Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Mua bán định giá và hồi tố


AVG dạo này lên sóng nhiều quá nên kiểm lại chuyện mua bán định giá chút.
Theo truyền thống các cụ xưa là thuận mua vừa bán. Rồi mua bán là phải có lời: trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông...là những vd đơn giản, nhập môn trong mua bán.
Trong kinh tế thị trường luôn quẩn quanh với chuyện bán bán mua mua, đồng tiền chao qua chao lại chóng hết cả mặt nên thời bao cấp mới nghĩ rằng đằng nào cũng là hàng hóa sử dụng, mắc chi phải có đồng tiền trung gian. Xóa trung gian, hàng đổi hàng chẳng trực tiếp và bớt chi phí hơn sao.
Nghe có lý nhưng đời phi lý và quá phức tạp nên mô hình giản đơn đó trở thành: bán như cho, mua như cướp lừng lẫy 1 thời.
May là bỏ mục hàng đổi hàng đó nên giờ quay lại thị trường.
Thêm 1 chút về thị trường chứng khoán: ở đó mua bán luôn luôn và định giá theo nguyên tắc ưu tiên cho ai bán giá thấp nhất và người nào mua giá cao nhất.
Nguyên tắc này tối thượng vì ai trả giá cao hơn người đó thắng nên gọi là đấu giá.
Khi chính phủ đi vay thì lại là đấu thầu trái phiếu: bởi tôi vay nhiều nên ai cho vay rẻ nhứt thì tôi chọn nên ngược lại gọi là đấu thầu.
Ngoài ra đấu giá tranh, cổ vật...thì người ta cũng có nhiều phương pháp như chọn người bỏ giá cao nhất, chọn người bỏ giá cao nhì hoặc phương pháp Hà lan đặt giá trên trời sau trả thấp dần ngược với phương pháp tăng dần kiểu Anh ta nói ở trên.
Khi mua mão, mua nguyên công ty với mục đích thâu tóm, sáp nhập vì giá trị lớn nên không thể làm khơi khơi được nên người ta đưa ra nhiều phương pháp định giá như qua sổ sách kế toán, qua chiết khấu dòng tiền, qua so sánh tương đương...nhưng phương pháp nào thì phương pháp cũng vẫn luôn luôn là người bán muốn được giá, người mua muốn mua rẻ, tất nhiên tại thời điểm mua bán xảy ra.
Chớ kiểu hồi tố sau thấy mình mua hớ, bán hớ thì hỡi ơi
Nói điều đó để ta thấy phương pháp định giá là giả khoa học thôi, sai số rất lớn và chỉ có mức giá hợp lý với điều kiện thị trường bình thường.
Vậy nên, nếu thị trường xuống thì người bán chiến thắng và ngược lại. Mà ai chiến thắng đương nhiên lãnh đạo được tung hô còn thì ngược lại. 
Đó là lý do sao lãnh đạo lại có thu nhập khủng so với nhân viên.
Ở trên ta toàn nói chuyện mua bán với danh nghĩa tư nhân. Quyết sai thì cổ đông cho CEO lãnh búa. Nhưng trường hợp AVG này khác ở chỗ Mobifone thuộc sở hữu nhà nước nên nếu mua về mà qua thời gian chứng tỏ mua hớ thì ai quyết định việc mua cũng gặp Lý Quỳ thôi, không tránh được.
Cho nên trong mua bán thì hồi tố nặng nhất người hưởng là lãnh đạo, cũng phải đạo thôi vì thắng anh nhận hết vinh quang.
Note: (bài này chưa bàn tới vấn đề tư túi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét