Ở tuổi 19, khi đó tôi còn mài đũng quần trên ghế đại học, lêu têu với thuốc lào, trà chén quán xá thì Huyền Chíp - một cô bé đã xách ba lo lên và đi trong vòng 02 năm, với 700 usd trong túi, lang thang qua 25 quốc gia.
Thật nể. Đến bây giờ tôi cũng chỉ ước ao, mà biết rõ không dám làm, không dám thoát ra khỏi câu chuyện cơm áo gạo tiền.
http://danviet.vn/123871p1c28/huyen-chip-xach-ba-lo-len-va-di-lo-nhat-la-dem-nay-ngu-o-dau.htm
Lớp trẻ tự hào về phượt. Tôi kể 1 câu chuyện có thật:
Mẹ của 1 chị làm cùng tôi năm 56 đã 1 nách 2 đứa con đi tìm chồng ở miền bắc (đi tập kết). Trải qua 2 năm, khi nào hết tiền thì lại ngừng chân kiếm việc làm thuê, đủ tiền lại tiếp tục đi từ SG qua CPC, Lào, tới TQ thông qua đại sứ quán tìm được chồng đang ở Hà Nội.
Bài học đắng cayLữ Giang
Bây giờ các tài liệu bí mật của Mỹ liên quan đến cuộc chiến Việt Nam đã được giải mã gần hết. Những tài liệu này đã giúp chúng ta tìm hiểu tại sao miền Nam Việt Nam có một quân lực khá hùng mạnh và thiện chiến, có tinh thần chiến đấu rất cao, đã từng giữ vững miền Nam trong suốt 20 năm, lại có thể bị sụp đổ chỉ trong 40 ngày?
Câu trả lời sẽ là một bài học lịch sử đắt giá mà mọi người Việt khi chiến đấu cho quê hương không thể không biết đến.
QUYẾT ĐỊNH BỎ MIỀN NAM
Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức (từ 9.8.1974 đến 9.8.2004), Miller Center of Public Affairs thuộc Đại Học Virgina đã cho công bố cuốn băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cuối năm 1972, trong đó có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam.
Tài liệu cho thấy mặc dầu đang mở cuộc oanh tạc Bắc Việt trong suốt mùa xuân và mùa hè 1972, Tổng thống Nixon đã đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc “Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào.” (South Vietnam probably can never even survive anyway). Ông nói với Cố vấn An ninh Kissinger:
“Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam? Đó thật là vấn đề.”
Kissinger trả lời:
“Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao sống còn nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam (if it's the result of South Vietnamese incompetence.)
Lúc đó, Tổng Thống Thiệu và các nhà cầm quyền tại miền Nam không hay biết gì. Khi Hoa Kỳ ép buộc VNCH phải ký Hiệp Định Paris có những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho miền Nam, Tổng Thống Thiệu cũng đã chấp nhận ký sau khi Tổng Thống Nixon hứa: “Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp Định nầy thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt.”
Nhưng để cho miền Nam sụp đổ trong vòng một hay hai năm sau Hiệp Định Paris không phải là chuyện dễ, vì lúc đó Quân Lực VNCH còn khá mạnh.
TÌNH HÌNH QUÂN LỰC VNCH NĂM 1975
Đầu năm 1975, QLVNCH vẫn còn có một lực lượng khá hùng hậu, với quân số khoảng 1.351.000 người, trong đó có 495.000 chủ lực quân, 475.000 địa phương quân và 381.000 quân "phòng vệ dân sự" có vũ trang.
Lục quân gồm 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến, liên đoàn 81 biệt cách dù, 15 liên đoàn biệt động quân (tương đương với 5 sư đoàn), lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, 4 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp (với 2074 xe thiết giáp).Về pháo binh, QLVNCH có 1492 khẩu đại bác (hơn một nửa là 105 ly, 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là 175 ly).
Không quân có khoảng 60.000 quân, có 5 sư đoàn không quân tác chiến gồm 20 phi đoàn khu trục cơ, 23 phi đoàn trực thăng, 1 sư đoàn vận tải, 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, v.v, với 1850 phi cơ các loại (trong đó có 510 máy bay chiến đấu và 900 trực thăng).
Hải quân có hơn 40.000 quân, gồm 3 lực lượng tác chiến:
(1) Hành quân lưu động sông (với 14 giang đoàn trang bị khoảng 260 chiến đỉnh),
(2) Hành quân lưu động biển (một hạm đội trang bị tuần dương hạm, hộ tống hạm, khu trục hạm, tuần duyên hạm, giang pháo hạm, trợ chiến hạm, dương vận hạm, hải vận hạm và giang vận hạm).
(3) các lực lượng đặc nhiệm, trong đó có Liên đoàn Người nhái.
Làm thế nào để hủy hoại lực lượng này rồi giao cho Trung Quốc và CSVN trong một thời gian khoảng hai năm và Mỹ sẽ không còn dính líu gì đến cuộc chiến nữa?
ĐÁNH LỪA TỔNG THỐNG THIỆU
Để thực hiện chủ trương nói trên, Hoa Kỳ vừa cắt bớt viện trợ để miềm Nam suy yếu dần, vừa đánh lừa Thổng Thống Thiệu.
Miền Nam lúc đó cũng có nhiều nhà phân tích tình hình chính xác, nhưng Tổng Tống Thiệu là người độc đoán và thích hành động theo cảm tính nên chẳng nghe ai. Trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết chính Tổng Thống Thiệu đã nói với ông:
“Tôi luôn là người quyết định. Luôn luôn như vậy. Tôi có thể nghe người khác gợi ý một quyết định, nhưng rồi làm quyết định ngược lại.” (tr. 373).
Khi chọn người để thay thế ông Ngô Đình Diệm, người Mỹ không chọn một nhà chính trị có khả năng bảo vệ miền Nam mà chỉ chọn những người bảo đảm sẽ làm theo ý họ. Trước hết Mỹ chọn Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Trần Thiện Khiêm. Nhưng khi Tướng Nguyễn Khánh gây rối loạn, họ dùng cặp Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm. Đây là những người không có tầm nhìn chiến lược cả về chính trị lẫn quân sự. Mọi việc đều để Mỹ lèo lái.
Quả thật ông Thiệu không có khả năng nhìn thấy Mỹ sẽ bỏ miền Nam và tìm ra được một con đường nào khác để cứu miền Nam. Ông coi miền Nam như của Mỹ. Mỹ đưa đủ tiền, ông giữ cả miền Nam. Mỹ rút bớt tiền, ông thu nhỏ lãnh thổ lại.
1.- Cắt bớt viện trợ
Như chúng ta đã biết số viện trợ quân sự Mỹ cho VNCH đã bị giảm dần sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973:
1972 – 1973: 1 tỷ 614 triệu;
1973 – 1974: 1 tỷ 026 triệu và
1974 – 1975 xuống còn: 700 triệu.
2.- Đánh lừa bằng tài liệu
Trong cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” (từ tr. 231 – 236), ông Hưng có kể lại rằng ông có được đọc trong “Phòng Tình Hình” của Dinh Độc Lâp một tập báo cáo do Tướng John E. Murray (người điều khiển cơ quan DAO) và Bộ Tổng Tham Mưu trình lên.
Mặc dầu có nhiều báo cáo của DAO đã được giải mã, chúng tôi chưa tìm thấy bản văn này, nhưng ông Hưng cho biết ông nhớ được những điểm chính của bản báo cáo đó như sau:
- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến Thuật.
- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân Khu I phải bỏ;
- Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tấn công của Bắc Việt;
- Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình được với Bắc Việt;
- Nếu quân viện dưới 600 triệu thì chính phủ VNCH chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ song Cửu Long.
Ông Hưng cho biết Tướng John Murray kết luận: “Tôi có thể ví sự mất tiền xấp xỉ như mất đất vậy.”
Từ ngày Mỹ tham chiến ở Việt Nam đến ngày miền Nam mất, chúng ta chưa bao giờ thấy các báo cáo hay tài liệu phân tích nào của cơ quan MACV hay DAO được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham Mưu hay bất cứ cơ quan nào của VNCH. Chúng ta chỉ biết được một số tài liệu này sau khi được chính phủ Hoa Kỳ giải mã. Thế thì tại sao tài liệu nói trên lại được tiết lộ cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH? Chắc chắn là phải có âm mưu gì.
Ông Hưng cho rằng vì bản báo cáo này, ông Thiệu đã nghĩ ra chiến lược mới “Đầu bé đít to”, tức bỏ Vùng I và II (đầu). Ông Thiệu thường nói: “Từng chiến lược cho từng mức viện trợ.” (tr. 235), sau đó ông dùng chữ “tái phối trí”.
Thật ra, bản báo cáo mà ông Hưng nhắc đến ở trên, nếu có, cũng chỉ là một bản phân tích tình hình chứ không phải là một giải pháp hay một kế hoạch hành động được đề nghị. Nếu Tổng Thống Thiệu nghĩ đó là một đề nghị về kế hoạch hành động là hoàn toàn sai lầm.
3.- Đánh lừa bằng kế hoạch giả
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã không dùng một tướng Mỹ mà dùng một tướng Úc để đánh lừa Tổng Thống Thiệu.
Trong bài thuyết trình “"Get Me Ten Years': Australia's Ted Serong in Vietnam, 1962-1975", bà Tiến sĩ Anne Blair, một giảng viên về Quan Hệ Quốc Tế và Nghiên Cứu về Á Châu tại Đại Học Victoria University of Technology ở Úc, đã cho biết vào tháng 12 năm 1974, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có tiếp xúc với Tướng Ted Serong và yêu cầu ông ta đưa ra một kế hoạch cứu vãn miền Nam. Tướng Ted Serong đã khuyến cáo rút khỏi Quân Khu I và Quân Khu II, với lý do là 2/3 Quân Lực VNCH đã được triển khai ở phía bắc trong khi ở nơi này chỉ có 1/10 dân số và 1/3 tài nguyên của miền Nam.
Chúng ta nên nhớ rằng cả Tướng Trần Thiện Khiêm lẫn tướng Đặng Văn Quang đều là nhân viên CIA được cài vào để theo dõi và kiểm soát các hành động của Tổng Thống Thiệu. Nhiều người nghi ngờ việc Tướng Khiêm đi tìm gặp tướng Ted Seron là theo lệnh của CIA.
Ông Hưng cho biết Tổng Thống Thiệu đã chỉ thị Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống, phối hợp với Tướng Ted Serong nghiên cứu lập một phòng tuyến kéo dài từ Tuy Hoà đến Tây Ninh để làm phòng tuyến rút quân!
Tướng Ted Seron là ai mà được giao cho nhiệm vụ lập phòng tuyến ở Tuy Hoà?
Tướng Francis Philip “Ted” Serong (1915 – 2002) tốt nghiệp Trường Huấn Luyện Quân Đội Hoàng Gia tại Duntroon vào năm 1937, có nhiều kinh nghiệm về chiến trường Đông Nam Á. Năm 1961 ông được cử làm cố vấn cho quân đội Miến Điện. Do kinh nghiệm của ông về chống nổi dậy (counterinsurgency), theo đề nghị của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Úc cho ông đến phục vụ tại miền Nam Việt Nam. Tại đây, ông vừa chỉ huy một toán nhỏ người Úc vừa là Cố Vấn Chống Nổi Dậy cho MACV dưới thời Tướng Harkins. Theo bà Blair, Tướng Harkins không tin vào chống nổi dậy và ông không muốn một cố vấn. Tướng Ted Serong đã đưa nhiều đề nghị về huấn luyện quân lực VNCH nhưng không được áp ứng.
Như vậy, Tướng Ted Serong chỉ là một chuyên gia về du kích chiến. Ông không phải là một nhà chiến lược. Ông chỉ là người được Mỹ dùng để gài bẩy Tổng Thống Thiệu.
MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐIÊN RỒ
Năm 1974, tin Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ Cao Nguyên và miền bắc Trung Phần, rút quân về phòng thủ ở Tuy Hoà đã được tiết lộ ra, nhưng không ai tin vì hai lý do:
(1) Không thể lập một phòng tuyến từ Tuy Hòa kéo dài tới Tây Ninh được vì địa hình không cho phép hình thành một phòng tuyến như vậy.
(2) Muốn rút quân ở Cao Nguyên và phía bắc miền Trung phải thương thuyết với Hà Nội và ký một hiệp ước như Hiệp Định Genève 1954, trong đó ấn định lại biên giới giữa hai bên, thời hạn di tản, rút quân… việc “tái phối trí” mới có thể thực hiện được.
Vì thế, không ai tin việc “tái phối trí” có thể xẩy ra khi ông Thiệu chưa thương thuyết để ký với Hà Nội một hiệp ước thu nhỏ lãnh thổ lại. Nhưng ông Thiệu đã làm điều điên rồ đó.
Đầu năm 1975, Tướng Ted Serong thông báo cho Tổng Thống Thiệu thời hạn chót cho việc tái phối trí quân đội phải kết thúc nội trong tháng hai. Ông cũng đã nói với Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Nha Trang, rằng ngài nên "chuẩn bị cho năm 1955 một lần nữa”, tức lại đi di cư!
Ngày 10.3.1975 Ban Mê Thuột bị mất và Quân Lực VNCH khó có thể lấy lại được. Nhân vụ này, ngày 14.3.1975 Tổng Thống Thiệu cùng với các tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp với Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Cao Văn Viên:
- Còn quân trừ bị để tăng cường cho Quân Đoàn 2 không?
Tướng Viên trả lời:
- Không còn.
Tổng Thống Thiệu quay qua hỏi Tướng Phú:
- Nếu không có quân tăng viện, anh còn giữ được bao lâu?
Tướng Phú trả lời:
- Tôi có thể giữ được một tháng với điều kiện không quân yểm trợ tối đa và tiếp tế bằng không vận đầy đủ nhu cầu về tiếp liệu, vũ khí, đạn dược…
Tổng Thống Thiệu nói rằng các điều kiện đó không thể thỏa mãn được. Vậy phải rút khỏi Kontum và Pleiku để bảo toàn lực lượng, đưa quân về giữ đồng bằng ven biển tiếp tế thuận lợi hơn.
Tổng Thống Thiệu hỏi:
- Rút bằng đường 19 có được không?
Tướng Viên trả lời:
- Trong lịch sử chiến tranh Đông Dương chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị tiêu diệt.
Tổng Thống Thiệu lại hỏi:
- Thế thì đường 14 ra sao?
Tướng Viên nói:
- Đường 14 càng không được.
Sau khi thảo luận, mọi người thấy chỉ còn đường số 7 từ lâu không dùng đến, tuy dài (khoảng 228 km) và xấu nhưng tạo được yếu tố bất ngờ.
Tổng Thống Thiệu chỉ thị không thông báo cho các tiểu khu và chi khu biết, cứ để họ tiếp tục chống giữ, khi ta rút xong, ai biết thì biết. Tổng Thống nói địa phương quân (36 tiểu đoàn) toàn là người Thượng, trả chúng về với Cao nguyên. Như vậy các tỉnh trưởng, quận trưởng, địa phương quân, cảnh sát, phòng vệ dân sự và các nhân viên hành chánh đều bị bỏ lại.
Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh Biệt Động Quân Quân Đoàn 2 được thăng Chuẩn Tướng để chỉ huy cuộc rút quân. Tổng Thống cấm không ai được thông báo cho Mỹ biết.
ĐOÀN QUÂN TAN RÃ
Diễn biến về cuộc tháo chạy trên Liên tỉnh lộ 7 rất bi thảm. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại những nét chính.
- Lúc đó QLVNCH còn có tại Kontum và Pleiku 7 Liên Đoàn Biệt Động Quân, đó là các Liên Đoàn 22, 23, 24 và 25, được tăng cường thêm 3 Liên Đoàn biệt phái từ Sài Gòn lên là 4, 6 và 7. Ngoài ra, Cao Nguyên còn có 36 tiểu đoàn địa phương quân.
- Xe tăng và thiết giáp: 4 thiết đoàn với 371 xe. Pháo binh: 8 tiểu đoàn với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175 mm.
- Không quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32 chiếc), 2 phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 phi đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32 chiếc).
- Riêng Sư đoàn 23 gồm các Trung Đoàn 44, 45 và 53 và Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân đã bị tan rã trong trận Ban Mê Thuột.
- Sáng ngày 15.3.1975, hai Liên Đoàn 6 và 23 BĐQ từ Kontum được chuyển về Pleiku. Dân chúng chạy theo gây ra náo loạn.
- Lúc 1 giờ chiều ngày 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu. Thiết đoàn 19, Liên Đoàn 6 và Liên Đoàn 24 BĐQ mở đường, đến tối đã vượt qua khỏi Phú Bổn, đèo Tuna và tới quận Phú Túc để yểm trợ công binh làm cầu. Sáng 16.3.1975 đoàn quân mở đường tiếp tục đi xuống Củng Sơn.
- Cuộc hành trình mà đoàn quân phải di tản khá dài: Từ Pleiku tới Phú Bổn khoảng 93 km và từ Phú Bổn đến Tuy Hòa khoảng 130 km.
- Ngày 17.3.1975, Thiết Đoàn 21 và Liên Đoàn 7 BĐQ dẫn đầu đoàn quân và dân tiến về Phú Bổn. Theo sau là Liên Đoàn 22 và Liên Đoàn 23, kéo theo một đoàn quân xa khoảng 2000 chiếc và một đoàn xe dân sự đủ loại cũng gần 2000 chiếc. Liên Đoàn 4 và Liên Đoàn 25 đi tập hậu. Đoàn di tản đi rất chậm vì đường hẹp, bị hư hỏng và thường đạp lên nhau để tiến tới trước. Tối 17.3.1975 đoàn xe dừng lại ở tỉnh lỵ Phú Bổn vì không tiến được nữa. Cộng quân đã chận ở đèo Tuna cách Phú Bổn khoảng 4 km.
Vì cuộc rút quân quá bất ngờ nên phải đến chiều ngày 17.3.1975, Bộ Tư Lệnh Tây Nguyên của Cộng quân mới biết được và ra lệnh cho tiểu đoàn 9 thuộc trung đoàn 64, Sư đoàn 320, đang đóng chốt trên đường đi Thuận Mẫn, đem quân chận ở đèo Tuna và pháo kích vào đoàn quân và dân đang dừng lại ở Phú Bổn. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực thăng tới bốc đi từ trường tiểu học Phú Bổn, đã chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, đang chỉ huy ở dưới đất, phải phá cho được cái chốt này. Có không quân bay tới yểm trợ.
Liên đoàn 25 BĐQ đang đi tập hậu đã cùng với Liên Đoàn 7 và thiết giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho chúng tôi biết Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đã không phá nổi cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào bò lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm hoạ xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta. Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân tan rã. Không còn chỉ huy được, ông và một số quân nhân phải lội bộ đi vòng dưới chân đèo Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng đã bị bắt khi đến gần Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đình Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng và về được đến Phú Yên.
Liên Đoàn 24 BĐQ đóng gần Củng Sơn do Trung Tá Niên chỉ huy bị tấn công dữ dội, cũng đã bị tan rã. Chỉ có Thiết Đoàn 19 và Liên Đoàn 6 BĐQ về tới được Tuy Hòa.
Một cuộc kiểm tra cho biết có ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II đã bị Cộng quân tiêu diệt, bắt sống, đào ngũ hay rã ngũ. Khoảng 40.000 dân chúng di tản theo đoàn quân, chỉ có khoảng 1/4 đến nơi. Số người chết do hỏa lực của cả hai bên, do đuối sức hay đói không ước tính được. Đa số phải trở lại Pleiku.
ooOoo
Kể từ khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, Hoa Kỳ đã chi phối miền Nam cả về quân sự, kinh tế lẫn chính trị và đưa người của họ lên nắm chính quyền. Trong tình trạng như vậy, miền Nam khó quyết định được số phận của mình. Nhưng Tổng Thống Thiệu là người phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và trước lịch sử về những thảm trạng do các quyết định sai lầm của ông gây ra.
Chiều 29.4.1975, Tướng Ted Seron đã rời khỏi Việt Nam trên một chiếc trực thăng ở trên nóc của Toà Đại Sứ Mỹ. Số phận của VNCH chấm dứt.
Ngày 18.4.2013
Lữ Giang
http://motgoctroi.com/Mtmchuyen/MTMT2013/BaiHocCayDang.htm
Thực ra, con người càng ngày càng đối xử tốt với nhau. Cách nay 30 năm, thời tôi học đại học Hàng hải thì món cảnh cáo lao động xảy như cơm bữa.
Những trường hợp nặng như dính vào chuyện hủ hóa, quan hệ với gái địa phương bị phụ huynh kiện tụng thì đuổi học như chơi.
Còn nhẹ như ăn cắp khoai, sắn (củ mỳ) do chính mình trồng thì nhận án kỷ luật chăn bò, hoặc đủn xe bò thì đương nhiên.
* Ăn cắp khoai chính mình trồng: xưa học phải tăng gia sản xuất cứu đói nên lớp nào, trường nào cũng nhận đất ngoại thành để trồng khoai lang khoai mỳ, nuôi heo nuôi gà tự túc một phần lương thực. Trồng, nuôi rồi phải canh. Canh mà đói thì táy máy, vô phúc cho chú nào bị bắt.
* Xe bò: thực ra nói thế cũng chưa đúng mà chính xác là xe cải tiến. Nó đây:
Một hôm chợt thấy trò kéo thầy đẩy xe cải tiến.
Trò là thằng học cùng khoa, sau tôi một khóa. Còn thầy - tên Kỳ, tôi cũng quen dạy môn máy xếp dỡ.
Trò ăn trộm củ mỳ bị kỷ luật, còn thầy không biết bị kỷ luật vì vụ gì.
Thầy cũng già rồi và là một trong những thầy hiếm hoi chứng minh môn học của ông dễ ẹt và còn nói chúng mày dân kinh tế, chỉ cần biết nguyên tắc. Ra đời sẽ học nhiều, đại học chỉ là nơi học cách suy nghĩ, làm việc có phương pháp.
Ngược hẳn với số đông thầy bấy giờ.
Thấy tôi chào lo lắng, thầy cười nói
"Không sao đâu cháu, chuyện vặt ấy mà, có mấy tháng thôi"
Thú thực khi đó tôi cũng chưa hiểu thầy.
Món tàn phá nhất chính là giáo dục, đào tạo không đạt chuẩn.
Đào tạo hình thức, học giả bằng thật, có danh mà không có thực...dẫn tới một điều giống như sản xuất ra hàng kém chất lượng. Hàng kém chất lượng còn có thể đổi, hủy bỏ được chứ những con người thực mà không đạt chuẩn này qua từng thế hệ tràn ra nắm giữ mọi vị trí, từ sản xuất, quản lý, điều hành, dạy dỗ...từng bước đẩy giạt người giỏi thực sự lui vào hậu trường. Sau mấy chục năm nhìn lại thì hỡi ôi, những người này ảnh hưởng lên cả xã hội, và xã hội cũng thành không đạt chuẩn, tán loạn.
Một hình thức nữa là đào tạo ra những người chỉ biết chuyên ngành hẹp của mình. Trở thành có kiến thức chuyên ngành mà văn hóa thì ngẩn ngơ. Đó là câu trả lời cho câu hỏi tại sao sau năm 45 lại vắng bóng những nhà trí thức lớn, văn hóa hóa lớn măc dù số GSTS nay đông vô vàn.
Note: Tôi vẫn nhớ bác Phiệt - GV môn cơ lý thuyết trường ĐH Hàng hải tủm tỉm nhắc đi nhắc lại hồi tôi còn ở trường:
"Chúng nó cứ nói lương thấp thế ăn gì mà làm, loại đó thì cho ăn vàng cũng chẳng làm được."
Vì sao các quốc gia thất bại của DARON ACEMOGLU AND JEMES A. ROBINSON
đã chỉ ra nguồn cơn do thể chế.
Vậy thế nào là một thể chế tốt, theo tôi bao gồm:
- Bảo vệ: phải bảo vệ được quyền sở hữu, kể cả quyền sở hữu trí tuệ
- Tự do: có không gian tự do cho các cá nhân và định chế nhằm duy trì tự do cạnh tranh, tự do tư tưởng
- Chống, ngăn cản: chống độc quyền, tham nhũng
Những tiêu chí trên cuối cùng dẫn đến cái đích nhằm bảo vệ người tài. Giúp nhóm người này tránh sự giẫm đạp của số đông. Giúp họ tạo ra những phát minh, sáng kiến, tư tưởng tiến bộ làm xã hội phát triển.
Dạo này cấp phó vô lò hơi bị nhiều, sơ sơ ở SG đã là 2 pct mà có lẽ phó list còn dài. Nó minh chứng hùng hồn cho câu: phó là chó của trưởng.
Vậy đó là do chế độ 1 thủ trưởng, do Lê Lai cứu chúa, do giang hồ hiểm ác hay do bản thân ông bà phó. Kết quả thật bất ngờ, là do sự chọn lựa các bạn ạ. Nên các bạn về đọc kỹ về lý thuyết lựa chọn nhé
Muốn làm phó hiệu quả, phải như vầy
"Cánh tay phải của sếp đấy. Người duy nhất còn hiểu biết ít hơn sếp nữa."
http://phanba.files.wordpress.com/2012/09/martin-suter.pdfNhân vật số hai
Còn người có cái kẹp cà vạt là ai vậy?" Schlangenhauf ngồi với Indermaur trong quán rượu 'Cảnh núi Alpes'. Hơi bị nhiều đồng thau và hình Scottland, nhưng trong tầm đi bộ từ nơi làm việc mới của anh ấy. Indermaur là người duy nhất trong số các đồng nghiệp mới mà anh đã quen biết trước đó. Họ đã gặp nhau trong một seminar ba ngày về quản lý dự án ở Appenzellische ba năm trước đây, nhưng rồi không có liên lạc với nhau nữa. Bây giờ Schlangenhauf đang hâm nóng lại mối quan hệ, hy vọng qua đó mà có thêm được vài thông tin hậu trường.
Việc này cũng đang tiến triển khá tốt. Indermaur thích đóng vai người am hiểu tình hình nội bộ, giúp người mới vượt qua khó khăn ban đầu. Và anh đang thưởng thức việc tìm ra được một thính giả mới cho những câu chuyện cũ của mình. Bên cạnh vài ly Camparis, anh đang xem xét tỉ mỉ toàn bộ ban giám đốc trong cuộc họp vừa mới kết thúc trước đây hai giờ đồng hồ.
"Kẹp cà vạt?" Indermaur hỏi
"Người bên tay phải của Knüttel", Schlangenhauf nói chính xác hơn.
"À, Feldberger hử?"
Schlangenhauf chờ diễn giải của Indermaur về Feldberger, nhưng anh chàng câm lặng. Nâng ly lên môi và rồi lại hạ nó xuống khi nhìn thấy ngoài 2 viên đá ra thì nó đã trống rỗng. Schlangenhauf
gọi thêm 2 ly Campari nữa. Sau khi người bán rượu với chiếc áo vét Scottland mang rượu đến, anh
hỏi thêm lần nữa. "Ông ấy đóng vai trò gì?"
"Anh biết ông ta rồi đó", Indermaur nhún vai trả lời. "Ấn tượng của anh thế nào?"
Feldberger là anh chàng đại ngu của ban giám đốc, đó là ấn tượng của Schlangenhauf, nhưng anh thận trọng tránh trả lời thật lòng trước khi biết được Indermaur đứng về phía anh cho đến đâu. "Khó đoán lắm", anh trả lời thăm dò.
"Khó hả?" Nghe có vẻ hơi chế nhạo một chút. Schlangenhauf cho đó là một sự khuyến khích để táo bạo bước tới thêm một tí.
"Ông ấy thảo luận nghe có vẻ, nói thế nào nhỉ - rắc rối."
"Rắc rối?" bây giờ Indermaur ngoác miệng cười.
"Tức là không am hiểu lắm."
"Ý anh nói toàn là vớ vẩn với lại ngu ngốc và buồn cười chứ gì?"
"Tôi không muốn nói thô lỗ đến như thế."
"Cứ tự nhiên đi ông bạn ơi, Feldberger là ông thông thái rởm đấy."
"Vậy tại sao lại ngồi bên phải của sếp?"
"Cánh tay phải của sếp đấy. Người duy nhất còn hiểu biết ít hơn sếp nữa."
Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết cứ lên hàng đầu
Câu chuyện cũ rích. Rất nhiều người biết cách leo lên giữ ghế lãnh đạo nhưng lại không biết lãnh đạo ra làm sao
Nhận thức vào giờ ăn trưa
Bisang ngồi trên băng ghế trong công viên Neustein và ăn một cái bánh mì kẹp phó mát. Thỉnh thoảng anh ấy lại làm thế, khi muốn ngồi xuống và suy nghĩ lang mang mà không bị công việc hằng ngày quấy rầy.
Hôm đó là một ngày tựa như trong mùa Xuân, giống như một vài ngày khác trong mùa Đông
bất thường của năm nay.
Nhân viên của các công ty ở quanh đây cũng đang ngồi trên những băng ghế khác, ăn thức ăn nhanh của họ và hưởng những tia nắng mặt trời hiếm hoi. Lãnh đạo cấp trung và cấp dưới, Bisang đoán. Những nhân viên phải chịu đựng sự bất tài của giám đốc, những người vào buổi sớm không biết được là ngay vào lúc trưa đã có phải hứng chịu toàn bộ một quyết định sai lầm, một hoang tưởng tự đại hay một sự cẩu thả của ông giám đốc điều hành hay không.
Và trong lúc đang ngồi đó, dùng nước suối để nuốt trôi dần cái bánh mì kẹp khô khan của mình, một nhận thức vụt qua đầu Bisang, như thường xảy ra trên cái băng ghế này trong công viên Neustein.
Tại sao lại có nhiều giám đốc điều hành bất tài đến như thế? Câu trả lời thật là đơn giản! Tại sao lâu nay anh lại không nghĩ ra:
Giám đốc bất tài vì họ không có khả năng. Giám đốc chỉ biết nếu muốn trở thành giám đốc thì phải làm sao. Họ hoàn toàn không biết phải làm giám đốc như thế nào.
Làm sao mà biết được?
Cuộc đấu đá để giành vị trí đấy đòi hỏi những khả năng hoàn toàn khác với chính vị trí đó.
Người ta phải lừa phỉnh những người cùng cạnh tranh nhiều năm liền, tự đánh bóng mình trên sự đau khổ của người khác, đùn đẩy trách nhiệm đi và giật lấy thành công về cho mình, đưa ra những quyết định ba phải và tránh những quyết định đúng đắn; người ta phát triển một bản năng không thể sai cho việc phải ve vuốt ở nơi đâu và phải đấu đá ở nơi nào, trung thành với ai và phản bội lại người nào.
Rồi bất thình lình người ta đến đích và không biết phải làm gì ở đó.
Bisang dùng khăn giấy lau miệng, nhét nó vào trong cái túi rỗng và bóp nát nó đầy suy tư. Tất nhiên, đó chính là vấn đề: trở thành giám đốc điều hành không có nghĩa là có khả năng là giám đốc điều hành.
Thế đấy. Các nhận thức như thế này không thể nào có được ở những buổi ăn trưa trong các quán ăn ồn ào hay trong lúc nói chuyện phiếm với những người vác gậy chơi golf cho ông chủ.
Người ta phải dứt ra và có gan suy nghĩ vượt quá cái lỗ rốn của chính mình.
Rồi còn có những người khác nữa, Bisang nghĩ. Những người biết rõ người ta phải làm gì khi là giám đốc điều hành nhưng lại quá chân thật để có thể trở thành một giám đốc.
Nhưng mà bây giờ anh phải nhanh nhanh lên, hôm qua đã vào hãng muộn mất 6 phút.
http://phanba.files.wordpress.com/2012/09/martin-suter.pdf
Sau khủng hoảng 2007 thì mọi việc đã rõ các công cụ phái sinh tài chính là một nguồn cơn. Nó kích hoạt tình trạng đầu cơ, cờ bạc trên thị trường mà không ai kiểm soát được.
Đứng trên quan điểm này thì VN, vốn là nước nông nghiệp với hàng loạt hàng hóa như gạo, tiêu, cafe...chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới lại không được quan tâm đúng mức. Nếu VN có thị trường hàng hóa tương lai thì nông dân và nông nghiệp VN đã có thể hưởng lợi nhiều từ công cụ này.
LỢI ÍCH CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM
Nhiều người nghĩ rằng thị trường tương lai (futures market) chỉ đơn thuần là đầu cơ hoặc “cờ bạc”. Mặc dù thị trường tương lai (TTTL) có thể được sử dụng cho mục đích đầu cơ, tuy nhiên đó không phải là lý do chính để thị trường tương lai tồn tại trong đời sống kinh tế. TTTL được thiết kế như là công cụ cho việc bảo vệ giá (hedging) và quản lý rủi ro, điều này cho phép người sử dụng tránh được “đánh bạc” khi họ không muốn. Ví dụ, một người nông dân trồng lúa dự tính rằng giá lúa sẽ không rớt tới mức mà tốt hơn hết là không nên trồng vụ này. Dự đoán được muà hay mất mùa là đặc điểm của ngành nông nghiệp nhưng anh Hai Lúa có thể tránh được điều này, anh ta bảo vệ giá bằng cách bán một hợp đồng gạo tương lai. Bài viết này sẽ làm rõ về hoạt động của TTTL và chúng được sử dụng vào mục đích bảo vệ giá và đầu cơ như thế nào.
Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts)
Về quan điểm kinh tế thì hợp đồng kỳ hạn (forward contract) tương tự như hợp đồng tương lai (futures contract), do đó sẽ nếu bắt đầu bằng khái niệm hợp đồng kỳ hạn (HĐKH) sẽ giúp cho chúng ta hiểu về hợp đồng tương lai (HĐTL). HĐKH là thỏa thuận giữa hai bên (ví dụ giữa anh Hai Lúa và cô Ba bán bún) trong đó người bán (Hai Lúa) đồng ý giao cho người mua (cô Ba) một tài sản hay hàng hóa (gạo) với khối lượng và chất lượng qui định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một giá xác định. Một HĐKH khác hợp đồng giao ngay ở chỗ, hợp đồng giao ngay là một hợp đồng giao ngay hàng hóa.
HĐKH thường là thỏa thuận riêng giữa hai bên mà không cần tuân theo qui định trên thị trường tập trung hay sở giao dịch. Các điều khoản hợp đồng cũng không được tiêu chuẩn hóa mà tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên. Giá cả nói chung được quyết định khi ký hợp đồng mặc dù đôi khi họ thỏa thuận sẽ giao dịch ở mức giá sẽ được xác định vào ngày thực hiện hợp đồng.
HĐKH là công cụ chính trong mua bán, khi cả hai bên đều dự kiến sẽ giao (nhận) hàng hóa thực sự vào ngày đã thỏa thuận. Khó lòng hủy một HĐKH trừ phi bạn thuyết phục được đối tác đồng ý. Để thực hiện được HĐKH, cần phải tìm ra người muốn mua cái bạn muốn bán tại nơi bạn muốn bán. Do đó HĐKH thường được sử dụng trong thương mại như mua bán trên thị trường hàng hóa và thị trường tiến tệ; tuy nhiên HĐKH thiếu những đặc điểm cần thiết làm cho HĐTL trở nên hữu dụng trong bảo vệ giá.
Hợp đồng hàng hóa tương lai (commodities futures contracts)
HĐTL có rất nhiều điểm tương đồng với HĐKH nhưng HĐTL có những đặc tính giúp nó trở nên hữu dụng trong bảo vệ giá và trở nên bất tiện trong mua bán hàng hóa thông thường so với HĐKH. Những đặc tính này bao gồm khả năng thanh lý hợp đồng qua hoat động bù trừ thay vì giao nhận hàng hóa thực sự và việc tiêu chuẩn hóa các điều khoản.
HĐTL nói chung được giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (sở giao dịch) với nhiều loại hàng hóa khác nhau (bao gồm ngũ cốc, kim loại và sản phẩm dầu khí) . Trước 1970, HĐHHTL chủ yếu giao dịch sản phẩm nông nghiệp như bắp, bột mỳ. Ngày nay các sản phẩm mở rộng sang lĩnh vực phi nông nghiệp như vàng, bạc, đồng, dầu thô, khí tự nhiên. Theo truyền thống, HĐHHTL được giao dịch qua đấu giá tại sàn giao dịch nơi các nhà giao dịch và môi giới hô chào bán và đặt mua. Ngày nay, lối giao dịch đó còn giữ tại Mỹ nhưng tại các nước khác hoạt động đấu giá được thực hiện trên sàn giao dịch điện tư.
HĐHHTL bao gồm những điều khoản được tiêu chuẩn hóa do SGD qui định thay vì do các bên mua bán thương lượng. Các điều khoản bao gồm khối lượng hàng hóa được giao nhận (cỡ hợp đồng), tháng giao hàng, ngày giao dịch cuối cùng, đia điểm giao hàng và chất lượng hàng.
HĐHHTL được giao dịch trên SGD thông qua hoạt động bù trừ do một tổ chức bù trừ thực hiện sẽ đóng vai trò người mua đối với tất cả những người bán và là người bán đối với những người mua. Khi bạn mua hoặc bán một HĐHHTL, về kỹ thuật bạn đơn thuần mua từ, hoặc bán cho tổ chức bù trừ này thay vì mua, bán với người bạn thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch. Do đó, bạn có thể vừa là người mua, vừa là người bán. Nếu bạn mua một HĐHHTL và sau đó bán nó thì bạn đã bù trừ việc mua bán của bạn và h9ợp đồng được thanh lý. So sánh với HĐKH, nếu bạn mua một HĐKH và bán một HĐKH cho một người khác thì bạn phải có nghĩa vụ đối với cả hai hợp đồng.
Ví dụ về bảo vệ giá (hedging)
Tại sở giao dịch hàng hóa tương lai (SGDHHTL) Tp.HCM có hợp đồng gạo tương lai cung cấp 500T giao tại Tp.HCM và các địa điểm khác trong thời hạn tháng hợp đồng là các tháng 7,9,12,3 và 5.
Giả định anh Hai Lúa ở Long An dự tính thu hoạch được 5.000T vào mùa xuân tại thời điểm khi HĐHHTL giao nhận hàng vào tháng 12 (hợp đồng đầu tiên đối với lúa xuân) được giao dịch với giá 235 usd/T. Giá gạo tại Long An có thể khác với giá của HĐTL (phản ánh giá tại một trong những điểm giao hàng là Tp.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ, Tiền Giang) nhưng có liên hệ mật thiết với nhau. Hai Lúa biết rằng nếu anh ta bán gạo tại giá 235 usd/T sẽ có lợi nhuận chấp nhận được. Khi sạ lúa, anh ta có thể đánh cược giá gạo sẽ không giảm từ nay đến ngày thu hoạch. Hai Lúa có thể tiến hành bảo vệ giá (hedge) bằng cách bán HĐTL tại mức giá 235. Do mỗi HĐTL qui định mức 500T nên tổng cộng anh ta bán 10 HĐTL.
Khi ký hợp đồng, mức đặt cọc và duy trì hạn mức là 650 usd/hợp đồng nên Hai Lúa phải ký quỹ 6.500 usd cho tổ chức bù trừ. Hàng ngày giá của HĐTL sẽ được so sánh với giá thị trường và được ghi có khi giá có lợi cho Hai Lúa (giá tương lai giảm) và ghi nợ khi ngược lại. Khi hạn mức giảm dưới 6.500 usd thì anh nông dân phải ký quĩ thêm cho đủ.
Tới vụ thu hoạch, do được mùa lớn nên giá giảm còn 215 usd/T. Hai Lúa giờ có 5.000T trong silo và hợp đồng bán 5.000T trên thị trường hàng hóa tương lai. Để giải quyết tình hình, anh ta đặt mua 10 HĐHHTL bù trừ với 10 hợp đồng đã bán trước kia với giá 215 usd/T. Giả định không có ký quĩ hoặc rút tiền thì Hai Lúa có trên tài khoản 100.000usd (20 usd/T nhân với 5.000T). Giao dịch tương lai này đã đem lại cho anh ta khoản lãi 20 usd/T. Hai Lúa tiếp tục bán 5.000T với giá thị trường 215 usd/T. Xem xét tới khoản lợi nhuận 20 usd/T của HĐHHTL, Hai Lúa đã nhận được mức 235 usd/T, việc bảo vệ giá đã thực hiện thành công. Chúng ta có thể tóm tắt quá trình bảo vệ giá như sau:
Hành động đối với hàng hóa
Giao dịch hàng hóa tương lai
Mùa xuân, dự kiến thu hoạch 5.000T, giá 235 usd/T Vào 1/5 bán 10 HĐHHTL tại SGD Tp.HCM, giao hàng tháng 12 giá 235 usd/T
Mùa thu, thu hoạch 5.000T Giữ các hợp đồng
Tháng 12, bán 5.000T giá 215 usd/T tại địa phương Vào 1/12 mua 10 HĐHHTL tại SGD Tp.HCM giá 215 usd/T
Lỗ 20usd/T trên thị trường giao ngay địa phương hay 100.000 usd HĐHHTL lãi 20usd/T hay 100.000usd
Dĩ nhiên sẽ có khả năng khi Hai Lúa bảo vệ giá của mình trên thị trường tương lai thì gia gạo sẽ tăng. Nếu giá tăng lên 245 usd/T, anh ta sẽ lỗ 10 usd/T trên thị trường này nhưng sẽ bán được trên thị trường giao ngay với giá 245 usd/T. Do đó, giữ mức giá 235 usd/T. Điều này không có nghĩa là việc bảo vệ giá không thành công. Hai Lúa sẽ chăm lo việc gia tăng sản lượng thay vì lo lắng, phụ thuộc vào giá. Giá gạo lúc lên lúc xuống nhưng bảo vệ giá đã cung cấp cho Hai Lúa sự bình tĩnh tính toán được lợi nhuận của mình bất kể giá cả lên xuống.
Những người mua ngũ cốc như nhà sản xuất, chế biến nông sản cũng có thể sử dụng HĐTL nhằm bảo vệ giá chống lại rủi ro ngũ cốc tăng giá. Ví dụ giữa năm cô Ba bán bún dự tính mua 5.000T gạo vào tháng 12 sẽ tiến hành mua 10 HĐHHTL tháng 12 tại SGDHHTL Tp.HCM với giá 235 usd/T. Cô Ba cũng ký quĩ hạn mức với tổ chức bù trừ tương tự anh Hai Lúa. Do mua HĐTL, cô Ba đã cố định được giá mua ở mức xoay quanh 235 usd/T cho dù giá cả có lên xuống từ nay cho đến tháng 12. Tới tháng 12 cô Ba mua gạo trên thị trường giao ngay và tiến hành bán bù trừ HĐTL thay vì giao nhận hàng thực sự như bảng tóm tắt dưới đây:
Hành động đối với hàng hóa
Giao dịch hàng hóa tương lai
1/8 cô Ba dự tính cần 5.000T gạo vào tháng 12 và muốn cố định theo giá ở thời điểm này là 235 usd/T. 1/8 mua 10 HĐHHTL giao tháng 12 tại SGDHHTL Tp.HCM với giá 235 usd/T
1/12 mua 5.000T gạo giá 245 usd/T trên thị trường địa phương. Tháng 12, bán 10 HĐHHTL giao tháng 12 tại SGDHHTL Tp.HCM với giá 245 usd/T
Lỗ 10 usd/T hay 50.000 usd Lãi 10 usd/T hay 50.000 usd
Mở rộng phạm vi ta có thể thấy một nhà sản xuất dầu có thể bán HĐTL dầu thô nhằm bảo vệ giá chống lại khả năng giá dầu đi xuống. Một nhà sản xuất điện dựa vào khí thiên nhiên có thể mua HĐTL khí thiên nhiên bảo vệ giá chống sự rủi ro giá khí thiên nhiên tăng….
Để đơn giản hóa, ví dụ trên đã không đề cập đến phần chênh lệch giữa giá futures và giá giao ngay (basis) tồn tại do các yếu tố như lãi suất, chi phí trữ hàng, vận chuyển…cho nên trong thực tế việc bảo vệ giá trên TTHHTL sẽ có khả năng không bù đắp được hoàn toàn khoản thua lỗ trên thị trường hàng hóa.
Vai trò của nhà đầu cơ (speculator)
Nhà đầu cơ là người không sản xuất hoặc sử dụng hàng hóa nhưng anh (chị) ta chịu rủi ro về vốn của mình trong giao dịch hàng hóa tương lai do hy vọng sẽ kiếm được lợi nhuận khi giá cả hàng hóa thay đổi. Tuy hoạt động đầu cơ không được coi là mục đích kinh tế của TTHHTL nhưng nhà đầu cơ giúp cho chức năng của TTTL hoạt động tốt hơn do cung cấp cho thị trường tính thanh khoản hoặc khả năng mua, bán HĐTL nhanh chóng không ảnh hưởng nhiều lên giá. Điều này giúp cho các nhà bảo vệ giá dễ dàng tiến hành bảo vệ giá do phía đối ứng đã có nhà đầu cơ tự nguyện xuất hiện.
Trên đây là những lợi ích kinh tế căn bản mà TTHHTL có thể đem lại. Chúng ta sử dụng số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2002,2003 (những hàng hóa có thể ứng dụng HĐHHTL) nhằm định lượng hóa những lợi ích này.
|
|
Đơn vị
Tính
|
Thưc hiện 2002
|
Ước thực hiện 2003
|
(%) 2003 so với 2002
|
Chênh lệch
|
Gtrị clệch
Do giá cả
|
|
|
|
Slượng
|
Trị giá
|
Giá
|
Slượng
|
Trị giá
|
Giá
|
Slượng
|
Trị giá
|
Giá
|
%
|
biến động
|
I
|
Tổng trị giá xuất khẩu
|
triệu usd
|
|
5,192
| (usd/T) |
|
6,041
| (usd/T) |
|
116.35
|
|
|
|
1
| Gạo |
1000T
|
3,241
|
726
|
224.00
|
3,892
|
734
|
188.59
|
120.09
|
101.10
|
(35.41)
|
(17.17)
|
137.83
|
2
| Cà phê |
1000T
|
719
|
322
|
447.84
|
674
|
458
|
679.53
|
93.74
|
142.24
|
231.68
|
41.10
|
156.1529903
|
3
| Cao su |
1000T
|
449
|
268
|
596.88
|
450
|
395
|
877.78
|
100.22
|
147.39
|
280.90
|
38.10
|
126.403118
|
4
| Hạt tiêu |
1000T
|
77
|
107
|
1,389.61
|
74
|
104
|
1,405.41
|
96.10
|
97.20
|
15.80
|
1.13
|
1.168831169
|
5
| Nhân điều |
1000T
|
62
|
209
|
3,370.97
|
85
|
284
|
3,341.18
|
137.10
|
135.89
|
(29.79)
|
(0.89)
|
2.532258065
|
6
| Chè các loại |
1000T
|
75
|
83
|
1,106.67
|
60
|
60
|
1,000.00
|
80.00
|
72.29
|
(106.67)
|
(10.13)
|
6.4
|
7
| Lạc nhân |
1000T
|
105
|
51
|
485.71
|
83
|
48
|
578.31
|
79.05
|
94.12
|
92.60
|
17.41
|
7.685714286
|
8
| Dầu Thô |
1000T
|
16,879
|
3,270
|
193.73
|
17,168
|
3,777
|
220.00
|
101.71
|
115.50
|
26.27
|
12.70
|
451.0114936
|
9
| Than đá |
1000T
|
6,049
|
156
|
25.79
|
7,049
|
181
|
25.68
|
116.53
|
116.03
|
(0.11)
|
(0.44)
|
0.789386675
|
II | Tổng trị giá nhập khẩu |
triệu usd
|
|
2,591
|
|
|
3,133
|
|
|
120.92
|
|
|
|
1
| Phân bón các loại |
1000T
|
3,824
|
477
|
124.74
|
4,128
|
630
|
152.62
|
107.95
|
132.08
|
27.88
|
20.10
|
115.0794979
|
2
| Xăng dầu |
1000T
|
9,966
|
2,017
|
202.39
|
9,841
|
2,400
|
243.88
|
98.75
|
118.99
|
41.49
|
18.59
|
408.298515
|
3
| Bông |
1000T
|
97
|
97
|
1,000.00
|
88
|
103
|
1,170.45
|
90.72
|
106.19
|
170.45
|
15.71
|
15
|
| Tổng giá trị XNK |
triệu usd
|
|
7,783
|
|
|
9,174
|
|
|
117.87
|
|
|
1,428.35
|
Nguồn: Tin nhanh hàng ngày Thị trường số ngày 2,3/01/2004 (Bộ Thương mại)Ta thấy tổng hàng hóa xuất nhập khẩu từ gạo, cà phê, chè, dầu thô…phân bón, xăng dầu… của năm 2003 là 9,147 tỷ Usd chiếm 20,4% tổng giá trị XNK của cả nước (44,815 tỷ usd). Nếu tính phần ảnh hưởng từ chênh lệch giá của những mặt hàng trên giữa năm 2002 và 2003 lên tới 1,428 tỷ Usd chiếm đến 15,56% giá trị các hàng hóa kể trên.
Tình hình Trung Đông có nhiều xáo trộn cùng với việc WTO ngày càng phát huy ảnh hưởng của mình cũng như nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, vật tư của các nước mới nổi, đặc biệt là Trung quốc gia tăng mạnh; tất cả những yếu tố này đã góp phần vào chiều hướng cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu dẫn tới sự biến động giá những mặt hàng chiến lược trở nên trồi sụt bất thường mà diễn biến giá ở trên cũng như 6 tháng đầu năm 2004 là một minh chứng.
Giá dầu tăng hàng ngày, nông dân đến hẹn lại lo “được mùa mà mất giá”, lo giá phân bón vật tư tăng…là những nỗi lo thường trực có thể kiềm chế được nếu thị trường hàng hóa tương lai ở Việt Nam đi vào hoạt động hiệu quả. Sự xuất hiện thị trường này không những cất được gánh lo về giá cả trồi sụt mà còn giúp cho người sản xuất, người kinh doanh chế biến, xuất nhập khẩu…ổn định được mức lãi dự tính, qua đó góp phần ổn định được hoạt động kinh doanh của mình và điều này giúp cho nền kinh tế hoạt động chắc chắn, ổn định hơn trước rủi ro giá cả trồi sụt bất thường.
Lợi ích kinh tế của TTHHTL đã rõ ràng, vấn đề là khi nào nó xuất hiện và phát huy được chức năng ổn định giá cho những mặt hàng xuất nhập khẩu chiến lược của Việt Nam là câu hỏi đặt ra một cách nghiêm túc cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách nước nhà.
Tp.HCM ngày 22/06/2004
Tài liệu tham khảo:
- The economic purpose of futures markets. US Commodity futures trading commission. 4/2004
- Tin nhanh hàng ngày Thị trường số ngày 2,3/01/2004 (Bộ Thương mại)