Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Vài trang viết về kinh tế

18.3.2019
Sau CMT10 Nga 1917 được 1 thời gian thì kinh tế nước Nga rơi vào bế tắc, Lenin liền quyết định chuyển đổi từ mô hình kinh tế tư bản nhà nước 100% công hữu sang mô hình KTTBNN công tư kết hợp (gọi là chương trình kinh tế mới NEP).
Kết quả nền kinh tế đã hồi sinh dù đưới sự bao vây cấm vận của các nước phương Tây.
Như vậy Lenin là người vừa khai sinh mô hình kinh tế TBNN 100% công hữu và TBNN công tư kết hợp.
Lenin chết, Stalin bỏ công tư, quay lại 100% công hữu. Mô hình này được áp dụng rộng rãi từ LX, TQ tới các nước Đông Âu, VN...gọi chung là phe XHCN chạy tới 1989 thì lụi.
Mô hình công tư kết hợp. 
Khoảng những năm 30 tới 1945 nhiều nước thấy mô hình kinh tế TBNN công tư kết hợp này hay, có nhiều lợi thế hơn mô hình kinh tế tư bản truyền thống nên áp dụng như Đức, Nhật. 
Kinh tế, sức mạnh lên ào ào nên ảo tưởng quay ra gây thế chiến 2. Bí thế, những nước như Anh, Mỹ cũng quay ra áp dụng mô hình công tư kết hợp này (gọi là kinh tế thời chiến, chính phủ đặt hàng, nhà tư bản sản xuất) đẩy sản lượng tăng vọt đè bẹp Đức, Nhật.
Sau thế chiến 2, quá trời nước chạy theo mô hình công tư kết hợp này như Anh, Ấn độ, Nhật...nhưng chỉ có Nhật thành công có lúc lăm le soán ngôi đầu kinh tế của Mỹ còn các nước khác phải từ bỏ do sa vào quan liêu nặng nề.
TQ 1979 cũng từ bỏ mô hình kinh tế TBNN 100% công hữu và quay qua công tư kết hợp.
Hồi nhỏ tôi vẫn nhớ báo đài VN chê hết lời mô hình này gọi là 4 hiện đại hại tứ dân.
Không ngờ đúng quá, kinh tế bốc lên ào ào ào và VN 1985 cũng vội vàng chuyển đổi theo (may quá).
Tới thời Giang Trạch Dân thì cải tiến lên thành công tư nhất thể và tới thời Tập Cận Bình thì rõ ra là công là tư mà tư cũng là công qua trường hợp Hoa vi.
Mô hình này thành công tới mức đe dọa trực tiếp tới Mỹ, làm Mỹ quýnh quáng làm mọi cách ép TQ xuống làm em giống như đã từng ép Nhật 20 năm về trước.
Câu hỏi giờ đặt ra là mô hình phù hợp với thời chiến sao lại chạy ngon, bền vững thế và khi nào nó trở nên bế tắc là điều các học giả phương Tây đang bó tay.  

1. Định nghĩa kinh tế kiểu giao thông
Dạo này bộ giao thông vận tải nổi đình nổi đám quá. Nhiều chuyện thấy rất khó mà cứ làm phăm phăm, cứ Định là Thắng...nên sưu tập lại một số định nghĩa kinh tế theo kiều phương tiện vận tải.

- Nền kinh tế xe đạp:
Kinh tế Trung Quốc: “Voi cưỡi xe đạp”?

HỒNG NGỌC

06/05/2011 14:41 (GMT+7)

Kinh tế Trung Quốc giống như một chú voi đang cưỡi xe đạp.
Một số chuyên gia như James Kynge từng hình dung kinh tế Trung Quốc giống như một chú voi đang cưỡi trên một chiếc xe đạp. Chỉ cần vẫn tiến về phía trước thì không sao, nhưng một khi giảm tốc thì hậu quả sẽ khôn lường.

.http://vneconomy.vn/20110506023554660P0C99/kinh-te-trung-quoc-voi-cuoi-xe-dap.htm

- Nền kinh tế máy bay:
Thuật ngữ này phổ biến, kiểu như nền kinh tế cất cánh, rồi hạ cánh cứng, hạ cánh mềm...
Ông Lý Quang Diệu khi ví nền kinh tế bị khủng hoảng giống như bay máy bay bị tai nạn. Bay nhanh, bay cao nên đụng chuyện cũng ghê.
Nói theo kiểu Việt là lớn thuyền lớn sóng

- Nền kinh tế xe ủi:
Việt nam cạnh Trung quốc cảm nhận rõ điều này. Các ngành hàng nội địa lần lượt bị ủi bay dưới làn sóng hàng hóa từ TQ. Đâu chỉ VN mà thế giới cũng đang khóc ròng vì điều này.

- Nền kinh tế tàu ngầm:
Đài Loan chuyên gia công hàng hóa cho các hãng nổi tiếng trên thế giới. Dần dà mọi người biết ai đứng tên, ai sản xuất.
Khi mọi người biết chuyện đó thì aha, người sản xuất tung ra thương hiệu của mình và nói em đây, người đứng tên dù biết trước vẫn ngã ngửa vì chuyện tới sớm quá, nhanh quá, nặng quá. Đành ngậm ngùi, ôi thời oanh liệt nay còn đâu.

Mời các bạn tham khảo trường hợp ASUS gia công cho Dell, Compaq, HP hay chuyện của HTC.

Còn Việt Nam, theo các bạn có nền kinh tế kiểu chi chi?

VN theo kiểu xe cút kít. Chở nhiều chạy nhanh một chút thì rơi vãi sạch. Chở nặng thì hổn hển, ngứa cũng không gãi được

2. Kinh tế hành vi
- Chuyện thứ nhứt:
Tuần trước tui tới ĐH mở làm final interview (lãng nhách). Nơi này thường đông, khó gởi xe nên đầu tiên tui tính đi xe ôm, cả đi và về khoảng 40 chục ngàn. Sau loay hoay thế nào lại chạy hoda tới, may mà gởi xe dễ dàng.
Khi về để quên cặp xách ở bãi giữ xe, đinh ninh mất nên chạy đặt kiếng. Vừa tới cửa tiệm thì cô bé học cùng a lô may quá cặp xách anh còn ở bãi xe.
Mừng quá rút ra hai trăm ngàn cho mấy em coi xe. Thường ngày nghĩ khác nay thấy vui vì người tốt còn quanh ta.
Còn một nỗi mừng khác là so với làm kiếng tiết kiệm được khối tiền (sao không so sánh với chi phí đi xe ôm hỉ).

- Chuyện thứ 2:
Nhà may Chương sms đến thử áo. Tiện đường diện dép mủ tới luôn. Xong việc ghé vô tiệm giáy T&T xem kiểu dáng và giá cả giày dép. Vậy mà loay hoay thế nào mua một đôi dép lê tốn mấy trăm ngàn.
Không tính mua rồi lại mua, lại còn mua dép lê lè phè nữa thì không biết do cửa hàng bày hàng đẹp hay cô bé bán hàng dẻo mỏ. Lại nữa có khi mua là do hiệu ứng dép mủ vô nhà may sang, không chừng thấy hỏng ổn nên sửa sai.
Trong hai hành vi trên, cái nào hợp lý, cái nào hỏng hợp lý.

3. Mô hình kinh doanh
- Dò đá qua sông (hay còn gọi là bước lẫm chẫm): mô hình do Đặng Tiểu Bình phát biểu. Mô hình này dựa trên lối qua sông thời cổ. Không có thiết bị đo sâu nên cứ bước một bước lại ném hòn đá, nghe tiếng của nó mà đoán nông sâu. Nông ta bước tiếp và ngược lại. Ưu điểm: chắc chắn, không sợ lút đầu. Nhược: chậm quá, nhiều khi thấy không đi. Chỉ phù hợp với người già. Sau lớp Hồ Cẩm Đào lên sốt ruột tiến nhanh, bỏ qua mô hình này.

- Mô hình quả mít: xuất hiện gần đây, đặc biệt xuất hiện ở DNNN đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Không có ngành nghề nào là trọng tâm, là chính nên ai cũng là trọng điểm tủa tủa giống gai trái mít (do Hoàng Thạch Lân ở blog cùng tên gọi). Riêng tui thích kêu mô hình trái sầu riêng hơn. Đơn giản vì gai nhọn hơn, dễ rớt trên đầu hơn và có hình ảnh Aids đe dọa hơn.

- Mô hình phi thân: DN lấy hết sức mình bay trên không tung cước nhằm vô đối thủ. Trông thì đẹp nhưng chỉ là đòn biểu diễn vì mất trọng tâm, dễ té. Đại diện cho phái này là Vinashin, sau khi phi thân thì chỉ chờ mong phép màu để tiếp đất an toàn. Rủi thay vừa bị gạt chân té (ngành đóng tàu thê thảm vì khủng hoảng kinh tế) vừa rớt xuống nước.

Ngoài ra còn một số mô hình nữa như

- Mô hình bắn phát một: đại diện ưu tú là Motorolla. Ai cũng khen mẫu startac, v3 của hãng. Nhưng mọi người chờ mãi không thấy mẫu mới, tới khi ngất ngư mới thấy ra được mẫu mới Droid (Milestone). Tốt nhưng lâu ra quá.

- Ở cực đối lập là Nokia. Bắn liên thanh: Mẫu mới triền miên phát nhàm. Cả Nokia lẫn Moto đều dính nhược điểm cứng hay mà mềm (kho ứng dụng) theo không kịp.

4. Dáng xe và sự hấp dẫn
Note: chỉ nói về xe 2 bánh
Kiểu dáng, hình thức chiếm tới 2/3 quyết định mua xe. Vả lại đã nói tới kiểu dáng là nói tới model. Mà món này thì hay thay đổi. Hơn nữa sức sáng tạo có hạn và rủi ro nên làm na ná giống nhau cho ăn chắc.
Dạo qua một số dáng xe:
- Cào cào: xe băng đồng hay quen gọi là off road. Dành cho người khoái món này. Còn số đông đa số chỉ trầm trồ chứ không mua vì mắc, cao, hao xăng…

- Guốc cao gót: sản phẩm này hút hồn không chỉ chị em mà cả nam. Đơn giản chi em đi guốc cao gót cho đờn ông ngắm cũng chiếm tối thiểu ½ lý do mua. Đại diện của dáng xe này thật hoành tráng: SH, Dylan, Shark,…nhiều và rất đỉnh trên thị trường 2 bánh. Có ngoại lệ là con @, múp míp quá hóa ra lợn ỉn.

- Con ong: tranh chấp ngang ngửa với guốc cao gót. Tất nhiên đầu bảng là Vespa, kéo theo rất nhiều em hàng nhái. Có người còn muốn ngợi ca kiểu LX là hình giọt nước, quí phái…khen nhiều lắm

- Hình con ngựa: cho dân cày cuốc. Là dòng xe số phổ thông, đi đầy trên đường. Người đi xe này thì giá lại chiếm hơn 2/3 quyết định mua xe.

- Hình con bò: Đẹp hơn ngựa và dưới dòng cao cấp trên thì biến thể bò ra đời. Cưỡi bò thì có vẻ oai phong hơn như air blade, nouvo…Ở đây thuyết tiến hóa có vẻ lộng hành là ngày đầu xe càng to ra – tượng trưng cho trí thong minh chăng? Nổi nhất là PCX125 đẳng cấp mon men tới gần ong và guốc.

- Hình đại bàng: đặc trưng của xe nam phân khối lớn. Thạch Sanh cưỡi đại bàng như con Harley. Lý Thông cưỡi con tay lái ngắn giống đang ấp trứng. Mới hay Sanh cũng đẹp mà Thông cũng đẹp. Tới đây rõ chuyện mấy anh nhỏ như nhái bén khoái ngồi moto phân khối lớn.
Không biết dáng xe sắp tới còn thay đổi thế nào nữa, tăng nam tính hay thêm nữ tính?

5. Sản phẩm mới đến từ đâu
Luồng gió mát thổi tràn từ khi luật thay đổi quan điểm từ chỉ được làm những gì luật cho phép sang được làm những gì luật không cấm.
Đây là sự thay đổi big bang trong thời đổi mới.
Nhìn sang ngành nghề kinh doanh có điều kiện như chứng khoán. Ở đây sự việc hơi khác, vì có điều kiện nên chỉ được làm khi có quy định hướng dẫn. kết quả là sản phẩm mới ra chậm, các công ty chứng khoán đưa ra các sản phẩm giống or na ná nhau.
Nếu CTCK được đưa ra sản phẩm mới sau khi UBCKNN chấp thuận, mean CTCK chủ động phát triển sản phẩm, UBCK là người xét duyệt, SP mới sẽ đa dạng hơn vì có 100 cái đầu nghĩ cho 01 cái đầu

6. Xong cái này lại vướng cái kia
Các bộ ba đồng điệu
Ở bài " cấm vàng làm phương tiện thanh toán" tôi đã đề cập đến một bộ ba:
- Ngoại tệ, vàng, lãi suất huy động với hàm ý là khi các van ngoại tệ, vàng siết lại thì lãi suất huy động cũng giảm tương ứng.
- Hôm nay bàn tiếp đến bộ ba liên quan khác là: lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lạm phát.
Nhiều người nói phải hạ lãi suất huy động xuống vì chẳng nước nào cao vậy. Như Nhật, Mỹ coi như 0%, Tung của 5%...Hehe, nói đi thì phải ngó lại bộ ba trên. Ls huy động họ thấp thì ls cho vay của họ cũng thấp, và quan trọng nữa là mức lạm phát của họ cũng rất thấp.
Vậy nên, sự đời không đơn giản khi khóa van ngoại hối, vàng lại thì lại vướng bộ ba sau. Tức là Xong cái này lại vướng cái kia

7. Kinh tế theo đời thường
Dân kinh tế đều thông thuộc về Leontief, Nobel kinh tế 1973 về công trình nghiên cứu đầu vào đầu ra.
Samuelson (tác giả cuốn kinh tế học nổi tiếng) trong phần viết về lạm phát có nêu lạm phát tự nhiên khoảng 3% và nói rằng các nhà kinh tế vẫn không thống nhất với nhau về lạm phát.
Nếu lien hệ giữa đầu vào đầu ra với lạm phát thì ngoài phần phát triển sẽ kéo theo phản ứng phụ. Nôm na giống như ăn nhiều mà ị ít là biểu hiện bị khó tiêu (khó tiêu đây là lạm phát), đương nhiên người sẽ không khỏe.
Nền kinh tế yếu thì đầy bụng chướng hơi khó chịu quá sức còn anh kinh tế khỏe bị lạm phát lại giống như bị bịnh béo phì, mập quá nên yếu nhớt.
Kinh tế phát triển thì giống lăn đá lên núi. Đường lên khi dốc khi bằng, khi quanh co khúc khuỷu. Tóm lại là khó đi. Người thì khi khỏe khi mệt, lúc chọn đúng đường khi thì sai hướng vô bụi rậm. Đã thế lại còn khỉ nghịch ngợm quậy phá, sơn nữ tắm tiên làm loạn mắt loạn trí.
Vậy nên đá khi lăn ào ào, khi thì không nhúc nhích. Tệ nữa như thảm họa Lèn Cờ. Món đó dành cho những ai vung tay quá trán, không biết lượng sức, chỉ khăng khăng theo ý mình và nhất là đường quang không đi lại chun vô bụi rậm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét