Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Kinh tế nôm na

 7. Trai sắc gái tài 

 Hôm trước mới hỏi các bạn trong trường hợp nữ mạnh mẽ tài giỏi hơn nam thì thế nào? 

Các câu trả lời tập trung vào thôi thì rung đùi uống cà phê hưởng thụ, rồi vợ gọi thì dạ ta làm việc nhà, có bạn bảo nam sẽ tự ti nên phách lối, rồi kiếm việc lớn mà nữ không làm được để thể hiện, có bạn tư tưởng bình quyền thì nói xem xét người dựa vô năng lực chớ không phân biệt nam nữ... Tựu trung lại sẽ có 3 dạng chính:

 - ngoan hiền: lui về hậu phương việc nhà để vợ gánh vác gia sơn. Số này cũng nhiều nhiều 

 - loại ham chơi lười làm là đông nhất: lấy vợ xong mở cho vợ quán bún bò rồi mình đi cà nhổng, lô đề, đá gà, ăn nhậu

 - loại làm việc lớn: trong đám này thực ra chủ yếu nói như rồng leo, cơm mì nói chuyện thế giới nhưng nhiều ông đúng là kinh thật, rách giời, làm những việc kinh thiên động địa mà nữ không thể nào tưởng tượng ra. 

 Vì sao các ông làm những việc đó và làm được vậy? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích.

Trai Việt thường ít cơ bắp, ít lông râu và nhỏ con nét nhẹ nhàng. Họ định vị nam tả nữ hữu nhưng hơi trật vì tay phải là tay thuận chiếm đa số. Trong cuộc sống họ tin 100 cái lý không bằng 1 tí cái tình, ông nào mạnh mẽ lắm cũng đòi vừa có tình vừa có lý. 

 Chúng ta biết rằng, về mặt sinh học thì con người trong nam có nữ và ngược lại. Như vậy trai VN tính nữ phát triển hơi mạnh nên họ thường tránh đối đầu mà hay chơi chước đà đao, thanh dã du kích và thù dai quân tử trả thù 10năm chưa muộn... 

Vậy là về tương quan tính nam của các ông hơi ít so với các bà nên đàn ông VN đa số sợ vợ và được họ giải thích trẹ ra là do ảnh hưởng của của đạo Mẫu nên VN chỉ có bà mẹ VN anh hùng mà không có ông bố nhân dân. 

 Với tư cách người cai trị thì họ phải gồng lên để giữ gìn sự kính trọng, tôn ti trật tự từ chị em nên phải tìm cách làm những việc mà các bà các cô yếu thế hơn hẳn đó là làm những việc điên khùng, nổ banh trời, tứ đổ tường hay đánh lộn. Món đánh lộn có vẻ được các ông dùng nhiều ha?

6. Vài khái niệm về kinh tế 

 Biết khách hàng của bạn và phân khúc khách hàng ứng dụng trong chống dịch sẽ giúp biết được rõ đối tượng, khu vực cần trợ giúp, cần khuyến khích, cần hạn chế...nhằm sử dụng nguồn lực hợp lý. 

 FIFO vào trước ra trước là chế độ thâm niên, sống lâu lên lão làng, giống thời bao cấp, phe xhcn . Nhật cũng từng tự hào món này sau phải bỏ. 

 LIFO không coi trọng thâm niên mà hướng tới hiệu quả, trẻ có thể lên sếp bất cứ lúc nào. Ưu điểm năng động nhưng khi sa vào bè phái thì còn tệ hại hơn FIFO

5.Trung tâm là đàn ông 

 1 dạo sau khi Stalin chết thấy Mao CT tuyên bố TQ mới là trung tâm CM, ra sức tranh giành ảnh hưởng với Khrushchev và không chấp nhận tbt mới của LX là đàn anh tôi lấy làm ngạc nhiên lắm. Cứ băn khoăn tự hỏi đó là vì bản chất hay vì cái gì, rõ ràng khi đó LX mạnh hơn hẳn và TQ vẫn đang trong thế nhờ vả mà. 

 Sau mới biết đó là do thấm nhuần Nho giáo mà ra. Khổng tử luôn chú trọng đến nhân sự, nói trắng ra là đàn ông, người quân tử vì ông trọng nam khinh nữ, ghét tiểu nhân. Khi đạt mức quân tử thì lấy mình làm trung tâm và tìm cách giáo hóa người xung quanh, dĩ hạ hóa di.

 Tương tự khi Nhật bản, Triều tiên, VN thấm nhuần Khổng giáo thì họ cũng coi mình là trung tâm văn minh. Vd như Nhật coi TQ là tây phiên. VN thời Trần cũng coi mình như trung tâm văn minh và quyết liệt chống nhà Nguyên vì coi họ là dân du mục di địch thấp kém. 

Dù nhà Nguyên đánh bại nhà Tống thì nhà Trần vẫn ủng hộ, giúp sức và cưu mang người Tống. Tới khi Lê lợi làm vua thì tinh thần vẫn coi nhà Minh không đủ văn minh. Khi Nguyễn trãi được giao chế định triều phục, điển lễ thì ông muốn làm theo qui củ thời Hán, Tống mà tài liệu bị quân Minh lấy sạch nên loay hoay, cuối cùng vua chọn mẫu của hoạn quan Lương đăng copy nhà Minh làm các quan chê Lương đăng dốt mãi. 

 Tới thời Nguyễn thì Nho giáo VN tột bậc và họ cũng coi thường nhà Thanh, coi là dân di địch mọi rợ chiếm quyền. Với sự tự tôn này thì vua Minh mạng đã tiến hành đồng hóa triệt để,các sắc dân khác phải tuân theo kiểu Việt và họ tự gọi mình là Hán nhân còn người TQ tới xa xưa phía bắc gọi là Đường nhân, phía nam là Minh hương, những người đến sau nữa là Thanh nhân. 

 Các cụ tự định vị mình theo văn minh Khổng giáo như vậy đó chớ không đếm xỉa chút xíu nào đến vị trí địa lý. Đó có phải là sức mạnh ý thức hệ?

4. Thói quen đi đất trong nhà có từ khi nào? 

Mỗi khi vô nhà người VN thì mọi người đều bỏ giày dép bên ngoài và bước vào nền nhà được lau bóng loáng. Ai lỡ đi dép vô là bị lườm và nhắc nhở ngay. Vậy thói quen đó bắt nguồn từ khi nào? Theo Trần quang đức trong Ngàn năm áo mũ thì thời Lý đi dép sang thời Trần đi đất. Vua quan có đi giày dép thì khi vô sân chầu cũng bỏ ra đi đất hết.

3. Đọc lý lịch kinh tế hiện đại 

 Độc thủ đại hiệp 

 Khi Adam Smith phát hiện ra sức mạnh của thị trường thì cntb vồ lấy, từ nay bàn tay vô hình điều khiển tất cả, từ cân bằng cung cầu đến tất cả vì mình, chả ai chịu ơn ai. Nhà nước chỉ thu thuế, giữ trật tự an ninh hành chính... Chắc ổng có tập quyền anh và nhận ra cú đấm tay thuận mạnh mẽ như thế nào. 

 Sau LX ra đời, 1 phép sáng tạo bằng cách làm ngược cái người ta đã làm lớn nhất xảy ra. Họ phát hiện ra bên kia xài tay vô hình thì mình xài bàn tay hữu hình của nhà nước, có rèn luyện, kỷ luật nên cú đấm cũng rất mạnh. Ưu điểm là với những cái đã quen thuộc thì làm rất tốt, rất nhanh không cãi nhau. Cứ thế, 2 độc thủ đại hiệp Dương quá hữu và Dương quá tả dương danh giang hồ. 

 1929 bàn tay vô hình gây ra đại khủng hoảng, có Keynes liều lĩnh phá bỏ giới điều học mót chiêu bàn tay hữu hình về mang ra thi triển. Tất nhiên là tay vô hình vẫn to hơn hữu hình nhưng hữu hình thường luyện gồng nên cũng khỏe nhưng vụng, hay đấm ẩu đấm trượt... 

Vậy là kỷ nguyên đấm 1 tay kết thúc, giờ phe tbcn chuyển sang đấm 2 tay trong khi dương quá tả vẫn đấm 1 tay, tay còn lại chỉ để gãi 5% trong thời gian rảnh rỗi. 

 Ăn cơm trước kẻng 

 Tiền tệ ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Cứ có hàng hóa, dịch vụ là có tiền đối ứng. Nhưng ở thời điểm sau thế chiến 2 thì tiền vẫn giàn đều ở chức năng thanh toán, dự trữ, đầu tư, đầu cơ...Friedman xướng lên thuyết trọng tiền chứng minh rằng nếu năm 1929 tiền được bơm ra thì đã cứu được khủng hoảng và cổ đông chỉ quan tâm đến lợi nhuận. 

 Từ đây tiền mang nặng tính đầu tư, đầu cơ. Thị trường chứng khoán bùng nổ và luồng vốn phân bổ trên cơ sở lợi nhuận kỳ vọng. Kiểu ăn cơm trước kẻng trở thành phổ biến. Các phương pháp định giá trên sổ sách, dòng tiền, P/E...được áp dụng. Với TTCK mở rộng như thế thì tính đầu cơ, tham lam ưu thế, phố Wall dần tách rời và độc lập với phố Main. Và đột nhiên sau khi bơm tiền quá khủng nhằm cứu thị trường trong khủng hoảng, dịch bệnh và công nghệ mới...thì thuyết trọng tiền đứng trước thách thức. Hóa ra tham lam quá phá vỡ sự cân bằng sinh thái, an ninh độc lập kinh tế của các quốc gia. 

Như vậy thời kỳ toàn cầu hóa lại bị sa đà vào lối đánh 1 tay là tay tiền, tưởng bở dùng phố Wall thượng đẳng để bóc lột phố Main và TQ đã khai thác triệt để sự ngạo mạn phương Tây này. 

Trên bảo dưới không nghe 

 Những lý thuyết bàn tay vô hình, hữu hình, trọng tiền, kế hoạch hóa, tư bản nhà nước mà nghe đều thuộc về phái lý tính, tức là luôn luôn giả định con người suy nghĩ hợp lý, thời gian cuộc sống của công ty là vô tận và chỉ có 1 con đường phát triển hôm sau hơn hôm trước. 

 Ít người để ý rằng TQ đang dùng mô hình tư bản nhà nước mà ngày trước Hitler sử dụng đưa Đức từ nợ ngập đầu sau thế chiến 1 trở thành cường quốc tát Anh Pháp dúi dụi. 

Khi chủ nghĩa tiêu thụ được đẩy mạnh thì họ mới phát hiện ra hóa ra con người không phải ai cũng hành xử duy lý và lúc nào cũng hành động hợp lý. Cô này khỏe mạnh nhà giàu thì không thích lại đi mê cô gió thổi bay, đó là lúc thằng nhỏ khiển thằng lớn Như vậy có người ham chơi, người ham làm, người ham xài chớ không phải là ai cũng như ai. Giống như trong dịch bây giờ ta thấy doanh nghiệp đóng vai người tốt, kẻ bị nạn và đứa cú nhòm nhà bệnh... 

Siêu Ponzi 

 Ponzi là chiêu nợ hình kim tự tháp, lấy tiền người sau trả cho người trước. Với lượng tiền bơm ra nhiều như đợt rồi thì muốn hay không cũng phải áp dụng Ponzi, vấn đề là thời gian được kéo dài trong bao lâu. TQ thực ra đã chủ động Ponzi với chiêu kết hối từ trước. 

 Các bạn để ý từ khi CNH tới những năm 70 thì tiền được đảm bảo bằng vàng. Khi 3.0 thì tiền tài khoản phát triển, 4.0 tiền số rập rình. Vậy tiền tk và tiền số khác nhau chỗ nào? Khác biệt chính là với tiền truyền thống hạch toán tk chữ T nợ có còn tiền số thêm chiều thứ 3 là theo dõi ai mua ai bán realtime, các tk có liên quan tự cân đối, cái này để tương thích với IoT, A.I dẫn đến nguy cơ gạt bank truyền thống ra ngoài. Tiền tài khoản dẫn đến thẻ tín dụng. Có bạn hỏi QR code tiện lợi hơn có đè bẹp được thẻ tín dụng không? QR code thanh toán ngay, phù hợp với giao dịch nhỏ còn thẻ tín dụng đằng sau nó là cả 1 hệ sinh thái vay mượn.

IoT, AI và tiền số 

 Khi bạn mở cửa tủ lạnh nhà mình thì 2 con chip trên người và tủ lạnh liền giao tiếp với. 1 thực đơn được thảo ra, 1 đơn đặt hàng được gửi, thông số tình trạng tiêu hóa, sức khỏe...được gửi và tất nhiên bill tiền cũng được gửi. 

Tất cả giao tiếp với nhau bằng AI và nó tối ưu hóa mọi thứ từ sức khỏe, giấc ngủ (3h sáng nay tự nhiên có đứa lạ nào điện thoại làm mất cả ngủ, đúng là ĐT chưa có AI), chi tiêu...Vậy là bạn được robot nấu ăn theo gu của bạn và chỉ có bất tiện nếu bạn khoái ăn sang là khó vì AI không cho bạn vung tay quá trán. 

 Tả như thế để nói tới tiền số, khi IoT tất cả giao tiếp qua AI thì con người chỉ vướng cẳng nên các AI cũng tự giao dịch, thanh toán...Tất nhiên là phải bằng tiền số thì AI mới hiểu. Giờ đây sẽ không có chuẩn như cơm mẹ nấu nữa mà là chuẩn như robot nấu, bạn không phải làm gì trừ kiếm tiền và anh cả biết mọi thứ về bạn còn rõ ràng hơn cả bạn

2. Bộ 3 bất khả thi 

Bộ 3 bất khả thi - quyền lực - năng lực - nổ lực Vd: thường thì người có quyền lực cao mà năng lực thấp thì nổ lực sẽ bá đạo. Mời các bạn cho vd tiếp.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và ăn cây nào rào cây ấy với Pareto 

Trong 10 người trồng cây thì có 2 người hái được 80% quả 

Trong 10 người hái quả thì có 2 người té dập mông, gãy tay 

 Đó là nguyên nhân tham nhũng ổn định


1. Ăn uống và CT 16 

Dự trữ 

 Cứ mỗi đợt nghe đồn, nghe chính thức về cách ly, 3 tại chỗ là mọi người tìm mọi cách mua thực phẩm, rau củ... dự trữ nên nhu cầu tăng ít nhất gấp 3 ngày thường. Vd bạn mua hàng từ siêu thị thì sau 2,3 ngày họ mới giao được và thường không đủ theo yêu cầu, hơi giống bên chứng khoán t+2 và phí. Hàng mua về nhiều tủ lạnh đầy nghẹt dẫn đến chóng hư và lượng ăn phải tăng lên dẫn đến rác thải nhiều và mua thuốc đau bụng tăng.  

Ăn sáng 

 Người SG đa số ăn sáng bên ngoài, giờ cả người ăn người bán thua. Như tôi rất ghét mì gói, năm ăn vài lần mà tuần này làm mấy gói. 

Đi chợ hàng ngày 

 Rất đông có thói quen đó, giờ muốn mua trữ thì tủ lạnh nhỏ xíu. 

 Khó khăn Người nghèo chạy ăn từng bữa chừng cả triệu Trẻ độc thân quen ăn ngoài giờ mua đồ về nấu cũng khó, không biết nấu và không có đồ bếp nên có tiền mà chịu cảnh xếp hàng siêu thị vậy. 

 Có lợi 

Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi kiểu tây khi không thấy chợ ta bó tay chịu trói Điện sản xuất thương mại giảm thì sinh hoạt tăng, rồi nước tiêu thụ tăng. Máy bơm nhà tôi cả năm nằm im giờ ngày nào chả rì rì. 

Nếu CT 16 kéo dài? 

Sự xung giảm, mua đồ dự trữ giảm và bà con quay ra ăn dè tiết kiệm, đồ khô, mắm ruốc muối mè chà bông lại lên ngôi. Khi đó thì kinh tế khó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét