Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Bói toán kiểu big data

Mỹ cái gì cũng làm được nhưng chỉ bán được hàng mắc tiền 
 Nga cái gì cũng làm được nhưng chỉ bán được vũ khí TQ cái gì cũng làm được mà giá nào cũng bán được 
 VN cái gì cũng không làm được nhưng cái gì cũng chê được

5. Chế độ kết hối ngoại tệ của TQ
Được như ngày hôm nay chứng tỏ TQ hết sức ghê gớm và tài giỏi. 1 trong những bí kíp của họ là đã tập trung thì phải tập trung thật cao, đã kế hoạch hóa thì phải hơn Nhật. Trên nền tảng ấy họ đã xây dựng 1 ngân hàng trung ương với sức mạnh hơn hẳn các ngân hàng trung ương các nước khác, xứng đáng là mẹ của các ngân hàng, ngang vai với NH Đức thời Nazi.
Cặp Hắc phong song sát được NHTQ sử dụng chính là tỷ giá hối đoái và chế độ kết hối trong đó ta thường nghe phương Tây la oai oái về tỷ giá nhưng thực sự chế độ kết hối mới tạo thành quả đấm thép tập trung được nội lực do tỷ giá thấp mang lại.

"Từ năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ  doanh nghiệp FDI) phải chuyển ngay về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.
Cuối 1997, khi dự trữ ngoại hối của  tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ cho phép DN XNK được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.
Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD mới cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. 
Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.
Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 2002 cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền. Các ngân hàng thương mại có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối.
2008 cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn với nội dung gần tương tự với pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam " (nguồn SBV).

4. Sự thống trị của nam giới
Thế giới này vốn được xây dựng với cột trụ phụ quyền nên mọi cái mặc định đàn ông làm chủ. Phụ nữ dù muốn hay không cũng bị ảnh hưởng, bị uốn ắn và tư duy, hành động theo kiểu này.
Ví dụ như ở cơ quan thì thủ trưởng hầu như là đàn ông, tất nhiên sẽ thực thi quyền lực kiểu gia trưởng. Anh ta sẽ thể hiện sự bao bọc, lung lạc về tình cảm, gánh vác công việc và chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra tại cơ quan.
Anh ta sẽ dang tay che chở các phụ nữ dưới quyền và chị em sẽ hướng tới thủ trưởng 1 cách mãnh liệt đôi khi giống như là hậu cung của 1 ông vua vậy. Họ làm việc cho cơ quan 1 cách tận tâm và trung thành với thủ trưởng của mình tới mức nếu thủ trưởng muốn thực thi quản trị 1 cách dân chủ, lắng nghe ý kiến của mọi người thì chị em sẽ chê ngay là thiếu quyết đoán, do dự…những phẩm chất không tốt đối với 1 người thủ trưởng.
Nên chẳng ngạc nhiên thủ trưởng càng quyết đoán thì càng được kính phục và trân trọng, yêu mến bởi chị em.
TLTK: Sự thống trị của nam giới. Pierre Bourdie

3. Hội chứng thành công
“Các doanh nghiệp càng thành công càng có xu hướng cố gắng nhân rộng, nhân bản và mã hóa những gì làm cho họ trở nên vĩ đại và đột nhiên họ tư duy hướng nội.”
Tư duy hướng nội trăn trở kéo dài thành công trong quá khứ chính là đặc trưng tư duy Khổng giáo. Như các bạn thấy TQ khi hùng mạnh nhất cũng bảo Trịnh Hòa thôi không đi biển nữa, ngừng thông thương. Ở VN Minh mạng cũng rứa, đất nước khi lãnh thổ lớn nhất, hùng mạnh nhất cũng là lúc sập cửa trước văn minh phương Tây.
Khi công ty lớn trở thành khủng long như thế chính là cơ hội cho công ty nhỏ vì bắt buộc chấp nhận rủi ro, thay đổi, thích ứng và phản ứng. Và, bùm bỗng nhiên cơ hội lớn, cánh cửa lớn, đại dương xanh mở ra và quá trình phá hủy sáng tạo bắt đầu.


2. Bói toán kiểu big data
Một người đàn ông đã xông vào cửa hàng Target gần Minneapolis và phàn nàn với người quản lý về việc công ty gửi phiếu giảm giá mặt hàng quần áo trẻ sơ sinh và thời trang thai sản cho cô con gái tuổi teen của ông. 

Người quản lý đã xin lỗi rối rít và sau đó còn gọi điện xin lỗi thêm lần nữa – mục đích chỉ là muốn nghe người cha thú nhận rằng cô gái tuổi teen thực sự đang mang thai. 
Cha cô gái không biết con mình có thai. Target thì biết sau khi họ phân tích các giao dịch mua khăn giấy ướt không mùi và thuốc bổ sung magiê của cô gái.
Tuy nhiên hệ thống phân tích dữ liệu lớn vừa rồi im tịt trước dịch Cô Vy. Điều đó cho thấy rằng Khi thiên nga đen xảy ra thì big data vẫn fail. Chi tiết tại đây:
Dữ liệu lớn: có phải chúng ta đang lầm to?
Tim Harford
https://phantichkinhte123.wordpress.com/2016/04/19/du-lieu-lon-co-phai-chung-ta-dang-lam-to/



1. Lạm phát và bất động sản ở VN 
Lạm phát đơn giản là nếu hôm nay bạn có 1 triệu đồng và lạm phát 10% thì sang năm 1tr đó bạn chỉ mua được số hàng như bây giờ bạn mua với giá 900k thế nên ai ai cũng sợ nó.
Sợ thì mọi người làm chi: loạn mua vàng, thái bình mua thổ. Giờ cứ đất đai BĐS mà mua, người mua càng nhiều thì giá càng lên cao. Cao mãi tới khi người trẻ ra trường muốn mua nhà phải mất tới 30, 40 năm nhịn ăn mặc chi tiêu mới mua được, thế thì thế hệ trước đã làm cho thế hệ tương lai lâm vào cảnh không nhà hoặc quá khó để có nhà.
Nước ngoài muốn vô thuê đất đầu tư, sống…cũng dội ngược vì mắc quá xá. Kiểu như đất quê Tây ninh mà ngang Bà huyện ở SG thì quá choáng.
Bao nhiêu tiền bạc, công sức, tâm trí dồn vô đất thì các ngành SXKD khác thiếu vốn, thiếu nhân lực để phát triển. Có nền kinh tế nào phát triển lành mạnh được mà tất cả chỉ xoay quanh đất hay không, chưa kể nó làm hư hết cán bộ nào có quyền dính tới đất kkk. Còn mấy ông ôm đất thành đại gia thì vẫn giống như địa chủ xưa, giàu mà mặc quần thủng đít.
Mà truyền thống ngàn đời ở Bắc bộ là người có đất là người giàu và cứ có tiền là dành dụm mua đất. Mua đất vừa là để của vừa là có danh nhất là đất trong làng nên vòng xoáy này ngày càng xoáy rộng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét