Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Bình dân học vụ



Trí thức Nga còn như thế, huống hồ Việt nam

http://phamnguyentruong.blogspot.com/2011/06/sergey-kirilov-ban-ve-so-phan-cua-tang_02.html

Trích:
"Sự phát triển thành công của bộ máy nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào quá trình “phối kết hợp” tầng lớp tinh hoa trí thức với tầng lớp tinh hoa quản lí - chính trị, nói một cách đơn giản hơn là xã hội có biết cách sắp xếp địa vị xã hội cho từng người phù hợp với khả năng trí tuệ của anh ta hay không (I. Ilin gọi là “tư tưởng phẩm hàm”), nghĩa là bảo đảm việc thăng cấp cho những người, nếu không phải là tài năng nhất thì ít nhất cũng là những người có học vấn cao nhất. 

(Nếu tài năng có thể được đánh giá một cách chủ quan thì xã hội nào cũng có các tiêu chí khách quan để đánh giá trình độ học vấn, và có thể dựa vào việc các tiêu chí này quan trọng đến mức nào đối với sự nghiệp công chức mà đánh giá [trình độ] tổ chức của xã hội đó). 
Nếu tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí trước cách mạng bao gồm những người được giáo dục và có học vấn tốt nhất trong thời đại của mình và tầng lớp tinh hoa chính trị trong các nước châu Âu ngày nay cũng bao gồm chủ yếu là những người đã tốt nghiệp các trường đại học uy tín nhất thì ở Liên Xô bức tranh hoàn toàn ngược lại: tầng lớp lãnh đạo chính trị cao nhất gần như là những người có trình độ học vấn - văn hoá kém nhất trong số những người lao động trí óc. 
Mặc dù nước ta có một số trường đại học có chất lượng cao (cứ cho là so với bối cảnh chung của các trường đại học Liên Xô), nhưng hiếm khi những người tốt nghiệp các trường như thế được tham gia vào tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí. 
Tầng lớp quản lí thường chỉ bao gồm những người tốt nghiệp các trường đại học tỉnh lẻ cộng với Trường Đảng cao cấp, nghĩa là những trường đại học có trình độ văn hoá thấp nhất. 
Sự kiện là trình độ học vấn và văn hoá của các cán bộ trong bộ máy của Đảng (nomenclature) thấp hơn trình độ của giới trí thức nói chung đã dẫn đến sự đối lập “quan chức – trí thức” mà ai cũng biết (trước cách mạng không có chuyện như thế vì trình độ văn hoá của đội ngũ lãnh đạo cao cấp bao giờ cũng cao hơn mức trung bình của tầng lớp trí thức lúc đó). 
Bộ máy quản lí thời Khrushchev và quan điểm đối với chính sách trong lĩnh vực khoa học và giáo dục đã có ảnh hưởng cực kì tai hại đối với chất lượng và vị trí của giới trí thức. 
Đây là giai đoạn mà sự tầm thường hoá giáo dục đại học đạt đến đỉnh điểm: hàng chục trường đại học không đủ điều kiện đã được thành lập. Số lượng sinh viên tăng đột biến trong những năm 1960 và chất lượng của nó cũng suy giảm tương ứng. 
Đây chính là giai đoạn hình thành cơ sở cho việc “sản xuất thừa” các chuyên gia, mà biểu hiện trầm trọng nhất diễn ta trong những năm 1980. 
Kết quả và quá trình bành trướng số người lao động trí óc trong giai đoạn này đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng uy tín của lao động trí óc và phúc lợi của những người làm việc trong các lĩnh vực này so với những người lao động khác. 
Những năm đó đã tạo ra những hậu quả năng nề nhất đối với tương lai của khoa học. 
Việc mở rộng như vũ bão biên chế các viện nghiên cứu khoa học, cũng như gia tăng theo cấp số nhân các viện đó đã dẫn tới kết quả là những người mà trong điều kiện bình thường không thể có hi vọng và phần lớn không hề nghĩ đến việc nghiên cứu khoa học cũng trở thành cộng tác viên khoa học. 
Những người bước chân vào khoa học trong những năm 1960, bước chân vào khoa học trong giai đoạn “tổng động viên” đó là lực lượng bổ sung tồi tệ nhất. 
Đến những năm 1980 họ đã trở thành gánh nặng, và vì thế mà những dự định cải cách lúc đó không thể nào thoát ra được. 
Hơn thế nữa, do quá trình thay đổi thế hệ, lúc đó họ đã chiếm giữ hầu hết các vị trí lãnh đạo trong khoa học và thực hiện chính sách cán bộ trong lĩnh vực này theo đúng bản chất của chính mình.
Một sự kiện nữa, mang tính quyết định đối với quá trình suy giảm chất lượng của tầng lớp trí thức trong những năm 1960 so với những năm 1950, là lúc đó đã không còn các chuyên gia thế hệ trước cách mạng, không còn những người có học vấn thực sự nữa. 

Và như thế nghĩa là đã không còn tiêu chí đánh giá học vấn chân chính nữa, người trí thức Xô-viết đã trở thành tiêu chuẩn tuyệt đối. "

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét