Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Phi lý và có lý



"Đa phần chúng ta dùng thống kê giống người say dùng cột đèn - để dựa vào hơn là để soi sáng".
Mọi người thường suy nghĩ theo logic toán hoặc logic đời thường nên khó hiểu về quyết định của nhà chính trị.
Có người phát biểu định luật cột đèn như sau: 
Nhà chính trị sự dụng kinh tế giống như người say sử dụng cột đèn vậy. Họ dùng cột đèn để vịn cho khỏi té chớ hỏng phải để chiếu sáng.
Có khó hiểu không?
Kỳ thực câu chuyện sẽ dễ hiểu nếu ta tìm hiểu điều mà nhà kinh doanh, nhà chính trị...mong muốn:
- Nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận
- Nhà chính trị là số phiếu bầu lớn nhất
- Nhà hành chính là quyền lực cao nhất
Từ đó ta có thể thấy với đa số dân thường, nhà kinh tế chẳng hạn thì nhìn chăm chăm vào lợi nhuận, tiền bạc...còn nhà chính trị thì nhìn vào số phiếu cử tri nên 2 mục đích xa nhau, chỏi nhau là chuyện thường tình.
Vậy nên trong lịch sử người ta tổng kết rằng:
Nhà chính trị càng vĩ đại thì dân càng khổ và nhà kinh tế giỏi là nhà chính trị tồi
(https://newrepublic.com/article/147365/economist-view-american-political-process)
Câu chuyện minh họa:
- Trong thế chiến 1 Đức ủng hộ Lenin lật đổ Nga hoàng. Kết quả thành công nhưng bản thân Đức không lường được hậu quả là tới thế chiến 2 Đức bị thất trận thảm hại trước Liên Xô. Đông Đức còn nằm trong vòng kiểm soát của LX mãi mới thống nhất lại được.
- Mỹ hỗ trợ tới 17% nhu cầu quân sự của LX trong thế chiến 2. Khi phe đồng minh thắng. Anh, Pháp, TQ theo phe Mỹ đều bị thiệt thòi, phải bãi bỏ, giảm chế độ thực dân trong khi LX được chia phần rất hậu hĩnh ( 1 phần do Stalin ép được Roosevelt bệnh tật- sau vụ này Mỹ sợ quá phải giới hạn nhiệm kỳ tổng thống xuống còn 2 kỳ). LX trở thành đối thủ chính của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh 
(https://en.wikipedia.org/wiki/Lend-Lease#US_deliveries_to_the_Soviet_Union)

- Thấy LX khó xơi, Mỹ liền hỗ trợ TQ để phe LX yếu đi. Kết quả là LX sụp đổ năm 1991.
- LX yếu đi thì TQ mạnh lên, và giờ Mỹ lại chật vật đối phó với TQ 


Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

6 sắc thái quản trị


Quản trị nghe tây mà lại rất tàu: có nghĩa là phương cách ông Quản Trọng trị quốc.
Ngày nay chúng ta thường nghe, ao ước có nhà kỹ trị như vừa rồi đây mơ hồ nhận ra cố thụ tướng Phan Văn Khải là nhà kỹ trị.

1. Kỹ trị
Vậy kỹ trị như tên gọi của nó coi vấn đề như 1 cỗ máy và người quản trị thực hiện thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa giống như người thợ.
Nôm na là thế mặc dù thợ này là cổ cồn trắng nên không khó hiểu lớp quản lý xuất thân đa số từ trí thức như kỹ sư, bác sỹ.
Mô hình này ta thấy như Mahathir ở Mã lai, Lý Quang Diệu ở Singapore. TQ thật sự sùng Singapore từ thời Đặng, tới thời Tập thì hoàn tất mô hình này với chế độ không giới hạn nhiệm kỳ.

2. Ky trị
Ky: khí
Việc cai trị được nhận thức tự nhiên và hòa hợp như hơi thở con người. Cố gắp hít được nhiều oxy và hấp thu nó trở thành 1 trường phái quản trị chủ đạo ở phương đông mà chủ soái là Khổng tử.
Những câu tiết kiệm là quốc sách, buôn tàu bán bè không bằng ăn dè tiết kiệm đại diện cho trường phái này.
Trong ngày đóng tàu có lễ đặt ky tàu tức đặt tấm tôn đáy đầu tiên. Cho người quản trị hiểu rằng quản trị phải từ bước đầu tiên và phải có lễ, có lớp lang thứ tự.
Thật trùng hợp là về VN thì ky được hiểu là ky bo. Vậy nên người VN trong vô thức coi khinh tiết kiệm
Còn bên TQ người nổi tiếng với chiêu ky bo trị chính là Hạng Võ. Bản thân tài giỏi, người tài theo quá trời mà ổng ky bo quá nên dần dần quan lính lảng sạch, thua lấm lưng trắng bụng.

3. Kỳ trị:
Kỳ: nghĩa kỳ bí, kỳ lạ, lấy kỳ binh thắng chính binh
Quản trị bằng mưu chiêu chước kỳ lạ mà đối thủ không ngờ tới.
Thời Lưu bang lên ngôi nhờ rất nhiều ở thuật kỳ trị do Trần Bình (sau làm tể tướng) thực hiện. 
Vừa rồi có anh cũng tính học chiêu kỳ binh của Trần Bình tể tướng như chia thịt sao lại rớt vô kỳ cục trị
Kỳ: kỳ cục
Quản trị 1 cách kỳ cà kỳ cục vd như phương pháp trăm tay ngàn mắt. 1 thằng làm 10 thằng chỉ huy giám sát theo dõi cổ vụ trừng phạt nên làm nhỏ lỗ nhỏ, làm lớn lỗ lớn là điều hiển nhiên.
Mô hình này nghe quen quen nhỉ.

4. Ký trị:
Việc gì cũng phải được ký mới thi hành và muốn thi hành thì phải có chữ ký
1 chiều chính là nhà nước pháp quyền, chiều kia chính là quan liêu. vậy nên xây dựng nhà nước pháp quyền thì sản phẩm phái sinh chính là quan liêu.
Trong tài chính thì thị trường phái sinh luôn to hơn thị trường cơ sở nhiều nhiều lần.
Từ 3 số 5 vừa nằm vừa ký tới tham nhũng chính sách có khoảng 20 năm chớ bao nhiêu, nhanh lắm.

5. Kỷ trị:
Kỷ: kỷ luật
Quản trị 1 cách có trật tự, ngay hàng thẳng lối kiểu người Đức người Nhật thì hay quá nhưng khi kỷ là chính bản thân mình, người quản trị lo cho thân mình đầu tiên sẽ xảy ra cảnh thủ kho to hơn thủ trưởng, lợi ích nhóm.
Vậy nên người quản trị bị đòi hỏi và phải tự nhận thức được lo cho cái chung là quan trọng nhất.

6. Kỵ trị
Kỵ: nghi kỵ
Phương pháp này rất lợi hại, người quản trị rất khoái.
Quản trị dựa trên sự nghi kỵ vd như Pháp xưa dùng chiêu chia để trị như chia làm 3 kỳ...
Hay dùng người này giám sát, tố cáo, mách lẻo người kia khiến cho mọi người dè chừng nhau và người quản trị thõng tay ngồi cười như Thương Ưởng.
Kỵ như kỵ rơ, cấm kỵ
Quản trị mà nhiều cái cấm kỵ quá trở thành giáo điều. Mải lý luận trên trời mà không tính thực tại.
TQ bị món này tan hoang cho tới khi Đặng Tiểu Bình quyết mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột là mèo tốt.
Cú phá bỏ taboo đó giúp TQ hùng cường.


   

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Mua bán định giá và hồi tố


AVG dạo này lên sóng nhiều quá nên kiểm lại chuyện mua bán định giá chút.
Theo truyền thống các cụ xưa là thuận mua vừa bán. Rồi mua bán là phải có lời: trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông...là những vd đơn giản, nhập môn trong mua bán.
Trong kinh tế thị trường luôn quẩn quanh với chuyện bán bán mua mua, đồng tiền chao qua chao lại chóng hết cả mặt nên thời bao cấp mới nghĩ rằng đằng nào cũng là hàng hóa sử dụng, mắc chi phải có đồng tiền trung gian. Xóa trung gian, hàng đổi hàng chẳng trực tiếp và bớt chi phí hơn sao.
Nghe có lý nhưng đời phi lý và quá phức tạp nên mô hình giản đơn đó trở thành: bán như cho, mua như cướp lừng lẫy 1 thời.
May là bỏ mục hàng đổi hàng đó nên giờ quay lại thị trường.
Thêm 1 chút về thị trường chứng khoán: ở đó mua bán luôn luôn và định giá theo nguyên tắc ưu tiên cho ai bán giá thấp nhất và người nào mua giá cao nhất.
Nguyên tắc này tối thượng vì ai trả giá cao hơn người đó thắng nên gọi là đấu giá.
Khi chính phủ đi vay thì lại là đấu thầu trái phiếu: bởi tôi vay nhiều nên ai cho vay rẻ nhứt thì tôi chọn nên ngược lại gọi là đấu thầu.
Ngoài ra đấu giá tranh, cổ vật...thì người ta cũng có nhiều phương pháp như chọn người bỏ giá cao nhất, chọn người bỏ giá cao nhì hoặc phương pháp Hà lan đặt giá trên trời sau trả thấp dần ngược với phương pháp tăng dần kiểu Anh ta nói ở trên.
Khi mua mão, mua nguyên công ty với mục đích thâu tóm, sáp nhập vì giá trị lớn nên không thể làm khơi khơi được nên người ta đưa ra nhiều phương pháp định giá như qua sổ sách kế toán, qua chiết khấu dòng tiền, qua so sánh tương đương...nhưng phương pháp nào thì phương pháp cũng vẫn luôn luôn là người bán muốn được giá, người mua muốn mua rẻ, tất nhiên tại thời điểm mua bán xảy ra.
Chớ kiểu hồi tố sau thấy mình mua hớ, bán hớ thì hỡi ơi
Nói điều đó để ta thấy phương pháp định giá là giả khoa học thôi, sai số rất lớn và chỉ có mức giá hợp lý với điều kiện thị trường bình thường.
Vậy nên, nếu thị trường xuống thì người bán chiến thắng và ngược lại. Mà ai chiến thắng đương nhiên lãnh đạo được tung hô còn thì ngược lại. 
Đó là lý do sao lãnh đạo lại có thu nhập khủng so với nhân viên.
Ở trên ta toàn nói chuyện mua bán với danh nghĩa tư nhân. Quyết sai thì cổ đông cho CEO lãnh búa. Nhưng trường hợp AVG này khác ở chỗ Mobifone thuộc sở hữu nhà nước nên nếu mua về mà qua thời gian chứng tỏ mua hớ thì ai quyết định việc mua cũng gặp Lý Quỳ thôi, không tránh được.
Cho nên trong mua bán thì hồi tố nặng nhất người hưởng là lãnh đạo, cũng phải đạo thôi vì thắng anh nhận hết vinh quang.
Note: (bài này chưa bàn tới vấn đề tư túi)

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Thương lượng kiểu Trump


Kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học cổ điển, triết học cổ điển...nói chung đều giả định con người suy nghĩ, hành động đối xử với nhau theo lý tính.
Trừ 1 người, thử nêu ra giả định A = phi A. Một mầm mống cho sự phát giác rằng con người không chỉ có lý trí mà còn hành xử, suy nghị theo kiểu phi lý trí. Người đó chính là Heghen.
Khoa học phương Tây thường đi sâu vào chi tiết mà sao lãng cái toàn thể. Heghen là người chạm vào cái toàn thể ấy. Đó chính là sự cân bằng động, là tích hợp nhằm bảo toàn cho cả hệ thống.

Nói nôm na là tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau nhưng luôn tồn tại ông bà lý trí và phi lý trí đi cặp với nhau. Có dân chủ chỗ này thì dứt khoát có độc tài chỗ kia, chỗ này phát triển chỗ kia lụn bại. Ông thì tư hữu ông khác công hữu...

Trong kinh tế học, sau 1 thời gian dùng lý tính không giải thích được nhiều trường hợp thì kinh tế học hành vi ra đời. Dùng cái này ta giải thích được vì sao dân Mỹ chọn Trump.

Trước nay mọi người đinh ninh rằng ghế tổng thống là của dân chính trị. Tuy kinh tế cũng là chính trị nhưng doanh nhân thì lại không phù hợp với việc làm chính khách.

Với Heghen, phi A đã xảy ra.

Vậy khi Trum lên làm tổng thống thì 1 doanh nhân hành xử khác chính trị gia chuyên nghiệp như thế nào?

Các tổng thống trước Trump thường hành xử theo kiểu giao thông, không thay đổi đột ngột và có tín hiệu trước để các đối tác không bất ngờ.
Trump giờ mang chất buôn bán vô nên kỳ kèo mặc cả, dọa dẫm xì tố chơi láng.
Có thể nói Trump chơi game, nhưng theo style TQ là biết mình mạnh nên mình cứ ép thôi

cách thương lượng khác hẳn, nhưng vì kẻ mạnh là kẻ có lý nên mọi người phải làm quen với xì tai thương lượng này.

May thay Wiki cung cấp cho chúng ta kịp thời: (https://en.wikipedia.org/wiki/Negotiation)

Ngại đọc tiếng Anh thì dùng Gúc dịch, dạo này Gúc dịch ổn.

Vậy là khi thương lượng với Trump hay tiên đoán hành động của Trump thì dễ là ổng không kiên định, không khư khư bám lấy 1 điểm, không cố chấp.

Khó là: chơi cờ thì chiếu tướng, đằng này ổng có nhiều lựa chọn như chơi cờ vây mà đôi khi nhà chính trị thuần hay nhà kinh tế thuần không hiểu, không đoán được ổng chọn con cờ nào.

Tuy nhiên, làm gì thì làm cũng là thương lượng trên thế mạnh.