Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Hiệu ứng bàn tay khỉ

02.12.20

Kiêu binh 
 Khi Mạc đăng doanh người Kinh cướp ngôi nhà Lê người Trại thì Nguyễn kim, Trịnh kiểm huy động quân từ Thanh nghệ đánh lại thành công duy trì nhà Lê gọi là Lê trung hưng. 
 Công to như vậy nên lính cấm vệ bảo vệ vua, Thăng long chỉ tuyển từ Thanh nghệ gọi là ưu binh. Từ ưu binh họ tiến lên kiêu binh rất nhanh. Vây phá nhà, đòi bắt cả quan tham tụng (tể tướng) rồi đòi hỏi thu thuế từ chợ, bến đò...nhất nhất vua lê chúa Trịnh đều chỉ có biện pháp là kính biếu, thương lượng mà không dám làm găng. 
Đỉnh điểm khi quận Huy (ngang thứ trưởng bộ qp) phò con của Đặng thị huệ lên ngôi chúa thì đám kiêu binh không chịu. Quận Huy cưỡi voi với mấy lính hầu cận ra đánh. Kiêu binh lôi cổ xuống, lính hầu chạy sạch. Trời ơi trời, thứ trưởng bộ qp mà bị kiêu binh bắt như bắt con nít. 
 Lê quí đôn đã phải cay đắng thốt lên binh kiêu tướng thoái là điềm mất nước. Y như rằng, sau Tây sơn tới thì kiêu binh trốn chạy chui lủi mồm phải ngậm tăm vì hở giọng trọ trẹ ra là dân bắt nộp hoặc đánh cho nhừ tử vì ghét quá. 
 Nhưng chúa Trịnh nhường kiêu binh cái chi thì nhường chớ không bao giờ cắt đất kính biếu nha, hay do hồi đó đất chưa đô thị hóa nên không có giá?

27.11.20
Tây đi vòng quanh thế giới bằng thẻ tín dụng còn TQ bằng QR code. Câu hỏi đặt ra là vậy các ngân hàng đại lý, điểm chấp nhận thẻ tín dụng, QR code được hưởng lợi gì, sau bao lâu tiền về TK của họ? Còn VN đi vòng quanh thế giới bằng 2 bàn tay ha


7.Biên niên đường biển Việt  
Quốc tổ VN là rồng, trên trống đồng con thuyền rẽ sóng rồi 3 lần chiến thắng trên sông Bạch đằng chứng tỏ đường thủy rất mạnh như người TQ đã phải công nhận: người bắc cưỡi ngựa, người nam đi thuyền. 
Vậy còn đường biển thì sao? 
Lý Thường Kiệt mang quân đánh Khâm châu, Ung châu. Tất nhiên bằng đường biển là chính. 
Thời Lý cũng tiến đánh Chiêm thành bằng đường biển. 
Như vậy thủy quân từ đời Lý đã phát triển phụ vụ cho mục đích chiến tranh, vận chuyển người và hàng hóa và các bạn đừng quên chiến thuật đánh rồi rút dạo đó là đánh hạ thành xong cướp chiến lợi phẩm từ vàng bạc châu báu, lương thực, gia súc đến bắt người về làm nô lệ. 
Từ thời tiền Lê 1 hoàng hậu Chiêm đã bị bắt sau sinh ra vua Lê long đĩnh khét tiếng đó. 
Rồi Trần Khánh Dư đánh tan đội quân lương của Nguyên mông ở vịnh hạ long không dùng chiến thuyền thì dùng gì. Toa đô dùng thủy quân đánh Chiêm thành nên mấy trận Chương dương, Hàm tử thì chiến thuyền Việt và Nguyên giáp trận. 
Thời Hậu Lê nối tiếp truyền thống đánh Chiêm thành bằng đường biển. Đại Việt và Chiêm thành là 2 đối thủ đánh nhau liên miên mà cuối cùng phe đông hơn đã thắng phe chuyên đi biển bằng chiến thuật đánh xong giữ đất chớ không chỉ thu chiến lợi phẩm rồi rút về như trước. 
(Người Chiêm thành giỏi đi biển buôn bán và cướp biển nổi tiếng trong khi chưa thấy tài liệu nào nói người Việt đi biển để buôn bán cả mà chỉ nghe Cao bá quát chê thuyền buôn mắm của Nghệ an mà thôi) 
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh thoạt tiên cũng đánh bằng đường biển sau vụ đắp lũy Thầy của Đào duy từ thì đường biển cũng bị kiểm soát chặt đối với di dân từ bắc vào nam và ngược lại.

Biên niên đường biển Việt 2 
Tướng lĩnh nhà Tây sơn đa phần là đô đốc. Điều này có lý do của nó, quân Nguyễn Huệ mạnh do tập hợp được lực lượng cướp biển tàu và dân gốc Chiêm thành thạo nghề đi biển. Cố tẩu lừng danh nữ hoàng hải tặc từng là vợ của 1 tướng cướp biển người tàu tham gia lực lượng Tây sơn. 
Những cú đánh thành Gia định, diệt hoa kiều cù lao Phố, Rạch gầm xoài mút, truy đuổi Nguyễn Ánh đều dùng thủy binh là chính. Đặc biệt đợt chuyển quân thần tốc đánh tan quân Thanh cứ thêu dệt võng cáng chớ thực ra lực lượng chính đi bằng đường biển. Và quân Tây sơn vẫn mang chiến thuật đánh, cướp chiến lợi phẩm rồi rút chớ không giữ đối với vùng Nam kỳ lục tỉnh. Nhà Nguyễn cũng dùng thủy quân theo gió mùa đánh nhà Tây sơn và trận quyết chiến chiến lược quyết định thắng thua ở Thị nại chính là lực lượng thủy quân 2 bên đối địch. Thời kỳ này lực lượng Tây sơn từng đốt cháy chiến thuyền tây của công ty hà lan và vua Nguyễn Ánh cũng lập chiến công tương tự. 
Như vậy, đường biển Việt đánh dấu những trận chiến khốc liệt, những cuộc chuyển quân thần tốc, những đợt cướp bóc chiến lợi phẩm lặc lè và như anh bạn tôi còn bảo sở dĩ gái Hải phòng đẹp vì xưa cướp biển trú đóng ở đó, cứ đi vòng vòng, thấy con gái đẹp là cướp trói mang xuống thuyền chở về Phòng làm vợ. 
Vậy 1 câu hỏi đặt ra là sao tới thời Pháp xâm lược thì lực lượng thủy binh, hải thuyền hùng hậu gần như mất tích? 
Thời vua Minh mạng VN được thiết chế hóa giống TQ từ kiến trúc, luật pháp, hành chính đến đối ngoại. 
 Nhà Minh,Thanh đời này có mấy điểm chính về đường biển như giải tán hạm đội Trịnh hòa, cấm đóng tàu biển, không giao thương với Nhật, bị nạn cướp biển hoành hành và tìm diệt cướp biển gắt gao. 
 Còn VN thì từ thời Thiệu trị thủy quân trở nên kém cỏi, bị tàu tây, tàu cướp đánh liểng xiểng, cướp trên giàn mướp mà phải trơ mắt ếch. Khởi nghĩa Phan bá vành ở Đồ sơn cũng là cướp biển. 
 Để chặn nạn cướp biển nhà Nguyễn cũng học nhà Thanh bế quan tỏa cảng lui về thủ ở cảng và làm lực lượng thủy binh, thương thuyền ngày càng mai một, yếu kém hẳn so với thời Gia long. 
 Kể từ đó tới nay đường biển việt cứ đì đẹt thế chưa trở lại được thời oai hùng xưa.

6. Plato và Khổng tử
2 ông xuất hiện cách nhau không xa, Plato 428 TCN, Khổng tử 551 TCN và là 2 người soi đường chỉ lối cho nền văn minh Đông Tây.
Plato đề ra con người cần có 4 đức tính công bình chính trực, thận trọng, kiên quyết, điều độ trong đó công bình chính trực là đức tính quan trọng nhất
Khổng tử coi người quân tử cần có 5 đức nhân nghĩa lễ trí tín trong đó nhân là quan trọng nhất là biểu hiệu của đức.
Khổng tử đã chia người thành 2 hạng quân tử, tiểu nhân còn Plato chú ý tới đức tính công chính của con người. 1 bên chú ý tới cá nhân, 1 bên là đẳng cấp nên người ta mới cho rằng phương Tây là chủ nghĩa cá nhân còn phương Đông là chủ nghĩa tập thể đây.
Khổng tử xây dựng duy nhất 1 mô hình xã hội quân sư phụ với vua đứng đầu là thiên tử có tôn ti trật tự chặt chẽ còn Plato đưa ra tới 4 mô hình thành quốc là chế độ quân sự, quả đầu, dân chủ và độc tài. Qua đối thoại Plato đưa ra được tư duy biện chứng còn Khổng tử ở mức tư duy trực quan.

Với 1 mô hình khép kín kiểu kinh Dịch chứng tỏ sự hoàn thiện của nó và đưa TQ phát triển hơn phương Tây cả ngàn năm trong xã hội nông nghiệp. Plato đưa ra 4 mô hình chứng tỏ sự bất toàn trong xã hội phương Tây nhưng cũng chính sự khiếm khuyết này cho phép con phượng hoàng tái sinh từ tro tàn của chính nó như Phục hưng là 1 minh chứng.
Như vậy, 1 mô hình đóng hướng tới mẫu chuẩn là tổ tiên còn 1 mô hình mở hướng tới thần linh. Khi gặp biến cố thiên nga đen thì mô hình khép kín Khổng tử không giải quyết được và mô hình mở Plato lại phát triển.
Nho giáo đề ra nam nữ thụ thụ bất thân quần áo che kín cơ thể còn Plato khuyến khích thi đấu thể thao cho con người cường tráng mà dân Hi lạp khi thi đấu là khỏa than.
Với 2 định hướng này thì người nào khỏe, thuận tự nhiên thì đã biết. Tất nhiên Khổng tử quá tài vì đã biết trước dân số TQ phát triển quá nhanh, nếu không thụ thụ bất thân thì sao có đủ cơm mà ăn

5. Thói quen, sức ỳ và sự thay đổi
Thói quen là những thứ ta quen làm mà không phải suy nghĩ. Có thói quen tốt, có thói quen xấu nhưng không dễ bỏ như tật đưa tay móc mũi thời corona chẳng hạn.
Còn sức ì là thứ cứ miết theo thói quen mà làm, khi hoàn cảnh thay đổi cũng không chịu đổi hướng, nhúc nhích. Như con tôi khi nào làm việc gì cũng phải tới phút chót mới làm. 
Phim ảnh khai thác khía cạnh tâm lý ấy nên đã để 007 bao giờ cũng tới phút chót mới hành động, mới lật ngược tình thế cho nó hồi hộp hấp dẫn.
Câu chuyện thỏ chạy thi với rùa là 1 minh chứng. Thỏ chạy lẹ nhưng ham chơi ham ngủ còn rùa thì chậm chạp nhưng nhẫn nại kiên trì nên trong đời 2 con đua chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Vua Louis của Pháp nói: Dân Pháp thì không thể tiến hành cải cách được mà họ phải làm cách mạng cũng là 1 dạng thức của thỏ và rùa.
Ngoài đời chúng ta cũng hay gặp 2 kiểu người như vậy: vd như chạy cự ly ngắn và marathon vậy. Hay có người ngủ nướng đặt chuông báo thức hoài dậy không nổi vì sức ì lớn quá còn có người luôn dậy trước chuông báo thức vài phúc vì họ đã luyện được thói quen tốt đó.
Khi phá bỏ sức ỳ cần 1 í chí lớn nên ban đầu thường cực đoan quá đà sau mới điều hòa lại được nhưng không khéo lại gà gật về thói quen cũ. Bạn nào hút thuốc, bỏ thuốc từng biết tình trạng này, bỏ cả năm rồi hút lại dữ hơn.

Nhà sử học lừng danh Crane Brinton cũng đúc kết lại là sau mỗi cuộc cách mạng đều có một “cuộc phản cách mạng Thermidorian”. Thermidor là tháng 11 của lịch cách mạng Pháp, tháng mà lãnh tụ tàn bạo Robespierre của thời kỳ Đại Khủng Bố bị lật đổ và đưa lên đoạn đầu đài năm 1794, mở đầu cho một giai đoạn ôn hòa. 
Nhìn lại những cuộc cách mạng của thế kỷ 20, ta thấy “cuộc phản cách mạng Thermidor” đều có xảy ra đấy nhưng phải chờ thời gian lâu hơn là trong cách mạng Pháp, khi phe cách mạng cực đoan chỉ cầm quyền vỏn vẹn 2 năm. Ở Nga chỉ sau khi Stalin chết năm 1953, và nhất là trong thập niên 1970s và 1980s, cuộc cách mạng mới bỏ đi những lý tưởng cấp tiến cực đoan. 
Điều này (cuộc phản cách mạng Thermidorian) cũng tương tự như những gì xảy ra thời Đặng tiểu Bình ở Trung Quốc, nhưng không hoàn toàn và vẫn kéo dài đến nay. Ở Iran cuộc đấu tranh giữa phe cực đoan và trung dung ôn hoà vẫn tiếp tục cho tận bây giờ.
Một bài học tổng quát từ những cuộc cách mạng thời cận hiện đại là cuối cùng, những người cách mạng cầm quyền nói chung sẽ bị hủ hóa. 
Sau khi những tay cách mạng cực đoan thành lập chính quyền độc tài, guồng mảy cũ vạch ra và kiểm soát, chế tài tham những không còn nữa và không có guồng máy mới thay thế trong chính quyền độc tài. 
Đây là điều đã xảy ra cho đại đa số các cuộc cách mang phản thực của thế giới thứ ba như ở Angola, Algeria, Syria (đảng Baath) và Iraq (trước khi bị người Mỹ lật đổ). Nó cũng là điều đã xảy ra trong các nước Cộng Sản Đông Âu trước thập niên 1980s và cũng là điều Tập Cận Bình lo ngại. 
Đây là kết cục đáng buồn của những cuôc cách mạng cực đoan muốn thay đổi tận gốc rễ: theo sau những cuộc cách mạng thất bại như vậy là chế độ chuyên chính “ăn cắp”, tiêu biểu nhất là chế độ của Vladimir Putin ngày nay.
Tức là làm cái chi cũng đừng theo kiểu tức nước vỡ bờ, cực đoan nhưng bản tính con người lại luôn muốn 1 đập ăn ngay, 1 bước lên ông bà. Khó thế.


4. Mạng lưới bán hàng online
Nhân viên văn phòng dạo này kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online. Thoạt đầu đương nhiên bán cho đồng nghiệp, bạn bè, họ hàng, người nhà…mấy tháng đầu thì dễ, nhưng sau đó với đa số thì ngày càng khó vì mối quan hệ cạn kiệt mà.
Vậy là chị em ta nhớ tới cái tích 2 ông chồng đi buôn rượu, cứ ông này mua của ông kia. Chiều về bán hết hàng, ghi sổ dài dặc nhưng tổng kết lại là vẫn 0 đ. Tất nhiên với tính sáng tạo thì chị em triển khai chuỗi bán hàng theo nhu cầu.
Ví dụ người này bán hộp nhựa sẽ kết với người bán rau, bán gạo, thịt organic, chè, cá, trái cây…chừng 50 người cho 1 chuổi cung ứng những nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra đa số sẽ bán nhiều mặt hàng.
Tới đây bài toán đơn giản hơn: cứ mỗi người bán được cho người khác 1 triệu tiền hàng thì 1 tháng doanh thu 50tr. Chiết khấu 20% thì được doanh thu thuần 10tr, chưa kể họ còn giúp đỡ cho đội quân đàn ông bên cạnh làm shipper, làm clip….
Vấn đề là xây dựng chuỗi cho dài và đa dạng nhỉ.

3. Vì sao người Việt hay tranh giành, hiếu chiến
2 vợ chồng Lạc Long Quân, Âu Cơ sanh được 100 trai 1 lúc chưa kịp mừng thì lu bù với cho con bú, rửa đít…thế này nhé, cứ tính mỗi đứa bú 5 phút thì cật lực 4h xong 1 lượt. Chả nghỉ được mấy lại cho bú đợt 2.
Mấy ngày đầu thì sữa nhiều, còn sức thì chỉ mệt nhoài thôi. Sau Lạc long quân phụ giúp đun nước cháo chớ sữa đâu đủ. Vậy là đứa khóc đứa la náo động.
May rồi chúng cũng lớn, bò lổm ngổm, chỉ hơi còi chút.
Nhưng lớn thì chúng bắt đầu tranh giành nhau. 2 đứa to khỏe nhất nhào vô bú trước, những đứa còn lại đứa kéo chân, túm tóc kéo tay, cắn đá đạp đủ cả…cứ thế chúng lớn lên trong huyên náo, tranh giành, đánh lộn, mưu mẹo…
Thế chả trách sao dân VN sau hiếu chiến tranh giành dữ dội và chỉ quan tâm tới những cái trước mắt.
Công sanh 1 lúc 100 to quá con cháu nhớ ơn lập nên đạo Mẫu để thờ. Mẹ Âu cơ chính là mẫu ban đầu còn mấy mẫu thoải, mẫu ngàn, Liễu hạnh là về sau này.
Còn chuyện sau mọi người biết rồi. 50 người con theo mẹ thì ông to khỏe nhất lên làm vua Hùng còn 50 người con theo cha xuống biển bắt cá ăn nhậu. Trước ở miền Hải phòng, Thanh hóa, Nghệ tĩnh sau lên lập gia đình với gái Mường sinh sôi nảy nở và vua Lê lợi chính là con cháu của 50 người con theo cha này.

Một nhà nhân chủng học Pháp thời thuộc địa, những năm 30 của thế kỷ trước đã có một nhận xét khái quát: Người Lào chỉ thích vui chơi, nhảy múa, họ có nhiều lễ hội, một năm chỉ cần mấy tháng xuống nương ra đồng là được. 

Người Việt thì chỉ nhìn thấy những gì hiện ra tức thì, họ không thể nhìn xa hơn nếu có bức tường trước mặt. 
Còn người Khmer, bắt tay họ quay đi thì phải quay lại ngay, coi chừng… Những năm 70 có không ít bộ đội, cán bộ Việt Nam bị mất tích ở vùng Đông Bắc Campuchia trong khi thỉnh thoảng lại bắt gặp những lính Khmer đỏ vác dao trên đường)


2. Tư duy phát triển
Tư duy cố định coi thông minh có sẵn tính trời rồi nên dùi mài chỉ làm cho ngọc càng mài càng sáng hay cần cù bù thông minh. Tức là cố gắng mấy cũng khó so sánh với người thông minh.
Tư duy phát triển thì coi trí thông minh có thể nâng cấp được qua học tập, rèn luyện lao động. Nhiều thứ như hội họa trước cứ tưởng phải có năng khiếu mới vẽ được thì người bình thường qua học vẽ cũng có thể nắm được các kỹ năng như xa gần, sáng tối, ấn tượng… chưa kể trí thông minh qua rèn luyện sẽ có cơ hội dẫn đến đột biến nên ngay cả người thông minh cũng cần học tập rèn luyện để tăng tiến chớ không nên ngồi chờ sung rụng.

Như xưa Tôn Quyền thấy Lã Mông là tướng trẻ, có khả năng nhưng không chịu đọc sách. Ông khuyên nhủ và Lã mông nghe lời.
Sau 1 thời gian đã có thể đàm đạo chuyện trế trận, binh pháp với Lỗ túc là quân sư của Tôn quyền. Khi thay thế Lỗ túc thì Lã mông đã lập mưu thắng Quan vũ, chiếm Kinh châu thành công mà ta biết Quan vũ là hổ tướng, không phải loại hữu dung vô mưu đâu, cũng là người rất hiếu học nhưng chỉ bị tính tự phụ khinh thường Lã mông là đứa nít ranh, đọc 3 ngày không hết 1 trang sách.
Sau Lã mông mới nói: Kẻ sỹ từ biệt 3 ngày gặp lại thì nên nhìn nhận, đối đãi nhau bằng con mắt khác.
Chính là nói về sự trui rèn mang lại đột biến, tư duy phát triển này đây.

1. Hiệu ứng bàn tay khỉ
Hiệu ứng bàn tay khỉ nói về chuyện cầu được ước thấy nhưng lại vô tình kéo theo, hay do những việc khủng khiếp, tác hại lớn mà thành.

Bàn tay khỉ (nguyên tác tiếng Anh: The Monkey's Paw) là một truyện ngắn kinh dị siêu nhiên của W.W. Jacobs sáng tác năm 1902 và chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2011 kể về bàn tay khỉ linh nghiệm bà mẹ hỏi hai cha con muốn ước gì và con đã gợi cho cha ước có hai trăm bảng. Ước xong, bàn tay khỉ bỗng nhiên cử động.

Sáng hôm sau, không có gì xảy ra. Con đi làm. Chiều hôm đó, người đại diện của hãng Meggins và Maw đến gặp cha mẹ, báo tin con trai đã chết vì rơi vào máy trộn bột giấy. Để đền bù, họ sẽ trao cho một khoản tiền hai trăm bảng. Bà mẹ
 đau đớn khóc ngất, còn ông cha thì tối sầm mặt.

Do đó, nhiều người khuyên không nên đi coi bói toán vì nếu thầy phán điều xấu thì tâm trí bị ám ảnh kiểu ma đưa lối, quỉ đưa đường sẽ tự nhiên bị xui thiệt hay thầy báo năm nay hên làm ăn được bèn làm liều lĩnh hơn, ít cân nhắc, xét đoán rủi ro dẫn đến việc hoạch định chiến lược thì nôn nóng mang ra làm ngay và ngó lơ những việc cần kíp trước mắt.

Dẫn đến tuy có thể đạt được nhưng đòi hỏi hi sinh quá nhiều thứ khác và giá phải trả quá lớn. Đây là yếu điểm của việc lập kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm.

Ví dụ TQ xây đập Tam hiệp. Ước mơ khởi nguồn từ Tôn trung sơn, Mao CT, mãi tới thời Giang trạch dân mới hoàn thành. Chi phí công bố 60 tỷ usd, hàng triệu người phải di cư, cả 1 vùng khí hậu biến đổi và giờ TQ lo ngay ngáy sợ bị vỡ đập từ yếu tố thiên nhiên như động đất, chất lượng xây dựng kém đến lỡ có chiến tranh thì địch ném bom phá đập… Đập 
thủy điện còn dẫn đến biến đổi khí hậu tại Hồ bắc TQ, là nguyên nhân góp phần bùng phát dịch Sar, Corona…?

Tương tự như vậy là việc chặn dòng sông Mekong để trữ nước, ngoài việc làm cả đồng bằng sông Cửu long khô kiệt nhiễm mặn còn gây ra những hậu quả mà giờ còn chưa đong đếm hết được

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét