Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Bố vợ phải đấm

10. Giấc mộng đêm hè 
 Kể lại những cơn sóng FDI hay tương tự đã làm VN hồ hởi phấn khởi trước cơ hội thoát nghèo Gia nhập khối tương trợ kinh tế Comecon 1978 
Dĩ nhiên anh cả là CCCP thần thánh các chú cứ phá. Các công trình lớn thủy điện sông đà, cầu Chương dương, nhà máy diesel sông công...mọc lên. Phen này ta có LX trợ giúp lại chả hơn cái anh TQ vạn lần. 
 Nhưng thực ra LX chỉ biết làm mà không biết về thị trường nên đời sống kém dần phải mang cả vàng đi đổi bobo để ăn. Các công trình sau VN mang chuối tre sắn lát trả nợ mãi. CNH để giàu có thật không đơn giản.

Giấc mộng đêm hè 2 
Làn sóng FDI đầu tiên Đầu những năm 90 xu thế Mỹ bỏ cấm vận rõ dần. Nhà đầu tư Đài loan với sự nhanh nhạy thường thấy và thuyết 2 hang thỏ nhanh chóng có mặt tại VN. 
Khu đô thị Phú mỹ hưng và khu chế xuất Tân thuận xuất hiện. VN cũng cử ông Nguyễn văn ích, 1 người giàu kinh nghiệm vô SG để thúc đẩy con sóng này. 
 Sự lạc quan dâng cao khi Mỹ chính thức bỏ cấm vận 1994, xuất hiện xu hướng học tập Đài loan hô hào xây dựng công nghiệp hỗ trợ. Vì nhiều lý do mà khuynh hướng này xẹp dần, tới 2020 mới thấy tái hô hào. 
 Cùng với nó là làn sóng thứ nhất về FDI chững lại nhưng VN chứng kiến đợt sốt bất động sản đầu tiên năm 96.
Giấc mộng đêm hè 3 
VN gia nhập WTO 2007 Năm 2006 thị trường chứng khoán èo uột như không có đường ra. Nhưng tin VN vô wto tới rất nhanh. VN rùng rùng chuyển động. Ssi từ cõi chết trở về chói lọi, TTCK sốt, bđs sốt, nhà nhà phấn khởi. 
 Trước đó thì cp đã họp và nhận định VN vô wto sẽ kéo theo cá mập vô, vậy VN nên học kinh nghiệm chaebol của Hàn quốc để còn có cái mà ngang vai với họ. 
 Từ năm 2000 các phái đoàn cấp cao VN đã sang HQ tìm hiểu và các tập đoàn, quả đấm thép ra đời với giấc mơ đuổi kịp và vượt cosco TQ của Vinashin. 
 Giấc mơ hoành tráng này hợp với tâm thức việt thay cho mấy thứ công nghiệp hỗ trợ lìu tìu. 
 Dục tốc bất đạt, người ta còn phải nói nhiều tới sự ngô nghê của các quả đấm thép. 
Tuy nhiên thành tựu đạt được là xnk 2/3 do DN FDI thực hiện, samsung đã thấy quê nhà thứ hai ở VN. 
Giờ đây thương chiến giữa Mỹ TQ ta lại thấy cơ hội lớn và sự hồ hởi lớn đón sóng chuyển nhà máy sx sang VN, dĩ nhiên TQ là lá cờ đầu. Vấn đề là VN giờ lại khát khao công nghệ lưỡng dụng

9. Kinh tế thời Covid 1 Hôm rồi ngồi nói chuyện với 1 anh. Ảnh nhận định rằng với 1 năm dịch bệnh như thế này thì khó khăn nhất là doanh nghiệp tầm vừa và trung vì sức đã cạn. 
Với đòi hỏi chuyển đổi số thì chỉ DN siêu lớn mới có lợi thế vd như VN airlines đuối thì có nhà nước lo. Còn không thì phải thật nhỏ, ít vay vốn, linh hoạt mới xoay xở được. 
 Ảnh lấy vd về quán bánh ướt nhỏ q1. Tất cả là bên ngoài cung cấp từ bánh, chả, hành phi, rau...quán pha mỗi nước chấm. Chỉ vậy mà sống khỏe. 
 Các quán trên mây dạo này phát triển, họ không cần mặt bằng, họ chỉ cần online. Từ ăn sáng trưa,quà vặt, nước uống...dân văn phòng cần gì là họ ship tới, rất tiện lợi. 
Có thể họ làm, có thể họ chỉ là đầu mối kết nối, cứ thành mạng lưới phủ sóng khu chung cư, văn phòng là sống khỏe. 
 Thế mới thấy thu tiền rác theo kg là nhạy bén. Rác giờ nhiều lên và bọc nilon hộp xốp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì hạ hồi phân giải.
Kinh tế thời covid 2 Những phố trung tâm q1 sg, chợ Bến thành, phố đêm Bùi viện phục vụ khách du lịch nước ngoài là chính. 
 Từ khi có dịch phố xá vắng buồn hiu, đến bảo vệ chợ Bến thành dáng đứng cũng ủ rũ. Nhà mặt tiền treo biển cho thuê, ks giảm giá...có lẽ phải hết 2021 mới bình thường được. 
 Nhưng 2022 thì mấy phố trung tâm đó lại phải cạnh tranh với khu thương mại của ga điện ngầm Bến thành. 
 2 cú liên tục thế hẳn là các chủ cửa hàng cũng đuối sức

8. Cố tật copy
Dân VN rất lạ, cứ đánh thắng ai xong 1 thời gian lại học họ y chang. Thắng TQ xong vua Lê bê nguyên Nho giáo về, nhà Nguyễn thì rập khuôn nhà Thanh. Văn hóa như lịch tiết, truyện, luật…mọi thứ gọi là tinh hoa
Tới Pháp cũng thế. Giờ cứ nói tới công trình thì kiến trúc Pháp là nhất, phở cũng học Pháp, bánh mỳ nổi tiếng cũng thế.
Còn Mỹ thì khỏi nói. TT Mỹ tới thì dân tình như ngày hội.
Mà nói đâu xa, sau 75 thì lần lần miền bắc chả học miền nam tất tần tật từ làm ăn tới bolero.


7. Phan Châu Trinh
Tư tưởng của cụ thì quá đúng đắn rồi. Nhiều người bảo cụ thất bại do sinh bất phùng thời, do tính cách dân tộc, do dân trí, gene…nhưng thực ra nó giản dị vầy.
Do Nhật đánh đổ Pháp, tước vũ khí và giam người Pháp lại nên khi  Nhật thua trận thì người Pháp cũng tan tác nên mới có khoảng trống quyền lực hết sức thuận lợi cho VM cướp chính quyền.
Người thắng luôn luôn chỉ có 1. Giống như làm bài thi toán, giải xong nộp quyển ra ngoài nghĩ ra cách giải hay hơn thì cũng thế thôi. Đơn giản Phan Châu Trinh là người không được chọn.

Giống như 75. Miền Nam thua thế là vạch ra hết nguyên nhân này tới lý do kia. Thực ra chỉ giản dị là để thua trận Buôn Mê Thuột do khi đó TT Thiệu tự nhiên hành xử sai lầm, sai con tính mất luôn cơ đồ.

6. Liên bang Đông dương
Liên bang Đông dương tất nhiên có từ thời Pháp thuộc và bị xóa năm 1954 bao gồm 3 kỳ của VN và Lào, Cam, sau thêm Quảng châu loan (TQ). Thời gian này giới công chức làm việc thuyên chuyển khắp đông dương không phân biệt quốc tịch. Thái tử CPC từng học ở SG và thậm chí dinh thống đốc Nam kỳ (dinh Độc lập ngày nay) còn được đặt tên là dinh Norodom để thể hiện Đông dương là 1 và để lấy lòng người CPC vì Pháp cắt đất CPC sang cho Nam kỳ.
Liên xô thích liên bang Đông dương:
Năm 1930, CT HCM thống nhất 3 đảng, đặt tên là ĐCSVN. LX không chịu, mấy tháng sau cử Trần Phú về làm TBT và đổi tên là ĐCS Đông Dương.
Sau 1975, LX ủng hộ a 3D lập Liên bang Đông dương.
Nhưng TQ không thích
Trong lịch sử với chính sách viễn giao cận công thì TQ muốn ép Đại Việt từ phía bắc và dụ Chiêm thành, Chân lạp từ dưới đánh lên. VN phía bắc thì bị lùi nhưng lại nam tiến nuốt luôn Chiêm thành, đời Minh mạng còn ôm luôn CPC.

Sau 75 TQ dụ CPC thọc sườn, bản thân thì đánh phía bắc ép cho bằng được không xuất hiện LBĐD.

5. Phan Bội Châu và cách mạng tháng 8
Ông già bến Ngự thì chỉ Đông du chớ liên quan chi đến CMT8?
Ổng chính là cây cầu nối Đông du sang Nhật, nhờ đó người Nhật rõ về VN. Những cố gắng của ông lại trùng hợp với giấc mơ đại đông Á của Nhật nên kết quả là khi Nhật chiếm Đông dương đã không cho Pháp bảo tồn bộ máy cai trị mà Nhật đã đánh tan quân đội Pháp, bắt nhốt người Pháp và cho phép VN lập chính phủ Trần Trọng Kim.
Khi Nhật thua trận thì người Pháp cũng tan tác nên mới có khoảng trống quyền lực hết sức thuận lợi cho VM cướp chính quyền.

(Pháp đổ bộ Đà nẵng)

4. Phan Thanh Giản
Từ nhỏ đã nghe Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân khẳng định ông có tội không tuân chỉ vua, làm mất đất. Sau 1 luồng khác lại bảo vệ ông. Vậy ổng công hay tội?
Khi Pháp gây chiến với VN thì nhà Nguyễn rập khuôn Nho giáo điều kiểu nhà Thanh y hệt. Cứ xem cách nhà Thanh chống lại Anh và liên quân bát quốc thì rõ.
Vua thì muốn hòa, nhưng triều đình chia làm 2 phe chủ chiến chủ hòa, trong đó chủ chiến mạnh hơn vì được sự ủng hộ của tầng lớp Văn thân.
Văn thân là lớp nhà Nho thi không đỗ, chưa đỗ, đã đỗ… không làm quan ở nhà dạy học có ảnh hưởng rất lớn. Khi vua muốn hòa thì tầng lớp này kháng chỉ đe truất cả vua. Đừng nghĩ lúc nào vua cũng quyết hết. 
Khi nước sôi lửa bỏng thì cỡ Tôn Thất thuyết phế vua lập vua mấy hồi. Tóm lại giới nhà Nho coi mình là trung tâm, Pháp chỉ là man di và có Đại Thanh chống lung nên kiên quyết đánh Pháp dủ rất lạc hậu, rất yếu (trận đồn Mang cá chủ động dung 20k quân mà thua 1k4 quân Pháp. Thua trận này là mất nước luôn).
Nhìn ra thì lớp nhà Nho VN giáo điều, không mạnh bạo như Nhật tiến hành mở cửa thoát Á. Không mềm mại như Thái để giữ quyền cai trị.
Phan Thanh Giản, thân làm sứ đi Pháp, giao lưu với Petrus Ký  hiểu rõ sức VN, sức Pháp nên ông hiểu đánh chỉ có thua, trong tình thế vô vọng đã chọn giải pháp cắt đất cầu hòa với suy nghĩ còn người còn của rồi uống thuốc độc tự tử.

Bi kịch chính ở chỗ đó. Người lượng định chính xác nhất thì bị qui bán nước do dòng Văn thân quá mạnh.
(Pie đệ nhất)
3. Thương cho roi cho vọt
Hóa ra ngày xưa gì thì đông tây cũng thi hành chính sách thương cho roi cho vọt hết. Càng dữ đòn thì người ta tin rằng học sinh, người làm,…càng nhớ lâu, càng có kỷ luật, càng học, lao động tốt vì miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời.
Như Nam kỳ thời thuộc Pháp hồi đầu Pháp cưỡng ép đi học thì nhà giàu toàn đưa con em tá điền đi học thay. Chính tầng lớp này về sau lại thành công vì có trình độ, con em tá điền hóa ra gặp may. Những người đỗ đạt lại được phú hộ gả con gái cho và trở nên giàu có.
Hay Nga khi Pie đại đế lên nắm quyền. Nhà vua thực hiện chính sách học tây nhằm đưa Nga thoát ra cảnh nghèo nàn lạc hậu thì ông ra kỷ luật sắt mới bắt được con em quí tộc đi khắp châu Âu học đủ loại nghề, khoa học kỹ thuật và cảnh bắt nông dân đi làm công nhân trần ai khoai củ.
Ông cũng là người đầu tiên thuê chuyên gia phương Tây về làm tướng, làm bác sỹ, kỹ sư trưởng, kiến trúc sư…trả rất hậu và ông xắn tay vô làm cùng. Pie đệ nhất là 1 người Nga điển hình, cực kỳ tốt bụng đồng thời cực kỳ độc ác.
Nhờ vậy mà Nga vươn lên thành cường quốc. Nhưng nhìn đi nhìn lại, phải có roi mới làm vẫn là thói quen cố hữu. Người Nga lại phè ra và giờ khoảng cách lạc hậu so với Tây Âu vẫn thế.
“ Nhưng đó là 1 nghịch lý bởi vì nếu tin rằng 1 người có thể cải thiện cuộc đời 1 người khác thông qua bạo lực là 1 sai lầm.
Sự bạo động là rào cản tồi tệ nhất mà con người có thể tạo ra đối với việc đạt tới vương quốc của Thượng đế trên trần gian “

Suy niệm mỗi ngày (Lev Tolstoy)

2. Bố vợ phải đấm
Có bạn trên MXH bảo anh giải thích về thành ngữ bố vợ phải đấm đi. Nguyên gốc câu này là vênh váo như bố vợ phải đấm.
Thú thực tôi cũng bỏ công tìm mà chưa ra được nguồn gốc câu ni nên kể bù mấy chuyện về bố vợ vậy.
Có bác lãnh đạo hàm bộ trưởng có 3 con gái. Con gái đầu lấy chồng khi bác còn hàn vi. Cổ lấy chồng làm công nhân ra ở riêng. Được vài năm thì vất vả quá cô than thở càm ràm chê chồng cù lần mà chồng tính lại ương cứ thích làm công nhân, không học hành, nhờ vả hay nhận tiền bạc gì từ bên vợ.
Vậy là thỉnh thoảng cô lại dỗi hay bị chồng đánh… bỏ về nhà, báo hại bác lại phải dẫn về trả cho con rể, tức anh ách mà vẫn phải ngọt nhạt với thằng cù lần lửa.
Nhưng còn đỡ hơn rể út. Chàng này có ăn học, dẻo mỏ, thích kinh doanh. Vỡ nợ, báo hại bố vơ già rồi vẫn phải lụi cụi đi làm, xin xỏ lấy lại sổ hồng.
Còn chuyện nữa. Anh là lính tên lửa SAM 3 hồi Hà nội 12 ngày đêm sau về Huệ làm giáo viên điện tử (những năm 80 ngành này hotboy, vừa thời thượng vừa có tiền) gặp lấy gái rượu của giám đốc CA yêu thương nhau ríu rít.
Dạo 12 ngày đêm, lính thì về rồi mà tên lửa từ LX quá cảnh qua TQ bị TQ cố tình gây chậm trễ nên SAM3 không  tham gia bắn B52 được. Tuy nhiên đúng là khí số Trạng lợn nên Mỹ nghe có SAM3 liền gây nhiễu tần số đó. Nhiễu bang này thì lại phải bỏ không gây nhiễu tần số khác, vậy là ra đa cao xạ 57mm mèo mù đớp cá rán, nhòm B52 rõ mồn một. 
Ha ha, B52 rơi tới nỗi bên tên lửa phải nhường vài chiếc cho bên không quân, pháo.
Nhưng anh đi dạy mà lại đào hoa nên vợ ghen lồng lộn (ghen có lý à nha) về nhà chửi anh quá trời. Anh cũng chửi lại, cổ tức mới nhờ lính của cha dằn mặt chồng.
Bị đánh đau anh tới nhà bà cô sát vách nhà bố vợ rồi cứ thế anh chửi, rát mặt lắm vì anh cũng rất ngoa. Nhà bố vợ đầy sức mạnh nhưng gặp kẻ dùng văn chớ không dùng võ thì cũng khó động thủ được. 
Trước nhớ có đọc truyện kể ba vợ với con rể ngồi nhậu với nhau. Uống mãi cả 2 say bét nhè rồi đụng chạm chi đó xoay ra đánh nhau.
Tất nhiên ba vợ bị đánh vêu mồm do nhiều tuổi yếu hơn. Sau cú đó 2 ba con tỉnh rượu, con rể lạy lục xin lỗi mãi nên ông ba vớt vát thể diện bằng cách tha lỗi con đánh bố.
Rồi hàng xóm nghe ồn ào hỏi thăm thì nói tôi dạy cho nó mấy miếng võ phòng thân.
Từ đó mới có câu vênh váo như bố vợ phải đấm.

Vênh váo như bố vợ phải đấm thì tôi nghĩ thế này. Con gái là người tình kiếp trước của bố, nuôi nấng dạy dỗ bao năm đùng cái thành con nhà người ta, hẫng hụt lắm. Nhưng mặt khác lại là bom nổ chậm trong nhà, có người rước đi cũng mừng hết lớn. Mâu thuẫn thế nên vừa vênh váo tự đắc lại vừa buồn bã lo lắng con mình có được đối xử tốt không, có được yêu thương hay gặp thằng chồng vũ phu thì chết dở.
Ngoài bắc, thời tôi trai gái nô giỡn với nhau cứ nói hay làm gì khiến cổ ngượng ngập xấu hổ là các cô đỏ bừng mặt, đấm thùm thụp vô lung con trai: khỉ gió cái nhà anh này.
Nên phần vênh váo vẫn nhỉnh hơn phần phải đấm nhỉ?

1. Súc cốt công
Cao thủ 'súc cốt' trong tiểu thuyết Kim Dung
Súc Cốt Công (trong tiếng Trung, “súc" nghĩa là "thu nhỏ", "cốt" là "xương") chỉ việc vận công làm xương cốt co rút lại.
Nhà văn Kim Dung từng hai lần nhắc tới Súc Cốt Công trong các tiểu thuyết võ hiệp của mình. Một liên quan đến nhân vật Triệu Tiền Tôn trong “Thiên long bát bộ". 

Tiểu thuyết có đoạn: “Nhiều người chăm chú nhìn lên người trên lưng lừa, chỉ thấy anh ta thu nhỏ thành một cụm, giống như một đứa trẻ bảy tám tuổi vậy. Đàm Bà vươn tay vỗ vào mông anh ta. Anh ta lăn xuống đất, bỗng dưng vươn chân vươn tay, biến thành người vừa cao vừa lớn".

Hai là Súc Cốt Công mà Trương Vô Kỵ thể hiện trong "Ỷ thiên đồ long ký". “Lúc anh ta tới chỉ khoảng 15 tuổi, dáng người vẫn nhỏ, nhưng khi anh ta đi ra đã biến thành một người trưởng thành khoảng 20 tuổi, chui không lọt lỗ nhỏ đó nữa. Anh ta hít một hơi, vận Súc Cốt Công, toàn thân thu mình, khoảng trống giữa các xương thu nhỏ lại, và lại nhẹ nhàng chui qua".

(https://news.zing.vn/cao-thu-suc-cot-cong-tu-truyen-vo-hiep-buoc-ra-doi-thuc-post744012.html)Vương Bảo Hợp nhận thấy tiếng “rắc rắc rắc" của xương khớp giống như tiếng lựu đạn vậy. Mới 6 tuổi, nước mắt của cậu cứ trào ra nhưng vẫn không dám khóc thành tiếng.
Vương Bảo Hợp biểu diễn sắp xếp gân cốt để thu nhỏ người lại và làm chiều cao tăng lên. Đây là một tuyệt chiêu của Súc Cốt Công, môn phái đang đứng trước nguy cơ thất truyền.
Thì corona xuất hiện thi triển công phu súc cốt công cả nền kinh tế xã hội. Dịch này vài tháng nữa sẽ chấm dứt thôi nhưng di chứng để lại thì có 3 trường phái nhận định như sau:
- Thu nhỏ lại rồi sẽ phình ra lại như cũ: kiểu bịnh xong ăn trả bữa. TQ vẫn là công xưởng, các nước vẫn thế, vắt cổ lên làm bù. Sau 1,2 năm thì hồi phục
- Súc cốt công thất bại: nhỏ lại và văng ra làm nhiều mảnh. TQ thiệt nhất và mấy nước đi sau như Ấn độ, VN…hưởng lợi. Tức là mô hình vẫn như cũ nhưng có phân tán rủi ro, thời gian 5,7 năm
- Thay đổi hoàn toàn: ai về nhà ấy, WTO tan. Online lên ngôi từ những ngành như giáo dục, bán hàng kiểu Amazon. Như vậy 4.0, 5G, in 3D sẽ đi vào thực chất. Quá trình này mất khoảng 10-15 năm, thay đổi ghê gớm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét