Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Commodities futures mới là cái cần đối với Việt Nam

Sau khủng hoảng 2007 thì mọi việc đã rõ các công cụ phái sinh tài chính là một nguồn cơn. Nó kích hoạt tình trạng đầu cơ, cờ bạc trên thị trường mà không ai kiểm soát được.
Đứng trên quan điểm này thì VN, vốn là nước nông nghiệp với hàng loạt hàng hóa như gạo, tiêu, cafe...chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thị trường thế giới lại không được quan tâm đúng mức. Nếu VN có thị trường hàng hóa tương lai thì nông dân và nông nghiệp VN đã có thể hưởng lợi nhiều từ công cụ này.

LỢI ÍCH CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM

Nhiều người nghĩ rằng thị trường tương lai (futures market) chỉ đơn thuần là đầu cơ hoặc “cờ bạc”. Mặc dù thị trường tương lai (TTTL) có thể được sử dụng cho mục đích đầu cơ, tuy nhiên đó không phải là lý do chính để thị trường tương lai tồn tại trong đời sống kinh tế. TTTL được thiết kế như là công cụ cho việc bảo vệ giá (hedging) và quản lý rủi ro, điều này cho phép người sử dụng tránh được “đánh bạc” khi họ không muốn. Ví dụ, một người nông dân trồng lúa dự tính rằng giá lúa sẽ không rớt tới mức mà tốt hơn hết là không nên trồng vụ này. Dự đoán được muà hay mất mùa là đặc điểm của ngành nông nghiệp nhưng anh Hai Lúa có thể tránh được điều này, anh ta bảo vệ giá bằng cách bán một hợp đồng gạo tương lai. Bài viết này sẽ làm rõ về hoạt động của TTTL và chúng được sử dụng vào mục đích bảo vệ giá và đầu cơ như thế nào.

Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts)
Về quan điểm kinh tế thì hợp đồng kỳ hạn (forward contract) tương tự như hợp đồng tương lai (futures contract), do đó sẽ nếu bắt đầu bằng khái niệm hợp đồng kỳ hạn (HĐKH) sẽ giúp cho chúng ta hiểu về hợp đồng tương lai (HĐTL). HĐKH là thỏa thuận giữa hai bên (ví dụ giữa anh Hai Lúa và cô Ba bán bún) trong đó người bán (Hai Lúa) đồng ý giao cho người mua (cô Ba) một tài sản hay hàng hóa (gạo) với khối lượng và chất lượng qui định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một giá xác định. Một HĐKH khác hợp đồng giao ngay ở chỗ, hợp đồng giao ngay là một hợp đồng giao ngay hàng hóa.
HĐKH thường là thỏa thuận riêng giữa hai bên mà không cần tuân theo qui định trên thị trường tập trung hay sở giao dịch. Các điều khoản hợp đồng cũng không được tiêu chuẩn hóa mà tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên. Giá cả nói chung được quyết định khi ký hợp đồng mặc dù đôi khi họ thỏa thuận sẽ giao dịch ở mức giá sẽ được xác định vào ngày thực hiện hợp đồng.
HĐKH là công cụ chính trong mua bán, khi cả hai bên đều dự kiến sẽ giao (nhận) hàng hóa thực sự vào ngày đã thỏa thuận. Khó lòng hủy một HĐKH trừ phi bạn thuyết phục được đối tác đồng ý. Để thực hiện được HĐKH, cần phải tìm ra người muốn mua cái bạn muốn bán tại nơi bạn muốn bán. Do đó HĐKH thường được sử dụng trong thương mại như mua bán trên thị trường hàng hóa và thị trường tiến tệ; tuy nhiên HĐKH thiếu những đặc điểm cần thiết làm cho HĐTL trở nên hữu dụng trong bảo vệ giá.
Hợp đồng hàng hóa tương lai (commodities futures contracts)
HĐTL có rất nhiều điểm tương đồng với HĐKH nhưng HĐTL có những đặc tính giúp nó trở nên hữu dụng trong bảo vệ giá và trở nên bất tiện trong mua bán hàng hóa thông thường so với HĐKH. Những đặc tính này bao gồm khả năng thanh lý hợp đồng qua hoat động bù trừ thay vì giao nhận hàng hóa thực sự và việc tiêu chuẩn hóa các điều khoản.
HĐTL nói chung được giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (sở giao dịch) với nhiều loại hàng hóa khác nhau (bao gồm ngũ cốc, kim loại và sản phẩm dầu khí) . Trước 1970, HĐHHTL chủ yếu giao dịch sản phẩm nông nghiệp như bắp, bột mỳ. Ngày nay các sản phẩm mở rộng sang lĩnh vực phi nông nghiệp như vàng, bạc, đồng, dầu thô, khí tự nhiên. Theo truyền thống, HĐHHTL được giao dịch qua đấu giá tại sàn giao dịch nơi các nhà giao dịch và môi giới hô chào bán và đặt mua. Ngày nay, lối giao dịch đó còn giữ tại Mỹ nhưng tại các nước khác hoạt động đấu giá được thực hiện trên sàn giao dịch điện tư.
HĐHHTL bao gồm những điều khoản được tiêu chuẩn hóa do SGD qui định thay vì do các bên mua bán thương lượng. Các điều khoản bao gồm khối lượng hàng hóa được giao nhận (cỡ hợp đồng), tháng giao hàng, ngày giao dịch cuối cùng, đia điểm giao hàng và chất lượng hàng.
HĐHHTL được giao dịch trên SGD thông qua hoạt động bù trừ do một tổ chức bù trừ thực hiện sẽ đóng vai trò người mua đối với tất cả những người bán và là người bán đối với những người mua. Khi bạn mua hoặc bán một HĐHHTL, về kỹ thuật bạn đơn thuần mua từ, hoặc bán cho tổ chức bù trừ này thay vì mua, bán với người bạn thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch. Do đó, bạn có thể vừa là người mua, vừa là người bán. Nếu bạn mua một HĐHHTL và sau đó bán nó thì bạn đã bù trừ việc mua bán của bạn và h9ợp đồng được thanh lý. So sánh với HĐKH, nếu bạn mua một HĐKH và bán một HĐKH cho một người khác thì bạn phải có nghĩa vụ đối với cả hai hợp đồng.

Ví dụ về bảo vệ giá (hedging)
Tại sở giao dịch hàng hóa tương lai (SGDHHTL) Tp.HCM có hợp đồng gạo tương lai cung cấp 500T giao tại Tp.HCM và các địa điểm khác trong thời hạn tháng hợp đồng là các tháng 7,9,12,3 và 5.
Giả định anh Hai Lúa ở Long An dự tính thu hoạch được 5.000T vào mùa xuân tại thời điểm khi HĐHHTL giao nhận hàng vào tháng 12 (hợp đồng đầu tiên đối với lúa xuân) được giao dịch với giá 235 usd/T. Giá gạo tại Long An có thể khác với giá của HĐTL (phản ánh giá tại một trong những điểm giao hàng là Tp.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ, Tiền Giang) nhưng có liên hệ mật thiết với nhau. Hai Lúa biết rằng nếu anh ta bán gạo tại giá 235 usd/T sẽ có lợi nhuận chấp nhận được. Khi sạ lúa, anh ta có thể đánh cược giá gạo sẽ không giảm từ nay đến ngày thu hoạch. Hai Lúa có thể tiến hành bảo vệ giá (hedge) bằng cách bán HĐTL tại mức giá 235. Do mỗi HĐTL qui định mức 500T nên tổng cộng anh ta bán 10 HĐTL.
Khi ký hợp đồng, mức đặt cọc và duy trì hạn mức là 650 usd/hợp đồng nên Hai Lúa phải ký quỹ 6.500 usd cho tổ chức bù trừ. Hàng ngày giá của HĐTL sẽ được so sánh với giá thị trường và được ghi có khi giá có lợi cho Hai Lúa (giá tương lai giảm) và ghi nợ khi ngược lại. Khi hạn mức giảm dưới 6.500 usd thì anh nông dân phải ký quĩ thêm cho đủ.
Tới vụ thu hoạch, do được mùa lớn nên giá giảm còn 215 usd/T. Hai Lúa giờ có 5.000T trong silo và hợp đồng bán 5.000T trên thị trường hàng hóa tương lai. Để giải quyết tình hình, anh ta đặt mua 10 HĐHHTL bù trừ với 10 hợp đồng đã bán trước kia với giá 215 usd/T. Giả định không có ký quĩ hoặc rút tiền thì Hai Lúa có trên tài khoản 100.000usd (20 usd/T nhân với 5.000T). Giao dịch tương lai này đã đem lại cho anh ta khoản lãi 20 usd/T. Hai Lúa tiếp tục bán 5.000T với giá thị trường 215 usd/T. Xem xét tới khoản lợi nhuận 20 usd/T của HĐHHTL, Hai Lúa đã nhận được mức 235 usd/T, việc bảo vệ giá đã thực hiện thành công. Chúng ta có thể tóm tắt quá trình bảo vệ giá như sau:
Hành động đối với hàng hóa 
Giao dịch hàng hóa tương lai
Mùa xuân, dự kiến thu hoạch 5.000T, giá 235 usd/T Vào 1/5 bán 10 HĐHHTL tại SGD Tp.HCM, giao hàng tháng 12 giá 235 usd/T
Mùa thu, thu hoạch 5.000T Giữ các hợp đồng
Tháng 12, bán 5.000T giá 215 usd/T tại địa phương Vào 1/12 mua 10 HĐHHTL tại SGD Tp.HCM giá 215 usd/T
Lỗ 20usd/T trên thị trường giao ngay địa phương hay 100.000 usd HĐHHTL lãi 20usd/T hay 100.000usd


Dĩ nhiên sẽ có khả năng khi Hai Lúa bảo vệ giá của mình trên thị trường tương lai thì gia gạo sẽ tăng. Nếu giá tăng lên 245 usd/T, anh ta sẽ lỗ 10 usd/T trên thị trường này nhưng sẽ bán được trên thị trường giao ngay với giá 245 usd/T. Do đó, giữ mức giá 235 usd/T. Điều này không có nghĩa là việc bảo vệ giá không thành công. Hai Lúa sẽ chăm lo việc gia tăng sản lượng thay vì lo lắng, phụ thuộc vào giá. Giá gạo lúc lên lúc xuống nhưng bảo vệ giá đã cung cấp cho Hai Lúa sự bình tĩnh tính toán được lợi nhuận của mình bất kể giá cả lên xuống.
Những người mua ngũ cốc như nhà sản xuất, chế biến nông sản cũng có thể sử dụng HĐTL nhằm bảo vệ giá chống lại rủi ro ngũ cốc tăng giá. Ví dụ giữa năm cô Ba bán bún dự tính mua 5.000T gạo vào tháng 12 sẽ tiến hành mua 10 HĐHHTL tháng 12 tại SGDHHTL Tp.HCM với giá 235 usd/T. Cô Ba cũng ký quĩ hạn mức với tổ chức bù trừ tương tự anh Hai Lúa. Do mua HĐTL, cô Ba đã cố định được giá mua ở mức xoay quanh 235 usd/T cho dù giá cả có lên xuống từ nay cho đến tháng 12. Tới tháng 12 cô Ba mua gạo trên thị trường giao ngay và tiến hành bán bù trừ HĐTL thay vì giao nhận hàng thực sự như bảng tóm tắt dưới đây:
Hành động đối với hàng hóa 
Giao dịch hàng hóa tương lai
1/8 cô Ba dự tính cần 5.000T gạo vào tháng 12 và muốn cố định theo giá ở thời điểm này là 235 usd/T. 1/8 mua 10 HĐHHTL giao tháng 12 tại SGDHHTL Tp.HCM với giá 235 usd/T
1/12 mua 5.000T gạo giá 245 usd/T trên thị trường địa phương. Tháng 12, bán 10 HĐHHTL giao tháng 12 tại SGDHHTL Tp.HCM với giá 245 usd/T
Lỗ 10 usd/T hay 50.000 usd Lãi 10 usd/T hay 50.000 usd


Mở rộng phạm vi ta có thể thấy một nhà sản xuất dầu có thể bán HĐTL dầu thô nhằm bảo vệ giá chống lại khả năng giá dầu đi xuống. Một nhà sản xuất điện dựa vào khí thiên nhiên có thể mua HĐTL khí thiên nhiên bảo vệ giá chống sự rủi ro giá khí thiên nhiên tăng….
Để đơn giản hóa, ví dụ trên đã không đề cập đến phần chênh lệch giữa giá futures và giá giao ngay (basis) tồn tại do các yếu tố như lãi suất, chi phí trữ hàng, vận chuyển…cho nên trong thực tế việc bảo vệ giá trên TTHHTL sẽ có khả năng không bù đắp được hoàn toàn khoản thua lỗ trên thị trường hàng hóa.

Vai trò của nhà đầu cơ (speculator)
Nhà đầu cơ là người không sản xuất hoặc sử dụng hàng hóa nhưng anh (chị) ta chịu rủi ro về vốn của mình trong giao dịch hàng hóa tương lai do hy vọng sẽ kiếm được lợi nhuận khi giá cả hàng hóa thay đổi. Tuy hoạt động đầu cơ không được coi là mục đích kinh tế của TTHHTL nhưng nhà đầu cơ giúp cho chức năng của TTTL hoạt động tốt hơn do cung cấp cho thị trường tính thanh khoản hoặc khả năng mua, bán HĐTL nhanh chóng không ảnh hưởng nhiều lên giá. Điều này giúp cho các nhà bảo vệ giá dễ dàng tiến hành bảo vệ giá do phía đối ứng đã có nhà đầu cơ tự nguyện xuất hiện.

Trên đây là những lợi ích kinh tế căn bản mà TTHHTL có thể đem lại. Chúng ta sử dụng số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2002,2003 (những hàng hóa có thể ứng dụng HĐHHTL) nhằm định lượng hóa những lợi ích này.





Đơn vị
Tính
 Thưc hiện 2002
 Ước thực hiện 2003
 (%) 2003 so với 2002
 Chênh lệch
Gtrị clệch
Do giá cả



 Slượng
 Trị giá
 Giá
 Slượng
 Trị giá
 Giá
 Slượng
 Trị giá
 Giá
 %
biến động
I
Tổng trị giá xuất khẩu
triệu usd

     5,192
 (usd/T)

     6,041
 (usd/T)

   116.35



1
Gạo
1000T
    3,241
       726
     224.00
    3,892
       734
     188.59
  120.09
  101.10
   (35.41)
 (17.17)
          137.83
2
Cà phê
1000T
       719
       322
     447.84
       674
       458
     679.53
    93.74
  142.24
   231.68
   41.10
156.1529903
3
Cao su
1000T
       449
       268
     596.88
       450
       395
     877.78
  100.22
  147.39
   280.90
   38.10
126.403118
4
Hạt tiêu
1000T
         77
       107
  1,389.61
         74
       104
  1,405.41
    96.10
    97.20
     15.80
     1.13
1.168831169
5
Nhân điều
1000T
         62
       209
  3,370.97
         85
       284
  3,341.18
  137.10
  135.89
   (29.79)
   (0.89)
2.532258065
6
Chè các loại
1000T
         75
         83
  1,106.67
         60
         60
  1,000.00
    80.00
    72.29
 (106.67)
 (10.13)
6.4
7
Lạc nhân
1000T
       105
         51
     485.71
         83
         48
     578.31
    79.05
    94.12
     92.60
   17.41
7.685714286
8
Dầu Thô
1000T
  16,879
    3,270
     193.73
  17,168
    3,777
     220.00
  101.71
  115.50
     26.27
   12.70
451.0114936
9
Than đá
1000T
    6,049
       156
       25.79
    7,049
       181
       25.68
  116.53
  116.03
     (0.11)
   (0.44)
0.789386675
IITổng trị giá nhập khẩu
triệu usd

     2,591


     3,133


   120.92



1
Phân bón các loại
1000T
    3,824
       477
     124.74
    4,128
       630
     152.62
  107.95
  132.08
     27.88
   20.10
115.0794979
2
Xăng dầu
1000T
    9,966
    2,017
     202.39
    9,841
    2,400
     243.88
    98.75
  118.99
     41.49
   18.59
408.298515
3
Bông
1000T
         97
         97
  1,000.00
         88
       103
  1,170.45
    90.72
  106.19
   170.45
   15.71
15

Tổng giá trị XNK
triệu usd

     7,783


     9,174


   117.87


         1,428.35


Nguồn: Tin nhanh hàng ngày Thị trường số ngày 2,3/01/2004 (Bộ Thương mại)

Ta thấy tổng hàng hóa xuất nhập khẩu từ gạo, cà phê, chè, dầu thô…phân bón, xăng dầu… của năm 2003 là 9,147 tỷ Usd chiếm 20,4% tổng giá trị XNK của cả nước (44,815 tỷ usd). Nếu tính phần ảnh hưởng từ chênh lệch giá của những mặt hàng trên giữa năm 2002 và 2003 lên tới 1,428 tỷ Usd chiếm đến 15,56% giá trị các hàng hóa kể trên.
Tình hình Trung Đông có nhiều xáo trộn cùng với việc WTO ngày càng phát huy ảnh hưởng của mình cũng như nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, vật tư của các nước mới nổi, đặc biệt là Trung quốc gia tăng mạnh; tất cả những yếu tố này đã góp phần vào chiều hướng cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu dẫn tới sự biến động giá những mặt hàng chiến lược trở nên trồi sụt bất thường mà diễn biến giá ở trên cũng như 6 tháng đầu năm 2004 là một minh chứng.
Giá dầu tăng hàng ngày, nông dân đến hẹn lại lo “được mùa mà mất giá”, lo giá phân bón vật tư tăng…là những nỗi lo thường trực có thể kiềm chế được nếu thị trường hàng hóa tương lai ở Việt Nam đi vào hoạt động hiệu quả. Sự xuất hiện thị trường này không những cất được gánh lo về giá cả trồi sụt mà còn giúp cho người sản xuất, người kinh doanh chế biến, xuất nhập khẩu…ổn định được mức lãi dự tính, qua đó góp phần ổn định được hoạt động kinh doanh của mình và điều này giúp cho nền kinh tế hoạt động chắc chắn, ổn định hơn trước rủi ro giá cả trồi sụt bất thường.
Lợi ích kinh tế của TTHHTL đã rõ ràng, vấn đề là khi nào nó xuất hiện và phát huy được chức năng ổn định giá cho những mặt hàng xuất nhập khẩu chiến lược của Việt Nam là câu hỏi đặt ra một cách nghiêm túc cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách nước nhà.
Tp.HCM ngày 22/06/2004
Tài liệu tham khảo:
- The economic purpose of futures markets. US Commodity futures trading commission. 4/2004
- Tin nhanh hàng ngày Thị trường số ngày 2,3/01/2004 (Bộ Thương mại)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét