn, hàng hóa cho bọn bay kiếm cháo. 
 Lũ chuột chù vâng dạ cảm ơn mưa móc hôi lừng 1 góc. Chuột mưu sĩ mới tổng kết. 
 Họ nhà chuột chúng ta chia làm 3 loại: 
- loại ăn được làm được 
 - loại ăn mà không làm 
 - loại vừa ăn vừa ỉa 
 Vừa nói đến đó thì 1 con vô báo cáo: 
Có con cống nhum ăn sập 1 góc nhà, no quá nằm ra đó ỉa luôn vô lọ độc bình, ruồi nhặng bay xung quanh thúi inh, phát khiếp.

1. Hồn cốt của thủ lĩnh
Thời thế tạo anh hùng. Xưa khi Tần Thủy hoàng tuần du phương Nam thì chỉ có 2 người dám nhìn lén vua là Hàn tín và Lưu bang vì nhìn mà bị lộ là chém không tha. Nên ta thấy mặt rồng được nâng tầm và bảo vệ kỹ như thế nào.
Cho nên thủ lĩnh phương Đông thường dựa vào mấy thứ sau:
Nho giáo
Tôn ti trật tự. Hệ thống quân sư phụ, cái gì cũng của vua, vua bảo chết là phải chết nên quyền vua vô thượng. Cái uy này nó ghê gớm lắm. Lỗ tấn nói
Ngước mắt coi khinh ngàn lực sỹ,
Cúi đầu làm ngựa bé nhi đồng
Nên thủ lĩnh bao giờ cũng cao ngạo, khí thế bức người còn người dưới thì cúp đuôi sợ như chó phải hơi cọp. Tự tin và kinh sợ cộng hưởng với nhau thành 1 khoảng cách quyền lực bao la để thủ lĩnh tha hồ thể hiện uy quyền.
Nên thủ lĩnh thì luôn kiên định giữ ghế và quần thần chỉ dám vọng động khi có biến cố đủ lớn làm thủ lĩnh hết thiêng như Tôn Thất thuyết sẵn sàng giết vua khi Pháp xâm lăng mà nhà Nguyễn vô kế khả thi.
Tam quốc diễn nghĩa
Muốn ngồi trên cao thì phải có mưu chia để trị. Tạo ra miếng mồi hấp dẫn để kẻ kế vị mình, ngay dưới mình phải tranh đấu với kẻ lăm le đoạt lấy vị trí dưới 1 người mà trên vạn người.
Dưới cạnh tranh với nhau thì đứa nào cũng phải dựa vào ta và tuân phục ta nhằm củng cố vị thế của nó.
Thủy hử
Thủ lãnh thì phải có chất vô pháp vô thiên, tức là luật chỉ giành cho kẻ dưới chớ ta đây là luật. Khi trị số ít cấp dưới thì dùng chiêu tam quốc nhưng khi trị cả đám quần hùng thì phải xài chiêu Thủy hử. Như Mao CT ở Lư sơn vì sai lầm đại nhảy vọt làm mấy chục triệu người chết đói nên 7000 người từ huyện trưởng trở lên ủng hộ Lưu thiếu kỳ và bất mãn Mao CT.
Mao CT bèn dùng tiểu tướng Hồng vệ binh làm cách mạng văn hóa , chỉ dùng học sinh, sinh viên mà bắt sạch chỉ để lại sinh lộ cho Đặng tiểu bình nhằm mục đích thờ cúng vì biết Đặng sẽ quản được nước.

2. Từ đậu phộng tới nhân sâm

Thời mới đổi mới có doanh nhân Nhật tới Nghệ an tìm hiểu về nông nghiệp. Sau khi ăn lạc (đậu phộng) thì ổng khoái quá vì loại đậu phộng này hột nhỏ nhỏ nhưng vị đậm thơm, chắc chắn chớ không như ở vùng khác chỉ được cái to xác.
Doanh nhân này hỏi các vị có bán đậu phọng này không. CT tỉnh bảo cái ni đặc sản quê choa, bán chớ, bán lấy tiền mua phân bón, máy kéo còn đi lên công nghiệp hóa.
Các vị có bao nhiêu tấn. Quê choa đầy, bao nhiêu cũng có. Hợp đồng ký kết, tàu vô cảng Bến thủy chờ ăn hàng 3k T. 3 tháng sau được có 200T, rốt cục phải đóng nắp hầm hàng, nhổ neo về.
Đó là chuyện nay, nói tới chuyện xưa. Ngày xưa vua Quang trung mẹ bệnh mới nhờ bên TQ mua giùm nhân sâm. Phúc Khang an tổng đốc Lưỡng quảng thay Tôn sĩ nghị lừng tiếng bèn bụng bảo dạ đằng nào chả phải cho liền gởi 4 lạng. Thư tới vua Càn long, vua gởi 1 cân (khoảng 0,6kg).
Sau biết chuyện vua bảo An rằng, cho nhiều quá làm mất tính quí hiếm đi. Dạo đó GDP TQ bằng 1/3 thế giới và anh em sau cứ nói TQ giàu lắm. Thực ra thời phong kiến nông nghiệp thì kinh tế nghèo, có mấy hàng hóa trao đổi đâu. Tây khi đó cũng nghèo nhưng bốc lên rất nhanh nhờ công nghiệp hóa còn TQ vẫn chỉ thế thôi.


3. Tứ bình quản trị học

Triết học TQ cổ đại thường mọi người nói nhiều tới Nho giáo. Thực chất đó chỉ là 1 góc nổi nhất và dễ thấy, được quảng bá nhiều nhất mà thôi.
Nguyên lý gốc của TQ: nhất điểm sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng…Tứ tượng này chính là 4 góc đây, các bạn vô nhà người Hoa thường thấy họ treo 4 bức tranh gọi là tứ bình như 4 nghề, 4 mùa, 4 linh…thì phép quản trị đất nước của họ cũng có tứ bình.
Khổng tử:
Coi con người là thiện, chăm làm nên lấy đức làm gốc, tôn ti trật tự lễ giáo làm giềng mối, giải thích sự thay đổi trong trời đất bằng kinh Dịch. Giáo hóa dân kiểu Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc…phái Nho gia này là mạnh nhất
Tuân tử:
Coi con người bản chất là ác, làm biếng hay ăn nhác làm. Như thế sẽ sinh ra tranh giành, kèn cựa, chiến tranh…việc quản trị hướng tới kỷ luật, trật tự, phòng bị quốc phòng, trị an. Các phép đánh trận, phòng bị kiểu Tôn tử, Ngô khởi ...
Lão tử:
Thừa nhận bản chất con người là tự nhiên đói ăn khát uống, thuận theo thiên nhiên…thừa nhận con người cần có khoảng không gian tự quản cho mình mà bây giờ gọi là xã hội dân sự còn trước là phép vua thua lệ làng, vua chỉ bổ tới quan huyện còn làng là của dân.
Hàn phi tử
Đại diện cho phái Pháp gia, chủ trương lấy luật trị quốc. Như thế Pháp gia sau khi chừa đất cho 3 phái trên như là tập quán, tục lệ, tự quản thì đề ra luật để quản trị.
TQ xưa cũng như VN thì nhà nước PK cũng hầu như chú trọng vô luật hình là chính nên thực chất khoảng không gian cho phái Nho gia ra làm quan xoay xỏa rất nhiều. Nhiều tới mức người ta coi đó là chế độ nhân trị chớ chưa được pháp trị. Điều này cũng giải thích phương Đông thịnh hành và ủng hộ nhà nước to, nhà nước tập quyền.

4. Hạ mã
Tới cổng cung điện, đình chùa, cơ quan xưa thì có biển hạ mã có nghĩa là xuống ngựa, bây giờ là xuống xe dẫn bộ.
Thời bao cấp học sinh cố thi cho được vô đại học. Vô đó rồi thì chơi là chính vì hầu như vô được là ra được, tốt nghiệp cả, cũng giống kiểu hạ mã.
Xưa học trò đi thi, thi đỗ làm quan rồi thì cũng hạ mã, chả cần đọc sách nữa. Đi làm biên chế suốt đời cũng coi như hạ mã.
Nên đừng thắc mắc sao GSTS nhiều thế mà không có công trình nghiên cứu ứng dụng. Từ khi được cấp bằng, phong hàm là họ cũng tự động hạ mã hết rồi. Muốn có công trình thì họ thuê viết hoặc viết thuê cho người khác thôi.
Thực ra ngay cả đạo Phật cũng có khái niệm nhập niết bàn. Vô được rồi vô lo vô nghĩ thơ thới, hân hoan thì cũng là 1 kiểu hạ mã. Đạt được rồi thì nằm im hưởng thụ. 
Nên đừng tự hào khi đi học điểm cao hơn bạn. Đó là điểm thi, là kiến thức nền thôi. Nếu không đào sâu kiến thức xuống tầng 2,3 không áp dụng vào thực tế, không nghề dạy nghề thì sau khoảng 10 năm là thua bạn xa lắc.



5. Bẫy 22
Bẫy xuất phát từ cuốn sách cùng tên năm 1961 của Joseph Heller. Chiến tranh là 1 tình trạng cực đoan, điên rồ của con người nên ta thấy chỉ huy thì muốn thành tích cao để lên tướng, phi công thì muốn hoàn thành nhiệm vụ để được về nhà, sỹ quan hậu cần thì lập xanh đi ca để buôn lậu kiếm ăn…và tất cả đều điên rồ theo 1 cách nào đó từ gian lận thành tích, gái gú, say xỉn, đập bệnh, trốn trong rừng, không làm việc, bắt nạt dân…nên phi công bị tâm thần vẫn phải bay, bác sỹ còn sống nhưng vì có tên trong danh sách bay bị tai nạn nên thành liệt sỹ…
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phi đoàn trưởng đặt ra 1 bẫy điều kiện. Phi công nào muốn thoát khỏi những nhiệm vụ nguy hiểm sẽ vướng phải bẫy này:
· Nếu một phi công bị coi là mất trí, họ không cần phải bay.
· Để được coi là mất trí, một phi công phải yêu cầu được đánh giá.
· Nếu một phi công đi yêu cầu được đánh giá, điều này chứng tỏ rằng anh ta khôn nên tất nhiên đủ sức khỏe.
· Do đó, không một phi công nào có thể bị coi là mất trí, và không một phi công nào có thể thoát ra khỏi chuyến bay.
Hay một cô gái điếm giải thích với Yossarian rằng cô ấy không thể lấy anh ta vì anh ta bị điên, và cô ấy sẽ không bao giờ kết hôn với một người đàn ông điên rồ. Cô coi bất kỳ người đàn ông nào là điên rồ khi kết hôn với một người phụ nữ không còn trinh. Vòng lặp logic khép kín này đã minh họa rõ ràng cho Catch-22 vì theo logic của cô ấy, tất cả những người đàn ông từ chối kết hôn với cô ấy đều lành mạnh và do đó cô ấy sẽ tính đến chuyện kết hôn; nhưng ngay sau khi một người đàn ông đồng ý kết hôn với cô ấy, anh ta trở nên điên cuồng vì muốn kết hôn với một người không còn trinh trắng, và ngay lập tức bị từ chối.

Như vậy bẫy 22 là một giả định về tổ chức, một luật bất thành văn về quyền lực phi chính thức nhằm miễn trách nhiệm và trách nhiệm giải trình cho tổ chức, đồng thời đặt cá nhân vào vị trí vô lý là được miễn trừ vì sự thuận tiện hoặc mục đích không xác định của tổ chức. Cùng với " suy nghĩ kép " của George Orwell , bẫy 22 đã trở thành một trong những cách được công nhận tốt nhất để mô tả tình trạng khó khăn khi bị mắc kẹt bởi các quy tắc mâu thuẫn.
Trong đời thường ta thấy bẫy 22 này nhan nhản. Vd muốn nhập hộ khẩu thì phải có nhà, nhưng để mua được nhà thì phải có hộ khẩu hay để được nhận làm cần có kinh nghiệm nhưng làm sao mà có kinh nghiệm khi không được nhận làm…rồi tìm kiếng để thấy đường nhưng không có kiếng thì có nhìn thấy đâu mà đòi tìm được.
Thế giới khoa học có thể trở thành nạn nhân của các vấn đề hợp lý quá.
Trong tính toán lượng tử, bạn phải quan sát một hạt để xác định vị trí của nó. Tuy nhiên, chính hành động quan sát ảnh hưởng đến hành vi lượng tử (và vị trí) của các hạt.
Bạn muốn biết vị trí của hạt, nhưng thực sự bạn không thể "nhìn" trực tiếp vào nó mà không tác động vào vị trí của nó.
Con mèo của Schrodinger
Có một con mèo được nuôi trong một căn phòng. Bạn không biết nó còn sống hay đã chết. Nếu bạn mở buồng để kiểm tra, một chiếc búa nhỏ sẽ làm vỡ một bình axit và giết chết con
Quyền riêng tư trên Internet
Bạn muốn biết liệu phần lớn người dùng internet có mong muốn mức độ riêng tư cao hơn hay không. Để làm được điều này, bạn phải thu thập dữ liệu về người dùng.

Trong tài chính tiền tệ
Vd năm 2019 Fed vừa bơm tiền trên thị trường qua đêm, vừa ngụ ý không cắt giảm thêm lãi suất trong năm 2019 vừa thắt chặt tiền tệ. Tuyên bố chính sách của FOMC kết hợp, bản tóm tắt các dự báo kinh tế và “biểu đồ chấm” có thể sẽ chỉ làm tăng thêm sự nhầm lẫn xung quanh định hướng chính sách (xem biểu đồ).
Hay TQ vừa bơm tiền ra để kích thích kinh tế lại vừa cố tránh không để NDT quá yếu dẫn đến trừng phạt thương mại của Mỹ lại vừa tránh nợ tăng lên quá nhiều từ DN và lạm phát. VN hơi giống nhỉ.