Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Hội chứng Thánh Gióng

09.03.21
Tiêu chuẩn phong thánh của dân VN qua truyện Thánh Gióng 
 - Nguồn gốc mơ hồ: mẹ sinh ra do 1 hôm ướm chân vô 1 bàn chân to lạ
 - Có thời gian chịu đựng khó khăn, phải im lặng đến 3 năm: vụ này phụ nữ là khó ha 
- Có biến cố rủi ro lớn: đất nước bị xâm lược nguy cấp 
- Huy động tài nguyên nhiều: 7 nong cơm 3 vại cà, roi sắt ngựa sắt giáp sắt vào thời nhà Ân là cực kỳ quí hiếm (có lẽ phải nhập ngoại)
- Thắng trận không bon chen làm quan, triều chính mà về trời luôn 
PL: - có lẽ ăn cà bị ngộ độc thực phẩm mà chết chăng? Ca ghi nhận VSATTP đầu tiên của người VN nhỉ 
- Số 7 và 3 là số quen của người mình, đêm 7 ngày 3, chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3...
........

Bé lên ba sau khi ăn hết 7 nong cơm, 3 vại cà, uống no nước vươn vai thành hơn người lớn. Đánh đông dẹp bắc. Xong chuyện bay về trời.
Chuyện này ảnh hưởng tới tâm tính người Việt muốn lớn nhanh lớn mạnh, giàu nhanh...nói gọn lại là thành công thật nhanh bấp chấp căn cốt 3 tuổi.

- Bé đi học, phụ huynh, trường nhồi nhét, ganh đua ngỡ con trẻ đều là thần đồng.

- Làm ăn bóc ngắn cắn dài. Vốn ít vay nợ nhiều hòng dùng đòn bẩy dài cho mau giàu

- Công ty nhỏ hợp lại thành tập đoàn....

Gióng còn bay được về trời, sau khi ráng bằng con bò thì sao?
và đây

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nhan-dien-nhung-virus-gay-lam-phat-o-viet-nam-20130306022331460ca33.chn

Nhận diện những “virus” gây lạm phát ở Việt Nam

Ảnh minh họa

(CafeF) Mặc dù năm 2012, CPI được kiềm chế ở mức 6,81%, song không thể xem nhẹ nguy cơ lạm phát cao trở lại trong một vài năm tới. Bởi, những “virus”gây “bệnh”vẫn luôn rình rập, kéo lạm phát quay về bất cứ lúc nào.


“Bệnh” lạm phát vẫn có nguy cơ tái phát

Trong thời kỳ 2007-2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 so với tháng 12 năm trước đều tăng trên 10%/năm (trừ năm 2009 và năm 2012), trong khi đó, tăng trưởng GDP chững lại, chỉ đạt khoảng 6%/năm từ năm 2008 đến nay, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân 7-8% các năm trước đó. So sánh trong cùng thời kỳ, lạm phát của nước ta cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn: Tổng cục Thống kê



Nhìn vào diễn biến của lạm phát những năm 2004-2012 có thể thấy, tính "chu kỳ" nhất định đối với lạm phát ở nước ta. Trong 9 năm (2004-2012), vòng xoáy lạm phát lặp lại theo chu kỳ 3 năm 1 lần: 2 năm tăng vọt lên và 1 năm giảm sâu đột ngột (trong 3 năm 2004-2006: mức CPI trong các năm đó lần lượt là 9,5%; 8,4% và 6,6%; Giai đoạn 2007-2009, CPI lần lượt là: 12,6%; 19,9% và6,5%; Giai đoạn 2010-2012: 11,8%; 18,13% và 6,81%). Nếu như tính chu kỳ của lạm phát như các năm trước đó, lạm phát năm 2013 và 2014 có thể tăng lên.

Năm 2013 đã đi được 2 tháng. Tháng 1/2013, CPI đã tăng tới 1,25%. Lạm phát tháng 2 tuy chỉ tăng 1,32% so với tháng 1, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, CPI đã tăng 2,59% so với tháng 12/2012. Như vậy, với mục tiêu lạm phát năm 2013 ở mức 6-6,5%, thì trong 10 tháng còn lại, CPI sẽ chỉ được phép tăng dưới 0,4%/tháng. Rõ ràng, đây là mục tiêu khó khả thi trong bối cảnh nhiều yếu tố đe dọa lạm phát đang rình rập.

Hơn nữa, theo nhận định của HSBC, lạm phát cơ bản tháng 2 tương tự như tháng 1 vẫn ở mức cao 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng, lạm phát cơ bản có điều chỉnh yếu tố mùa vụ so với tháng trước đã giảm 0,5% từ mức 0,9% của tháng 1. Lạm phát thực phẩm tháng 2 tăng nhẹ từ mức 1,3% của tháng 1 lên mức 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là lạm phát thực phẩm tháng 2 có điều chỉnh mùa vụ so sánh theo tháng tăng 0,2% từ mức 0,6% trong tháng 1.

Đồng quan điểm với nhiều chuyên gia khác, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2012, dù lạm phát danh nghĩa thấp, song lạm phát lõi (không bao gồm lương thực và năng lượng) vẫn rất cao, khoảng 11%. Do đó, mục tiêu đưa lạm phát năm 2013 ở mức 6 - 6,5% là rất mong manh.

Nhận diện “virus” gây bệnh

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây áp lực tạo nên lạm phát cao. Trong đó, có những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ tiền tệ, tín dụng, tài khóa, những xuất phát từ cơ cấu nền kinh tế và hiệu quả đầu tư; cùng những nguyên nhân khách quan, như: xu thế giá cả hàng hóa thế giới ngày càng tăng cao; sự tăng lên của chi phí sản xuất; sự tăng giá của các mặt hàng chủ chốt và dịch vụ thiết yếu...

(1) Tiền tệ, tín dụng: Cung tiền trong những năm qua có sự nới lỏng quá mức là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở nước ta. Nếu như năm 2000 tổng phương tiện thanh toán (M2) của Việt Nam chỉ ở mức dưới 60% GDP, thì đến cuối năm 2010 đã lên đến trên 130% GDP (tổng dư nợ tín dụng trên 110% GDP).


Tốc độ tăng cung tiền cao hơn tốc độ tăng GDP theo giá thực tế đã tồn tại trong thời gian dài. Vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng M2 là 43,7%, tín dụng là 53,9%; mức tăng kỷ lục này là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát cao vào năm 2008. Đến năm 2009 và 2010, tăng trưởng M2 và tín dụng lại tăng lên mức khoảng 30%/năm, đã dẫn đến lạm phát năm 2010 và 2011 lại bị đẩy lên cao.


Trong năm 2011, lạm phát mục tiêu đề ra nhỏ hơn 7%/năm, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát thực tế bình quân của 3 năm trước đó (2008-2010) là 12,73%. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải cắt giảm cung tiền (M2 còn 12,4%) và giảm tăng trưởng tín dụng đột ngột (còn 14,4%), gây ra những hệ quả không mong muốn, như: lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng…, nhưng lạm phát vẫn ở mức quá cao 18,13%.


Nguyên nhân của mức lạm phát năm 2011 quá cao so với mục tiêu đề ra là do những hệ quả của việc mở rộng cung tiền quá mức và tăng trưởng tín dụng quá “nóng” trong giai đoạn trước đó (trung bình cung tiền M2 và tín dụng tăng 31,17%/năm và 35,17%/năm trong giai đoạn 2004-2010).

Năm 2012, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhờ thực hiện quyết liệt và đồng bộ hàng loạt giải pháp, tốc độ tăng trưởng M2 cả năm chỉ khoảng 20% và tín dụng chỉ tăng khoảng 7%, nên lạm phát đã giảm mạnh đáng kể so với năm 2011.

(2)“Chi phí đẩy”: Chi phí sản xuất, cùng giá cả hàng hóa tăng trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng giá thành và giá bán sản phẩm, từ đó gây ra lạm phát cao ở nước ta (nguyên nhân do "chi phí đẩy"). Năm 2011, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng bình quân 21,3% so với cùng kỳ năm 2010, cao hơn so với tốc độ tăng CPI. Chi phí sản xuất tăng một phần là do việc tăng giá điện, than, xăng dầu theo lộ trình, mặt khác do giá hàng hóa nhập khẩu vào nước ta tăng trong các năm gần đây.

Lãi suất vốn vay ở mức cao, nhất là trong năm 2011, cũng làm tăng giá thành sản phẩm và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Năm 2013, việc nới lỏng hơn về tiền tệ, tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong nửa cuối năm 2012, và sẽ tiếp tục trong năm 2013 chắc chắn cũng sẽ tạo nhiều áp lực lên lạm phát. Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Chính phủ sẽ có nhiều chính sách giảm lãi suất, ưu đãi thuế cho một số lĩnh vực ưu tiên. Nếu không kiểm soát tốt, những chính sách này sẽ có những “tác dụng phụ”, tác động xấu đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.

“Chúng ta đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng từ năm 2012, nhưng không tác động nhiều đến tăng tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Nếu tiếp tục nới lỏng sẽ gây lạm phát”, TS. Nguyễn Đức Thành cảnh báo.

(3) Do chính sách tài khóa: Việc thực hiện chính sách kích cầu để ngăn chặn suy giảm kinh tế vào năm 2009 đã gây áp lực đến mặt bằng giá (nguyên nhân do "cầu kéo"). Đồng thời bội chi ngân sách các năm từ năm 2006-2010 đều ở mức trên 5% GDP (trừ năm 2008 đạt 4,6%), cá biệt năm 2009 lên đến 6,9% và năm 2010 là 5,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả trái phiếu chính phủ, thì tỷ lệ bội chi còn cao hơn.

Năm 2011 và năm 2012, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi NSNN (xuống 4,9% vào năm 2011; 4,8% vào năm 2012) và giảm nợ công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (Nghị quyết số 11/NQ-CP và các Nghị quyết khác của Chính phủ). Việc thực hiện các giải pháp này đang thu được những kết quả bước đầu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô ở nước ta.

(4) Nguyên nhân về cơ cấu kinh tế, cơ cấu và hiệu quả đầu tư: Theo các chuyên gia kinh tế, đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất ổn định các cân đối vĩ mô và đẩy lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua.

Những yếu kém trong nội tại nền kinh tế là: cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư bất hợp lý và kém hiệu quả, kéo dài, tích tụ trong nhiều thời kỳ, chậm được đổi mới. Nền kinh tế phát triển theo chiều rộng và dựa nhiều vào tăng vốn đầu tư; công nghệ lạc hậu, năng suất thấp. Cơ cấu ngành, lĩnh vực chậm được chuyển đổi; tình trạng gia công kéo dài quá lâu, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giảm giá trị tiền nội tệ để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cũng phần nào làm tăng giá thành sản xuất, đẩy giá bán lẻ tăng cao. Sự mất cân đối về cán cân thương mại cũng gây thiếu hụt ngoại tệ, tác động đến giá cả, lạm phát trong nước.

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 đạt mức cao (bình quân 42,7% GDP), nhưng do tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, nên góp phần làm lạm phát tăng cao.




Trí An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét