Năm đầu đại học tôi ở trọ nhà bác Lăng. Hồi đó nhà tôi ở Cát Bi, trường thì ở Phương Lưu (HP) nếu đi đường nhựa thì khoảng chục cây số (Cát bi - Lạch tray - Ngô Quyền - Đà nẵng - Phương Lưu), còn nếu đi đường làng qua Lũng thì khoảng 7,8 km. Khoảng cách so với bây giờ thì gần nhưng hồi đó với chiếc xe đạp cố vấn, chạy kêu leng keng lọc xọc thì với đường tắt mất khoảng 45 phút.
Tất nhiên không thể phủ nhận là tôi được cưng, đứa con đầu vào đại học. Chọn trường khi đó thật đơn giản, bố tôi bảo đừng học ở Hà nội, tốn tiền lắm, khổ. Học ở HP tiện hơn. Loay hoay thế nào vào trường thì Đường Thủy mà học sang năm thứ 2 thì trường lại bị sát nhập vô trường Hàng Hải, vậy là Đường Thủy mất tên (nói thêm là trước đó nòng cốt từ ĐH Đường Thủy sang nâng cấp Trung cấp Hàng Hải lên đại học, sau một thời gian con lại quay lại nuốt chửng mẹ).
Khi tôi học, hiệu trưởng trường là bác Nhị, còn bác Lăng là cựu hiệu trưởng. Nhà bác Lăng được cấp 2 gian nhà (1 gian để ở, 1 gian làm việc), hồi đó tiêu chuẩn cấp phát rõ ràng. Gia đình CBCNV thì 1 gian hoặc hơn tùy nhân khẩu, độc thân nửa gian trong một dãy nhà tập thể dài.
Tầm 5,6 tuổi tôi từng ở Phương Lưu với ông già và thằng em. Vì mẹ tôi đang ở Hà nội nên ông được tính tiêu chuẩn độc thân, 1/2 gian là phòng làm việc của bác Tố (sau ra làm hiệu trưởng trường công nhân kỹ thuật hàng hải, chuyên đào tạo thủy thủ. Những năm 80 thì trường này oai hùng lắm. Thằng bạn tôi vẫn gọi là trường sơ cấp lãnh tụ).
Nói vậy để thấy trường này có giá, các phụ huynh cũng như con em của họ không thể ngờ khi ra trường năm 88 thì lứa chúng tôi là lứa đầu không còn phân công công tác nữa mà phải tự xin việc. Tự xin nhưng thủ tục vẫn là quyết định điều động từ trường về Tổng cục đường biển, từ TC mới có quyết định về công ty ở dưới.
Vớt vát được cái do học Hàng hải mà tôi đủ tiêu chuyển nhập khẩu vào SG. Quyết định nhập khẩu do trưởng ban tổ chức chính quyền thành phố HCM ký đóng mộc đỏ chót.
Khi bác Lăng về hưu thì vợ bác cũng hưu. Hai ông bà hưu với 4 người con trong đó có 2 chị đã đi làm, còn lại một gái, một trai còn đi học. Lương hưu thì không thể đủ ăn được nên bà Lăng làm gánh cháo lòng đi bán cho sinh viên nội trú.
Hàng ngày bà đi chợ mua lòng, tối đến cả nhà xúm xít rửa sạch, nhồi tiết, cho lòng, gan...vào nồi luộc, nồi khác thì nấu cháo, bếp lửa bập bùng đến khuya. Sáng sớm tinh mơ lại nổi lửa đun sôi, cắt lòng, soạn vào đôi gánh nồi cháo, nồi lòng, rau cỏ...và gánh đi bán. Sinh viên học thường từ 6h30 nên sáng tinh mơ bà Lăng lưng còng đã lụm khụm gánh hàng đi.
Những hôm bán hết hàng bà vui lắm, cười móm mém nói hôm này phải mua thêm lòng vì hôm nay thiếu. Những hôm bán không hết cả nhà ăn cháo lòng thay bữa trưa.
Ngày hè, ngày đông gánh cháo vẫn theo bác đi bán cho lũ sinh viên thiếu đói. Mà sinh viên thì nhiều chú cũng bựa, ăn rồi xin chịu, hôm sau bà đòi thì chối đây đẩy, không phải con...tội nghiệp, lừa bà già mắt mũi kèm nhèm, hay quên.
Có vài thằng bạn cùng lớp còn xưng danh là bạn tôi để ăn chịu. Vụ này tôi đâu có biết cho tới hôm bà Lăng khe khẽ nói cháu bảo mấy đứa bạn cháu trả tiền cháo cho bác, thật ngao ngán, bạn với chả bè.
Thực ra người ta nể ông Lăng mới cho bà bán đồ cho sinh viên. Trông vậy cũng không thể tránh khỏi những lời đồn đãi như bà Lăng mua lòng lợn chết về bán cho rẻ làm bác cứ thanh minh mãi, có hôm còn rủ tôi đi chợ làm chứng.
Nói cho ngay hồi đó chuyện ăn lợn lở mồm long móng, gà rù là chuyện không có gì phải ầm ỹ, rất thường.
Cứ thế gánh cháo góp phần làm cuộc sống gia đình đỡ khốn khó, các con dần đi làm thì 2 bác cũng lần lượt nhắm mắt xuôi tay sau một đời làm lụng vất vả.
Tôi nghĩ thế hệ ông bà là thế hệ hiệu trưởng, quan chức cuối cùng mà nghèo đến thế, vất vả lo toan với cuộc sống gia đình đến thế.
Như người phụ nữ truyền thống tảo tần lo lắng cho chồng, cho con, lo cho cả đứa người ngoài như tôi. Ở xa chẳng về thắp nhang cho ông bà được, đành mượn mấy dòng này tưởng nhớ tới ông bà, tưởng nhớ bờ vai còng với gánh cháo lòng và nụ cười móm mém.
Viết kỷ niệm 30y ngày vào trường ĐH Đường thủy
Tất nhiên không thể phủ nhận là tôi được cưng, đứa con đầu vào đại học. Chọn trường khi đó thật đơn giản, bố tôi bảo đừng học ở Hà nội, tốn tiền lắm, khổ. Học ở HP tiện hơn. Loay hoay thế nào vào trường thì Đường Thủy mà học sang năm thứ 2 thì trường lại bị sát nhập vô trường Hàng Hải, vậy là Đường Thủy mất tên (nói thêm là trước đó nòng cốt từ ĐH Đường Thủy sang nâng cấp Trung cấp Hàng Hải lên đại học, sau một thời gian con lại quay lại nuốt chửng mẹ).
Khi tôi học, hiệu trưởng trường là bác Nhị, còn bác Lăng là cựu hiệu trưởng. Nhà bác Lăng được cấp 2 gian nhà (1 gian để ở, 1 gian làm việc), hồi đó tiêu chuẩn cấp phát rõ ràng. Gia đình CBCNV thì 1 gian hoặc hơn tùy nhân khẩu, độc thân nửa gian trong một dãy nhà tập thể dài.
Tầm 5,6 tuổi tôi từng ở Phương Lưu với ông già và thằng em. Vì mẹ tôi đang ở Hà nội nên ông được tính tiêu chuẩn độc thân, 1/2 gian là phòng làm việc của bác Tố (sau ra làm hiệu trưởng trường công nhân kỹ thuật hàng hải, chuyên đào tạo thủy thủ. Những năm 80 thì trường này oai hùng lắm. Thằng bạn tôi vẫn gọi là trường sơ cấp lãnh tụ).
Nói vậy để thấy trường này có giá, các phụ huynh cũng như con em của họ không thể ngờ khi ra trường năm 88 thì lứa chúng tôi là lứa đầu không còn phân công công tác nữa mà phải tự xin việc. Tự xin nhưng thủ tục vẫn là quyết định điều động từ trường về Tổng cục đường biển, từ TC mới có quyết định về công ty ở dưới.
Vớt vát được cái do học Hàng hải mà tôi đủ tiêu chuyển nhập khẩu vào SG. Quyết định nhập khẩu do trưởng ban tổ chức chính quyền thành phố HCM ký đóng mộc đỏ chót.
Khi bác Lăng về hưu thì vợ bác cũng hưu. Hai ông bà hưu với 4 người con trong đó có 2 chị đã đi làm, còn lại một gái, một trai còn đi học. Lương hưu thì không thể đủ ăn được nên bà Lăng làm gánh cháo lòng đi bán cho sinh viên nội trú.
Hàng ngày bà đi chợ mua lòng, tối đến cả nhà xúm xít rửa sạch, nhồi tiết, cho lòng, gan...vào nồi luộc, nồi khác thì nấu cháo, bếp lửa bập bùng đến khuya. Sáng sớm tinh mơ lại nổi lửa đun sôi, cắt lòng, soạn vào đôi gánh nồi cháo, nồi lòng, rau cỏ...và gánh đi bán. Sinh viên học thường từ 6h30 nên sáng tinh mơ bà Lăng lưng còng đã lụm khụm gánh hàng đi.
Những hôm bán hết hàng bà vui lắm, cười móm mém nói hôm này phải mua thêm lòng vì hôm nay thiếu. Những hôm bán không hết cả nhà ăn cháo lòng thay bữa trưa.
Ngày hè, ngày đông gánh cháo vẫn theo bác đi bán cho lũ sinh viên thiếu đói. Mà sinh viên thì nhiều chú cũng bựa, ăn rồi xin chịu, hôm sau bà đòi thì chối đây đẩy, không phải con...tội nghiệp, lừa bà già mắt mũi kèm nhèm, hay quên.
Có vài thằng bạn cùng lớp còn xưng danh là bạn tôi để ăn chịu. Vụ này tôi đâu có biết cho tới hôm bà Lăng khe khẽ nói cháu bảo mấy đứa bạn cháu trả tiền cháo cho bác, thật ngao ngán, bạn với chả bè.
Thực ra người ta nể ông Lăng mới cho bà bán đồ cho sinh viên. Trông vậy cũng không thể tránh khỏi những lời đồn đãi như bà Lăng mua lòng lợn chết về bán cho rẻ làm bác cứ thanh minh mãi, có hôm còn rủ tôi đi chợ làm chứng.
Nói cho ngay hồi đó chuyện ăn lợn lở mồm long móng, gà rù là chuyện không có gì phải ầm ỹ, rất thường.
Cứ thế gánh cháo góp phần làm cuộc sống gia đình đỡ khốn khó, các con dần đi làm thì 2 bác cũng lần lượt nhắm mắt xuôi tay sau một đời làm lụng vất vả.
Tôi nghĩ thế hệ ông bà là thế hệ hiệu trưởng, quan chức cuối cùng mà nghèo đến thế, vất vả lo toan với cuộc sống gia đình đến thế.
Như người phụ nữ truyền thống tảo tần lo lắng cho chồng, cho con, lo cho cả đứa người ngoài như tôi. Ở xa chẳng về thắp nhang cho ông bà được, đành mượn mấy dòng này tưởng nhớ tới ông bà, tưởng nhớ bờ vai còng với gánh cháo lòng và nụ cười móm mém.
Viết kỷ niệm 30y ngày vào trường ĐH Đường thủy
Tks bác!
Trả lờiXóaNhư vậy là bác cũng thuộc loại COCC chứ nhể!
Ngày em vào trường thì đã sáp nhập rồi.
Không phải COCC, ông già tôi trước là giáo viên ở trường. Ngày xưa hiệu trưởng bình dân lắm, chơi với giáo viên và sẵn sàng giúp nhau
Trả lờiXóaBài này Anh viết hay quá, rất chân thực!
Trả lờiXóa