Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Con tôi đi học

28.12.20
Con nít giờ kém thông minh hơn xưa? 
Con nít giờ học học nữa học thêm mãi mà chúng nó cứ nói chẳng hiểu gì. Học chính khóa thì gv dạy kiểu kho khó không hiểu thật dễ hiểu. Để làm chi, để dạy thêm cơm áo gạo tiền thôi. HS đi học thêm, bài gà tận miệng điểm ngon lành nhưng vẫn hổng hiểu là chuyện bình thường

01.12.20
Giới trẻ giờ quen thuộc với nhìn màn hình như smartphone, tv, pc...và ít đọc sách giấy. Tuy nhiên đến trường lại nghe giảng và dùng sgk là những thứ không quen thuộc. Việc học như vậy sẽ là khó khăn hơn vì bỏ sở trường dùng sở đoản

16.11.20
Nhiều em học sinh nói: sao thầy dạy con chẳng hiểu gì. Bỏ qua cái này cái kia thì sẽ là như vầy: 
- Nếu mình mang định kiến đó rồi sẽ không hiểu bài thầy giảng thật vì óc mải không chấp nhận, thấy khó và lo tìm chỗ sai. Vậy là thiệt mình. Con nên nhớ mình phụ thuộc vào thầy chớ không phải là ngược lại. 
 - tập tự học, trước bài giảng mở sgk ra đọc, chỗ nào không hiểu thì hỏi, tra google,...vô lớp chú ý nghe xem mình hiểu đúng chưa, chỗ nào chưa hiểu hỏi thầy 1 cách lễ phép. Và nhớ làm bài tập, đọc lại bài đã học để óc ghi nhớ được lâu không thì vài bữa lại chữ thầy trả thầy. 
Quan trọng nữa là, sau đi làm thì với sếp cũng na ná vậy.

17.04.20
Học trực tuyến trở nên quen thuộc và cần thiết trong mùa cô vy này.
Sau những bỡ ngỡ ban đầu rồi nghi ngờ về bảo mật thì nó tỏ rõ sức mạnh là dạy và học không phụ thuộc khoảng cách, thầy trò an toàn khỏi phải đi lại, lớp học ghép vô đông thoải mái...
Nhưng học trực tuyến cũng có những yếu điểm như đòi hỏi học sinh phải rất hợp tác vì mấy phần mềm này có lẽ phù hợp với họp trực tuyến hơn.
Khó khăn thứ 2 là sự tương tác. Giáo viên và học sinh khó tương tác với nhau để gv điều chỉnh tốc độ, nội dung...giúp cho hs hiểu bài. Học sinh thì không được tán chuyện vui chơi với nhau thì rõ rồi.
Cuối cùng những môn thực hành, thể dục dễ thành học chay....

1. Dạy thêm
Con tui, đứa lớn chuẩn bị vô trung học cơ sở, nhỏ chuẩn bị vô lớp 1. Như những bé khác, vợ đưa đi học thêm – tui đùa 2 đứa luyện thi đại học.
Đứa lớn học hết thời gian chơi, lớp vợ đưa, chồng đón, kẹt xe, mệt.
Đứa nhỏ mấy hôm đầu khoái, sau hóa ra học thiệt chứ hỏng phải chơi nên cằn nhằn không chịu đi học, tội.
Chương trình học cải cách quá nặng. Quá nhiều khái niệm mới nhồi nhét vô đầu đứa con nít, nguy hiểm là nhiều khái niệm toán bị diễn theo kiểu nôm na mách qué như khái niệm hình học chẳng hạn. 

Cách diễn này chính học sinh sẽ trả giá bằng sai lầm tư duy sau khi lớn.
Không học thêm thì không lại với con người ta vì ai cũng cho đi học thêm. 
Cỗ máy đã quay phụ huynh cạnh tranh chọn thầy, con nít cạnh tranh học giỏi, thầy cạnh tranh kiếm tiền. 
Vòng xoáy cứ ngày càng lớn, đã ai tính xem bao tiền, bao sức chưa?
Thầy lương thấp, buộc kiếm thêm, cách nào tiện và an toàn hơn dạy thêm.
Lương thấp, chương trình nặng tựa như 2 cánh, tinh thần thi đua của phụ huynh như trụ đỡ. 
Từ đó, vòng quay làm khổ nhau bắt đầu.
Từ đó cũng hiểu cơn cớ câu đời người bể khổ tại sao lại là câu cửa miệng của dân châu Á.

2. Byển và ciến
Con gái tui học lớp 1. Nó viết

- Byển thay vì biển

- Ciến thay vì kiến

Vợ la trời nói con nhỏ học dốt, học đi học lại mãi vẫn lộn túm lộn tíu.

Thực ra, sao viết biển mà hổng viết byển cũng là cả một dấu hỏi.

Tui nghĩ các nhà ngữ pháp cũng chẳng chỉ được tận gốc tại sao viết thế này mà không phải thế kia vì đơn giản là sư phụ khai sáng ra chữ viết Việt quy định zậy.

Nên thay vì than trời con học dốt hãy tủm tỉm cười vì cách đặt luật chơi.

Người lớn quen rồi nên không thấy kiểu tư duy đúng của con trẻ.

3. Chạy trường
Báo Tuổi Trẻ thứ hai, 16/08/2010 điểm tình hình chạy trường trong đó nổi lên chuyện nhờ vả lòng vòng thành dây chạy và chiêu nhập hộ khẩu cho đúng tuyến trường muốn xin. 
Có trường hợp đến 10 cháu trong một hộ khẩu, quá đáng quá nên một trường ở quận 5 hạn chế chỉ cho 02 cháu nhập học.
Thực ra chuyện này cũ rồi, muốn tránh thiếu gì cách. Chỉ théc méc hộ khẩu là cái chi chi mà trường lại dựa vô làm cơ sở nhập học.
Trước nay, cháu ở đâu thì nhân dân biết ngay, chỉ vì trường dựa vô hộ khẩu mới thành chuyện.
Có người đi khỏi đó hàng chục năm vẫn giữ hộ khẩu lại để xin học cho con cháu, thực ra cháu có ở khu phố đó ngày nào đâu.
Cháu không có mặt nhưng lại có hộ khẩu ở đó vì đúng tuyến trường tốt. Cha mẹ chạy nhập khẩu cho con.
Vậy muốn cháu ở đâu được học ở đó, giảm chuyện chạy trường thì mần răng?
Đơn giản nhứt là yêu cầu thêm sở hữu nhà và coi những trường hợp nhiều cháu trong một hộ khẩu là trường hợp đặc biệt, cần công khai niêm yết tại trường để phụ huynh biết.
Nếu chưa an tâm, hãy dựa vào dân. Để dân trong tổ dân phố kiểm tra, kết hợp với người của trường xuống nhà các cháu nữa thì thì chắc như bắp.

4. Chỉ giỏi làm khổ nhau
Con nít đã phải học sớm hơn người lớn. Học tăng cường tiếng Anh chưa đủ lại còn học thêm để luyện thi starter, movers...vì nếu không đạt chứng chỉ này thì năm sau không được học tăng cường nữa, phải chuyển qua lớp thường. 
Mà lớp thường thì không có bán trú. Thiệt bó tay với bát quái trận đồ giáo dục
http://tuoitre.vn/Giao-duc/510746/Mot-truong-3-4-chuong-trinh-tieng-Anh.html


5. Ngành công nghiệp lãng phí nhất
Học thêm, dạy thêm ở bậc phổ thông đã thành một trong những ngành công nghiệp nhớn của Việt Nam. Với tổng cộng gần 15 triệu học sinh và hơn 0,8 triệu giáo viên (http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=3544)
ước tính có khoảng 5 triệu học sinh học thêm và quãng 100.000 giáo viên được dạy thêm. Đi kèm với nó là hệ thống biên soạn, in ấn, ăn uống, y tế, phục vụ... cho sự nghiệp học thêm này.
Có những môn học thêm nhìn là thấy ngay như toán, lý hóa, sinh, văn...hay học thêm ở các cơ sở đào tạo khác như ngoại ngữ, bơi lội, ngoại khóa...
Không hiểu làm sao mà các cháu học sinh Việt Nam vốn tự hào là nòi giống thông minh, học giỏi mà cái quái gì cũng phải học thêm.
Từ môn như bơi lội, học ở trường mãi chả biết bơi. Ra hồ bơi thuê huấn luyện viên chừng tháng bơi ào ào.
Học tiếng Anh ở trường cho đã rồi cũng phải đi học thêm bên ngoài để luyện thi chứng chỉ như Cambrige chẳng hạn, không có là không xong. Ngay như cờ, hay vovinam cũng thế, cứ học ở trường là chẳng biết chi, lại phải học lại, nhai lại bên ngoài.
Đó là nói mấy môn phụ, chứ mấy môn như toán lý hóa...thì thôi rồi, mặc định là phải học thêm, nhai đi nhai lại miết mới đạt.
Cả một ngành công nghiệp nhai lại hình thành, lãng phí biết bao tiền của, công sức, trí lực. Thử ngẫm về con của chúng ta xem, bỏ thời gian gấp đôi để tiêu hóa cho một lượng kiến thức gọi là phổ thông. Đã là phổ thông thì có nghĩa năng lực trung bình kém cũng pass, vậy mà vất vả, khổ sở như đi đánh trận.
Sau chúng lớn lên, lại om sòm thiếu kỹ năng sống, thiếu hiểu biết chung văn hóa, nghệ thuật, lại phát triển lệch, gà công nghiệp...bao nhiêu mỹ từ, thán từ, dối trá từ chỉ để dùng khỏa lấp cho một nguyên nhân chính là lương giáo viên thấp quá bắt buộc phải dạy thêm.
Mà đâu chỉ giáo dục, nhìn sang y tế hay hành chính cũng vậy. Nước chảy chỗ trũng, lương thấp thì lấy đâu người giỏi, lấy đâu đạo đức nghề nghiệp. Thôi thì cũng đành nhắm mắt đưa chân góp phần phát triển ngành đại công nghiệp lãng phí này vậy.

6. Giáo dục, thật là bao cấp
Ôm khư khư mô hình bao cấp. Đến các khoản thu cũng phải chia nhỏ để lách. Cộng đi cộng lại cũng chưa ra chi phí thực cho giáo dục mà các phụ huynh phải chịu. Chưa tính đến sự hành xác học liên miên của các cháu, mai sau sẽ ra sao với một kỹ năng học vẹt và bịnh do học quá nhiều trong điều kiện chưa đủ tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét