Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Hải phòng lượm lặt truyện

22.12.20
Hồi con nít nghịch hay có trò ra bến xe bus leo lên rồi khi chạy thì nhảy xuống, sau mò ra ga tàu lửa hay có lần còn lên tận HN nhảy tàu điện lấy vui. Nhảy xuống đôi khi té lăn lông lốc nhưng không sao vì nhỏ người. Tấn nhiên thi thoảng có thằng bị nặng, lần ấy nó nói tụi bay nhảy rón rén như con gái, coi tao nhảy dang tay kiểu én liệng. Kết quả sấp mặt máu be bét. Nhỏ còn khoái độ cao leo lên tháp nước Pháp cũ bỏ hoang ở sân bay Cát bi nằm ngắm trời ngắm đất. Có lần dẫm phải chỗ thang mục, hụt suýt chết. Xanh le mắt nằm nghỉ nửa tiếng mới lại hồn. Sau lần ấy không dám trèo lên nữa. Giờ đây sao mấy người U50 và + +có vẻ thích chiêu én liệng. 2020 tính ra cũng mấy trường hợp lẫy lừng từ thứ, cục trưởng tới TS.


2. HP lượm lặt truyện
Nguyên thủy Thủy nguyên
Nói về Lạc long quân dẫn 50 người con xuống biển thoạt tiên là xuống HP đây. Tất nhiên hồi đó là vùng ngập mặn chứ chưa có tên là HP.

Tới thời vua Hùng rao kén vợ thì Thủy tinh là trưởng tộc vùng đất thấp nguyên thủy hay còn gọi là Thủy nguyên đó mới tới kinh đô ứng thí. Kết quả thua 1 cách oan ức nên chàng về Núi Đèo móc chim đái xuống nước 1 bãi bảo từ giờ bố ở đây, đéo lùi nữa và trai Thủy nguyên (nguyên bãi nước) thành danh từ đó.
Nói vậy chớ xưa ở vùng đó khổ, ít con gái nên mấy món sính lễ chế ra cũng có phần chém to kho mặn nên nếu ăn quen món HP thì thấy đậm đà, ngon nghẻ chớ ra ngoài mở nhà hàng thì không lại được dân Nam định, Hà nội tinh tế hơn.
Việc chế món tiến vua trái sở trường cũng làm dân HP không tự tin lắm vô bản than mình mà đi đâu cũng phải cố gồng lên cho bằng anh bằng em, gồng mách thì dễ mệt và sinh chuyện.



Hải tần phòng thủ
Hai Bà Trưng khởi nghĩa, HP có nữ tướng Lê Chân đóng góp nhiều chiến công và HP thời gian này đất đã bồi cao lên và có tên là Hải tần phòng thủ.
Khởi nghĩa tuy thất bại nhưng tinh thần thượng võ vẫn còn và dân HP khét tiếng giang hồ từ đó. Dám chém núi (Đồ sơn) chớ không thèm chém lung tung. Tất nhiên hiện đại không được cầm dao ra đường nữa thì các chàng xoay ra chém gió uy lực cũng kinh người, cứ nghe khẩu khí Dương tự trọng thì biết nhưng 1 điều rõ rang là dân HP vậy là trọng chữ tín, coi lời nói như dao chém đá, điều khá hiếm ở miền bắc.
Thượng võ thế nên trò chơi là phải chọi trâu cả tạ đàng hoàng chớ không chơi kiểu phồn thực linh tinh phộc như vùng Bắc ninh, hay vật nhau như con ếch của  dân hà bốc hay ra vẻ kinh kỳ khụng khiệng chọi gà như Thăng long.
Cũng vì đất ở đó ít gái quá nên con cháu bà Lê Chân đã di chuyển qua xứ mường Thanh hóa để lấy vợ và Lê lợi chính là con cháu của bà Lê chân. Nay ông nào HP mà lấy vợ TH cũng là nối tiếp truyền thống nhỉ.
Cũng chính vì tinh vua đi qua Thanh hóa mất nên HP dù phong thủy tốt  trải qua hàng ngàn năm chỉ có nhõn họ Mạc được lên làm vua trong thời gian ngắn mà cũng bị bia miệng dè bỉu chớ ít ngợi ca như các dòng vua khác.
HP có sông núi biển đồng bằng sơn thủy hữu tình ắt tạo nên người giỏi, những cánh đồng thuốc lào bát ngát tạo nên những suy nghĩ thăng hoa và là nguồn cơn nghiện ngập.

Nói tới HP phải nói tới Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau khi làm hơi thuốc lào cụ đã làm Nguyễn Hoàng vụt tỉnh u mê, bao lo lắng, mờ mịt trôi sạch và quyết chí nam tiến. Lịch sử sẽ ra sao nếu chúa Nguyễn nhận được lời khuyên gàn dở bàn lùi kiểu đàn bà?


Thời thuộc Pháp
HP là vùng đất Pháp chiếm lâu nhất ở miền bắc. Khi HP đã là thành phố thì HN vẫn còn kém chưa bằng. Lý do chính vì Pháp đặt cảng biển ở đây và bên cạnh là nhà máy đóng tàu, rồi nhà máy xi măng.
HP trở thành khu công nghiệp đầu tiên ở phía bắc. Rất nhanh người Hoa lấp đầy mảng dịch vụ, ban đầu họ còn đông hơn người Việt.
HP chia làm 3 khu rõ rệt: khu người Pháp ở (Q. Hồng bàng), khu tàu (chợ sắt) và khu người Việt Cầu Đất đổ xuống.
Thành phố trở nên sầm uất, cô 4 Hồng (là người phụ nữ 1 thời giàu nhất miền bắc do kinh doanh) thửa hàn vi cũng ra HP làm vợ cho 1 chú khách và anh 5 SG, chị 8 Bính cũng dương danh ở đây như là lớp đầu của truyền thống xã hội đen giang hồ hảo hớn HP và cả nước.
Người Pháp trọng buôn bán nên phải có đường vận chuyển và họ sở trường món đào kênh và ở HP họ cũng đào kênh nhằm mục đích giao thông đó.
Đồng hồ tây chạy có bao giờ sai nhưng ở HP thì họ có tính sai nên có lần đào lên xài thấy dở rồi lại phải lấp lại nên kêu bằng sông Lấp. Truyền thống làm sai này sau năm 54 còn được phát huy dài dài. Ngay cảng HP nhiều người sau này cũng cho là Pháp chọn sai nhưng nếu không có cảng thì HP chỉ là thành phố bé nhỏ và có lẽ chúng ta sẽ không thấy Bạch Thái Bưởi với đoàn tàu thủy người Việt phục vụ người Việt của ông.

Như vậy HP có sân bay, bến cảng nhà máy và quên, còn đài thiên văn Phủ liễn Kiến an. Giờ thấy thường chớ xưa quan chiêm tinh triều phong kiến là bác học đó. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý mà. Pháp cũng vậy, người VN đầu tiên đỗ cử nhân toán ở Pháp bèn điều về đài thiên văn ngay. Không nắm được thời tiết thì làm sao mọi việc trôi chảy được.


Người Hải Phòng
Thành phố công nghiệp đô hội làm người tài đổ về và phát triển tài hoa. Nếp Nho ngang tàng lại rất phù hợp với văn hóa Pháp tự do bình đẳng bác ái. Nay các bạn có thể thấy quận Hồng bàng là 1 trong những khu phố Pháp còn được bảo tồn tốt nhất VN
Làm ăn chủ động mạnh mẽ có Bạch Thái Bưởi. Làm ăn truyền thống có nước mắm Vạn vân, người sinh thành ra tài hoa Đoàn Chuẩn. Hằng sản nên hằng tâm, hằng sản nên tài hoa.
Người sáng tác nhạc cũng tiên chỉ như Văn Cao, phiêu lãng như Ngô Thụy Miên, ca cũng tài danh như Lệ Thu…Trần Khánh, Trần Hiếu ca hết mình mà ngồi chè chén thuốc lào cũng vang ca đường phố. Một thời thật giản dị.
Chiến thì như Nguyễn Bình lập chiến khu, giang tay thu phục giang hồ Bình xuyên mãi tận trời Nam, cái thời mà a 3 Duẩn còn phải dưới bóng trung tướng độc nhãn  tư lệnh miền nam.
Văn như Nguyên Hồng làm đất Cảng thành danh với 8 Bính, ông cũng nổi tiếng với tính cương trực của mình  rồi Vũ Khiêu chỉ là người làm việc ở trường PPTH Ngô Quyền mà sau vươn lên tới hàng quốc sư thời a 3Dũng sau này và cũng nổi tiếng theo hướng ngược với Nguyên Hồng….
Xuất ngoại thành danh như Hoàng Chí Phong ở bên HK mà rung rinh cả Bắc kinh.
Không thể thiếu Đoàn Duy Thành, người phất cờ đổi mới khoán hộ thời đất nước xóa bao cấp.
Và 1 câu hỏi cho ngày hôm nay:

HP là miền gái đẹp. Vì sao con gái HP đẹp và nếu trả lời được câu hỏi này thì cũng trả lời được vì sao gái miền Tây dáng cao ráo da trắng tóc dài? 


1954-1985 
Thời chiến tranh và bao cấp
Sau 54 thì HP trở thành 1 thành phố công nghiệp cho miền Bắc và mảng dịch vụ tất nhiên teo lại. Còn cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa, nhân văn giai phẩm…thì cũng giống như những nơi khác thuộc miền Bắc thôi.
Thời đó làm tư nhân ngoài bị kỳ thị gọi là con phe. Gần nhà tôi có 2 mẹ con bà Bé làm ở nhựa Thiếu niên tiền phong, không biết vì lý do gì mà bị kỷ luật. Vậy là bả chỉ mua dép của công nhân rồi bán ra ngoài chơ sắt kiếm chênh lệch mà đời sống hơn hẳn mấy người đi làm có sổ gạo.
Nói tới HP là nói tới bài hát Tháng 5 rợp trời hoa phượng đỏ và cảnh toàn thành phố mặc đồ công nhân, những con đường tấp nập áo thợ ngày đêm. Tụi trẻ cũng chả có thời trang gì ngoài quần áo lính là dân quân khu, rồi quần áo công nhân là con em người thợ. Những đứa không có đồ này mặc cảm thấy thấp kém hơn tụi kia vài boong và rõ rang là lạc lõng.
Bên Thượng lý, Hạ lý bụi xi măng bám xỉn tường nhà nhưng dạo đó chưa có khái niệm về ô nhiễm môi trường, cứ thấy ống khói cao nhả khói, tiếng máy ầm ĩ rồi tia lửa hàn là thích thú lắm. Mới năm ngoái thôi, tôi đi thăm bãi cọc Bạch đằng, giờ là khu di tích xây dựng to đẹp hoành tráng mà bụi xi măng cũng đầy ở đó.

Chiến tranh nổ ra thì đi lính là chuyện thường ngày ở huyện và có đi thì có trốn:
Hà chuồn Nam lủi Thái bình bay
HP anh dũng trốn ban ngày

Là nói vể chuyện trốn lính, Hà là hà nội, Nam là Nam định nghe biết là tinh khôn chuồn lủi. Còn lính HP vô lính vẫn mang tính đại cakkk chớ không như Thái bình chạy sếp.  Đánh nhau rất gian khổ nên lính thành phố không quen và không có sức lao động không thể chiến bằng lính vùng nông thôn. Cái này cũng giải nghĩa xưa toàn khởi nghĩa nông dân chơ có khởi nghĩa ở phố đâu.


Đánh tàu Maddox
Bác 2 kể, tụi tao phát hiện ra nó. Tao thiếu kinh nghiệm nên ước lượng khoảng cách sai, ra lệnh cho anh em tăng tốc mà chạy mãi không tới, may mà bắn được 1 trái suýt bung đít làm nó sợ rồi mình may lắm mới chạy về nhà được. Bác 2 là dân nam tập kết lấy vợ HP, chỉ huy 1  xuồng ngư lôi đánh trận đầu của hải quân. Vậy là hải quân mình đánh với tàu chiến Mỹ 2 trận sau rồi thôi vì mình yếu mà nó mạnh khủng khiếp từ pháo tới máy bay.
Rồi tiếng pháo tăng tầm từ hạm đội 7 bắn vô, sân bay cát bi phải bỏ không xài. Pháo này cỡ nòng 207mm với 406mm, đạn to đoành bay giữa đường nổ tiếp phát nữa để bay tiếp chớ không có thường nha. Sân bay Kiến an có núi che nên MIG vẫn bay lên từ đó. Đánh nhau đâu dễ, có những trận HP bắn tới 200 tên lửa mà chả hạ được máy bay nào vì bị tụi F4 bay thành nhóm thả nhiễu lừa làm B52. Đợt đó bom Mỹ trúng sở dầu, cháy mấy ngày đêm liền. Sau thời bình còn 1 đám cháy gần bằng là cháy kho 6 cảng HP đốt phi tang trộm đồ thời sau 75.
Rà phá thủy lôi
Năm 72 Mỹ phong tỏa cảng HP bằng thủy lôi, sau hiệp định Paris thì cho tàu kéo phao dài ngoằng, rồi máy bay thả mồi kéo rà phá. Tuy vậy do trước đó mình dung ca nô không người lái phá gần hết rồi nên Mỹ rút sớm. Hôm theo bố dẫn lên tàu của thuyền trưởng Trương Sỹ Cáp, được coi qua ống nhòm thật là mở rộng tầm mắt. Thấy rất kềnh càng và chậm rì, thật là rải thì dễ, phá thủy lôi khó.
Ca nô không người lái phá mìn VN làm thì nhỏ gọn. Sau cãi nhau mãi ai là cha đẻ. 1982 tới Bách khoa thì nhiều người chỉ ông TS Vũ Đình Cự (sa là phó chủ tịch quốc hội) dạo đó còn độc thân bảo đây là tác giả, người khác lại bảo chả phải, do viện thiết kế giao thông vận tải, kẻ lại bảo HP làm…. Chiến công VN là thế, công của ai cứ mơ hồ, lằng nhằng . Tưởng người này hóa người kia
Tàu không số

Tàu không số là tàu Giải phóng nhỏ xíu do VN thiết kế và TQ đóng, sau 75  tôi thấy đậu đầy bến Bính. Nhỏ vậy mà lầm lũi vô Nam, đi chuyến nào làm lễ truy điệu chuyến đó. Có lần đi vịnh Lan hạ, khi thuyền cập bến nghiêng  Đồ sơn nơi xuất phát của tàu không số tôi nhảy xuống đã té cái oạch do bến toàn rêu.

Người Hoa ở Phòng
Chiến dịch nạn kiều xảy ra, người Hoa về gần hết. Đây là lần về thứ 2 trong lịch sử nhưng là về gần hết và không quay lại. Ngành đánh cá HP gần như không còn ai hành nghề, công nhân bốc xếp cảng cũng vậy, chủ yếu là người Hoa. Còn trong phố, dịch vụ tắt hẳn, me dầm, sấu dầm, lạc rang hung lìu biến mất. Cả phố người Hoa, khu chợ Sắt xơ xác, tiêu điều. Trường Hàng hải mấy giáo viên Toán lý hóa đồng nghiệp mẹ tôi, những con người đàng hoàng giỏi giang cũng ra đi may mà đến được nước thứ 3.
Trước tôi chơi với mấy đầu gấu quán bà mau. Có hôm thấy mấy đầu gấu oai phong lẫm liệt bị băng ngõ Đồng lùn bé loắt choắt rượt đánh chạy tọt vô nhà. Hỏi mấy đứa nhỏ xí sao anh sợ? Ảnh bảo mấy đứa đó anh đập phát chết nhưng nó chơi với băng bốc xếp cảng người Hoa, mà giang hồ người Hoa là số 1. Xe bò loại bánh lớn chỉ 2 người Hoa là kéo băng băng còn người Việt 5 người làm không nổi.
Người muốn đẹp thì phong cảnh vùng đất đó phải hữu tình, trù phú, khí hậu tốt. Con người đủ ăn đủ mặc lao động nhẹ nhàng không vất vả thì tự nhiên sẽ đẹp lên. Gái HP đẹp hơn vì họ còn lai với người Hoa, các bạn biết rồi con lai bao giờ cũng khỏe đẹp hơn. Mà người Hoa ở Phòng có thời còn đông hơn người Việt.
Dạo 78 cảng Hải phòng hàng hóa ùn ứ không bốc dỡ kịp, nạn trộm cắp như rươi. Trước tình hình đó tướng Đinh đức thiện sang làm bộ trưởng bộ giao thông vận tải quyết định đưa bộ đội vô làm xếp dỡ, bảo vệ cảng. Quân đội dạo đó uy tín lắm. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua mà. Tư duy vậy là rất nhất quán và hợp lý trong bối cảnh trước người hoa làm công nhân bốc xếp trong cảng là chính, nay họ đi hết nên hết người làm.
Nhưng bộ đội không quen việc, năng suất rất thấp mà nạn trộm cắp vẫn cao dù có cả Đinh trọng lịch hi sinh khi bắt trộm được phong anh hùng, sau còn cháy cả kho hàng khói bốc mấy ngày đêm. Sau người hp được mua vải cháy để may đồ. Hàng vẫn ùn ứ mà tàu nước ngoài đòi nộp phí bảo hiểm vì quân sự hóa cảng. Thật là lợi bất cập hại.


Làm ăn 2 chữ à ra thế
Hết chiến tranh thì phải lo làm ăn. Nhưng làm ăn như thế nào là 1 dấu hỏi to đùng.
Sau 75 thì VN toàn là tướng nên không biết làm ăn, kinh tế cứ đuối dần. Sợ quá nên 1 mặt phải tìm cách giảm sanh đẻ vì sau chiến tranh theo qui luật tự nhiên là sanh bù dữ lắm (Năm đó chưa tới 40tr mà giờ 100tr). Nên việc cử Võ đại tướng đi làm công tác này là hết sức sáng suốt.
Việc thứ 2 được giao cho nhà thơ TH, cũng chả biết mần kinh tế mô nhưng được cái có những câu thơ tiên tri đi tìm người biết làm ăn.
HP dạo đó có Đoàn Duy Thành tiên phong trong khoán hộ, xây cầu, làm đập Đình vũ...kiểu 4 cống 5 cầu 3 cửa ô... nên nhà thơ PTT phụ trách kinh tế đang ôm mộng thủ tướng mới xuống thị sát tìm điển hình tiên tiến đặng nhân rộng giấc mộng lành. Ổng tức cảnh sinh tình mới làm thơ nhưng không chốt câu cuối để bà con cả nước mở cuộc thi nối vần cho xôm. Nó đây:
Làm ăn hai chữ à ra thế
Tưởng rằng làm thật hóa.... bi phòng (chắc ý làm sân bay Cát bi HP đây?).

Note:
Hôm qua trả lời câu hỏi vì sao gái HP đẹp thế này mà nhiều người nói không thuyết phục:
Người muốn đẹp thì phong cảnh vùng đất đó phải hữu tình, trù phú, khí hậu tốt. Con người đủ ăn đủ mặc lao động nhẹ nhàng không vất vả thì tự nhiên sẽ đẹp lên. Gái HP đẹp hơn vì họ còn lai với người Hoa, các bạn biết rồi con lai bao giờ cũng khỏe đẹp hơn. Mà người Hoa ở Phòng có thời còn đông hơn người Việt.
Đành bật mí do gái HP là hậu duệ của Thủy tinh. Các bạn biết rồi Thủy tinh dáng nho nhã trắng trẻo chớ không vâm vác râu tóc thô như Sơn tinh. Con gái giống cha đẹp có thừa nhưng cũng dạng Núi đèo luôn



Bạch đằng giang
Ở cuối sông H em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Nói tới HP thì không thể không nói tới sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 lần thắng quân xâm lược thời Ngô Quyền, Lê Hoàn và thời Trần.
Đằng giang tự cổ huyết do hồng là câu đối của Giang Văn Minh khi đi sứ TQ. Sứ thần 1 nước phiên thuộc dám đáp trả thiên tử nước mẹ thế là xưa nay hiếm. Ông bèn bị mổ bụng xem lá gan to cỡ nào nhưng vua cũng rất trọng ông nên ngâm xác ông trong thủy ngân trở về quê hương.  Ông xứng đáng là người HP danh dự. Không biết thành phố có danh sách này không.
Cửa Hàm tử bắt sống Toa đô
Sông Bạch đằng giết tươi Ô mã
Tới nay mọi người vẫn không hiểu làm sao với trình độ hồi đó lại có thể bày ra trận cọc to lớn như thế.
Tôi cũng không biết, chỉ nghĩ rằng dạo đó song rộng hơn bây giờ nhiều và vị thế khúc song chỗ đó làm xoáy nước mạnh tự nhiên dẫn thuyền vô chính bãi cọc là vùng nước cạn. 1 bên rút quân, 1 bên chặn đánh quyết liệt khúc nước sâu đúng lúc thủy triều xuống nước chảy rất xiết thì nếu không thông thạo địa hình sẽ tự nhiên rớt vô bẫy bãi cạn cọc cắm tua tủa.
Sông Đằng một dải dài ghê
Thuyền to sóng lớn đi vể biển Đông
Là câu thơ của Trương Hán Siêu chỉ rõ vị thế hiểm trở chảy xiết hung vĩ của going song này.
Giờ vẫn là bí ẩn là làm sao người xưa lại cắm được cọc gỗ lim to như thế trên bãi bùn lầy. Các nhà nghiên cứu đều giả thiết đóng cọc khi nước rút, trên bãi lầy theo tôi là bất khả thi.
Tôi nghĩ người xưa đóng cọc khi nước lớn và lặng. Lợi dụng dòng nước họ thả bè cọc từ rừng tới bãi đồng thời chuyên chở đá cục làm tải trọng tới. Việc khai thác đá vôi ở đây dễ và sẵn, kỹ thuật xẻ đá đã có. Cọc sẽ được cột với đá tảng gần đầu nhọn cho tự cắm xuống bùn và sẽ được chất tải đá cho xuống sâu bằng đội thợ lặn.


Cảng HP (Bến 6 kho)
Sông lạch Hải Phòng dày đặc, thuộc về hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng kết nối và giao hòa với nhau qua các nhánh, rồi đổ ra biển theo năm cửa chính: Lạch Huyện, Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình
Các sông Lục Nam, Thương, Cầu và Đuống thuộc hệ thống sông Thái Bình sau khi hợp lưu ở gần Phả Lại đã phân thành hai nhánh chính là Kinh Thầy và Thái Bình. Gần sát biển, chúng hợp lưu và rồi lại phân lưu thành sông Chanh đổ ra cửa Lạch Huyện, sông Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu, sông Cấm và Lạch Tray đổ ra cửa Ba Lạch. Từ năm 1981, do đắp đập Đình Vũ, nước sông Cấm dồn cả ra cửa Nam Triệu.
Ngoài ra, còn có một số nhánh nối ngang như Tam Bạc nối sông Cấm và Lạch Tray, Ruột Lợn nối sông Cấm với Bạch Đằng. Nhánh Tam Bạc nằm áp thế đất cao nên đã thành một thương bến giàu có vào đầu thế kỷ XX. Ở phía Tây Nam Đồ Sơn, sông Văn Úc kết nối với nhánh sông Luộc rồi đổ ra biển qua hai cửa Văn Úc và Thái Bình. Sông Mới đào năm 1936 nối tuyến từ biển vào sông Văn Úc, sang sông Luộc, sông Nam Định rồi ngược lên Hà Nội.
Vị trí cửa ngõ của Bắc Bộ và Nam Trung Quốc.  Người Pháp đã sớm nhận ra ưu thế này khi quyết định xây dựng cảng Hải Phòng và làm đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Côn Minh. Mặc dù các cửa Đáy, Ba Lạt vẫn có thể được sử dụng cho giao thông thủy, nhưng  chỉ có Cảng HP, với cửa sông Bạch Đằng cấu trúc hình phễu là cửa thuận lợi, an toàn và ổn định nhất cho Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội liên hệ với hải ngoại, thông qua các tuyến sông-biển, hải cảng và các tuyến hàng hải quốc tế, được hỗ trợ bởi các tuyến đường sắt và đường bộ cao tốc vào sâu trong lục địa.
Hệ thống luồng lạch sâu rộng và khá ổn định Luồng lạch sâu và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng để thoát lũ, phát triển cảng bến và khu neo đậu cho tàu thuyền.  Vùng cửa sông Bạch Đằng có một hệ thống luồng lạch khá ổn định, rộng đến trên 1 km và sâu đến 10-15 m. Các bản đồ thời Pháp cho thấy độ sâu luồng 15-20 m rất phổ biến, nay giảm đi rất nhiều do sa bồi.
Cảng HP ngày nay bị sa bồi do 2 yếu tố tự nhiên là dòng chảy thay đổi nên bờ phía cảng giờ bị bồi và do việc đào kênh nối ra sông Cấm tuy làm giao thông thuận tiện nhưng làm tốc độ bồi cao lên làm chi phí nạo vét tăng cao, lòng sông cạn tàu lớn không vào được nữa chính là chiến công năm 81 góp phần lớn chớ không phải như mấy ông trí thức sau này biện luận rằng ngay người Pháp ban đầu cũng cho là HP không phù hợp làm cảng mà cảng nên ở Quảng ninh thuận tiện hơn.
Đúng là trí ngủ. Để ở QN thì HP chỉ là làng chài. Vả lại tàu thời TK19 nó đâu to như sau này. Những năm 2000 đáng ra cảng phải là cảng biển chính hiệu chớ loại cảng sông đón tàu biển là hết thời rồi. Tự tay lấp cảng để mực nước còn có 5,6m rồi đổ cho Pháp thật đúng con cháu cụ Khiêu vũ.
Thể nào mà dạo đó cứ tự hỏi sao nước Đồ sơn ngày càng đục cũng như vịnh Lan Hạ ngày càng mất vẻ trong xanh nước biển.

Nhiều bạn hỏi vịnh Lan hạ khác vịnh Hạ long cái chi? Vịnh chung gọi là Bái tử long, phần thuộc Quảng ninh gọi là vịnh Hạ long còn phần thuộc HP là Lan hạ còn thì giống y nhau à.  


Thời của Vosco
Bài học rút ra trong câu chuyện luồng cảng HP bị cạn là việc qui hoạch, phối hợp liên ngành. Ông này có thành tích không khéo ông kia lại méo mặt.
Trăm lời anh nói,
Không bằng làn khói Honda
Xe Cub nghĩa địa còn hơn bằng phó tiến sỹ. Những năm 80 thủy thủ tàu viễn dương, lái xe liên tỉnh là số 1, còn oai hơn phó CT thành phố. Đi 1 chuyến đổi đời. Có đứa bạn tôi sau 20 năm gặp lại vẫn nhắc tới trái táo tàu hồi ông già tôi đi Sing theo tàu 20 tháng 7. Con tàu chạy bằng hơi nước này đóng tại nhà máy đóng tàu Bạch đằng dưới sự cố vấn của chuyên gia TQ. Khi hạ thủy bị nghiêng do lệch trọng tâm cuối cùng phải cân tàu bằng cách đổ vài chục tấn bê tông.
Thủy thủ có tiền nên xây nhà mái bằng 2 tầng (1 lầu). Đây là căn nhà đúc 2 tầng đầu tiên trên toàn miền Bắc từ sau năm 54 của tư nhân.
Ông Đỗ Mười đi HP nhìn thấy ngôi nhà sừng sững và nhà bị dọa tịch thu, khởi đầu cho chiến dịch Z30 tịch thu nhà cửa, tài sản do buôn lậu, làm ăn phi pháp. Sợ quá, thế là giới thủy thủ có của dạt vô SG dù ông Thành không thực hiện kế hoạch này. Thiếu người giàu HP lại rơi vào giấc ngủ buồn tẻ của nó, chậm hơn các địa phương khác như Hà nội, Quảng ninh 10 năm, 20 năm…thậm chí Hải dương còn qua mặt. 2008 về HP vẫn thấy mini 2 gióng huyền thoại đạp lững thững nhung nhớ thửa vàng son.

Sau này nhìn mấy ngôi nhà đó như hộp diêm, bé tí và buồn bã.


Vinashin và Vinalines
Sau 1 thời gian thì cửa đi Hongkong bằng thuyền thúng đã khép lại, giấc mơ thuyền nhân Việt kiều hay sang lãnh tiền đền bù chấm dứt. Thành phố cảng mà cảng lại cạn, công nghiệp lay lắt thì thất nghiệp nhiều, đói kém.
Vốn sẵn máu giang hồ, ngồi không thì chỉ có nghiện hút và mơ màng nhớ lại thời mua hàng nghĩa địa bên Nhật, buôn lậu, đánh quả Hongkong hay buôn chuyến bắc nam trên tàu Thống nhất. Con tàu biển Thống nhất huy hoàng tới mức khi Vinashin trên đỉnh đã rước ngay con tàu tương tự Hoa sen về.
HP ngồi nhớ lại 1 thời từng dẫn đầu đổi mới của mình và bị vấp chân bởi chính sự nhiệt tình đó. Sự khấm khá hóa ra chỉ là 1 lớp vỏ mỏng và thất vọng vì lớp giàu xổi đã bỏ thành phố ra đi cũng như ngấm nỗi khó khăn trong làm ăn mà thiếu mạng lưới người Hoa.
Mà nghiện hút thì chỉ có đi cướp, bảo kê….tóm lại làm xã hội đen suốt từ nam chí bắc. May thay Vinashin và Vinalines  xuất hiện như 2 quả đấm thép. Đóng tàu lập liên tiếp kỷ lục mới, ngành vận tải trước toàn mua tàu cũ nay mua tàu VN tự đóng. Có công việc, có tiền, HP lại hiên ngang và các sếp mơ màng chuyện chuyển dịch ngành đóng tàu, vận tải từ Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc về VN nghe dễ như trở bàn tay.
HP nhỏ quá, VN bờ biển dài, căn cứ địa đóng tàu anh Bình sếu qui hoạch lại trải dài từ Hạ long tới mũi Cà mau. Vươn vai như Thánh gióng mà không ai tiếp tế cơm cà, đóng tàu thì ok mà hạch toán ra lại lỗ. Người tính không bằng trời tính, suy thoái kinh tế thế giới 2007 làm ngành đóng tàu và vận chuyển xuống dốc không phanh. Lần vươn lên bằng CN nặng của HP lại thất bại.

Ngẫm lại đóng tàu và vận tải như bị tàu 20 tháng 7 nó ám. Trước cõng thêm vài chục tấn bê tông cho cân tàu giờ cõng thêm mấy chục % lại quả thì kết quả đã được biết trước.


Đi chậm thì lại đi xa
HP như thế bỏ lỡ mấy lần đò. Nhưng muốn đi xa thì đi chậm chậm
Hà nội tiến nhanh giờ quá tải, ô nhiễm. QN tiến nhanh giờ than sắp hết, Hải dương tiến nhanh nhưng thế kẹt. HP giờ lại hội tụ đủ yếu tố thuận lợi: cầu nối đảo Cát hải, cảng Lạch Huyện, kho bãi Đình vũ lại ngon, dân số vừa đủ, giá đất rẻ và còn nhiều, ….
Như vậy về địa thế cảng HP được dời sang vị trí Lạch huyện Cát hải đã làm cảng trở lại vai trò và vị trí mà ngày xưa Pháp thiết kế cho HP-thành phố cảng
Nước ngoài làm khu công nghiệp như Nhật, Sing, Hàn, TQ…rồi VN có Vingroup…cơ hội để HP trở lại là thành phố CN lại rộng mở.

Thành công lại là tất yếu đúng như Pháp tính ngày xưa, như người ta nói đường dài mới biết ngựa hay.

Q&A
Nhiều bạn bảo suốt thời trai trẻ ở đó mà chả kể chuyện tình yêu, tình báo gì. Thực ra thì cũng có nhưng chưa lần nào được hẹn hò bên bờ sông Lấp nên kể nó không ra dáng dân HP.

Bạn Bình bảo anh nói thêm thời Pháp thuộc xem con người thời ấy thế nào.
Các bạn biết trước 45 thì cả VN sản sinh ra được 1 lớp trí thức văn nghệ sỹ tài hoa mà cho tới nay chưa thấy có lại. Vậy HP khác ở điểm nào?
Cùng là gốc Nho giáo kết hợp với kinh tế thị trường nên con người, kinh tế xã hội phát triển ngon lành. Bài học này sau được chứng minh bằng những kết quả quá thành công từ Nhật, Hàn, Đài loan…tiếc rằng VN bước ra khỏi con đường đó khí sớm.
Cũng là Nho giáo kết hợp tư bản nhưng người HP bản tính huênh hoang liều lĩnh nên hướng về những ngành mạo hiểm nhiều cạnh tranh hơn như vận tải của Bạch Thái Bưởi và mặt trái của nó tất nhiên là buôn lậu đủ thứ, một truyền thống được duy trì tới tận ngày nay.
HP xưa cũng là cửa ngõ đưa người đi Nam, đi Tân đảo…giống như giờ XKLĐ, định cư ở nước ngoài vậy và truyền thống xuất ngoại, định cư đó duy trì tới những năm 80, số người HP đi Hongkong cũng là cao nhất.
Phong trào Đông du của Phan Bội Châu cũng được sự trợ giúp đắc lực của anh em thủy thủ chạy tuyến HP-HK mà chúng ta biết Nhật đã vô tình góp 1 tay vô thành công của khởi nghĩa tháng 8 năm 45. Biết bao cha anh đã tới Nhật dạo đó và giờ đây phong trào Đông du 2 về kinh tế cũng đang diễn ra.
Với việc thành lập thành phố cảng công nghiệp HP, người Pháp đã mở đường cho dòng nhân tài vật lực đổ về, hội tụ để trở thành thương cảng, sửa chữa và đóng tàu, cung cấp xi măng…cho miền bắc. Sau những đợt chảy vốn và nhân lực ra như năm 54, 78 thì ngày nay HP lại trở thành nơi thu hút vốn, nhân lực để trở lại vai trò như xưa.

Bạn Khôi hỏi Tại sao tụi Pháp làm quy hoạch được cả hơn trăm năm mà VN mình lại không làm được hả anh???
Câu hỏi rất hay, mời các bạn chúng ta cùng giải đáp

1. Tiểu thuyết chương hồi TQ
Người TQ viết tiểu thuyết chương hồi rất hay. Cấu trúc chặt chẽ, càng kể càng hấp dẫn chớ không như nhà văn VN chỉ viết được truyện ngắn còn  viết dài ra chút nhạt toẹt  rời như cơm nguội liền.
Ngoài tài năng, kiến thức ra có 1 điểm chung là những bộ tiểu thuyết chương hồi đó đều lấy sườn là 1 đạo, 1 thuyết nào đó.
Tam quốc diễn nghĩa lấy đạo Nho, tư tưởng trung quân làm đầu nên bất cứ việc gì, ai ủng hộ nhà Hán thì tôn vinh, ai khác thì cho xuống bùn. Vì tư tưởng trung quân mà có thể râu ông nọ cắm cằm bà kia, sửa đổi sự thật lịch sử…cho vừa vặn với trung quân. Nên Tào tháo thành gian hùng. Khổng Minh thành kỳ tài, Quan vũ thành thánh.
Có sự thật là Quan vũ hiển thánh nhờ sắc lệnh của Tào tháo. Còn Khổng minh xét theo toàn vẹn quốc gia chính là kẻ ly khai chưa kể việc loay hoay đánh Ngụy suốt làm đất nước kiệt quệ nên sau khi ông chết là thua liền. 
Giờ thì mọi người hiểu tại sao TQ cứ vơ vào đường lưỡi bò là do tư tưởng đại hán chiếu vô nhìn đâu cũng thấy là của mình.

Tây du ký xuyên suốt là xiển dương Phật giáo. 81 nạn vượt qua, thầy trò Đường tăng tượng trưng cho tính cách con người, như Đường tăng là đức hạnh, ý chí, Tôn ngộ không là lòng nhiệt tình hành đông, Trư bát giới là bản năng tham ăn tục uống gái gú, Sa ngộ tịnh là ù lỳ, bạch mã là nhẫn nại cam chịu…Rồi mỗi khi Tôn ngộ không giơ gậy  muốn đập chết yêu quái đều có ông nọ bà kia cứu chính là thể hiện luật cấm sát sinh. Thỉnh kinh giấy trắng, rồi dâng nộp bát tộ vàng là để không còn sở hữu ràng buộc cái chi nữa, chớ không phải như về sau bàn nào là bao che, ăn hối lộ…

Thủy hử đề cao tính vô pháp vô thiên. Làm không sợ pháp luật, không coi luân thường ra cái chi ngoài sự anh em trung thành  với nhau cùng đòi thế thiên hành đạo. Mao trạch đông rất thích tinh thần Thủy hử, CT diệt Lưu thiếu kỳ, Lâm bưu, Bành Đức hoài…toàn theo chiêu pháp vô pháp vô thiên này cả.
Có thể nói TQ có Thủy hử, Tây có Bố già đề cao nghĩa khí giang hồ làm dân tình đọc mê tít, có người còn lấy triết lý trong Bố già làm tư tửơng quản trị mà quên đi sự tàn ác vô pháp vô thiên.
Cái tài của tác giả làm cho người đọc lẫn lộn, coi những chuyện cướp giết hiếp là đương nhiên, chả là gì so với tình an hem nghĩa khí giang hồ.

Hồng Lâu mộng thành kiệt tác do đưa được lịch sử, xã hội đời nhà Thanh vô vòng Đạo giáo. 1 xã hội giả lập chi tiết, huy hoàng, chặt chẽ được Tào tuyết cần đưa ra từ đó chớ không chờ tới giờ Harari nói tất cả tư tưởng đều là hệ thống giả lập hết. Những cái đó tiểu thuyết gia TQ đã nhận biết từ lâu. Với tư tưởng gần gụi nhau thế nên Hồng Lâu mộng được tây đánh giá cao.
Ngoài việc mô tả đời sống quí tộc vương giả với tầng tầng lớp lớp hơn 500 nhân vật Tào Tuyết Cần còn lồng trong đạo câu chuyện tình vượt thời gian. Ai mà chẳng có em Lâm trong mộng nhỉ, 1 mối tình dở dang, bi thương luôn luôn làm bao người thổn thức.
Ngoài ra như Phong thần đề cao đạo giáo, ai trong phe đạo giáo là thắng chả phải là tư tưởng ta thắng địch thua ư. Rồi ngay Đoạn trường tân thanh cũng dựa vô thuyết tài mệnh tương đố làm sườn nên khi Nguyễn Du chuyển thể thành Truyện Kiều mới có khung sườn vững chãi như vậy.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Bố vợ phải đấm

10. Giấc mộng đêm hè 
 Kể lại những cơn sóng FDI hay tương tự đã làm VN hồ hởi phấn khởi trước cơ hội thoát nghèo Gia nhập khối tương trợ kinh tế Comecon 1978 
Dĩ nhiên anh cả là CCCP thần thánh các chú cứ phá. Các công trình lớn thủy điện sông đà, cầu Chương dương, nhà máy diesel sông công...mọc lên. Phen này ta có LX trợ giúp lại chả hơn cái anh TQ vạn lần. 
 Nhưng thực ra LX chỉ biết làm mà không biết về thị trường nên đời sống kém dần phải mang cả vàng đi đổi bobo để ăn. Các công trình sau VN mang chuối tre sắn lát trả nợ mãi. CNH để giàu có thật không đơn giản.

Giấc mộng đêm hè 2 
Làn sóng FDI đầu tiên Đầu những năm 90 xu thế Mỹ bỏ cấm vận rõ dần. Nhà đầu tư Đài loan với sự nhanh nhạy thường thấy và thuyết 2 hang thỏ nhanh chóng có mặt tại VN. 
Khu đô thị Phú mỹ hưng và khu chế xuất Tân thuận xuất hiện. VN cũng cử ông Nguyễn văn ích, 1 người giàu kinh nghiệm vô SG để thúc đẩy con sóng này. 
 Sự lạc quan dâng cao khi Mỹ chính thức bỏ cấm vận 1994, xuất hiện xu hướng học tập Đài loan hô hào xây dựng công nghiệp hỗ trợ. Vì nhiều lý do mà khuynh hướng này xẹp dần, tới 2020 mới thấy tái hô hào. 
 Cùng với nó là làn sóng thứ nhất về FDI chững lại nhưng VN chứng kiến đợt sốt bất động sản đầu tiên năm 96.
Giấc mộng đêm hè 3 
VN gia nhập WTO 2007 Năm 2006 thị trường chứng khoán èo uột như không có đường ra. Nhưng tin VN vô wto tới rất nhanh. VN rùng rùng chuyển động. Ssi từ cõi chết trở về chói lọi, TTCK sốt, bđs sốt, nhà nhà phấn khởi. 
 Trước đó thì cp đã họp và nhận định VN vô wto sẽ kéo theo cá mập vô, vậy VN nên học kinh nghiệm chaebol của Hàn quốc để còn có cái mà ngang vai với họ. 
 Từ năm 2000 các phái đoàn cấp cao VN đã sang HQ tìm hiểu và các tập đoàn, quả đấm thép ra đời với giấc mơ đuổi kịp và vượt cosco TQ của Vinashin. 
 Giấc mơ hoành tráng này hợp với tâm thức việt thay cho mấy thứ công nghiệp hỗ trợ lìu tìu. 
 Dục tốc bất đạt, người ta còn phải nói nhiều tới sự ngô nghê của các quả đấm thép. 
Tuy nhiên thành tựu đạt được là xnk 2/3 do DN FDI thực hiện, samsung đã thấy quê nhà thứ hai ở VN. 
Giờ đây thương chiến giữa Mỹ TQ ta lại thấy cơ hội lớn và sự hồ hởi lớn đón sóng chuyển nhà máy sx sang VN, dĩ nhiên TQ là lá cờ đầu. Vấn đề là VN giờ lại khát khao công nghệ lưỡng dụng

9. Kinh tế thời Covid 1 Hôm rồi ngồi nói chuyện với 1 anh. Ảnh nhận định rằng với 1 năm dịch bệnh như thế này thì khó khăn nhất là doanh nghiệp tầm vừa và trung vì sức đã cạn. 
Với đòi hỏi chuyển đổi số thì chỉ DN siêu lớn mới có lợi thế vd như VN airlines đuối thì có nhà nước lo. Còn không thì phải thật nhỏ, ít vay vốn, linh hoạt mới xoay xở được. 
 Ảnh lấy vd về quán bánh ướt nhỏ q1. Tất cả là bên ngoài cung cấp từ bánh, chả, hành phi, rau...quán pha mỗi nước chấm. Chỉ vậy mà sống khỏe. 
 Các quán trên mây dạo này phát triển, họ không cần mặt bằng, họ chỉ cần online. Từ ăn sáng trưa,quà vặt, nước uống...dân văn phòng cần gì là họ ship tới, rất tiện lợi. 
Có thể họ làm, có thể họ chỉ là đầu mối kết nối, cứ thành mạng lưới phủ sóng khu chung cư, văn phòng là sống khỏe. 
 Thế mới thấy thu tiền rác theo kg là nhạy bén. Rác giờ nhiều lên và bọc nilon hộp xốp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì hạ hồi phân giải.
Kinh tế thời covid 2 Những phố trung tâm q1 sg, chợ Bến thành, phố đêm Bùi viện phục vụ khách du lịch nước ngoài là chính. 
 Từ khi có dịch phố xá vắng buồn hiu, đến bảo vệ chợ Bến thành dáng đứng cũng ủ rũ. Nhà mặt tiền treo biển cho thuê, ks giảm giá...có lẽ phải hết 2021 mới bình thường được. 
 Nhưng 2022 thì mấy phố trung tâm đó lại phải cạnh tranh với khu thương mại của ga điện ngầm Bến thành. 
 2 cú liên tục thế hẳn là các chủ cửa hàng cũng đuối sức

8. Cố tật copy
Dân VN rất lạ, cứ đánh thắng ai xong 1 thời gian lại học họ y chang. Thắng TQ xong vua Lê bê nguyên Nho giáo về, nhà Nguyễn thì rập khuôn nhà Thanh. Văn hóa như lịch tiết, truyện, luật…mọi thứ gọi là tinh hoa
Tới Pháp cũng thế. Giờ cứ nói tới công trình thì kiến trúc Pháp là nhất, phở cũng học Pháp, bánh mỳ nổi tiếng cũng thế.
Còn Mỹ thì khỏi nói. TT Mỹ tới thì dân tình như ngày hội.
Mà nói đâu xa, sau 75 thì lần lần miền bắc chả học miền nam tất tần tật từ làm ăn tới bolero.


7. Phan Châu Trinh
Tư tưởng của cụ thì quá đúng đắn rồi. Nhiều người bảo cụ thất bại do sinh bất phùng thời, do tính cách dân tộc, do dân trí, gene…nhưng thực ra nó giản dị vầy.
Do Nhật đánh đổ Pháp, tước vũ khí và giam người Pháp lại nên khi  Nhật thua trận thì người Pháp cũng tan tác nên mới có khoảng trống quyền lực hết sức thuận lợi cho VM cướp chính quyền.
Người thắng luôn luôn chỉ có 1. Giống như làm bài thi toán, giải xong nộp quyển ra ngoài nghĩ ra cách giải hay hơn thì cũng thế thôi. Đơn giản Phan Châu Trinh là người không được chọn.

Giống như 75. Miền Nam thua thế là vạch ra hết nguyên nhân này tới lý do kia. Thực ra chỉ giản dị là để thua trận Buôn Mê Thuột do khi đó TT Thiệu tự nhiên hành xử sai lầm, sai con tính mất luôn cơ đồ.

6. Liên bang Đông dương
Liên bang Đông dương tất nhiên có từ thời Pháp thuộc và bị xóa năm 1954 bao gồm 3 kỳ của VN và Lào, Cam, sau thêm Quảng châu loan (TQ). Thời gian này giới công chức làm việc thuyên chuyển khắp đông dương không phân biệt quốc tịch. Thái tử CPC từng học ở SG và thậm chí dinh thống đốc Nam kỳ (dinh Độc lập ngày nay) còn được đặt tên là dinh Norodom để thể hiện Đông dương là 1 và để lấy lòng người CPC vì Pháp cắt đất CPC sang cho Nam kỳ.
Liên xô thích liên bang Đông dương:
Năm 1930, CT HCM thống nhất 3 đảng, đặt tên là ĐCSVN. LX không chịu, mấy tháng sau cử Trần Phú về làm TBT và đổi tên là ĐCS Đông Dương.
Sau 1975, LX ủng hộ a 3D lập Liên bang Đông dương.
Nhưng TQ không thích
Trong lịch sử với chính sách viễn giao cận công thì TQ muốn ép Đại Việt từ phía bắc và dụ Chiêm thành, Chân lạp từ dưới đánh lên. VN phía bắc thì bị lùi nhưng lại nam tiến nuốt luôn Chiêm thành, đời Minh mạng còn ôm luôn CPC.

Sau 75 TQ dụ CPC thọc sườn, bản thân thì đánh phía bắc ép cho bằng được không xuất hiện LBĐD.

5. Phan Bội Châu và cách mạng tháng 8
Ông già bến Ngự thì chỉ Đông du chớ liên quan chi đến CMT8?
Ổng chính là cây cầu nối Đông du sang Nhật, nhờ đó người Nhật rõ về VN. Những cố gắng của ông lại trùng hợp với giấc mơ đại đông Á của Nhật nên kết quả là khi Nhật chiếm Đông dương đã không cho Pháp bảo tồn bộ máy cai trị mà Nhật đã đánh tan quân đội Pháp, bắt nhốt người Pháp và cho phép VN lập chính phủ Trần Trọng Kim.
Khi Nhật thua trận thì người Pháp cũng tan tác nên mới có khoảng trống quyền lực hết sức thuận lợi cho VM cướp chính quyền.

(Pháp đổ bộ Đà nẵng)

4. Phan Thanh Giản
Từ nhỏ đã nghe Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân khẳng định ông có tội không tuân chỉ vua, làm mất đất. Sau 1 luồng khác lại bảo vệ ông. Vậy ổng công hay tội?
Khi Pháp gây chiến với VN thì nhà Nguyễn rập khuôn Nho giáo điều kiểu nhà Thanh y hệt. Cứ xem cách nhà Thanh chống lại Anh và liên quân bát quốc thì rõ.
Vua thì muốn hòa, nhưng triều đình chia làm 2 phe chủ chiến chủ hòa, trong đó chủ chiến mạnh hơn vì được sự ủng hộ của tầng lớp Văn thân.
Văn thân là lớp nhà Nho thi không đỗ, chưa đỗ, đã đỗ… không làm quan ở nhà dạy học có ảnh hưởng rất lớn. Khi vua muốn hòa thì tầng lớp này kháng chỉ đe truất cả vua. Đừng nghĩ lúc nào vua cũng quyết hết. 
Khi nước sôi lửa bỏng thì cỡ Tôn Thất thuyết phế vua lập vua mấy hồi. Tóm lại giới nhà Nho coi mình là trung tâm, Pháp chỉ là man di và có Đại Thanh chống lung nên kiên quyết đánh Pháp dủ rất lạc hậu, rất yếu (trận đồn Mang cá chủ động dung 20k quân mà thua 1k4 quân Pháp. Thua trận này là mất nước luôn).
Nhìn ra thì lớp nhà Nho VN giáo điều, không mạnh bạo như Nhật tiến hành mở cửa thoát Á. Không mềm mại như Thái để giữ quyền cai trị.
Phan Thanh Giản, thân làm sứ đi Pháp, giao lưu với Petrus Ký  hiểu rõ sức VN, sức Pháp nên ông hiểu đánh chỉ có thua, trong tình thế vô vọng đã chọn giải pháp cắt đất cầu hòa với suy nghĩ còn người còn của rồi uống thuốc độc tự tử.

Bi kịch chính ở chỗ đó. Người lượng định chính xác nhất thì bị qui bán nước do dòng Văn thân quá mạnh.
(Pie đệ nhất)
3. Thương cho roi cho vọt
Hóa ra ngày xưa gì thì đông tây cũng thi hành chính sách thương cho roi cho vọt hết. Càng dữ đòn thì người ta tin rằng học sinh, người làm,…càng nhớ lâu, càng có kỷ luật, càng học, lao động tốt vì miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời.
Như Nam kỳ thời thuộc Pháp hồi đầu Pháp cưỡng ép đi học thì nhà giàu toàn đưa con em tá điền đi học thay. Chính tầng lớp này về sau lại thành công vì có trình độ, con em tá điền hóa ra gặp may. Những người đỗ đạt lại được phú hộ gả con gái cho và trở nên giàu có.
Hay Nga khi Pie đại đế lên nắm quyền. Nhà vua thực hiện chính sách học tây nhằm đưa Nga thoát ra cảnh nghèo nàn lạc hậu thì ông ra kỷ luật sắt mới bắt được con em quí tộc đi khắp châu Âu học đủ loại nghề, khoa học kỹ thuật và cảnh bắt nông dân đi làm công nhân trần ai khoai củ.
Ông cũng là người đầu tiên thuê chuyên gia phương Tây về làm tướng, làm bác sỹ, kỹ sư trưởng, kiến trúc sư…trả rất hậu và ông xắn tay vô làm cùng. Pie đệ nhất là 1 người Nga điển hình, cực kỳ tốt bụng đồng thời cực kỳ độc ác.
Nhờ vậy mà Nga vươn lên thành cường quốc. Nhưng nhìn đi nhìn lại, phải có roi mới làm vẫn là thói quen cố hữu. Người Nga lại phè ra và giờ khoảng cách lạc hậu so với Tây Âu vẫn thế.
“ Nhưng đó là 1 nghịch lý bởi vì nếu tin rằng 1 người có thể cải thiện cuộc đời 1 người khác thông qua bạo lực là 1 sai lầm.
Sự bạo động là rào cản tồi tệ nhất mà con người có thể tạo ra đối với việc đạt tới vương quốc của Thượng đế trên trần gian “

Suy niệm mỗi ngày (Lev Tolstoy)

2. Bố vợ phải đấm
Có bạn trên MXH bảo anh giải thích về thành ngữ bố vợ phải đấm đi. Nguyên gốc câu này là vênh váo như bố vợ phải đấm.
Thú thực tôi cũng bỏ công tìm mà chưa ra được nguồn gốc câu ni nên kể bù mấy chuyện về bố vợ vậy.
Có bác lãnh đạo hàm bộ trưởng có 3 con gái. Con gái đầu lấy chồng khi bác còn hàn vi. Cổ lấy chồng làm công nhân ra ở riêng. Được vài năm thì vất vả quá cô than thở càm ràm chê chồng cù lần mà chồng tính lại ương cứ thích làm công nhân, không học hành, nhờ vả hay nhận tiền bạc gì từ bên vợ.
Vậy là thỉnh thoảng cô lại dỗi hay bị chồng đánh… bỏ về nhà, báo hại bác lại phải dẫn về trả cho con rể, tức anh ách mà vẫn phải ngọt nhạt với thằng cù lần lửa.
Nhưng còn đỡ hơn rể út. Chàng này có ăn học, dẻo mỏ, thích kinh doanh. Vỡ nợ, báo hại bố vơ già rồi vẫn phải lụi cụi đi làm, xin xỏ lấy lại sổ hồng.
Còn chuyện nữa. Anh là lính tên lửa SAM 3 hồi Hà nội 12 ngày đêm sau về Huệ làm giáo viên điện tử (những năm 80 ngành này hotboy, vừa thời thượng vừa có tiền) gặp lấy gái rượu của giám đốc CA yêu thương nhau ríu rít.
Dạo 12 ngày đêm, lính thì về rồi mà tên lửa từ LX quá cảnh qua TQ bị TQ cố tình gây chậm trễ nên SAM3 không  tham gia bắn B52 được. Tuy nhiên đúng là khí số Trạng lợn nên Mỹ nghe có SAM3 liền gây nhiễu tần số đó. Nhiễu bang này thì lại phải bỏ không gây nhiễu tần số khác, vậy là ra đa cao xạ 57mm mèo mù đớp cá rán, nhòm B52 rõ mồn một. 
Ha ha, B52 rơi tới nỗi bên tên lửa phải nhường vài chiếc cho bên không quân, pháo.
Nhưng anh đi dạy mà lại đào hoa nên vợ ghen lồng lộn (ghen có lý à nha) về nhà chửi anh quá trời. Anh cũng chửi lại, cổ tức mới nhờ lính của cha dằn mặt chồng.
Bị đánh đau anh tới nhà bà cô sát vách nhà bố vợ rồi cứ thế anh chửi, rát mặt lắm vì anh cũng rất ngoa. Nhà bố vợ đầy sức mạnh nhưng gặp kẻ dùng văn chớ không dùng võ thì cũng khó động thủ được. 
Trước nhớ có đọc truyện kể ba vợ với con rể ngồi nhậu với nhau. Uống mãi cả 2 say bét nhè rồi đụng chạm chi đó xoay ra đánh nhau.
Tất nhiên ba vợ bị đánh vêu mồm do nhiều tuổi yếu hơn. Sau cú đó 2 ba con tỉnh rượu, con rể lạy lục xin lỗi mãi nên ông ba vớt vát thể diện bằng cách tha lỗi con đánh bố.
Rồi hàng xóm nghe ồn ào hỏi thăm thì nói tôi dạy cho nó mấy miếng võ phòng thân.
Từ đó mới có câu vênh váo như bố vợ phải đấm.

Vênh váo như bố vợ phải đấm thì tôi nghĩ thế này. Con gái là người tình kiếp trước của bố, nuôi nấng dạy dỗ bao năm đùng cái thành con nhà người ta, hẫng hụt lắm. Nhưng mặt khác lại là bom nổ chậm trong nhà, có người rước đi cũng mừng hết lớn. Mâu thuẫn thế nên vừa vênh váo tự đắc lại vừa buồn bã lo lắng con mình có được đối xử tốt không, có được yêu thương hay gặp thằng chồng vũ phu thì chết dở.
Ngoài bắc, thời tôi trai gái nô giỡn với nhau cứ nói hay làm gì khiến cổ ngượng ngập xấu hổ là các cô đỏ bừng mặt, đấm thùm thụp vô lung con trai: khỉ gió cái nhà anh này.
Nên phần vênh váo vẫn nhỉnh hơn phần phải đấm nhỉ?

1. Súc cốt công
Cao thủ 'súc cốt' trong tiểu thuyết Kim Dung
Súc Cốt Công (trong tiếng Trung, “súc" nghĩa là "thu nhỏ", "cốt" là "xương") chỉ việc vận công làm xương cốt co rút lại.
Nhà văn Kim Dung từng hai lần nhắc tới Súc Cốt Công trong các tiểu thuyết võ hiệp của mình. Một liên quan đến nhân vật Triệu Tiền Tôn trong “Thiên long bát bộ". 

Tiểu thuyết có đoạn: “Nhiều người chăm chú nhìn lên người trên lưng lừa, chỉ thấy anh ta thu nhỏ thành một cụm, giống như một đứa trẻ bảy tám tuổi vậy. Đàm Bà vươn tay vỗ vào mông anh ta. Anh ta lăn xuống đất, bỗng dưng vươn chân vươn tay, biến thành người vừa cao vừa lớn".

Hai là Súc Cốt Công mà Trương Vô Kỵ thể hiện trong "Ỷ thiên đồ long ký". “Lúc anh ta tới chỉ khoảng 15 tuổi, dáng người vẫn nhỏ, nhưng khi anh ta đi ra đã biến thành một người trưởng thành khoảng 20 tuổi, chui không lọt lỗ nhỏ đó nữa. Anh ta hít một hơi, vận Súc Cốt Công, toàn thân thu mình, khoảng trống giữa các xương thu nhỏ lại, và lại nhẹ nhàng chui qua".

(https://news.zing.vn/cao-thu-suc-cot-cong-tu-truyen-vo-hiep-buoc-ra-doi-thuc-post744012.html)Vương Bảo Hợp nhận thấy tiếng “rắc rắc rắc" của xương khớp giống như tiếng lựu đạn vậy. Mới 6 tuổi, nước mắt của cậu cứ trào ra nhưng vẫn không dám khóc thành tiếng.
Vương Bảo Hợp biểu diễn sắp xếp gân cốt để thu nhỏ người lại và làm chiều cao tăng lên. Đây là một tuyệt chiêu của Súc Cốt Công, môn phái đang đứng trước nguy cơ thất truyền.
Thì corona xuất hiện thi triển công phu súc cốt công cả nền kinh tế xã hội. Dịch này vài tháng nữa sẽ chấm dứt thôi nhưng di chứng để lại thì có 3 trường phái nhận định như sau:
- Thu nhỏ lại rồi sẽ phình ra lại như cũ: kiểu bịnh xong ăn trả bữa. TQ vẫn là công xưởng, các nước vẫn thế, vắt cổ lên làm bù. Sau 1,2 năm thì hồi phục
- Súc cốt công thất bại: nhỏ lại và văng ra làm nhiều mảnh. TQ thiệt nhất và mấy nước đi sau như Ấn độ, VN…hưởng lợi. Tức là mô hình vẫn như cũ nhưng có phân tán rủi ro, thời gian 5,7 năm
- Thay đổi hoàn toàn: ai về nhà ấy, WTO tan. Online lên ngôi từ những ngành như giáo dục, bán hàng kiểu Amazon. Như vậy 4.0, 5G, in 3D sẽ đi vào thực chất. Quá trình này mất khoảng 10-15 năm, thay đổi ghê gớm.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Hiệu ứng bàn tay khỉ

02.12.20

Kiêu binh 
 Khi Mạc đăng doanh người Kinh cướp ngôi nhà Lê người Trại thì Nguyễn kim, Trịnh kiểm huy động quân từ Thanh nghệ đánh lại thành công duy trì nhà Lê gọi là Lê trung hưng. 
 Công to như vậy nên lính cấm vệ bảo vệ vua, Thăng long chỉ tuyển từ Thanh nghệ gọi là ưu binh. Từ ưu binh họ tiến lên kiêu binh rất nhanh. Vây phá nhà, đòi bắt cả quan tham tụng (tể tướng) rồi đòi hỏi thu thuế từ chợ, bến đò...nhất nhất vua lê chúa Trịnh đều chỉ có biện pháp là kính biếu, thương lượng mà không dám làm găng. 
Đỉnh điểm khi quận Huy (ngang thứ trưởng bộ qp) phò con của Đặng thị huệ lên ngôi chúa thì đám kiêu binh không chịu. Quận Huy cưỡi voi với mấy lính hầu cận ra đánh. Kiêu binh lôi cổ xuống, lính hầu chạy sạch. Trời ơi trời, thứ trưởng bộ qp mà bị kiêu binh bắt như bắt con nít. 
 Lê quí đôn đã phải cay đắng thốt lên binh kiêu tướng thoái là điềm mất nước. Y như rằng, sau Tây sơn tới thì kiêu binh trốn chạy chui lủi mồm phải ngậm tăm vì hở giọng trọ trẹ ra là dân bắt nộp hoặc đánh cho nhừ tử vì ghét quá. 
 Nhưng chúa Trịnh nhường kiêu binh cái chi thì nhường chớ không bao giờ cắt đất kính biếu nha, hay do hồi đó đất chưa đô thị hóa nên không có giá?

27.11.20
Tây đi vòng quanh thế giới bằng thẻ tín dụng còn TQ bằng QR code. Câu hỏi đặt ra là vậy các ngân hàng đại lý, điểm chấp nhận thẻ tín dụng, QR code được hưởng lợi gì, sau bao lâu tiền về TK của họ? Còn VN đi vòng quanh thế giới bằng 2 bàn tay ha


7.Biên niên đường biển Việt  
Quốc tổ VN là rồng, trên trống đồng con thuyền rẽ sóng rồi 3 lần chiến thắng trên sông Bạch đằng chứng tỏ đường thủy rất mạnh như người TQ đã phải công nhận: người bắc cưỡi ngựa, người nam đi thuyền. 
Vậy còn đường biển thì sao? 
Lý Thường Kiệt mang quân đánh Khâm châu, Ung châu. Tất nhiên bằng đường biển là chính. 
Thời Lý cũng tiến đánh Chiêm thành bằng đường biển. 
Như vậy thủy quân từ đời Lý đã phát triển phụ vụ cho mục đích chiến tranh, vận chuyển người và hàng hóa và các bạn đừng quên chiến thuật đánh rồi rút dạo đó là đánh hạ thành xong cướp chiến lợi phẩm từ vàng bạc châu báu, lương thực, gia súc đến bắt người về làm nô lệ. 
Từ thời tiền Lê 1 hoàng hậu Chiêm đã bị bắt sau sinh ra vua Lê long đĩnh khét tiếng đó. 
Rồi Trần Khánh Dư đánh tan đội quân lương của Nguyên mông ở vịnh hạ long không dùng chiến thuyền thì dùng gì. Toa đô dùng thủy quân đánh Chiêm thành nên mấy trận Chương dương, Hàm tử thì chiến thuyền Việt và Nguyên giáp trận. 
Thời Hậu Lê nối tiếp truyền thống đánh Chiêm thành bằng đường biển. Đại Việt và Chiêm thành là 2 đối thủ đánh nhau liên miên mà cuối cùng phe đông hơn đã thắng phe chuyên đi biển bằng chiến thuật đánh xong giữ đất chớ không chỉ thu chiến lợi phẩm rồi rút về như trước. 
(Người Chiêm thành giỏi đi biển buôn bán và cướp biển nổi tiếng trong khi chưa thấy tài liệu nào nói người Việt đi biển để buôn bán cả mà chỉ nghe Cao bá quát chê thuyền buôn mắm của Nghệ an mà thôi) 
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh thoạt tiên cũng đánh bằng đường biển sau vụ đắp lũy Thầy của Đào duy từ thì đường biển cũng bị kiểm soát chặt đối với di dân từ bắc vào nam và ngược lại.

Biên niên đường biển Việt 2 
Tướng lĩnh nhà Tây sơn đa phần là đô đốc. Điều này có lý do của nó, quân Nguyễn Huệ mạnh do tập hợp được lực lượng cướp biển tàu và dân gốc Chiêm thành thạo nghề đi biển. Cố tẩu lừng danh nữ hoàng hải tặc từng là vợ của 1 tướng cướp biển người tàu tham gia lực lượng Tây sơn. 
Những cú đánh thành Gia định, diệt hoa kiều cù lao Phố, Rạch gầm xoài mút, truy đuổi Nguyễn Ánh đều dùng thủy binh là chính. Đặc biệt đợt chuyển quân thần tốc đánh tan quân Thanh cứ thêu dệt võng cáng chớ thực ra lực lượng chính đi bằng đường biển. Và quân Tây sơn vẫn mang chiến thuật đánh, cướp chiến lợi phẩm rồi rút chớ không giữ đối với vùng Nam kỳ lục tỉnh. Nhà Nguyễn cũng dùng thủy quân theo gió mùa đánh nhà Tây sơn và trận quyết chiến chiến lược quyết định thắng thua ở Thị nại chính là lực lượng thủy quân 2 bên đối địch. Thời kỳ này lực lượng Tây sơn từng đốt cháy chiến thuyền tây của công ty hà lan và vua Nguyễn Ánh cũng lập chiến công tương tự. 
Như vậy, đường biển Việt đánh dấu những trận chiến khốc liệt, những cuộc chuyển quân thần tốc, những đợt cướp bóc chiến lợi phẩm lặc lè và như anh bạn tôi còn bảo sở dĩ gái Hải phòng đẹp vì xưa cướp biển trú đóng ở đó, cứ đi vòng vòng, thấy con gái đẹp là cướp trói mang xuống thuyền chở về Phòng làm vợ. 
Vậy 1 câu hỏi đặt ra là sao tới thời Pháp xâm lược thì lực lượng thủy binh, hải thuyền hùng hậu gần như mất tích? 
Thời vua Minh mạng VN được thiết chế hóa giống TQ từ kiến trúc, luật pháp, hành chính đến đối ngoại. 
 Nhà Minh,Thanh đời này có mấy điểm chính về đường biển như giải tán hạm đội Trịnh hòa, cấm đóng tàu biển, không giao thương với Nhật, bị nạn cướp biển hoành hành và tìm diệt cướp biển gắt gao. 
 Còn VN thì từ thời Thiệu trị thủy quân trở nên kém cỏi, bị tàu tây, tàu cướp đánh liểng xiểng, cướp trên giàn mướp mà phải trơ mắt ếch. Khởi nghĩa Phan bá vành ở Đồ sơn cũng là cướp biển. 
 Để chặn nạn cướp biển nhà Nguyễn cũng học nhà Thanh bế quan tỏa cảng lui về thủ ở cảng và làm lực lượng thủy binh, thương thuyền ngày càng mai một, yếu kém hẳn so với thời Gia long. 
 Kể từ đó tới nay đường biển việt cứ đì đẹt thế chưa trở lại được thời oai hùng xưa.

6. Plato và Khổng tử
2 ông xuất hiện cách nhau không xa, Plato 428 TCN, Khổng tử 551 TCN và là 2 người soi đường chỉ lối cho nền văn minh Đông Tây.
Plato đề ra con người cần có 4 đức tính công bình chính trực, thận trọng, kiên quyết, điều độ trong đó công bình chính trực là đức tính quan trọng nhất
Khổng tử coi người quân tử cần có 5 đức nhân nghĩa lễ trí tín trong đó nhân là quan trọng nhất là biểu hiệu của đức.
Khổng tử đã chia người thành 2 hạng quân tử, tiểu nhân còn Plato chú ý tới đức tính công chính của con người. 1 bên chú ý tới cá nhân, 1 bên là đẳng cấp nên người ta mới cho rằng phương Tây là chủ nghĩa cá nhân còn phương Đông là chủ nghĩa tập thể đây.
Khổng tử xây dựng duy nhất 1 mô hình xã hội quân sư phụ với vua đứng đầu là thiên tử có tôn ti trật tự chặt chẽ còn Plato đưa ra tới 4 mô hình thành quốc là chế độ quân sự, quả đầu, dân chủ và độc tài. Qua đối thoại Plato đưa ra được tư duy biện chứng còn Khổng tử ở mức tư duy trực quan.

Với 1 mô hình khép kín kiểu kinh Dịch chứng tỏ sự hoàn thiện của nó và đưa TQ phát triển hơn phương Tây cả ngàn năm trong xã hội nông nghiệp. Plato đưa ra 4 mô hình chứng tỏ sự bất toàn trong xã hội phương Tây nhưng cũng chính sự khiếm khuyết này cho phép con phượng hoàng tái sinh từ tro tàn của chính nó như Phục hưng là 1 minh chứng.
Như vậy, 1 mô hình đóng hướng tới mẫu chuẩn là tổ tiên còn 1 mô hình mở hướng tới thần linh. Khi gặp biến cố thiên nga đen thì mô hình khép kín Khổng tử không giải quyết được và mô hình mở Plato lại phát triển.
Nho giáo đề ra nam nữ thụ thụ bất thân quần áo che kín cơ thể còn Plato khuyến khích thi đấu thể thao cho con người cường tráng mà dân Hi lạp khi thi đấu là khỏa than.
Với 2 định hướng này thì người nào khỏe, thuận tự nhiên thì đã biết. Tất nhiên Khổng tử quá tài vì đã biết trước dân số TQ phát triển quá nhanh, nếu không thụ thụ bất thân thì sao có đủ cơm mà ăn

5. Thói quen, sức ỳ và sự thay đổi
Thói quen là những thứ ta quen làm mà không phải suy nghĩ. Có thói quen tốt, có thói quen xấu nhưng không dễ bỏ như tật đưa tay móc mũi thời corona chẳng hạn.
Còn sức ì là thứ cứ miết theo thói quen mà làm, khi hoàn cảnh thay đổi cũng không chịu đổi hướng, nhúc nhích. Như con tôi khi nào làm việc gì cũng phải tới phút chót mới làm. 
Phim ảnh khai thác khía cạnh tâm lý ấy nên đã để 007 bao giờ cũng tới phút chót mới hành động, mới lật ngược tình thế cho nó hồi hộp hấp dẫn.
Câu chuyện thỏ chạy thi với rùa là 1 minh chứng. Thỏ chạy lẹ nhưng ham chơi ham ngủ còn rùa thì chậm chạp nhưng nhẫn nại kiên trì nên trong đời 2 con đua chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Vua Louis của Pháp nói: Dân Pháp thì không thể tiến hành cải cách được mà họ phải làm cách mạng cũng là 1 dạng thức của thỏ và rùa.
Ngoài đời chúng ta cũng hay gặp 2 kiểu người như vậy: vd như chạy cự ly ngắn và marathon vậy. Hay có người ngủ nướng đặt chuông báo thức hoài dậy không nổi vì sức ì lớn quá còn có người luôn dậy trước chuông báo thức vài phúc vì họ đã luyện được thói quen tốt đó.
Khi phá bỏ sức ỳ cần 1 í chí lớn nên ban đầu thường cực đoan quá đà sau mới điều hòa lại được nhưng không khéo lại gà gật về thói quen cũ. Bạn nào hút thuốc, bỏ thuốc từng biết tình trạng này, bỏ cả năm rồi hút lại dữ hơn.

Nhà sử học lừng danh Crane Brinton cũng đúc kết lại là sau mỗi cuộc cách mạng đều có một “cuộc phản cách mạng Thermidorian”. Thermidor là tháng 11 của lịch cách mạng Pháp, tháng mà lãnh tụ tàn bạo Robespierre của thời kỳ Đại Khủng Bố bị lật đổ và đưa lên đoạn đầu đài năm 1794, mở đầu cho một giai đoạn ôn hòa. 
Nhìn lại những cuộc cách mạng của thế kỷ 20, ta thấy “cuộc phản cách mạng Thermidor” đều có xảy ra đấy nhưng phải chờ thời gian lâu hơn là trong cách mạng Pháp, khi phe cách mạng cực đoan chỉ cầm quyền vỏn vẹn 2 năm. Ở Nga chỉ sau khi Stalin chết năm 1953, và nhất là trong thập niên 1970s và 1980s, cuộc cách mạng mới bỏ đi những lý tưởng cấp tiến cực đoan. 
Điều này (cuộc phản cách mạng Thermidorian) cũng tương tự như những gì xảy ra thời Đặng tiểu Bình ở Trung Quốc, nhưng không hoàn toàn và vẫn kéo dài đến nay. Ở Iran cuộc đấu tranh giữa phe cực đoan và trung dung ôn hoà vẫn tiếp tục cho tận bây giờ.
Một bài học tổng quát từ những cuộc cách mạng thời cận hiện đại là cuối cùng, những người cách mạng cầm quyền nói chung sẽ bị hủ hóa. 
Sau khi những tay cách mạng cực đoan thành lập chính quyền độc tài, guồng mảy cũ vạch ra và kiểm soát, chế tài tham những không còn nữa và không có guồng máy mới thay thế trong chính quyền độc tài. 
Đây là điều đã xảy ra cho đại đa số các cuộc cách mang phản thực của thế giới thứ ba như ở Angola, Algeria, Syria (đảng Baath) và Iraq (trước khi bị người Mỹ lật đổ). Nó cũng là điều đã xảy ra trong các nước Cộng Sản Đông Âu trước thập niên 1980s và cũng là điều Tập Cận Bình lo ngại. 
Đây là kết cục đáng buồn của những cuôc cách mạng cực đoan muốn thay đổi tận gốc rễ: theo sau những cuộc cách mạng thất bại như vậy là chế độ chuyên chính “ăn cắp”, tiêu biểu nhất là chế độ của Vladimir Putin ngày nay.
Tức là làm cái chi cũng đừng theo kiểu tức nước vỡ bờ, cực đoan nhưng bản tính con người lại luôn muốn 1 đập ăn ngay, 1 bước lên ông bà. Khó thế.


4. Mạng lưới bán hàng online
Nhân viên văn phòng dạo này kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online. Thoạt đầu đương nhiên bán cho đồng nghiệp, bạn bè, họ hàng, người nhà…mấy tháng đầu thì dễ, nhưng sau đó với đa số thì ngày càng khó vì mối quan hệ cạn kiệt mà.
Vậy là chị em ta nhớ tới cái tích 2 ông chồng đi buôn rượu, cứ ông này mua của ông kia. Chiều về bán hết hàng, ghi sổ dài dặc nhưng tổng kết lại là vẫn 0 đ. Tất nhiên với tính sáng tạo thì chị em triển khai chuỗi bán hàng theo nhu cầu.
Ví dụ người này bán hộp nhựa sẽ kết với người bán rau, bán gạo, thịt organic, chè, cá, trái cây…chừng 50 người cho 1 chuổi cung ứng những nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra đa số sẽ bán nhiều mặt hàng.
Tới đây bài toán đơn giản hơn: cứ mỗi người bán được cho người khác 1 triệu tiền hàng thì 1 tháng doanh thu 50tr. Chiết khấu 20% thì được doanh thu thuần 10tr, chưa kể họ còn giúp đỡ cho đội quân đàn ông bên cạnh làm shipper, làm clip….
Vấn đề là xây dựng chuỗi cho dài và đa dạng nhỉ.

3. Vì sao người Việt hay tranh giành, hiếu chiến
2 vợ chồng Lạc Long Quân, Âu Cơ sanh được 100 trai 1 lúc chưa kịp mừng thì lu bù với cho con bú, rửa đít…thế này nhé, cứ tính mỗi đứa bú 5 phút thì cật lực 4h xong 1 lượt. Chả nghỉ được mấy lại cho bú đợt 2.
Mấy ngày đầu thì sữa nhiều, còn sức thì chỉ mệt nhoài thôi. Sau Lạc long quân phụ giúp đun nước cháo chớ sữa đâu đủ. Vậy là đứa khóc đứa la náo động.
May rồi chúng cũng lớn, bò lổm ngổm, chỉ hơi còi chút.
Nhưng lớn thì chúng bắt đầu tranh giành nhau. 2 đứa to khỏe nhất nhào vô bú trước, những đứa còn lại đứa kéo chân, túm tóc kéo tay, cắn đá đạp đủ cả…cứ thế chúng lớn lên trong huyên náo, tranh giành, đánh lộn, mưu mẹo…
Thế chả trách sao dân VN sau hiếu chiến tranh giành dữ dội và chỉ quan tâm tới những cái trước mắt.
Công sanh 1 lúc 100 to quá con cháu nhớ ơn lập nên đạo Mẫu để thờ. Mẹ Âu cơ chính là mẫu ban đầu còn mấy mẫu thoải, mẫu ngàn, Liễu hạnh là về sau này.
Còn chuyện sau mọi người biết rồi. 50 người con theo mẹ thì ông to khỏe nhất lên làm vua Hùng còn 50 người con theo cha xuống biển bắt cá ăn nhậu. Trước ở miền Hải phòng, Thanh hóa, Nghệ tĩnh sau lên lập gia đình với gái Mường sinh sôi nảy nở và vua Lê lợi chính là con cháu của 50 người con theo cha này.

Một nhà nhân chủng học Pháp thời thuộc địa, những năm 30 của thế kỷ trước đã có một nhận xét khái quát: Người Lào chỉ thích vui chơi, nhảy múa, họ có nhiều lễ hội, một năm chỉ cần mấy tháng xuống nương ra đồng là được. 

Người Việt thì chỉ nhìn thấy những gì hiện ra tức thì, họ không thể nhìn xa hơn nếu có bức tường trước mặt. 
Còn người Khmer, bắt tay họ quay đi thì phải quay lại ngay, coi chừng… Những năm 70 có không ít bộ đội, cán bộ Việt Nam bị mất tích ở vùng Đông Bắc Campuchia trong khi thỉnh thoảng lại bắt gặp những lính Khmer đỏ vác dao trên đường)


2. Tư duy phát triển
Tư duy cố định coi thông minh có sẵn tính trời rồi nên dùi mài chỉ làm cho ngọc càng mài càng sáng hay cần cù bù thông minh. Tức là cố gắng mấy cũng khó so sánh với người thông minh.
Tư duy phát triển thì coi trí thông minh có thể nâng cấp được qua học tập, rèn luyện lao động. Nhiều thứ như hội họa trước cứ tưởng phải có năng khiếu mới vẽ được thì người bình thường qua học vẽ cũng có thể nắm được các kỹ năng như xa gần, sáng tối, ấn tượng… chưa kể trí thông minh qua rèn luyện sẽ có cơ hội dẫn đến đột biến nên ngay cả người thông minh cũng cần học tập rèn luyện để tăng tiến chớ không nên ngồi chờ sung rụng.

Như xưa Tôn Quyền thấy Lã Mông là tướng trẻ, có khả năng nhưng không chịu đọc sách. Ông khuyên nhủ và Lã mông nghe lời.
Sau 1 thời gian đã có thể đàm đạo chuyện trế trận, binh pháp với Lỗ túc là quân sư của Tôn quyền. Khi thay thế Lỗ túc thì Lã mông đã lập mưu thắng Quan vũ, chiếm Kinh châu thành công mà ta biết Quan vũ là hổ tướng, không phải loại hữu dung vô mưu đâu, cũng là người rất hiếu học nhưng chỉ bị tính tự phụ khinh thường Lã mông là đứa nít ranh, đọc 3 ngày không hết 1 trang sách.
Sau Lã mông mới nói: Kẻ sỹ từ biệt 3 ngày gặp lại thì nên nhìn nhận, đối đãi nhau bằng con mắt khác.
Chính là nói về sự trui rèn mang lại đột biến, tư duy phát triển này đây.

1. Hiệu ứng bàn tay khỉ
Hiệu ứng bàn tay khỉ nói về chuyện cầu được ước thấy nhưng lại vô tình kéo theo, hay do những việc khủng khiếp, tác hại lớn mà thành.

Bàn tay khỉ (nguyên tác tiếng Anh: The Monkey's Paw) là một truyện ngắn kinh dị siêu nhiên của W.W. Jacobs sáng tác năm 1902 và chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2011 kể về bàn tay khỉ linh nghiệm bà mẹ hỏi hai cha con muốn ước gì và con đã gợi cho cha ước có hai trăm bảng. Ước xong, bàn tay khỉ bỗng nhiên cử động.

Sáng hôm sau, không có gì xảy ra. Con đi làm. Chiều hôm đó, người đại diện của hãng Meggins và Maw đến gặp cha mẹ, báo tin con trai đã chết vì rơi vào máy trộn bột giấy. Để đền bù, họ sẽ trao cho một khoản tiền hai trăm bảng. Bà mẹ
 đau đớn khóc ngất, còn ông cha thì tối sầm mặt.

Do đó, nhiều người khuyên không nên đi coi bói toán vì nếu thầy phán điều xấu thì tâm trí bị ám ảnh kiểu ma đưa lối, quỉ đưa đường sẽ tự nhiên bị xui thiệt hay thầy báo năm nay hên làm ăn được bèn làm liều lĩnh hơn, ít cân nhắc, xét đoán rủi ro dẫn đến việc hoạch định chiến lược thì nôn nóng mang ra làm ngay và ngó lơ những việc cần kíp trước mắt.

Dẫn đến tuy có thể đạt được nhưng đòi hỏi hi sinh quá nhiều thứ khác và giá phải trả quá lớn. Đây là yếu điểm của việc lập kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm.

Ví dụ TQ xây đập Tam hiệp. Ước mơ khởi nguồn từ Tôn trung sơn, Mao CT, mãi tới thời Giang trạch dân mới hoàn thành. Chi phí công bố 60 tỷ usd, hàng triệu người phải di cư, cả 1 vùng khí hậu biến đổi và giờ TQ lo ngay ngáy sợ bị vỡ đập từ yếu tố thiên nhiên như động đất, chất lượng xây dựng kém đến lỡ có chiến tranh thì địch ném bom phá đập… Đập 
thủy điện còn dẫn đến biến đổi khí hậu tại Hồ bắc TQ, là nguyên nhân góp phần bùng phát dịch Sar, Corona…?

Tương tự như vậy là việc chặn dòng sông Mekong để trữ nước, ngoài việc làm cả đồng bằng sông Cửu long khô kiệt nhiễm mặn còn gây ra những hậu quả mà giờ còn chưa đong đếm hết được

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

8 kẻ vô duyên

8. TT Biden sẽ đối phó với TQ như thế nào?
Vậy là chúng ta sắp từ biệt TT Trump. Trước khi đoán định việc đó ta tổng kết lại các chiêu thức mà TT Trump đã dùng để đối phó với TQ. 
 Là doanh nhân Trump nhìn cái là biết bài của TQ là tăng cường GDP và lấy thặng dư thương mại để nuôi GDP. 
 Với TQ thì tăng GDP có dư địa bao la từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây bđs, sx gia công trang thiết bị do nhân lực dồi dào, tay nghề khéo và kỷ luật. 
 Tất cả những cái này cần dòng tiền để duy trì và Trump quyết định thu hẹp, làm gián đoạn dòng tiền là chính qua tăng thuế song song với truyền thống be bờ ngăn chặn kiểu Mỹ. 
 Các chiêu thức thoạt nhìn vô chiêu, lộn xộn đều nhắm vô đó. Mọi việc đang diễn ra có lợi cho Trump thì Tập được Covid giúp sức. 
Mỹ chống đỡ với đại dịch 1 cách vụng về và trong tâm lý căng thẳng đó xung đột sắc tộc bùng phát, thâm hụt thương mại vẫn tăng. 
 Người Mỹ giàu mất kiên nhẫn với tình trạng này và họ quyết định quay lại lối tư duy truyền thống là việc chính trị để nhà chính trị chuyên nghiệp lo. 
Vậy Biden sẽ làm gì trước TQ 
 Để đối phó tốt cần biết rõ bản thân cũng như đối thủ 
 Về TQ thì điểm mạnh là:
 -GDP cao xấp xỉ Mỹ và là ngôi sao đang lên, sẽ vượt qua Mỹ nhanh thôi
 - Công xưởng của thế giới, kết nối sâu rộng trong chuỗi cung ứng toàn cầu 
 - Đạo quân thứ 5, hoa kiều mạnh nhất thế giới. Ở VN a3D đã nhận ra và phá tan 1 cách quá quyết liệt vì hiểu sự ghê gớm của mạng lưới này
 - Sức mạnh tổng hợp được tập trung cao dưới ý chí của Tập CT 
Điểm yếu: 
- Đã bị lộ, nhất là sau Covid 
 - Bẫy thu nhập trung bình đang chờ đón. Hóa rồng hay là chấm đen cá rô vẫn còn chưa rõ vì thực ra TQ tạo ra giá trị gia tăng ít, vẫn lấy công làm lời là chính 
 - Các chu kỳ đang bước vào giai đoạn bất lợi như độ tuổi lao động, chênh lệch giàu nghèo giữa bờ đông và lục địa, chu kỳ chuyển dịch công nghệ: tiến lên đụng Âu Mỹ Nhật, ở dưới thì Ấn độ, VN...gần đuổi kịp 
 - Và thế nếu không có VN thì vẫn như con gà nằm ấp, không có chân đứng lên để gáy te te.
 Điểm mạnh của Mỹ: 
- Là số 1 thế giới nhưng ở thế đi xuống. Nắm vũ khí giết rồng như quân sự, usd 
 - Nền tảng công nghiệp, bí quyết, sức sáng tạo Điểm yếu: 
- tỉ trọng công nghiệp thấp giống như bị béo phì nên xương sống yếu, lỗi này do thói outsourcing quá độ do ham lợi nhuận mà ra 
- Hay thay đổi nên các đồng minh ngán, bảo hay vắt chanh bỏ vỏ. 
So sánh điểm yếu điểm mạnh giữa Mỹ và TQ thì Mỹ không thể tốc chiến tốc thắng trước TQ mà chỉ có thể so kè 1 cách kiên nhẫn, kiểu trường kỳ kháng chiến như VN hay nói. 
 Như vậy TT Biden sẽ hành xử giống như Tư mã ý đối phó với nhà Thục. 
Dự kiến TT Biden sẽ tiến hành như sau: 
Kế hoạch của Tư mã Biden  
Gồm có 2 phần chính: 
- Giữ, thương lượng mặc cả những điều mà TT Trump đã đạt được 
- Triển khai chiến lược be bờ ngăn chặn truyền thống v.2. V.1 đã được triển khai trong chiến tranh lạnh giữa khối TB và khối CS. Dĩ nhiên V.2 phức tạp và khó thực thi hơn rất nhiều vì nghiêng về kinh tế tài chính, văn hóa, khoa học công nghệ mà những lĩnh vực này lại nối kết rất nhằng nhịt, không rõ ràng do toàn cầu hóa. 
Để triển khai V.2 thì Mỹ phải kiếm đồng minh, Mỹ không bao giờ đi 1 mình và đây là ưu thế của Mỹ, chơi với anh giàu mạnh vẫn luôn luôn nhiều hơn nhóm đầu bù răng bựa. 
Tuy nhiên cũng không dễ dàng vì nhiều nước ngại Mỹ lật mặt khi quyền lợi thay đổi và kinh tế thì tiền quan trọng hơn, có lợi trước mắc hơn là nghĩa vụ đồng minh đặc biệt trước TQ vai mang túi bạc kè kè. 
Vậy Tư mã Biden phải có mối lợi cho đồng minh, đó là triển khai chiến lược năng lượng sạch để giảm ô nhiễm toàn cầu mà tôi gọi là EoT (electronic of things) mà khi xưa Lenin mơ ước CNCS là điện khí hóa toàn quốc. SX và xài năng lượng sạch tối đa, nghe hoang tưởng như chiến tranh giữa các vì sao thời TT Reagan vậy nhưng hư hư thực thực chưa biết đâu được. Để làm việc này số tiền khổng lồ sẽ được bung ra, tự nhiên sẽ kéo DN, việc làm về Mỹ và đồng minh. 
Cũng là 1 game big Ponzi để đấu lại với great Ponzi mà TQ đang rất thành công là đầu tư tăng GDP qua CSHT, BĐS và công xưởng SX gia côngcho toàn thế giới. 
Đó là lá bài then chốt, còn việc làm sao để TQ phải theo thương mại công bằng, bản quyền, sở hữu trí tuệ...là những việc đương nhiên phải làm. 
Và 1 điều cuối Mỹ phải kiên nhẫn chờ đợi việc phát minh ra công nghệ mới đủ để bứt lên, ngã ngũ vấn đề. 
Bên kia thì Gia cấp Tập cũng bày game, chờ đợi cơ hội như vậy. Cuộc chiến không mang tính showbiz giật gân nhưng bài bản, dài hạn tỉ đấu nội lực không kém phần hung hiểm.
Phụ lục: 
Tư mã Biden và Gia cấp Tập ảnh hưởng tới nàng Kiều Việt như thế nào?  
Nếu không liên hệ tới VN thì mấy bài trên chỉ là ăn cơm mì nói chuyện thế giới. Để tiện hình dung ta có thể tưởng tượng đại bàng Mỹ đấu với tinh gà TQ mà vì địa chính trị VN chính là chân gà. Với Mỹ thì thượng sách là gà TQ cứ yên tâm nằm ấp trứng cho chúng anh chén, việc lớn đã có đại bàng lo. Trung sách là tinh gà đứng 1 chân mồm kêu cục cục quyến rũ nhà đầu tư nước ngoài, 
Hạ sách là gà đứng trên 2 chân, vỗ cánh gáy vang bài Đông phương hồng. 
Với Tư mã Biden đánh kiểu đàn bà, kiên nhẫn bài bản thì đúng là sở đoản của dân VN. Dân VN thích kiểu Trump anh hùng hảo hán Võ tòng đả hổ kìa. Nhưng mình đâu quyết được nên nếu muốn tốt thì cũng phải làm theo kiểu bài bản, phát triển được công nghiệp hỗ trợ, lưỡng dụng để có cơ nhú ra cựa thép. Khi có cựa thép thì mới thoát thân nàng Kiều được. Đương nhiên Gia Cấp tập cũng nhận ra và chuẩn bị chân dự trữ là Lào và Cam nhưng chẳng thay thế nổi chân tiền của nàng Kiều VN được.


7. Từ đông á bệnh phu thành a đống phàm phu Cuối tk19 cả nước Trung hoa sững sờ, tủi nhục vì bị liên quân bát quốc đánh cho sml. 
Văn minh ư, hùng mạnh ư, tất cả chỉ là tự lừa dối mình. Cả hệ thống thiên triều, chư hầu sụp đổ. 1949 Mao CT nói giờ TQ đứng lên nhưng họ gọi đó là nỗi nhục thế kỷ. 
Mao CT chỉ tay đề quyết chính truyền thống khổng giáo và mọi thứ liên quan là nguyên nhân thất bại, làm người TQ hèn yếu. 
 Nói là làm, đại cách mạng văn hóa được ví với vụ nổ bom nguyên tử phá nát nghiền vụn truyền thống để người TQ trở thành con người mới sạch bong để giáo dục theo lối mới. Hỡi ôi mao trạch đông thủ lĩnh vĩ đại nhưng không biết làm kinh tế. 
 May quá Đặng tiểu bình lên nắm quyền quyết định làm ăn theo lối tư bản, kinh tế thị trường. 40năm sau TQ thoát thai hoán cốt đã trở thành công xưởng của thế giới giàu mạnh làm Mỹ xanh mặt. 
 Nhưng con người rỗng cũng làm thói phàm phu tục tử mà Khổng tử gọi là thói tiểu nhân lấp đầy, đuổi cổ những chất quân tử cả ngàn năm mới tạo nên được. 
 Để thoát khỏi vai a đống phàm phu này, chắc cũng phải vài chục năm nữa cho bản chất hoang dã dịu đi

6. Tri hành
Tiến trình đào luyện trí tuệ gồm 4 bậc thang: dữ kiện (data) tài liệu (information) kiến thức (knowledge) và thông sáng (wisdom). Nhân loại góp nhặt dữ kiện từ quan sát và con số; ghi chép phân loại thành tài liệu; phân tích tổng hợp tạo ra kiến thức; trở nên sáng suốt sau khi lý luận phản biện và áp dụng vào thực tế. 
Khi Albert Einstein nhận xét “phá vỡ thành kiến của con người còn khó hơn là phá vỡ một hạt nhân nguyên tử” tức ông từ nhà khoa học trở thành bậc hiền triết. Lúc nhà kinh tài Warren Buffet phát biểu “be fearful when others are greedy, and greedy when others are fearful” (hãy tham lam mua chứng khoán lúc mọi người hoảng sợ bán, và hoảng sợ bán chứng khoáng khi mọi người tham lam mua) chính là sau khi ông từng trải thăng trầm nên thấu hiểu cả thị trường lẫn tâm lý con người.
Dữ kiện, tài liệu và kiến thức có thể thu nhập từ học đường hay sách vở nhưng để trở thành khôn ngoan sáng suốt phải va chạm cọ sát với cuộc đời với đầu óc phản biện tra vấn. Trong ngôn ngữ Việt thì mọt sách nhằm mô tả những ai chỉ có kiến thức từ chương trong sách vỡ mà không thắc mắc vặn hỏi cũng như thiếu kinh nghiệm sống. 
Theo Khổng Học thông tuệ tức là hoàn hảo về mặt tri thức và kinh nghiệm cuộc đời để hoàn thiện trong cách xử sự và xử thế - tiến trình này khởi đầu với câu viết quen thuộc “tam thập nhi lập…” Còn văn hoa chữ nghĩa thì “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý (knowledge), giữa thuận nhân hòa (wisdom).” 
Khổng Tử trọn đời học hỏi chuyên cần đến năm 60, 70 tuổi mới đạt đến mức hoàn thiện nhưng khuyết điểm của đạo Nho nơi trọng từ chương mà thiếu chuyên môn và phản biện. 
Trong khi đó nền giáo dục toàn diện (holistic) và khai phóng (Liberal Arts) của Tây Phương nhằm đặt nền tảng cho mỗi người tự phát triễn qua tiến trình nói trên.
https://vietbao.com/a304501/nen-giao-duc-toan-dien-holistic-khai-phong-liberal-arts-va-dai-hoc-my

  
5. Giỗ tổ Hùng vương
Giỗ tổ chỉ giỗ đàn ông chớ không giỗ đàn bà.
Nhưng khoa học lại nói ngược lại:
Gene truyền thì chỉ nữ, của đàn ông sau nhiều đời là mất tích. Vd như châu âu tìm được gene 7 người nữ được gọi là con gái của Eva chớ gene Adam có thấy đâu.
Các cụ cũng nói lấy vợ xem tông, lấy chồng coi giống là đúng khoa học nhỉ.
Chỉ khi cúng giỗ thì lại làm ngược




(giống bầy vi khuẩn, virus mật phục không?)
4. Nửa đêm giờ tý canh ba
Người phương Đông rất chú trọng ban đêm. Họ coi vinh quang chính là đứa con của những đêm không ngủ hay Tần thủy hoàng xưa lên ngôi chọ màu đen đứng đầu trong ngũ hành.
Lịch 12 con giáp tí đã đứng đầu và giờ nó cũng lại vinh dự đứng đầu nửa đêm giờ tý canh 3 và các cụ chọn giờ này như giờ khởi thủy của nguyên khi nên nửa đêm ra ngồi thiền hít thở luyện công, rồi bàn chuyện lớn cũng là giờ này hay hành sự với vợ cũng vậy:
Chuột kêu rúc rich trong rương
Anh đi cho khéo kẻo đụng giường mẹ la
Rồi bốc mộ sang cát lúc nửa đêm, cúng vong chị 6 ở Côn đảo nửa đêm nườm nượp.

Còn Ấn độ cũng vậy, những đứa trẻ sinh nửa đêm (Những đứa con nửa đêm- Salman Rushdie) được người ta tin rằng sẽ làm nên việc, rồi Trung đông với truyện 1k lẻ 1 đêm thần thánh, cứ qua được giờ tí là sống…như vậy việc sau việc chia âm dương thì có thể thấy người phương Đông thích mặt trăng hơn mặt trời và coi bóng đêm là khởi thủy mà không biết đó cũng là thời điểm dễ virus, vi trùng nhiều.


(hơi giống cờ Nhật nhỉ)
3. Người nước Huệ
Nho giáo có hàng ngàn năm kinh nghiệm quản trị nói chung và nhà Nguyễn có hơn 300 năm. Tất cả được ghi chép, đúc kết và thực hành.  Tất nhiên dưới con mắt hiện đại thì kinh nghiệm quản trị đó có cái hay cái dở nhưng có lẽ cái dở nhất từ sau năm 54 là con cháu đã bỏ sạch sành sanh, dè bỉu, phá bỏ và làm ngược.
Giờ đây, thời gian đã đủ dài để chúng ta có cái nhìn khoa học và trân trọng hơn những gì ông cha ta đã làm được thay vì cứ chê nhà Nguyễn làm mất nước. Nhìn xung quanh, có nước nào chống được thế lực Tây phương lúc ấy. Bài này đưa ra 1 cách lý giải về tại sao Huế ở miền trung nhưng tính là thuộc miền trung thì lại trật.
Nhiều người nói làm với người Huế khó vì họ kéo bè kéo cánh làm như vương quốc riêng. Chuyện bè phái thì địa phương nào cũng thế còn tầm vương quốc riêng thì VN có 2 địa phương thành danh là Thanh hóa quê vua và Huế nơi vua ở. Hôm nay xin đề cập tới Huế.
Từ 1636 khi chúa Nguyễn chọn Huế để đặt đại bản doanh của mình thì quá trình khác biệt so với các địa phương khác diễn ra hơn 300 năm lận.
Kinh đô có nghĩa tập trung cơ sở vật chất, thợ giỏi khéo, người tài, lối sống, lễ nhạc…hơn hẳn các vùng khác. Nói theo kiểu ngày nay là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước nhưng xưa hơi khác chút là thành phần tinh hoa kiểu quí tộc nổi trội hẳn lên chớ không như bây giờ.
Với văn hóa đó, lối sống đó, kiến trúc đó dẫn tới lối quản trị tiên tiến so với các nước trong khu vực làm cho quốc gia VN hùng mạnh, mở rộng, tiến chiếm cả Cao Miên…và quá trình này chỉ bị ngừng lại bởi 1 lực lượng tiên tiến hơn, có sức mạnh vượt trội quá xa là Pháp.
Tuy nhiên  văn hóa Nho giáo, lối quản trị Nho giáo vẫn thấm đẫm cộng thêm việc xiển dương Phật giáo để giữ nếp gia phong thờ cúng tổ tiên chống lại sự xâm lấn của Công giáo.
Với Nho giáo thì Huế không trở thành trung tâm kinh tế. Việc không thích, không cần này có lợi là Huế an ninh, không xô bồ đông đúc, phù hợp làm thủ đô. Nhiều nước hiện đại theo phong cách này như Mỹ, Úc, thủ đô là trung tâm hành chính, văn hóa, là nơi chất lượng sống tốt. Điều này thì Hà nội có mơ cũng chả thoát được ô nhiễm, kẹt xe, quá tải... Chứng tỏ các cụ cũng có tầm nhìn vượt thời đại đó chớ.
Có lối quản trị tiên tiến nhưng với thời gian dài dặc bị văn hóa Pháp, Mỹ, LX đè nén thì viên ngọc đã bị lu mờ và  1 thời bị chê là lạc hậu, bị khi dễ. Nhưng thác là thể phách, còn là tinh anh nên thực chất người Huế vẫn biết là họ văn minh hơn nên cách hành xử của họ vẫn khác biệt.  
Người xứ khác với con mắt hời hợt chen lẫn hả hê mới bảo là người nước Huệ do cái tội ở miền trung nhưng lại không thuộc về miền trung. Cái mà dân Huế giống dân miền trung hơn cả dân miền trung chính là tính bảo thủ, và cũng chính nhờ cái core này mà người Huế đã tạo ra và duy trì được phong cách riêng nước Huệ.
Nhưng có lẽ điều này sẽ bị phá vỡ bởi cơn mê mở rộng Huế của những người năng động, biết làm kinh tế giống như vùng miền khác thực hiện trong khi chưa kịp có những nghiên cứu đủ sâu để giữ hồn cốt Huế và lề lối quản trị của nhà Nguyễn.

2. Thế hệ vượt trội
Nếu lấy khoảng cách thế hệ là 10 năm thì Federer, Nadal, Djokovic thành danh tới nay đã là 18 năm. Vậy thế hệ này lấy mất 1,2 năm của thế hệ trước và 6,7 năm của thế hệ sau nên chuyện thế hệ này vượt trội hơn thế hệ kia là chuyện có thật.
Vậy nên nếu sếp quá tài thì là chuyện tốt chung cho công ty chớ không phải cho người kế cận, nên lứa này chẳng có cơ hội thi thố tài năng. Xem bài học Mao trạch đông, mấy ông kế cận 
Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu liền kề bị toi đời. Tới Đặng tiểu Bình mới được hưởng phúc vì dù sao Mao CT vẫn để giang san trên tình nhà nên không cho Giang Thanh khử ĐTB.
Nên sau 1 thế hệ vượt trội thì sẽ là 1 thế hệ mất mát?

Vậy đừng nên mong sếp tài quá nhỉ, chỉ nên tài tài 1 dúm thôi.



1. Những kẻ vô duyên
Những kẻ vô duyên thì không vững chắc, chỉ biết có mình và không nắm bắt được tâm lý người khác, họ hoàn toàn cô lập.
Thường không biết mình là ai, nói nhiều, áp đặt và thiếu tế nhị làm người khác khó chịu,
Do sự thiếu tự tin nên mong manh, bị ám ảnh rút lui là sự phản bội nên rất hẹp hòi.
1. Người chỉ biết có mình: chỉ lien quan đến cảm giác khoái lạc riêng tư của họ chứ không phải đối tác. Người này xúc phạm bạn bằng tính cách độc tôn của mình. Nếu bạn làm họ chờ đợi hoặc hắt hủi thì họ sẽ phản ứng quá đà.

2. Người bóp nghẹt: bám vào bạn, không để bạn tự do. Thường mù quáng bắt chước bạn. Xem xét xem họ có ý kiến của chính họ không. Cá tính không thể hòa hợp với ý kiến của bạn là 1 dấu hiệu xấu.

3. Người hay răn dạy: họ muốn thay đổi bạn nên sẽ phê bình và phán xét bạn, đó là thú vui của họ trong đời

4. Người hà tiện, keo cú: bủn xỉn về tiền bạc làm tầm thường hóa con người

5. Người vênh váo: chỉ bận tâm xem họ như thế nào

6. Người ba hoa chích chòe: nói nhiều về chính họ do bản chất ích kỷ

7. Người hay phản ứng: quá nhạy cảm về bạn và chính cái tôi của họ. Hay rên rỉ và than phiền

8. Người trưởng giả: không quan tâm tới chi tiết, vô ý thiếu kiềm chế bản thân và bốc đồng
Nguồn: https://sachvui.com/ebook/nghe-thuat-quyen-ru.196.html

Nếu phải duyên nhau thì thắm lại
Vậy thì thế nào là người có duyên?
Người VN rất coi trọng chữ duyên, coi chữ duyên là khởi đầu của mọi việc.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Thuyền quyên nỡ phụ anh hùng sao nên?

Hay
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng…

Rồi
Người ơi gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay chăng?

Như vậy duyên theo người Việt là 1 sự tình cờ may mắn, đúng người đúng nơi đúng chỗ đúng thời điểm và cả 2 phía đã sẵn sàng, sẵn lòng cùng làm việc đó. Kiểu kiểu như thiên thời địa lợi nhân hòa vậy.
Hay như ông Phạm Quỳnh nói duyên là cây cầu nối giữa nhân và quả.

Vô duyên chưa nói đã cười 
(ông bà mình sợ bị cười quá ha)
Dù người Việt rất hay cười, cái chi hay dở phải trái, xin lỗi cảm ơn, làm duyên…cũng đều toét miệng ra cười lấy lòng nhưng lại rất sợ bị cười. Nỗi sợ này là do không tự tin đây, bệnh sỹ nên cái chi khác khác là sợ người khác cười chê. Như vậy là người mình thiếu tiếng cười cổ vũ.

Vô duyên chưa nói đã cười
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Bạn thử để ý hôm nào đi sau bạn có 1 đám cứ cười rúc rích xem có nhồn nhột không?
Làm mất cả tự tin nên mấy n
gười cười kiểu đó mới bị chê là zô ziên.