Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Xấu hổ, sợ hãi và nói dối

6. Vì sao TT Diệm bị giết? Để trả lời câu hỏi này ta cần nhớ lại tình thế thế giới ngày đó. Phe tbcn thì theo thuyết domino, rất sợ cs như vết dầu loang còn xhcn cũng sợ bên kia áp sát nên đưa ra chiến lược vùng đệm. 
 Vd như khi Mỹ đánh đến sông Áp lục là TQ chiến ngay để bảo vệ vùng đệm. VN được Mỹ và TQ canh chừng với cặp mắt cảnh giác, lo sợ và sai lạc như thế. 
 Mỹ thì sợ TQ tràn qua với chiến thuật biển người khét tiếng nên chỉ đánh bom miền bắc và bố bảo không dám đổ quân chiếm nên can thiệp với mục tiêu giữ miền nam VNCH. 
 Còn TQ mồm nói Mỹ hổ giấy nhưng cũng sợ nên nói người không đụng đến ta ta không đụng đến người và chỉ bơm vũ khí, everything để dùng người việt đánh trận, cùng lắm đưa quân lén sang làm đường sá, phòng không chớ cũng sợ vuốt râu hùm.
Vì sao TT Diệm bị giết? (2) TT Diệm nổi tiếng với khẩu hiệu: đả thực bài phong diệt cộng. 
 Đả thực tức đánh đổ những tàn tích thực dân, loại bỏ phe cánh thân Pháp. Lực lượng này đông đảo, tiếng Pháp thạo hơn tiếng anh nhưng thực ra chỉ 1 số cộm cán tướng lĩnh, quan chức bị mất quyền lợi quá mới chống lại quyết liệt nên tuy khó nhưng dễ xử lý nhất, tuy nhiên số người muốn phục thù cũng nhiều. 
 Bài trừ phong kiến: xóa bỏ ảnh hưởng của quốc trưởng Bảo đại và quan lại. Tất nhiên giới này chống lại mạnh mẽ. 
 Triều Nguyễn có 1 đặc điểm khác biệt là vừa tôn nho lại vừa tôn phật chớ không nho lên phật xuống như nhà Lê. 
 Nhà Nguyễn làm vậy để củng cố tính chính danh bị lép vế so với nhà Lê. Bài phong vậy là ghim sẵn mối nghi kỵ với Phật giáo trong khi TT Diệm lại là dân Thiên chúa giáo. Mục này có lẽ ông đã quá tay, không đủ khéo léo. Tất nhiên là TT Diệm đặt cs ra ngoài vòng pháp luật 1 cách triệt để bằng khu trù mật, ấp chiến lược...và vc cũng dùng mọi cách để chống lại từ việc chia ruộng cho nông dân đến ám sát,...Để lật đổ ông. 
 Tóm lại TT Diệm cũng gặp phải 3 mũi giáp công, cả công khai lẫn chực chờ cơ hội phản công.
Vì sao TT Diệm bị giết (3) TT Diệm là người mà tôi gọi là Pháp nho, tức là người mang lõi Nho và vỏ Pháp. 
 Cách điều hành của ông như vậy mang tính truyền thống gia trưởng, tư duy dài hạn không mang tính nhiệm kỳ. Ổng ưa dùng người trong gia đình, họ hàng, đồng hương cùng đạo...nhưng vẫn có những cú bất ngờ khốc liệt kiểu CM Pháp. 
 Ở VN có các dòng Nho chính Tống nho ở miền bắc, Minh nho ở miền nam và Thanh nho ở Huế. Trong khi đó phong cách của Mỹ tự tôn về dân chủ, nhiệm kỳ, có cái nhìn ngắn hạn đòi hỏi kết quả ngay. 2 phong cách này rõ ràng là chỏi nhau. 
Rút kinh nghiệm ở Triều tiên, lần này Mỹ suy tính sẽ đổ quân sớm để thực hiện chiến lược be bờ, ngăn chặn với hi vọng lực lượng hùng hậu thế thì TQ, VN sẽ khiếp không dám vọng động. Thật là 1 tư duy không hiểu gì về sự kiên định của Nho giáo. 
 Các lực lượng chống TT Diệm chọc ngoáy liên tục trên tất cả các lĩnh vực, mặt trận như phá ấp chiến lược, biểu tình chống độc tài, đàn áp Phật giáo...làm Mỹ thêm sốt ruột nghĩ rằng TT Diệm không phù hợp và chớp thời cơ Phạm xuân ẩn đã cung cấp tin cho vc đánh thắng trận Ấp bắc làm người Mỹ đặt dấu chấm về TT Diệm. 
 Được bật đèn xanh, các tướng lĩnh sẵn súng vừa theo thói quen Pháp, vừa nhớ phong kiến lại bất bình chuyện tôn giáo và thèm khát quyền lực nghĩ rằng đã có Mỹ thì chỉ có thắng. 
 Vậy là pằng, tướng Minh theo đạo phật thì TT phải chết

5. Những kẻ độc đoán
Những người này là những người khó chịu và làm người khác khổ nhất vì tánh tình của họ. Mà họ lại thường kiên trì và nhanh trí khôn nữa mới mệt.

Quẫn bách tâm lý – Psychological distress
Họ có cảm tưởng cuộc sống không có ý nghĩa, mất phương hướng vì tương lai bất định, quẫn bách tâm lý dễ làm cho cá nhân ngã theo chiều hướng cực đoan. Đặc tính này liên quan mật thiết đến nhu cầu cái tôi - tìm mục đích tạo cho mình cảm giác được cần đến hay được ủng hộ.
Theo thuyết này, những dao động mạnh trong đời sống cá nhân hay xã hội — như thiên tai, chiến tranh, tài chánh, gia cảnh v.v. có thể tạo nên tâm lý cùng quẫn, dẫn đến thái độ cực đoan. 
Nó dễ khiến người ta ủng hộ những nhà lãnh đạo táo bạo biết khích động đám đông. Tuỳ theo bối cảnh văn hoá, lịch sử, chính trị phức tạp của mỗi dân tộc, xã hội còn có cơ bị mất thăng bằng và nghiêng hẳn sang một bên — phải hoặc trái.

Tư duy đơn giản – Cognitive simplicity
Thường nhìn vấn đề qua lăng kính trắng-đen. Quẫn bách tâm lý dễ làm con người tìm sự đơn giản để đặt niềm tin và giải mã những vấn đề xã hội rắc rối mà họ không có câu trả lời. 
So với nhóm trung hoà, thế giới quan của người cực đoan giản dị hơn, với những lằn biên rõ nét và quyết liệt. Thí dụ: Nếu bạn không ủng hộ ông A thì chắc chắn bạn thuộc thành phần X; không thể nào khác.
Tư duy đơn giản cũng là lý do người cực đoan dễ bị lừa gạt bởi thuyết âm mưu hơn người ôn hoà. Cực đoan trong chính kiến cũng thường đi liền với lối giải thích các sự kiện xã hội hay chính trị một cách đơn giản, ngô nghê.

Tự tin quá đáng – Overconfidence
Họ rất tự tin vào khả năng đánh giá sự kiện của mình. Điểm này liên quan đến tư duy đơn giản. Người ta dễ cho là mình phải khi mọi vấn đề đều có câu trả lời rõ ràng: Cái gì không trắng thời là đen thôi!
Người cực đoan thường có niềm tin mãnh liệt vào cái họ cho là đúng, mặc dù khoảng cách giữa niềm tin và sự hiểu biết của họ nhiều khi rất xa. Do vậy người cực đoan thường chỉ muốn nghe thông tin hạp nhĩ để củng cố niềm tin của mình.

Quá khắc nghiệt – Intolerance
Người cực đoan khó tiếp thu ý kiến trái chiều hoặc chấp nhận những kẻ khác mình. Vì quá tự tin và suy nghĩ đơn giản, họ cho rằng hệ tư tưởng và giá trị đạo đức của mình chuẩn hơn, cao hơn, đẹp đẽ hơn. Điều này dẫn đến tâm lý kỳ thị.
Nói cách khác, tâm lý bất khả khoan dung hình thành từ tư duy cứng nhắc của những cá nhân quá tự tin vào thế giới quan giản đơn của mình.
Nguồn: Sage Journals tháng Giêng 2019

(TLTK)
4. Đổ lỗi và tranh công
Thực ra đổ lỗi và tranh công là bản tính con người, chuyện thường ngày ở huyện. Giống như:
Nhiều like bởi tại viết hay
Ít like là do tại họ không hiểu mình
Nên khi làm ai cũng nghĩ mình công lớn, mình vất vả lo lắng còn người ta thì vô tâm, hay phạm sai lầm còn ta nếu sai thì chút chút mà đều có lý do chính đáng. Đó là thiết kế của tự nhiên vì nếu tự nhận trách nhiệm hết về mình thì dễ trầm cảm.
Lục súc tranh công
Lý toét và Xã xệ cùng làm 1 dự án, gọi thêm mấy trợ thủ như Chấm bự, Bì bạch, Dâng ruồi, Vu vơ tham gia.
Ngày khởi sự Xã xệ phát biểu chỉ đạo rồi kéo Vu vơ đi đá dế, bỏ lại Lý toét, Bì bạch nai lưng làm. Còn Dâng ruồi, Chấm bự lo việc nấu cơm lau nhà là chính.
Dự án hoàn thành liền phân định công rạch ròi:
Lý toét, Bì bạch làm thật nên nhận công 65%
Chấm bự, Dâng ruồi, Vu vơ rành Xã xệ nên không nhận công mà cùng nói công anh Xã xệ cả.
Xã xệ bảo anh chỉ 80% thôi, còn lại của tập thể.
Không bao lâu sau Lý toét, Bì bạch rời nha môn vì cái tội tranh công.

Thường thường khi chúng ta bắt đầu khởi sự 1 kế hoạch, 1 dự án hay tính tán tỉnh ai đó thì lòng nhiệt tình dâng trào, mơ mộng tăng cao. Vd như làm cú này chắc lời gấp đôi gấp 3.
Sau 1 thời gian giáp mặt với khó khăn của thực tế thì chàng ta vỡ mộng, chà chà khó, quá khó rồi đây.
Nhận định 1 đằng, làm được 1 nẻo rất nhanh tâm trạng bi quan hoảng sợ vây lấy. 1 mất 10 ngờ nên bắt đầu suy nghĩ truy tìm thủ phạm nào đã làm kế hoạch, dự án của mình fail, trắc trở.
Bạn biết rằng đổ lỗi là thói quen của con người nên trước tiên ta đổ cho khách quan, rồi đổ cho khách hàng rồi cấp dưới không hiểu đường hướng ngon lành của ta mà thực thi như cứt. Loay ha loay hoay tới nghi ngờ đồng nghiệp chơi xấu thọc gậy bánh xe, cấp trên thì kỳ đà cản mũi chỉ nghe lời sàm tấu...
Nghi ngờ thì phải tìm cách chơi lại, đứa nào trừng phạt được thì xử liền, đứa nào khó chơi thì găm lại đó chờ tính sổ, mấy kẻ nói sát sự thật thì phải vật nó. Nhưng con người phải có phe phái, trừng đứa này thì phải khen thưởng kẻ kia cho nên khi người vô tội thường bị trừng phạt, giơ đầu chịu báng thì mấy người chả liên quan chi, nhiều khi chỉ là cổ võ miệng hoặc ở bộ phận khác nói những lời êm tai để ta khỏi quê, quên đi thất bại thì lại được khen thưởng, tán tụng tùm lum.   

Vậy những ai hay đổ lỗi, người cá tính thế nào thì hay đổ lỗi?
5 khía cạnh cá tính OCEAN or CANOE
Cởi mở đối với trải nghiệm (openness to experience) và ngược lại là khép kín bảo thủ trước cái mới.
Tận tâm (Consciientiousness) và vô tâm
Hướng ngoại (Extroversion) và hướng nội
Dễ chịu (Agreeableeness) thân thiện và khó chịu ganh đua
Mức độ bất ổn thần kinh (Neuroticism): người bình ổn tự tin hay thất thường nhạy cảm
Theo bạn thì loại cá tính nào sẽ hay đổ lỗi? Liệt kê vài cá tính khó chịu, cực đoan:
- Bắt lỗi người khác quá đáng, đổ trách nhiệm cho người khác vô tội vạ
- Thoái thác trách nhiệm: nhường trách nhiệm cho bạn
- Tự đổ lỗi cho mình: lỗi tại tôi mọi đàng mà cực đoan thì cũng mệt nhỉ?
Con người nói chung khó tin cậy lẫn nhau khi đứng trước viễn cảnh bị khiển trách, trừng phạt, cách chức, sa thải không biết giáng vô ai nên sếp chơi chiêu chia để trị, rung cây dọa khỉ rất hiệu quả nhưng quá đá sẽ ra ri
Môi trường độc hại (ABC) gồm
Accuse: cáo buộc
Blame: đổ lỗi
Criticize: phê phán
Mọi người sống nơm nớp nơm nớp ha



(TLTK)
3. Vì sao con người ta nói dối
Có nói thật thì có nói dối đơn giản là vậy, như 2 mặt của 1 đồng tiền. Họ nói dối do nhiều nguyên nhân.
Như Xã xệ thửa hàn vi chạy xe ôm, thế là bình thường có ai cười mô nhưng đến khi làm sếp thì xệ lại quê độ về cái đó nên nói tao giờ chạy Honda không quen, tao có chạy xe hồi nào đâu làm thằng con ổng cười rinh rich. Đó là nói dối do xấu hổ, sợ mất danh dự.
Tới khi đi làm xệ gạ em kế toán xào nấu sổ sách đặng rút tiền xài. Ảnh bảo chỗ nào chả làm rứa. Xệ nói dối vì từ tội lại gạt em nó thành không tội hoặc lỗi này nhỏ mà, thiên hạ làm hà rầm.
Tới khi việc bị bung bét. Xệ sợ quá mới nói dối dụ em này nhận tội. Cả 2 đứa cùng bị thì chết, em chịu khó nhận để anh ở ngoài lo cho em chỉ bị tù treo, cùng lắm 1,2 năm. Em kia tâm chưa đen nên nhận hết về mình, Xệ thoát, ẻm 10 lãnh 10 cuốn lịch. Thiệt là Tiền tình tù tội đủ cả.
Trong trường hợp này Xệ đã nói dối vì sợ quyền lực trừng phạt. Và cú nói dối quá có lý.

Nhiều người bảo sau em kia ra tù được Xệ chu cấp ngon lành, ý là Xệ vẫn chơi đẹp, xứng là a2.
Như vậy con người ta nói dối thường liên quan đến danh dự, tội lỗi và quyền lực.
Họ so đo tính toán xem số tiền thu được là bao nhiêu, có đáng không, có nguy hiểm không và khả năng bị bắt quả tang là thế nào. Từ 2 tiêu chí này ta sẽ thấy với mỗi người thì khả năng họ nói dối hay nói thật sẽ khác nhau.
Tuy nhiên họ còn có động cơ nói dối theo:
Khả năng lý giải
Họ sẽ lý giải để tự thuyết phục mình và thuyết phục người khác xem tại sao họ lại làm như thế, có trơn tru mượt mà, có mang vẻ hợp lý và chân thực hay không
Mâu thuẫn lợi ích
Ví dụ khi việc này có lợi cho bản thân mà lại có hại cho tập thể như cho chó ỉa sang sân nhà hàng xóm, thả chó chạy rông cho con nó khỏi cuồng cẳng bấp chấp nó cuồng mõm táp người đi đường là dễ dàng xảy ra
Tính sáng tạo
Ngạc nhiên là những người có tính sáng tạo thì lại hay nói dối. Nhiều khi nói dối vô thưởng vô phạt chỉ để làm hình ảnh của mình hoành tráng, oai hùng hơn nhưng cũng có khi nhằm mục đích cao hơn như tướng Thệ. Bắt sống Dương Văn Minh là oai hùng với 1 đại úy bộ binh rồi, đằng này ảnh còn sáng tạo ra chuyện thảo giấy đầu hàng cho tổng thống đọc, quá hiển hách.


Một hành vi phi đạo đức
Khi làm cái gì trái với đạo đức, lương tâm thì họ phải tìm cách nói dối sao cho mình là đúng, là phải, bên kia sai, hoàn cảnh bắt buộc...kiểu như khi họ cướp cơm chim thì sẽ biện hộ chim này ỉa dơ, dễ lây nhiễm dịch đuổi chúng đi cho sạch để che dấu hành vi thực của mình
Bị đuối sức
Khi đuối thì hay ăn gian như mấy anh đánh golf điểm kém quá thì phải tìm cách xê dịch, đánh lại, nhờ vả...giống như bạn là trưởng phòng mà đuối thì bạn phải tìm cách nói dối, báo cáo thành tích thổi phồng thôi
Người khác được lợi từ hành vi gian dối
Cái này dễ biện minh về động cơ của mình, mình vẫn trong sáng, cứu người ấy mà như trong trường hợp không khai anh bộ đội trong đống rơm hay cô kế toán nhận tội về mình để người tình Xệ thoát
Chứng kiến người khác hành động gian dối
Nguy hiểm nhất là nói hay mà nêu gương xấu. Nói dối như bệnh dịch, Xệ nói được thì đệ xệ cũng nói được, thầy xệ cũng thế luôn
Các ví dụ về thói gian dối trong văn hóa
Có truyền thuyết ai nói dối mũi sẽ dài dần ra như chú người gỗ. Phương Đông nhìn phương Tây mũi lõ và nghĩ, rặt nói dối, mồm nói khai hóa mà toàn bóc lột nên không bao giờ tin ở phương Tây còn ta mũi tẹt thì ai ai cũng muốn mũi mình cao lên cho đẹp, chẳng qua là tiếng nói tiềm thức về bản năng nói dối của dân phương Đông: quan tham dân gian danh bất hư truyền.


Vậy làm sao để phòng tránh nói dối?
Như Kim trọng quen Kiều là phải có ngay vật làm tin như nàng tặng trâm cài đầu, chàng khăn tay. Món này tương tự đặt cọc.
Rồi khi cả 2 thấy không thể thiếu nhau được nữa thì phải làm đăng ký kết hôn liền không thì chỉ 1 thời gian ngắn sau là chàng nàng qua cơn mê lại thấy thích người khác.
Ký rồi vẫn chưa ăn chắc mà phải có những ràng buộc đánh thức lương tâm như làm lễ cúng gia tiên 2 họ, ra nhà thờ, làm đám cưới công bố cho mọi người biết là lấy rồi đấy nha, của tôi đó nhe đừng ai chàng ràng hí.
Tuy nhiên khi về với nhau rồi vẫn phải theo dõi giám sát xem đối tác có chi lạ, như vết son trên cổ áo chẳng hạn.


2. Sợ hãi
Sợ hãi thường do lo sợ bị trừng phạt bởi 1 quyền lực, thế lực nào đó như từ thiên nhiên, từ người trên, tổ chức…
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang
Sợ đường xa gặp hùm beo rắn rết, cướp đường, bão gió lật thuyền, vô số cạm bẫy
Cũng có những nỗi sợ tiếc nuối Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa...phải yêu người con gái đó lắm thì người con trai mới có nỗi sợ như thế.
Nhưng nói vậy chớ sợ hãi là 1 cảm giác có thực, chả phải thích thú gì. Cứ theo tháp nhu cầu Maslow hoặc tháp sợ hãi này bao gồm sợ nghèo đói thất nghiệp, sợ đe dọa chỉ trích trừng phạt, sợ sức khỏe yếu kém, sợ mất tình yêu, sợ già, sợ chết.
Nỗi sợ càng ở dưới thấp, càng ở dưới chân thì sẽ càng thấm thía mà ở trên cao cũng tim đập chân run chưa biết sợ nào kém sợ nào.
Trong đầu tư chứng khoán bạn hay nghe hãy tham lam khi người ta sợ hãi và ngược lại. Vấn đề là mình vừa tham cái bị làn sóng sợ hãi đánh cho ngộp thở rồi còn đâu.
Hay đỉnh cao của sự sợ hãi khi nếm luật im lặng của XH đen, mafia…
Cho nên người xưa ngại đối phương biết lòng mình sợ hãi hay mình hay sợ hãi vô cớ thì họ khuyên nên tập môn tâm đen. Tâm đen để không ai nhìn thấy sự lo sợ và những lo sợ của mình cũng bị xóa tan trong đó kiểu như lỗ đen vậy. Tâm đen nên rành 6 câu à ơi ví dầu của bọn dân gian quan tham, lũ bất lương như đi guốc trong bụng chúng
Giờ mỗi khi chúng ta lo sợ bất an thường được khuyên hít vào sâu, thở ra từ từ 5,7 lượt cho tâm bình chính là phương pháp luyện tâm đen ở mức độ đầu tiên.
Bao giờ cũng có một mối quan hệ giữa các phạm vi xấu hổ và sợ hãi. Tức là, người biết xấu hổ, thường không sợ hãi, và ngược lại, kẻ hay sợ hãi, thường không biết xấu hổ. Theo phương Đông muốn không xấu hổ hay sợ hãi thì phải mặt dày tâm đen. Hơi giống món chánh niệm bên nhà Phật nhưng đây áp dụng cho trường đời.

1. Xấu hổ
Xấu hổ có nghĩa là bị quê xệ, bị mất sĩ diện…nói chung là mất danh dự của mình, gia đình hay nhóm tổ chức mà mình gắn bó thuộc về.
Ngày xưa nhà nào có con gái không chồng mà chửa thì cô gái bị gọt tóc bôi vôi, nhà thì bị phạt vạ, nhục nhã không kể xiết nên có xứ như Afganistan cha hay anh giết con, em gái để bảo toàn danh dự-quá dã man.
Thời bao cấp không có tiền ăn sáng nhưng cứ cắm tăm vô mép ra bộ ta ăn sáng rồi ha ha. Cô gái thấy chồng không bằng anh bằng em cũng dễ quê kiểu xấu chàng hổ ai rồi giới tinh hoa còn nghĩ xa hơn kiểu người dại lộ hàng, người khôn xấu hổ…chả trách tinh hoa nhà mình toàn kiểu đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành, canh ruồi bu.
Sự xấu hổ cũng mỗi nước 1 khác vi dụ như ta hôn nhau trong tối còn đái bậy thì thản nhiên giữa thanh thiên bạch nhật, ngược với Tây.
Nhiều người chỗ vắng thì thao thao bất tuyệt, hoa chân múa tay văng bọt mép mà ra chỗ đông người xấu hổ không nói được, lắp ba lắp bắp nên trong chốn quan trường TQ xưa phải luyện được môn mặt dày không ánh mắt chế giễu, bố láo nào có thể xuyên thủng. Có như thế mới ra xử án luận tội, trấn áp quần hùng được.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét