Tuy Hòa là 1 vùng đất đẹp nhưng so với các địa phương miền trung khác thì còn nghèo hơn. Lý do thì nhiều nhưng ác hại bởi chữ nhưng Tuy hòa mà thắng/thua/chiến...nó đa nghĩa quá nên phức tộp.
Còn Qui nhơn?
Thành Qui là thành hình con rùa thì hiểu rồi như sao lại có chữ nhơn (nhân) vậy cà. Tôi đồ rằng dân Nhật sáng tạo ra ninja rùa do tới tham quan Qui nhơn. Xứ người rùa, tôi thắc mắc mãi.
Ở Qui nhơn cũng có eo gió. 1 cảnh không quá đặc sắc nhưng dân QN làm đường quanh núi đàng hoàng rồi bán vé cho dân du lịch vô xem.
Khách thường đi Kỳ co về rồi ăn trưa, xong ra eo gió này đây, tôi đồ rằng tác dụng chính là tiêu tiêu cơm.
Đó là để nói lên cái giỏi, nhạy trong đầu tư kiếm tiền của người xứ này. Tuy nhiên trữ lượng mỏ như vậy là thấp, khó bền.
Ta điểm qua 1 loạt doanh nhân đương đại người xứ này thấy họ cũng rất phát, phát rất bạo nhưng dường như khó khăn chồm tới họ cũng không lâu.
Cũng giống như sự nghiệp nhà Tây sơn, huy hoàng nhưng không bền.
Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017
Không đi tắt được
Xã hội phát triển từ bộ lạc đến thị tộc qua phong kiến rồi tư bản. ML nói hết tư bản thì tới XHCN, cái này chưa có hiện thực nên chưa kiểm chứng được.
Trước anh 3D hồ hởi tính đưa VN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, tiến thẳng lên CNXH.
Thực tiễn chứng minh đó là ấu trĩ, chủ quan duy ý chí nhưng thực tế thì lối tư duy đi tắt đón đầu đó vẫn còn rất mạnh, chẳng phải chỉ dân ta mà dân tây cũng khoái, mê từ thời xưa.
Như thời Ác si mét có ông vua hiếu học lắm, nhờ ổng mà khoa học, thư viện, bảo tàng nở rộ và đích thân ông cũng học, cũng nghiên cứu hăng say.
Dĩ nhiên, sau 1 thời gian ngắn thì nản, ổng hỏi Ác si mét (là thầy):
- Thầy ơi mệt quá, thầy có bí kíp nào đi tắt đón đầu cho đầu óc nó mở mang thông thái được không?
Là nhà bác học đích thực, dĩ nhiên Ác si mét không nịnh mà nói thẳng:
- Thưa bệ hạ, trong khoa học không có con đường riêng cho nhà vua.
Vậy mà hàng ngàn năm sau dân VN vẫn hy vọng có cái bằng TS, có cái cấp GS là đi tắt đón đầu ngồi trên đầu người khác được.
Tuy nhiên, chuyện đi tắt đón đầu này là chuyện nhỏ. Giờ nói tới chuyện lớn hơn mà người ta vô tình, cố tình lãng quên:
Tương ứng với hình thái xã hội phát triển thì văn minh cũng khắc vô người như con trai tiết ngọc phủ viên sỏi vậy.
Ước muốn ham hiểu biết, hơn người đã hình thành nên thầy mo biết tuốt, cái chi cũng biết cũng trừ ma giải hạn được.
Sau thời gian thì con người sống trong cõi mông lung quá, chống chỏi đủ loại ma quái suốt 1 cách bị động thì rất cần 1 ngọn hải đăng dẫn đường để có thể cùng nhau đi về phía trước 1 cách tin tưởng. Tôn giáo ra đời củng cố cho đức tin đó.
Tin rồi nhưng chỉ tin vô 1 thứ thì không đủ, cái neo quá lớn, quá chặt làm sau tàu nhổ neo ra khơi vậy là đảng phái chính trị ra đời làm nhiệm vụ người bẻ lái thế tục.
Lần lượt từng nấc thang con người khó nhọc, kiên trì, bền chí bước qua để thành người văn minh. Có nấc thang nào bỏ được đâu, làm gì có lối đi tắt xuyên không nhoáng cái thành văn minh được.
Trước anh 3D hồ hởi tính đưa VN bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, tiến thẳng lên CNXH.
Thực tiễn chứng minh đó là ấu trĩ, chủ quan duy ý chí nhưng thực tế thì lối tư duy đi tắt đón đầu đó vẫn còn rất mạnh, chẳng phải chỉ dân ta mà dân tây cũng khoái, mê từ thời xưa.
Như thời Ác si mét có ông vua hiếu học lắm, nhờ ổng mà khoa học, thư viện, bảo tàng nở rộ và đích thân ông cũng học, cũng nghiên cứu hăng say.
Dĩ nhiên, sau 1 thời gian ngắn thì nản, ổng hỏi Ác si mét (là thầy):
- Thầy ơi mệt quá, thầy có bí kíp nào đi tắt đón đầu cho đầu óc nó mở mang thông thái được không?
Là nhà bác học đích thực, dĩ nhiên Ác si mét không nịnh mà nói thẳng:
- Thưa bệ hạ, trong khoa học không có con đường riêng cho nhà vua.
Vậy mà hàng ngàn năm sau dân VN vẫn hy vọng có cái bằng TS, có cái cấp GS là đi tắt đón đầu ngồi trên đầu người khác được.
Tuy nhiên, chuyện đi tắt đón đầu này là chuyện nhỏ. Giờ nói tới chuyện lớn hơn mà người ta vô tình, cố tình lãng quên:
Tương ứng với hình thái xã hội phát triển thì văn minh cũng khắc vô người như con trai tiết ngọc phủ viên sỏi vậy.
Ước muốn ham hiểu biết, hơn người đã hình thành nên thầy mo biết tuốt, cái chi cũng biết cũng trừ ma giải hạn được.
Sau thời gian thì con người sống trong cõi mông lung quá, chống chỏi đủ loại ma quái suốt 1 cách bị động thì rất cần 1 ngọn hải đăng dẫn đường để có thể cùng nhau đi về phía trước 1 cách tin tưởng. Tôn giáo ra đời củng cố cho đức tin đó.
Tin rồi nhưng chỉ tin vô 1 thứ thì không đủ, cái neo quá lớn, quá chặt làm sau tàu nhổ neo ra khơi vậy là đảng phái chính trị ra đời làm nhiệm vụ người bẻ lái thế tục.
Lần lượt từng nấc thang con người khó nhọc, kiên trì, bền chí bước qua để thành người văn minh. Có nấc thang nào bỏ được đâu, làm gì có lối đi tắt xuyên không nhoáng cái thành văn minh được.
Tuy khỏe nhưng vật vẫn không thắng,,, gọi Tuy hòa,,,
Trả lờiXóa