Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Làm thương hiệu kiểu độc quyền

Branding

Thương hiệu thường được nhận dạng từ 03 đặc điểm sau:
- Hữu xạ tự nhiên hương. Là yếu tố có thực, không mơ hồ. Thương hiệu phản ánh sản phẩm hoặc tổ chức có thực. Ví dụ như nói đến Nike là nghĩ ngay tới logo hình boomerang.
- Cùng hội cùng thuyền. Sản phẩm hay tổ chức phải đồng hạng hoặc được mọi người chấp nhận ngang cấp với sản phẩm và tổ chức tương đương
- Bản sắc riêng. Sau khi phấn đấu giống người thì lại phải chứng minh được sự khác biệt. Khác biệt để người tiêu dùng nhớ đến và sản phẩm mới có cơ tồn tại

Như vậy thương hiệu về mặt nào đó phản ánh được văn hóa công ty, giúp định vị dễ dàng vị trí của nó trên thị trường. Qua đó người ta biết được nó là nó.
Nhiều người vì đơn giản hóa quá đã đồng nhất thương hiệu với logo mà thực ra quên mất rằng logo chỉ là bông hoa của cây.
Khi nói thương hiệu phản ánh văn hóa. Có hai điều đập ngay vô mắt mọi người là đồng phục và CEO.
Nói tới đây ta hiểu tại sao bác sỹ khám bịnh phải mặc đồ trắng hoặc xanh nhạt. Màu đó có cảm giác tinh khiết, sạch sẽ và an bình.
Cũng như vậy, dân tài chính mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng lại không dám ăn mặc phá cách, màu mè sặc sỡ hoặc quá thời trang. 

Hình ảnh của họ là sơ mi đồng màu, nhã nhặn; comple kiểu dáng và màu sắc thận trọng bảo thủ như màu xám chẳng hạn.
Khách hàng không an tâm gửi tiền mình cho những người mặc quá phá cách, màu sắc không truyền thống ra dáng dân chơi vì họ nghĩ những người mặc vậy hay chơi kiểu rủi ro, đồng bóng.
Vậy là tổ chức tài chính nào ăn mặc theo kiểu phi truyền thống sẽ được mọi người khen trước mặt vì lạ nhưng lo ngại sau lưng. Tóm lại, dân tài chính không dám mặc phá cách để tạo sự khác biệt.

Vì CEO là tâm điểm và vì mọi người không có thời gian nên họ kết lại “hãy chỉ cho tôi CEO, tôi sẽ nói công ty đó thế nào”.
Lan man chút, nghị sỹ Taiwan nổi tiếng hiếu chiến với nhau. Sở dĩ họ làm vậy vì phải duy trì tinh thần đó trước sức ép của phía đại lục. Nhưng CEO phải tránh hết sức việc làm người ta kết luận ngay công ty đó có văn hóa hoang dã vì đơn giản business là business.
Sự kiện phản cảm sẽ nhấn chìm branding chứ không thể bắt chước cách tạo scandal gây sự chú ý của thiên hạ như cách mấy người mẫu bày trò bị tuột áo, lộ ảnh nóng…
Chuyện nay đã nói, tới chuyện xưa.
Xưa, các cụ có ý niệm về thương hiệu không?

Xin nói thẳng là không do các cụ xưa chỉ chịu chữ thánh hiền, rất ghét chuyện mua bán trao đổi. Nhưng chính vì thiên lệch vậy mà các cụ để lại những tư tưởng, câu nói về danh nếu đem sử dụng cho thương hiệu lại đắc dụng, ví như:
Đã làm trai thì phải có danh gì với núi sông (Nguyễn Công Trứ). 
Cùng hội làm trai thì phải có danh. Có danh mới được gọi là trai và “gì” chính là sự khác biệt, bản sắc riêng của Nguyễn tướng công.
Đã có danh (thương hiệu) rồi phải cẩn thận giữ gìn
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Tui cũng xin được dùng câu này để kết câu chuyện về thương hiệu – không chỉ cho sản phẩm, tổ chức mà cả về con người.
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013
Kết nối để làm nổi
Nhất trí với kết luận của bài viết. Đó là chưa tính tới bài toán chi phí. Singapore (SGX) và Úc (ASX) lớn vậy mà kết nối với nhau cũng lỗ dài, sau phải ngừng. 
Chuyện bếp núc sau kết nối cực kỳ nhiêu khê nên thay vì kết nối kiểu bảng chung thì người ta thường làm kiểu du kích, hiệu quả hơn là thong qua công ty chứng khoán.

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ket-noi-khu-vuc-chuyen-tren-giay-2013040508510167313ca31.chn
Kết nối khu vực - chuyện trên giấy




Lợi ích khi tham gia vào thị trường ASEAN là rất lớn. Tuy nhiên, chuyện kết nối không hề đơn giản bởi có khá nhiều vấn đề cần giải quyết
Thực tế tại buổi hội thảo Invest ASEAN-Vietnam 2013 cho thấy, kết nối giao dịch vào thị trường ASEAN là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi sự phối hợp của cơ quan quản lý, của sở giao dịch, của các thành viên thị trường tại một quốc gia và giữa các quốc gia trong khu vực. Nó liên quan đến hệ thống công nghệ, quy trình giao dịch, thanh toán, tháo gỡ các vướng mắc về khung pháp lý…
Buổi hội thảo Invest ASEAN-Vietnam 2013 vừa diễn ra không lâu tại TP.Hồ Chí Minh đã hé mở cách thức tiếp cận một thị trường vốn lớn có quy mô 530 triệu dân, 3.600 công ty niêm yết và những sản phẩm chất lượng tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên…
Hơn 2.000 tỷ USD vốn hóa

Theo ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE), từ sự hợp tác của 7 sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, một liên kết sớm được hình thành và xúc tiến sự phát triển của thị trường vốn ASEAN bằng cách thúc đẩy liên kết xuyên biên giới, tiếp cận thị trường ASEAN, tạo ra các sản phẩm theo kiểu ASEAN.
Cụ thể hơn, sự hợp tác trên đã đi đến quyết định là thành lập một thị trường vốn chung giữa các sở nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư (NĐT) trong khu vực có thể tiếp cận bất kỳ cổ phiếu nào trên thị trường này.
NĐT cũng có thể thu thập các thông tin cập nhật về các thị trường và có một cái nhìn chung thống nhất về thị trường ASEAN thông qua trang thông tin www.aseanexchanges.org; có thể truy cập toàn bộ các phân tích và thông tin thị trường ASEAN, diễn biến thị trường của từng sở, các báo cáo nghiên cứu của công ty chứng khoán (CTCK), báo cáo hàng tuần về chỉ số FTSE/ASEAN...
Như vậy, SGDCK đang hướng đến việc tạo ra sân chơi cho người chơi là các CTCK, doanh nghiệp niêm yết (DNNY), NĐT. Do đó, DNNY cũng cần phải đổi mới phương thức sản xuất, hoạt động, quản trị, kiểm soát nội bộ… hướng tới chuẩn quốc tế mới có thể mời gọi sự đầu tư từ các đối tác và NĐT nước ngoài.
Đối với các CTCK, công ty quản lý quỹ… đây là cơ hội mở rộng hoạt động khi cung cấp dịch vụ tài chính, đầu tư ra một thị trường rộng lớn, đầy hấp dẫn với 3.600 công ty niêm yết và hơn 530 triệu dân trên toàn khu vực.
Ông Sinh cho biết, 7 Sở ASEAN cộng lại có giá trị vốn hóa thị trường trên 2 ngàn tỷ USD và trên 3.000 DNNY, trong đó có những công ty lớn và năng động, dẫn đầu về các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, năng lượng, viễn thông, hàng hóa, sản xuất tự động và các ngành công nghiệp khác. Hiện tại, mới chỉ có 3 SGDCK của Singapore, Malaysia và Thái Lan tham gia nhưng đã mang đến cho các NĐT khả năng tiếp cận dễ dàng để thực hiện giao dịch trên 2.200 công ty niêm yết trên 3 sở này.
“Càng sớm có sự chuẩn bị, chúng ta sẽ nhanh chóng tận dụng được cơ hội khi thời cơ đến”, ông Sinh nói.

Bao giờ kết nối?
Thực tế tại buổi hội thảo Invest ASEAN-Vietnam 2013 cho thấy, kết nối giao dịch vào thị trường ASEAN là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi sự phối hợp của cơ quan quản lý, của sở giao dịch, của các thành viên thị trường tại một quốc gia và giữa các quốc gia trong khu vực. Nó liên quan đến hệ thống công nghệ, quy trình giao dịch, thanh toán, tháo gỡ các vướng mắc về khung pháp lý…

Quá trình này sẽ khó khăn hơn khi các quốc gia, các thị trường có những trình độ phát triển khác nhau và từ đó, có những sự ưu tiên khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển. Chính vì vậy mà liên kết giao dịch mới chỉ triển khai được tại 3 SGDCK có trình độ khá tương đồng là Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Theo bà Phan Thị Tường Tâm - Tổng giám đốc HoSE, từ sự kết nối giao dịch của 3 SGDCK lớn nhất trong khu vực, có thể thấy rõ lợi ích khi tham gia vào thị trường ASEAN là rất lớn. Tuy nhiên, chuyện kết nối không hề đơn giản bởi có khá nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, nhóm vấn đề về pháp lý, về quản lý thị trường là phần khó khăn nhất trong quá trình tham gia vào liên kết ASEAN nói riêng và quá trình hội nhập nói chung của Việt Nam.
Những vấn đề về quản lý ngoại hối, cung cấp dịch vụ chứng khoán xuyên biên giới, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cưỡng chế vi phạm pháp luật… không thể giải quyết một sớm một chiều mà cần có sự phối hợp của rất nhiều ban ngành, đồng thời phải đồng bộ với lộ trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế.

“Về phía HoSE, để có thể phát huy hiệu quả của việc kết nối một khi đã có chủ trương và lộ trình từ cơ quan quản lý, chúng tôi tiếp tục củng cố hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nhiều biện pháp đồng bộ đang được triển khai như phát triển cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản phẩm, tăng cường các giải pháp kỹ thuật về giao dịch và nâng cao chất lượng quản trị công ty tại các DNNY”, bà Tâm nói.
Theo một số chuyên gia, đây là vấn đề không phải không thực hiện được, nhưng ở thời điểm hiện tại là chưa phù hợp, hay nói trắng ra là không thực tế. Bởi khung pháp lý của ta khác nhiều với một số nước trong khu vực, để đi tới đồng nhất là điều khó có thể xảy ra. Chính vì vậy, những kiểu phương án này đều bàn xong rồi để đó.
Theo Phong Diêu


Thời kháng chiến chống Pháp, bộ đội ta đóng quân ở núi con Voi. Tăng gia sản xuất cũng là đánh Tây nên các chú lính vỡ đất trồng rau, khoai lang, khoai mỳ nhiều.

Ngày qua ngày, bỗng một hôm phát hiện ra phần đầu và đít núi màu xanh đã phủ kín. Lính ta có thơ rằng:

Voi cũng như người ham sản xuất

Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai

Như vậy một hình ảnh truyền ra được tiếp nhận qua hai phần trực quan và ngụ ý. Núi chỉ là núi thôi nhưng dưới mắt lính đã mang sắc thái trẻ trung, vui nhộn.

Cả trực quan và ngụ ý bổ sung nhau, khắc sâu điều muốn gởi gắm vô người xem.

Việc không chú ý tới yếu tố ngụ ý đôi khi làm cho người xem liên hệ khác đi hoặc ngược lại với ý người truyền thông điệp. Điều này mang đến sự tức cười hoặc ý xấu. Cái này dân trong nghề gọi là tai nạn nghề nghiệp.



Tui xin kể vài tai nạn.

Sau thế chiến I, tổng thống Pháp đi thăm nghĩa trang liệt sỹ đã bỏ mình trong chống Đức. Tình cờ phóng viên chộp được hình ông ta cười. Tin loang trên trang nhất các báo, chính phủ đổ (Trần Dân Tiên – những mẩu chuyện về Hồ Chủ tịch).

Thời ta chiến thắng biên giới Campuchia 1979, cứu dân CPC khỏi họa diệt chủng. Báo ta đăng tin chiến thắng kèm hình tù binh con nít CPC. Nghe nói liền bị cụ Trường Chinh phê bình ngay.

Báo muốn chứng minh ta thắng lớn, Khơme Đỏ sức cùng lực kiệt phải đưa con nít ra trận. Nhưng người xem cũng có thể có ấn tượng. Tưởng gì, hóa ra thắng con nít. Tai nạn xảy ra do thông điệp truyền đi bị đa nghĩa.



Chuyện gần đây.

Một doanh nghiệp nọ muốn chứng minh sự chuyên nghiệp, lớn mạnh của mình bèn thuê đưa hình ban lãnh đạo ra công chúng.

Tất cả vận đồ lớn, cười tủm tỉm thu hút người xem ở sự long trọng, phấn khởi, tự tin. Nhưng sơ sót xảy ra, bố cục tấm hình có vấn đề. Trên đầu lãnh đạo một chú bé đang vung gậy, rất tình cờ dưới đũng quần, giữa hai chân lại thò ra file công văn.

Hình vậy làm người xem ngay lập tức đánh giá sự thiếu nghiêm túc, mẫn cán của người chọn và duyệt hình ảnh.

Liên hệ với núi con Voi thì cũng có thơ Bút Tre rằng:

Việc long trọng, làm lỗ mỗ

Đầu thì bị gậy, đít thò công văn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét