Trong cơ quan quản lý nhà nước có các loại vụ sau:
- Vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
- Vụ thuộc cơ quan thuộc chính phủ (nhỏ hơn bộ - thường gọi là tổng cục loại 1)
- Vụ thuộc tổng cục trực thuộc bộ (tổng cục loại 2)
Từ đây mới rắc rối, mấy vụ thuộc bộ so bì, tôi quản lý ông mà tôi vụ trưởng, ông vụ trưởng thì phân biệt làm sao. Phải có chiếu trên chiếu dưới tôn ti trật tự đàng hoàng chớ.
Vụ thuộc tổng cục loại 2 bắt đầu vào cuộc hành trình thay tên đổi họ khi thì vụ, khi thì xuống ban nghe cho hợp lý.
Được vài năm thì có ý phản bác. Ban là hơn phòng một tý, tôi phải vụ mới đúng vì dưới tôi có tới mấy phòng lận. Có lý thì phải sửa, lại thành vụ (sao chẳng ai so sánh với mấy ban Đảng, tên ban mà to vật).
Cứ tít mù vòng quanh vậy, mới rồi lại rục rịch tính xuống ban, rồi lại giữ nguyên vụ. Bao con người hồi hộp, lo âu vui mừng...
Hehe, vụ nào chẳng là vụ. Vụ lớn thì là vụ mùa, vụ chính. Vụ nhỏ thì là vụ chiêm. Quan trọng là anh làm gì chứ cái tên quan trọng chi. Tôi nghĩ vậy không biết có đúng không.
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Vì sao chậm chạp?
Thường thì cơ quan quản lý nhà nước thường bị chê chậm chạp.
Loại bỏ các lý do khác, ở đây tôi chỉ nói tới một lý do:
Đó là các bộ ban ngành trong kế hoạch làm việc của mình luôn có mục xây dựng đề án luật, nghị định, thông tư mà món này càng ngày càng nhiều (thể chế hóa, xây dựng nhà nhà nước pháp quyền mà). Thôi thì làm mới, sửa đổi bổ sung, ...
Việc đó ngốn không ít công sức của ngành hành pháp trong khi đó thì:
- Quốc hội là nơi lập pháp lại chỉ chỉnh sửa, biểu quyết thông qua luật là chính
- Luật ban hành rồi muốn chạy được phải có nghị định thông tư hướng dẫn, nôm na là chưa thoát khỏi cảnh thủ kho to hơn thủ trưởng.
- Pháp nhân, thể nhân làm theo thông tư nghị định là chính, chỉ khi ra tòa mới giở luật
- Việc làm theo thông tư nghị định làm giảm sức sáng tạo của doanh nghiệp
- Và tất nhiên là đội ngũ luật sư cũng khó giỏi được vì bị thu hẹp đất diễn ( bất lợi của việc áp dụng luật tổng hợp so với thông luật)
- Và cuối cùng tòa án do đó cũng không mạnh tương ứng
- Vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
- Vụ thuộc cơ quan thuộc chính phủ (nhỏ hơn bộ - thường gọi là tổng cục loại 1)
- Vụ thuộc tổng cục trực thuộc bộ (tổng cục loại 2)
Từ đây mới rắc rối, mấy vụ thuộc bộ so bì, tôi quản lý ông mà tôi vụ trưởng, ông vụ trưởng thì phân biệt làm sao. Phải có chiếu trên chiếu dưới tôn ti trật tự đàng hoàng chớ.
Vụ thuộc tổng cục loại 2 bắt đầu vào cuộc hành trình thay tên đổi họ khi thì vụ, khi thì xuống ban nghe cho hợp lý.
Được vài năm thì có ý phản bác. Ban là hơn phòng một tý, tôi phải vụ mới đúng vì dưới tôi có tới mấy phòng lận. Có lý thì phải sửa, lại thành vụ (sao chẳng ai so sánh với mấy ban Đảng, tên ban mà to vật).
Cứ tít mù vòng quanh vậy, mới rồi lại rục rịch tính xuống ban, rồi lại giữ nguyên vụ. Bao con người hồi hộp, lo âu vui mừng...
Hehe, vụ nào chẳng là vụ. Vụ lớn thì là vụ mùa, vụ chính. Vụ nhỏ thì là vụ chiêm. Quan trọng là anh làm gì chứ cái tên quan trọng chi. Tôi nghĩ vậy không biết có đúng không.
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Vì sao chậm chạp?
Thường thì cơ quan quản lý nhà nước thường bị chê chậm chạp.
Loại bỏ các lý do khác, ở đây tôi chỉ nói tới một lý do:
Đó là các bộ ban ngành trong kế hoạch làm việc của mình luôn có mục xây dựng đề án luật, nghị định, thông tư mà món này càng ngày càng nhiều (thể chế hóa, xây dựng nhà nhà nước pháp quyền mà). Thôi thì làm mới, sửa đổi bổ sung, ...
Việc đó ngốn không ít công sức của ngành hành pháp trong khi đó thì:
- Quốc hội là nơi lập pháp lại chỉ chỉnh sửa, biểu quyết thông qua luật là chính
- Luật ban hành rồi muốn chạy được phải có nghị định thông tư hướng dẫn, nôm na là chưa thoát khỏi cảnh thủ kho to hơn thủ trưởng.
- Pháp nhân, thể nhân làm theo thông tư nghị định là chính, chỉ khi ra tòa mới giở luật
- Việc làm theo thông tư nghị định làm giảm sức sáng tạo của doanh nghiệp
- Và tất nhiên là đội ngũ luật sư cũng khó giỏi được vì bị thu hẹp đất diễn ( bất lợi của việc áp dụng luật tổng hợp so với thông luật)
- Và cuối cùng tòa án do đó cũng không mạnh tương ứng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét