"Đa phần chúng ta dùng thống kê giống người say dùng cột đèn - để dựa vào hơn là để soi sáng".
Mọi người thường suy nghĩ theo logic toán hoặc logic đời thường nên khó hiểu về quyết định của nhà chính trị.
Có người phát biểu định luật cột đèn như sau:
Nhà chính trị sự dụng kinh tế giống như người say sử dụng cột đèn vậy. Họ dùng cột đèn để vịn cho khỏi té chớ hỏng phải để chiếu sáng.
Có khó hiểu không?
Kỳ thực câu chuyện sẽ dễ hiểu nếu ta tìm hiểu điều mà nhà kinh doanh, nhà chính trị...mong muốn:
- Nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận
- Nhà chính trị là số phiếu bầu lớn nhất
- Nhà hành chính là quyền lực cao nhất
Từ đó ta có thể thấy với đa số dân thường, nhà kinh tế chẳng hạn thì nhìn chăm chăm vào lợi nhuận, tiền bạc...còn nhà chính trị thì nhìn vào số phiếu cử tri nên 2 mục đích xa nhau, chỏi nhau là chuyện thường tình.
Vậy nên trong lịch sử người ta tổng kết rằng:
Nhà chính trị càng vĩ đại thì dân càng khổ và nhà kinh tế giỏi là nhà chính trị tồi
(https://newrepublic.com/article/147365/economist-view-american-political-process)
Câu chuyện minh họa:
- Trong thế chiến 1 Đức ủng hộ Lenin lật đổ Nga hoàng. Kết quả thành công nhưng bản thân Đức không lường được hậu quả là tới thế chiến 2 Đức bị thất trận thảm hại trước Liên Xô. Đông Đức còn nằm trong vòng kiểm soát của LX mãi mới thống nhất lại được.
- Mỹ hỗ trợ tới 17% nhu cầu quân sự của LX trong thế chiến 2. Khi phe đồng minh thắng. Anh, Pháp, TQ theo phe Mỹ đều bị thiệt thòi, phải bãi bỏ, giảm chế độ thực dân trong khi LX được chia phần rất hậu hĩnh ( 1 phần do Stalin ép được Roosevelt bệnh tật- sau vụ này Mỹ sợ quá phải giới hạn nhiệm kỳ tổng thống xuống còn 2 kỳ). LX trở thành đối thủ chính của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh
(https://en.wikipedia.org/wiki/Lend-Lease#US_deliveries_to_the_Soviet_Union)
- Thấy LX khó xơi, Mỹ liền hỗ trợ TQ để phe LX yếu đi. Kết quả là LX sụp đổ năm 1991.
- LX yếu đi thì TQ mạnh lên, và giờ Mỹ lại chật vật đối phó với TQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét