Nhân dịp Hải quân VN sắp nhận tàu ngầm Kilo. Xem lại khả năng đối chọi với tàu ngầm lớp Tấn
http://trantuananh9.blogspot.com/2012/03/chuyen-hoc-vo.html
Chuyện học võ
Dân làng Nam đi chợ huyện về hớt hơ hớt hải chạy vô báo cáo Lý Toét và Xã Xệ
- Báo cáo hai đại ca, bọn em đi chợ huyện bị ngăn cản, tức không chịu được
- Ai ngăn tụi em
- Thưa, trên đường gần làng Trung, thanh niên làng Trung dàn hàng trên đường luyện võ Thiếu lâm, bày thập bát ban binh khí ra đầy góc đường, vũ khí sáng choang
- Bọn em phải lách mình mà đi còn bị mấy thằng đấm gió vù vù ngay sát vành tai
- Vậy có mất gì không
- Thưa, mất ít cá với nải chuối
- Bọn họ còn khoe mới qua làng Bắc thửa được ít đồ lặn. Hôm nào sẽ lặn bắt hết cá ở ao chung.
Lý toét và xã Xệ suy nghĩ lung lắm, sau gọi bọn tham miu vô phòng bàn bạc.
- Dân làng đã biết chuyện bị ăn hiếp chưa?
- Thưa 2 anh, dân làng biết rồi, hiện chia làm 4 phe, cãi nhau loạn xạ
- Nói bọn ta nghe xem là những phe nào. Bọn này láo thật, chia phe mà không báo cáo ta.
- Phe thứ nhất, phe này mạnh nhứt, gồm toàn nhà giàu, có buôn bán với làng Trung. Bọn này nhập hàng mã từ làng Trung về và xuất củ chuối sang. Sếp làng Trung khoái món củ chuối của làng ta lắm.
Cả lý Toét, xã Xệ cùng đám tham mưu cười khoái chí.
- Vậy phe này muốn gì?
- Tụi nó bảo, thời này là thời làm ăn. Phàm làm ăn thì không nên đánh nhau. Ngậm miệng ăn tiền thì tốt nhất. Phe này có cao kiến, cao kiến thưa 2 anh
- Cao kiến gì mau nói nghe
- Tụi nó bàn, từ thời ông cha mình cứ 4 năm lại tiến cống sếp làng Trung một lần, mãi sau huyện đổi mới nên mới bỏ lệ tiến cống đi nhưng xem chừng dân làng Trung còn khoái món đó lắm.
- Giờ làm vậy dân làng biết họ chửi cho
- Không tiến cống kiểu cũ nữa. Mình cử thanh niên qua xin học võ của họ, trả họ học phí tương đương đồ tiến cống, chắc họ hiểu mình chịu làm em. Học võ là tình sư phụ đệ tử kia mà.
- Kế này hay, làm ngay
- Thưa, thế còn 3 phe kia
- ờ nhỉ, chú nhắc không ta quên béng đi mất. Trình bày đi.
- Phe thứ 2, hung hăng lắm, đòi đánh, đòi đánh.
- Đánh như thế nào?
- Họ bảo, làng mình xưa nay đánh nhau đâu có thua ai bao giờ
- Họ kể toàn chuyện đánh lén, đánh du kích. Như năm xưa trai làng Đông sang tranh tài hội vật làng. Đám đó cao to quá, vật trai làng ta té oành oạch. Tưởng họ thắng giải tới nơi, may mà ta nhớ mưu trạng Quỳnh ngày xưa, nên thắng ngược
- ???
- Ta cử o Mô đóng khố ra vật thi, trai làng Đông vốn hám gái, tính đè ngửa đô nhà mình ra, dè đâu đô mình không có vật mà lại ôm chặt đô làng Đông. Âm dương tương hợp, chú em sướng nhủn người ra thì bất thình lình o Mô thò tay bóp dái mạnh quá làm đô làng Đông bất tỉnh nhân sự. Nghe đâu giờ đô làng Đông vẫn vừa thèm vừa sợ nên chỉ dám lảng vảng ở cổng làng.
- Bọn này biết một chẳng biết hai, có phải bọn ta không tức đâu nhưng kế đó không dùng với dân làng Trung được vì tụi nó đâu gallant với gái như đô làng Đông.
- Nhớ mấy năm trước tranh nhau ở hồ cá ta tính dùng kế củ đậu bay cho tụi nó một trận mà không thành.
- Cử hơn chục trai làng đóng khố chèo thuyền giả vờ dạo chơi, đáy thuyền chất đầy đá cục, tính đi ngang qua bọn đánh cá làng Trung thì chọi cho chúng sưng mặt sưng mũi.
- Dè đâu tụi nó nghi ngờ, ta ra chưa tới nơi đã bị chúng dùng kế Yết Kiêu lặn dưới hồ đục đắm thuyền ta chết mất gần nửa. Căm lắm mà chưa nghĩ ra cách gì cả.
- Đêm vẫn nghe mùi cá nướng từ hồ thoảng qua, tức lắm tức lắm mà phãi nhẫn nhịn mãi.
- Cho nên quyết đánh thì mình chắc thua
- Phe đó nó cứ nói mình theo kế Chí Phèo, đánh xong lăn ra ăn vạ, cả làng cả huyện đổ xô tới xem, mình cứ tố ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, tụi làng Trung chắc quê độ không dám đánh mình nữa. Mà phe này đông lắm
- Không ổn, không ổn, mạo hiểm lắm, được vạ thì má đã sưng.
- Thế còn phe thứ 3
- Thưa phe này trung dung, chủ trương nhỏ hóa và to hóa do mấy thằng mắt cận chủ xướng
- Gớm, đám đó trói gà không chặt, chỉ lý thuyết suông
- Bác Xệ bình tĩnh nghe mấy em báo cáo đã
- Thế nào là nhỏ hóa, thế nào là to hóa
- Thưa nhỏ hóa là thế này, mấy gò đất nướng cá giữa hồ xưa nay ta đặt biển cấm đái trong vòng 200m, làng Trung, làng Đông Nam cũng làm thế cả. Giờ ta nên giảm biển cấm đái xuống còn 10m, bố cáo cho cả huyện biết, mấy làng kia quê độ không hiểu luật lệ huyện chắc phải chịu theo.
- Thế còn to hóa- To hóa là ta đi kết giao với làng Đông, làng Bắc và các làng khác nữa
- Làng đông thì có vẻ khó nhẩy, mình vừa bóp dái nó xong
- Thưa, nhưng nó khoái gái làng mình nên chắc nó chịu
- Mấy làng khác xưa mình đánh nhau với nó không, chắc gì họ chịu
- Thời thế thay đổi rồi, vả lại họ cũng ghét dân làng Trung hay ỷ lớn hiếp nhỏ
- Kế đến qua làng Bắc mua mấy bộ đồ thợ lặn, cung tên, kiếm. Chỗ đó là lò vũ khí mà. Làng Trung cũng khoe mua đồ ở đó suốt
- Tiếp đến phái mấy người lẻo mép đi du thuyết, làm hội thảo cho cả huyện biết mình oan ức
- Kế đó thực ra nghe cũng được nhưng phức tạp quá. Thế còn phe 4
- Nhóm đó gọi là phe vì đông chứ thực ra chẳng có chủ kiến gì, chỉ lo kiếm ăn, trai gái. Hờ hững lắm.
Sau một hồi bàn bạc lý Toét và xã Xệ quyết định theo ý của phe 1 là thượng sách, phe 2 là hạ sách còn phe 3 là trung sách.
Thông báo cho trai làng tuyển chọn đi học võ làng Trung. Vì người chọn lởm khởm lại nghĩ học võ là phụ, giao lưu là chính nên chọn toàn bọn cao to, hát karaoke hay, lẻo mép chỉ tội bụng phệ, xoay trở chậm chạp.
Lũ thanh niên đi học được vài tháng, thỉnh thoảng lý Toét, xã Xệ qua làng Trung thăm, chén tạc chén thù với võ sư làng Trung, lấy làm hể hả lắm.
Tưởng sự thế là êm, nào ngờ một hôm tụi đi học võ về than khóc như ri.
- Thưa, tụi nó có cho học võ đâu, toàn phải phục dịch hoặc làm bao cát cho tụi nó đánh đá, khổ sở lắm.
- Nó lại còn đòi về đào củ chuối giữa làng mang sang cho võ sư ăn, vừa ăn nó vừa chê tụi mày học võ dở ẹt.
Xã Xệ, lý Toét cùng đám tham miu lại chụm đầu bàn bạc
- Không xong rùi, tưởng êm mà không phải
- Tụi làng Trung tham quá, đã được voi lại còn đòi củ chuối, lại còn đá đít con em ta nữa. Việc này tới tai tụi đòi đánh là rách việc lắm. Mà củ chuối ta cũng có còn nhiều đâu, sợ vài năm nữa cũng phải sang làng khác mua. Không biết đến đó thì sao.
- Gọi thằng nào giỏi võ nhất trong đám đi học vào đây
- Thưa, không có thằng nào biết đánh nhau cả
- Thôi gọi thằng nào hát dở nhứt, bị đánh đau nhứt vô
- Thưa em có mặt
- Nói bọn ta nghe, qua bên đó nhận xét tụi làng Trung thế nào
- Thưa thoạt đầu tưởng là hùm là hổ, sau thấy cũng thường thôi
- Thằng này khá, nhờ cái tính đó mà làng Nam còn đó.
- Thường ở chỗ nào
- Thưa, tụi nó hoa hòe hoa sói, múa may đẹp nhưng tấn đứng không vững, cận chiến thì vớ vẩn lắm. Có thằng em thấy còn về giành ăn với vợ, tát vợ hộc máu mồm nên con vợ người dân tộc này còn thù thằng chồng lắm.
- Còn gươm giáo sáng choang thế nhưng em phát hiện 10 cái thì 5 cái là bịt giấy bạc cho nó long lánh, cho oai thôi chứ đánh đấm gì cái thứ đó
Lý Toét, xã Xệ vụt tỉnh ngộ vì nhớ tới tụi làng Trung là vua làm hàng mã. Lý Toét nhổ miếng cơm đang ăn xuống đất nói:
- Tụi buôn hàng mã suýt làm hỏng việc của ông, thế mà cứ dương dương tự đắc là thượng sách
- Thôi ta theo trung sách vậy
- 2 đại ca thật sáng suốt. Ta tương kế tựu kế rất hay
- Tương tương cái gì, cũng mồm tham miu bọn bay cả, thượng sách với chả hạ sách
- Thưa anh Xệ đừng nóng, kế mình vừa rồi là kế Câu Tiễn nếm phân
- Trước ta chịu làm em mà làng Trung không chịu, chừ ngoài thì cả huyện chê cười, trong thì các phe sôi sung sục, ngay cả phe 1 nghị hòa nay lắm người cũng tức. Đó chính là thời cơ ta dùng trung sách.
- Cái tụi dài lưng tốn vải hiến kế nghe cũng được chứ nhẩy.
- Thôi, không bàn nhiều nữa. Mau cử người đi mua sắm, học võ sambo, du thuyết, quảng bá, mau.
Lý toét, xã xệ tân biên
Nói chuyện lý Toét, xã Xệ sau khi làng Bắc đồng ý chế đồ lặn cho mới gấp rút tìm thanh niên để luyện môn lặn có khí tài.
Lạ thay, sau vài tháng số người tuyển được rất lèo tèo. Lý Toét cằn nhằn:
- Con cháu Yết Kiệu đâu cả rùi. Lạ thật, lạ thật
Trong đám tham miu có đứa báo cáo:
- Tụi thanh niên nghe đồn lặn có khí tài rất nguy hiểm. Khi đang lặn mà có thằng cắt ống thở thì chết toi, nên tụi nó ngán. Vả lại, tụi nó cũng chỉ rành lạng lách đánh võng trên đường. Có thằng lạng lách dữ quá bay qua cả thành cầu rớt xuống sông nên tụi nó sợ nước lém.
Lý Toét, xã Xệ vò đầu bứt tai mãi. Chợt xã Xệ vỗ đùi cái bép:
- Tui nghĩ ra rùi, lựa mấy đứa bằng cấp tiến sỹ lâu nay vẫn khoe tài khoe giỏi cho đi học lặn
- Ông chỉ được cái tếu. Lũ đó học hành gì, tiến sỹ gíây cả đó
- Thôi đành nhờ tư vấn vậy, gọi giáo làng vô đây.
Giáo làng lật đật tới.
- Sao ông giáo trễ vậy?
- Thưa, vì còn vướng mấy cái hội đồng chấm thi tiến sỹ, hai quan anh thông cảm
- Ông cắt nghĩa giùm bọn tui xem tại sao trai làng miềng sợ nác hỉ?
- Thưa ông Lý, ông Xã, chuyện này thì dài dòng. Hai ôn có nhớ ngày xưa đám thanh niên chia làm hai phe không?
Phe lên rừng đẵn gỗ săn thú thì thành vương thành tướng nào là Sơn tinh, thánh Tản (thực ra Sơn tinh trước cũng theo đoàn đi biển nhưng quay lại vùng núi từ rất sớm)…rất nhiều. Còn đám xuống biển mò cua (bể), bắt cá (kình) thì hăng quá vượt biển sang sống ở làng đảo, trong sách sử vẫn còn ghi, mấy ngài đó cũng hiển hách. Kể ra phải gọi đó là đợt chảy máu thanh niên đầu tiên của làng miềng, thiệt hại không nhỏ.
Chỉ còn mỗi chú Thủy tinh ngủ quên ở lại, sau cầu hôn công chúa bị vua xử thua nên cũng không vui vẻ gì.
Từ đó tới nay dân làng khi hướng nghiệp hay căn dặn con cháu đều lấy núi làm đầu, tránh xa vùng nước ao chuôm sông hồ, nên đâm ra miết rùi dân làng sợ nước. Nỗi sợ lan ra cả tới chuyện tình duyên, có ca dao làm chứng rằng:
“Thà nằm đất với chị hàng hương (nhang)
Còn hơn nằm giường với em hàng cá”.
- Vậy chừ tính răng
- Thưa, cái đó làng Bắc họ có kinh nghiệm, cứ để họ quyết là chắc cú
Lý Toét, xã Xệ cất đi được một nỗi lo, kê cao đầu ngủ kỹ.
Chuyện ở làng Giữa, lâu la vào báo:
- Bẩm đại ca, làng Nam mua đồ lặn của làng Bắc, tính bắt cá và săn san hô đỏ ở hồ
- Bọn đó thửa đồ lặn loại nào?
- Cùng loại với ta mua mười năm trước
- Vậy thì hỏng lo, hỏng lo. Xường thui, xường thui
- Em có kế này
- Kế gì nói nghe
- Tụi nó ít tiền mua được ít đồ, lại mới tập lặn nên lạng quạng
- Ừa, tụi đó bơi còn chả ra sao mà đòi lặn
- Khi nào tụi làng Bắc hết huấn luyện tụi làng Nam ta sẽ khởi sự. Ta có máy dò cá trên thuyền, phát hiện tụi làng Nam ra lặn thì cứ ba đứa mặc đồ lặn kè một đứa thợ lặn làng Nam, trên thuyền bủa lưới vây, một đứa giữ tay, một đứa giữ chưn, đứa còn lại giựt ống thở. Thể nào tụi làng Nam cũng thua, đó là ngón gia truyền làng ta, chiến thuật biển người mừ.
Tụi võ sư làng Giữa vỗ tay khen:
- Diệu kế, diệu kế.
- Cái này dùng để trị tụi thợ lặn, bọn bay còn có kế sách gì nữa hong?
- Bẩm, ta dùng tụi thuyền chài dàn hàng ngang chèo vô sát bờ hồ tụi làng Nam, vừa bắt cá, vừa ca hát chẹn đường đánh cá của tụi nó. Cả quãng hồ dài của tụi nó chừ như cái hẻm hẹp téo, xe phòng cháy chữa cháy vô không lọt cho tụi nó tức ứa máu chơi
- Cái này cũng là diệu kế. Làng ta quả lắm bậc túc trí, đã có Lượng nay lại có cả Du. Mừng thay, mừng thay
Nói chuyện lý Toét một đêm đang thiu thiu ngủ mơ thấy một ông lão cổ quái mặt đỏ au cứ lúi húi sau gốc chuối không biết làm gì. Đêm sau, lại đêm sau nữa Toét ta cũng vẫn mơ vậy.
Trong bụng giận lắm nghĩ ta nhìn thấy tụi đái đường nhiều lắm hay sao mà cứ mơ thấy suốt, hỗn loạn quá.
Bèn đem chuyện kể với Xệ. Xã xệ bảo:
- Me too, cũng đang tính kể cho quan bác nghe
Thấy sự trùng hợp, cả hai cùng ra bụi chuối đào lên thì thấy dưới chôn một quyển sách còn mới, bìa vẽ trâu vàng hồ Tây bên trong có câu thơ con cóc:
- “Đồ chơi đắt giá
Không dùng oánh nhau
Chỉ để đánh võng.”
Toét, Xệ chụm đầu bàn bạc hồi lâu rồi nói:
- Cảm tạ Thành Hoàng Tổ đoái thương
Hồ cá, một buổi chiều đẹp, hai thợ lặn làng Nam thực hành buổi lặn độc lập không có huấn luyện viên làng Bắc lần thứ 2.
Hai chú bơi tới gần vùng rất nhiều mỏm đá nhỏ, tương truyền là đuôi cũa con rồng trắng bỗng thấy khí lạnh bốc lên ngùn ngụt.
Vùng này nằm trên đường thẳng với ngọn đồi cao nhứt của huyện, nếu kéo dài đường thẳng nầy sẽ tới điểm sâu nhứt trong hồ, nơi hà bá, bạch tuộc chân dài sinh sống.
Đường thẳng nầy xưa Cao Biền gọi là đại địa mạch, rất xung yếu. Nay 2 chú nhờ có đồ lặn hitech nên mới ra được tới vùng này ngắm nghía.
Ku ếch nói với ếch em:
- Tau thấy ghê ghê
Vừa dứt lời bỗng thấy 06 chàng thợ lặn im lìm bơi tới gần. Ếch em hoảng quá loạng choạng. Ba thợ lặn lạ mặt kè sát ếch anh. Thốt nhiên nước hồ đen kịt và một tấm lưới cá phủ lên mấy thợ lặn lạ.
- Chuồn gấp thôi ku em
Vừa nói tới đó ếch anh và ếch em bị một xoáy nước lớn đánh văng đi. Cuống quit một lúc thì thấy bến làng Nam .
- Thoát rùi anh, tạ ơn trời đất
Thì ra, theo cẩm nang của cụ tổ dạy. Hai thợ lặn mang kèm theo bình mực để khi gặp nguy hiểm phun ra bắt chước con mực cho đối phương không nhìn thấy gì nữa, kế đó vung lưới ra quấn chân quấn tay tụi kia rùi lặn trốn về nhà gấp.
Tuy vậy, thợ lặn lạ quá lão luyện và đông. May nhờ luồng xoáy bất thần mà thoát. Cho nên mới ngộ ra rằng hay cũng còn cần hên.
Hai hôm sau, thấy cả huyện đồn ầm lên có hai thợ lặn làng Giữa bị bạch tuộc chân dài kéo xuống vùng nước sâu, mất tích.
Chỉ lý Toét, xã Xệ và võ sư làng Giữa biết đầu đuôi câu chuyện nhưng âm thầm không nói.
Không biết sau rùi làng Nam có còn cho thợ lặn đi bắt cá hay luyện ngón trâu húc nữa không thì chưa thấy chuyện nói tới.
Lý Toét Xã Xệ chơi internet
Lại nói chuyện làng Nam , kể từ đận hai người nhái làng Giữa mất tích thì không khí có phần lo lo. Tụi võ sư làng Giữa suốt ngày sai thanh niên dàn hàng ngang bơi thuyền sát bờ làng nam khiêu khích, gấu ó. Một số trai làng nam ra đứng chửi nhau còn bị tụi kia lôi cổ, đánh cho một trận. Đến khi thả cho về thì đã bó lê bò càng, đám vợ ở nhà cứ nơm nớp lo chuyện mấy anh bị cắt chim.
Nguồn cơn của mối lo này do có trai làng nam khi cưởi nhau với trai làng bắc đã vạch chim đứng đái rùi cười khe khe, rống lên rất tiểu nhưn rằng:
“ Vũ quá Bắc hải”
Tức là mưa lụt biển bắc.
Cũng là chuyện thanh niên con nít thui nhưng do ghét nhau thành ra to chuyện.
Sắp hội làng, nhân thể đình làng mới bắc mấy ngọn đèn mới điều chỉnh bằng vi tính (tức là không cần nút bấm mà xài phần mêm để điều khiển tắt bật sáng tối) Xã Xệ, Lý Toét rủ đám tham miu ăn mừng kiêm nhiệm luôn bàn miu tính kế.
Mở màn, Xệ bẩu:
Tình hình rất căng thẳng, mấy hổm rày sứ làng giữa là thằng Thùng Sai nói sai lung tung cả, đòi mấy bãi đất giữa hồ suốt.
Ta thì trước tụi nó gây sự ở đường lên huyện, đã bị nó tẩn cho một trận rùi. Ta biết sức ta, nịnh nó suốt mà tụi nó nghĩ mình yếu cứ cà khịa suốt. Nói tóm lại là suốt suốt.
Ta cũng khôn lắm chớ, cương nhu đủ cả vậy mà tụi vớ vẩn cứ nói ta là bún thiu.
Chúng đồng thanh hỏi:
Ta cương sao, ta nhu sâu?
Lý Toét nheo mắt trả nhời:
Ta nhu như là đi tu, như vầy.
Đường lên huyện ta đi sát zô lề, không nhìn mặt tụi thanh niên khiêu khích, tóm lại lầm lũi đi lầm lũi zìa.
Mời tụi làng giữa qua đào củ chuối khu ngon nhứt là đầu làng, giữa làng. Có thằng rách việc nói tụi nó qua yểm bùa phá làng nam. Thằng đó bẩu làng nam như hình người đờn bà, tụi làng giữa nhân việc đào củ chuối, củ nâu tìm đúng âm hộ mà đóng cọc cho tiệt nọc.
Ngay việc cỏn con là đào cống rãnh ta còn kêu chúng qua làm, tạo công ăn việc làm cho chúng.
Đứa con nít nào ghét, chửi đổng ta cũng la rầy, bắt cha mẹ nó đóng cửa dạy con.
Hàng mã bên đó tràn sang quá trời, ta chỉ có chút củ chuối đối ứng nên…
Cái đó kêu bằng thâm hụt buôn bán, chứng tỏ sức làng ta yếu nhớt, chẳng biết làm ăn gì?
Có thằng tham miu buột miệng nói hớt.
Lý Toét:
Tau ghét nhứt mấy thằng nói leo, mấy năm nay không bị chửi nên nhờn mặt a.
Còn cương. Ta cương như bác sỹ Cường, như vầy:
Mua đồ lặn, diều máy từ làng Bắc, khua chiêng giong trống, khối làng khác sợ.
Thư ký rụt rè:
Có đứa nói ta theo thuyết duy thực tự vệ. Ta mua đồ chơi, người khác ngờ lòng tốt của ta nên cũng mua đồ chơi. Ai cũng nghĩ mình mạnh, mình nhiều đồ chơi thì càng an toàn, không ai dám rớ vô nhưng sự thực ngược lại, chỉ béo mấy làng bắc, làng đông.
Lý toét thở dài
Đúng zệy, mình ít xiền, mua được 1 thì tụi làng giữa, làng bên mua 5 mua 6, toàn đồ khủng, theo không lại. Nghèo đúng là hèn thiệt.
Ta còn chiêu bánh tẻ, tức không nhu không cương.
Mấy đứa tủm tỉm cười. Mới chi, chiêu Chí Phèo ăn vạ thui mà.
Quả nhiên.
Ta phái lâu la đi khắp huyện, nhưng đi tới đâu họ cũng bẩu mới tiếp người làng giữa. Cũng thua tụi nó, thiệt là:
Vai mang túi bạc kè kè,
Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm.
Thôi, tình hình vậy đó, ai có miu chi thì nói, hỏng cần giữ lễ.
Cả phòng lặng ngắt, hồi lâu có đứa phat biểu:
Hay ta cầu đảo cho nước dâng ngập quách mấy miếng đất nướng cá đi.
Kế Thủy tinh đó là chờ sung rụng, không ổn.
Cả bọn ồn ào, hồi lâu, rút cục toàn kế linh tinh hoặc hô khẩu hiệu.
Toét, Xệ ngồi nghe thừ hết cả mặt, chán.
Bỗng nhiên bóng đèn khi lu khi tỏ. Cả bọn trố mắt, đứa phụ trách mắc đèn mặt tái dại.
Khoảng 10 phút sau Toét nói
Thôi đèn đuốc vầy nghỉ cho khỏe.
Còn lại Toét, Xệ. Toét mới nói với Xệ
Bác ạ, tui nghĩ ra cách rùi, vừa có đừa hác kơ báo em.
Thì ra Toét vốn lính thong tin nên đọc được ký hiệu móc xờ, người như Toét kể cũng hiếm, nhớ thuộc được nghề từ thửa hàn vi.
Nó nói sao?
Nó giới thiệu tên là E Giong, hứa bày cách, hẹn gặp ở tiệm nét nhưng phải tuyệt đối bí mật.
Y hẹn, hai người gặp E Giong.
Thì ra, trai này vốn nủi tiếng từ lâu, 3 năm liền ngồi lỳ tiệm nét mà ba mẹ không biết cậu đi đâu. Tuy vậy, trai chơi gem rất tài nên đông xiền, có dư xiền mua cả đông trùng hạ thảo uống đều đều nên nhìn vưỡn ngon lành.
Ba người trò chiện rất tâm đắc. E Dong trình diễn cho Toét xệ cách hác zệ tin, thong tin hình ảnh kín, nóng nom rõ rõ là.
E Giong nói:
Nếu thả sâu vi rút zô máy tụi nó, bị lộ liền, có khi tụi hác kờ làng giữa nó truy ngược làm mình liệt luôn. Nhưng tui có con đông trùng hạ thảo rất lợi hại, máy tụi làng giữa thấy còn hoan nghinh, coi như anh em một nhà nên chỉ cần có kế mà thôi.
Toét Xệ vò đầu bứt tai tìm kế. Chợt Xệ ợ một cái rõ to
Tui nghĩ ra rùi. Trưởng nhóm võ sư làng giữa tên Đào Mỏ là đứa dậy thì trễ nên rất quậy, ngang tàng phách lối, thích chơi ép kẻ yếu, rất vô đạo.
Y ta không sợ trời sợ đất nhưng nghe đồn lại sợ ma, hồi chưa dậy thì tè dầm suốt, rất khai sau cứ chữa thẹn mãi là khai phóng.
Mà nhà y ở là nhà cổ, vốn do cụ làng nam làm kiến trúc sư trưởng nên ta cứ chiêu giỏi nhứt là đánh zô lòng người. Hổng chiến mà người tự khuất.
Ba tháng sau, một tối Đào Mỏ về phòng ngủ, trước khi ngủ bật phin mát lên giải trí, hồi lâu mệt mỏi ngủ thiếp.
Đang gà gật Đào Mỏ bỗng trợn trừng mắt nhìn vô góc. Có một cụ già tóc trắng không râu, tay cầm hai hòn bi ngồi tự bao giờ. Đào Mỏ lắp bắp
Người là ai?
Hỏi vậy chứ thực trong bụng muốn kêu cận vệ tới bắt ngay lão già nhưng nghĩ lại thoi phần vì quần ướt phần vì thấy ông kia già cả, không có vũ khí.
Ta là Nguyễn mỗ, trước xây nhà này. Báo ngươi biết, dân làng nam là con cháu ta, ức hiếp quá thì ta sẽ hỏi tội người.
Hôm sau, Đào Mỏ ban lịnh khai phóng, xá cho dân làng Nam bằng cách rút trai làng giữa về làm việc khác.
Làng Nam nhờ đó trời yên bể lặng, không biết được bao lâu.
Thì ra sâu đông trùng hạ thảo của E Giong dựng được hình ảnh 3D trong không gian, cũng nhờ hôm đó Đào Mỏ bật máy tính coi phim nên kế mới mỹ mãn.
Cũng hôm sau, không ai biết E Giong đi đâu, người bảo đi chơi gem, kẻ bảo đi tu trên in tờ nết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét