Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Công nghiệp hóa là gì?

2. Đường đi của Vin
Vin bắt đầu được biết tới bằng Vinpearl Nha trang. Sau đó trên các tỉnh thành, chỗ nào đắc địa là khu đô thị Vin mọc lên. Rất nhanh chóng trở thành DN hàng đầu VN. Giống như mọi công ty gia tộc hàng đầu thì Vin cũng bắt đầu kinh doanh đa ngành. Ngành nào cũng có mặt, từ bán lẻ, trường học bệnh viện đến rắp ranh hàng không, tài chính...
Có người ví với hệ sinh thái nhưng thực chất đó là lối dò đá qua sông, giữ chỗ mà thôi. Cái nào làm tốt, cơ hội mở ra thì phát triển còn cái nào không được thì dẹp, bán lại cho người khác.
Đất nước không thể không CNH vì không CNH giống như cơ thể không có xương sống. Nhiều người nói giờ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhưng nếu không có luyện kim, chế tạo cơ khí chính xác thì làm sao có công nghiệp quốc phòng và đây là điều mà Vin phải làm đầu cầu chiến lược để thực hiện.
Điện thoại và xe hơi là 2 ngành nếu chỉ dân dụng thuần túy thì chỉ có từ lỗ tới lã nhưng rất quan trọng trong chuyển giao công nghệ lưỡng dụng. Với vị trí địa chính trị của mình thì Mỹ, Nhật luôn muốn VN mạnh mẽ hơn. Điều này trước Vinashin đã thử gánh 1 lần mà sụm vai vì không có vai quốc phòng nên cạn dòng tiền.
Tiền nhiều để làm gì là câu nói ngây ngô. Với những đại công ty thì phải tính dòng tiền cho 5-10 năm lận. Thử tưởng tượng VN tự làm được phụ tùng cho xe máy quân sự, làm được động cơ cho tàu cỡ trung, làm được thiết bị điện tử lưỡng dụng, động cơ tên lửa...đó mới là đích đến của Vin sau khi đã quá sức được ưu ái và thành công về BĐS.    

1. Công nghiệp hóa là gì?
Cứ diễn giải công nghiệp hóa theo kiểu này trách chi chẳng rối
http://www.tailieuontap.com/2012/11/khai-niem-cong-nghiep-hoa-hien-ai-hoa.html

Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy, công nghiệp hoá theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.

Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Công nghiệp hoá là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau. ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác vớicông nghiệp hoá trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hoá được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.

Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.

Hết trích


Thực ra CNH có 2 đặc tính chính là:

- Tập trung hóa, tăng quy mô lên mức tới hạn

- Tạo thành chuỗi/tham gia vào chuỗi trong phạm vi vùng, quốc gia hoặc toàn cầu


Ví dụ như nông nghiệp VN do quy định hạn điền dẫn đến năng suất thấp, các ngành phụ trợ manh mún, thương hiệu nông phẩm cũng khó thành hình.

Hay Vinashin thiếu cả 2 đặc tính trên nên sụp đổ.

Nhìn các nước như Trung Quốc gia công cho cả thế giới vì đẩy quy mô lên công xưởng của thế giới, vị trí rất rõ là gia công sản phẩm công nghiệp phổ thông trong chuỗi kinh doanh toàn cầu.

Ở những nước tỷ trọng dịch vụ cao như Mỹ thì sự tập trung thể hiện trong ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, công nghệ cao, thiết kế...nghĩa là cũng không ra khỏi 2 đặc điểm trên ngoại trừ nó không thể hiện ra thành nhà máy, cơ xưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét