2. Vì sao người ta dễ dính vào tin giả?
(From The New York Times Thứ Năm 5, Tháng Mười Hai 2019)
Điều gì khiến cho người ta dễ bị cuốn vào tin tức giả mạo và các trò lừa khác gây chệch hướng dư luận? Và có thể làm gì nếu như nó xảy ra?
Những câu hỏi này đã trở nên bức bách hơn trong những năm gần đây, không chỉ bởi những hé lộ về chiến dịch của Nga nhằm tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 bằng cách reo rắc tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội. Nhìn chung, nền văn hóa chính trị của chúng ta dường như ngày càng bị định cư thêm bởi những người tán thành các tuyên bố kỳ quặc hoặc sai trái mà thường phù hợp với hệ tư tưởng chính trị của họ.
Tin tốt là các nhà tâm lý học và các nhà khoa học xã hội khác đang cố gắng phân tích để hiểu những gì thông qua tuyên truyền đã ngăn cản mọi người nhìn ra vấn đề. Tin xấu là vẫn chưa có một đồng thuận về câu trả lời.
Phần lớn các cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu rơi vào hai phe đối lập. Một phe cho rằng khả năng suy luận của ta bị chiếm đoạt bởi những niềm tin bè phái: tức là ta có xu hướng hợp lý hóa sự việc theo ý thức hệ của mình.
Phe khác -nơi hai tác giả chúng tôi thuộc về- cho rằng vấn đề là ta thường không thực hiện các năng lực quan trọng của mình: tức là ta lười biếng về mặt tinh thần.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy loé lên một tia sáng cho tranh chấp, đó là cả hai phe dường như đang nắm bắt một khía cạnh của vấn đề. Một khi hiểu được bao nhiêu phần trăm của vấn đề là kết quả của quá trình suy luận và kết quả của sự lười biếng, và khi ta tìm hiểu thêm về yếu tố nào đóng vai trò trong các loại tình huống, thì sẽ có thể thiết kế các giải pháp chính sách tốt hơn để giúp đối chọi với vấn đề.
Phe hợp lý hoá, nơi có sự nổi bật đáng kể trong những năm gần đây, đã được xây dựng xung quanh một loạt các lý thuyết cho rằng khi nói đến vấn đề chính trị, người ta sử dụng khả năng trí tuệ của mình để tự thuyết phục bản thân tin vào những gì mình muốn là đúng, thay cho việc cố gắng thực sự khám phá sự thật.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy loé lên một tia sáng cho tranh chấp, đó là cả hai phe dường như đang nắm bắt một khía cạnh của vấn đề. Một khi hiểu được bao nhiêu phần trăm của vấn đề là kết quả của quá trình suy luận và kết quả của sự lười biếng, và khi ta tìm hiểu thêm về yếu tố nào đóng vai trò trong các loại tình huống, thì sẽ có thể thiết kế các giải pháp chính sách tốt hơn để giúp đối chọi với vấn đề.
Phe hợp lý hoá, nơi có sự nổi bật đáng kể trong những năm gần đây, đã được xây dựng xung quanh một loạt các lý thuyết cho rằng khi nói đến vấn đề chính trị, người ta sử dụng khả năng trí tuệ của mình để tự thuyết phục bản thân tin vào những gì mình muốn là đúng, thay cho việc cố gắng thực sự khám phá sự thật.
Theo quan điểm này, những đam mê chính trị về cơ bản làm cho người ta trở nên phi lý, thậm chí - quả thật, đặc biệt là nếu họ có xu hướng giỏi lý luận trong các bối cảnh khác. (Nói thô thiển là bạn càng thông minh thì càng giỏi hơn trong suy lý.)
Một số bằng chứng nổi bật nhất được sử dụng để hỗ trợ cho quan điểm này xuất phát từ một nghiên cứu có ảnh hưởng năm 2012, trong đó giáo sư luật Dan Kahan và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng mức độ chia rẽ chính trị đối với vấn đề biến đổi khí hậu là mạnh hơn ở những người có điểm cao về kiến thức khoa học và khả năng tính toán so với những người có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra này.
Một số bằng chứng nổi bật nhất được sử dụng để hỗ trợ cho quan điểm này xuất phát từ một nghiên cứu có ảnh hưởng năm 2012, trong đó giáo sư luật Dan Kahan và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng mức độ chia rẽ chính trị đối với vấn đề biến đổi khí hậu là mạnh hơn ở những người có điểm cao về kiến thức khoa học và khả năng tính toán so với những người có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra này.
Rõ ràng, các đảng viên Dân chủ thuộc loại "phân tích" nhiều hơn thì có khả năng tự thuyết phục tốt hơn rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề, trong khi các đảng viên Cộng hòa loại "phân tích" nhiều hơn thì có thể tự thuyết phục bản thân rằng biến đổi khí hậu không phải là vấn đề.
Giáo sư Kahan đã tìm thấy kết quả tương tự, ví dụ ở các nghiên cứu về kiểm soát súng đạn, trong đó ông đã thao tác một cách thí nghiệm khuynh hướng đảng phái về các thông tin mà những người tham gia được yêu cầu đánh giá.
Ý nghĩa ở đây là sâu sắc: suy luận có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mà không cung cấp giải pháp, khi nói đến tranh cãi bè phái về các sự kiện. Bằng chứng nữa được trích dẫn để ủng hộ lập luận này xuất phát từ một nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học chính trị Brendan Nyhan và Jason Reifler đã phát hiện rằng việc sửa chữa bổ sung khi có khiếu nại gây hiểu lầm trong các bài thông tin báo chí đôi khi lại phản tác dụng:
Ý nghĩa ở đây là sâu sắc: suy luận có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mà không cung cấp giải pháp, khi nói đến tranh cãi bè phái về các sự kiện. Bằng chứng nữa được trích dẫn để ủng hộ lập luận này xuất phát từ một nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học chính trị Brendan Nyhan và Jason Reifler đã phát hiện rằng việc sửa chữa bổ sung khi có khiếu nại gây hiểu lầm trong các bài thông tin báo chí đôi khi lại phản tác dụng:
Không chỉ sửa chữa không làm giảm sự hiểu lầm mà đôi khi còn làm tăng hiểu lầm. Có vẻ những người có khuynh hướng ý thức hệ tin vào một điều giả dối đã làm việc rất hăng để đưa ra lý do rằng sự sửa chữa là sai và khiến họ thậm chí còn càng tin hơn vào điều giả dối đó.
Nhưng tường thuật "hợp lý hóa" này, mặc dù hấp dẫn trong một số bối cảnh, không đáp được chúng tôi như là lời giải thích tự nhiên nhất hoặc phổ biến nhất về sự yếu kém của con người đối với thông tin sai lệch. Chúng tôi tin rằng người ta thường chỉ không suy nghĩ đủ sâu sắc về thông tin gặp phải.
Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học nhận thức đã chỉ ra rằng một chút suy lý đi một chặng đường dài hướng tới việc hình thành niềm tin chính xác. Ví dụ, những người suy nghĩ một cách phân tích nhiều hơn (những người có khả năng thực hiện các kỹ năng phân tích của họ và không chỉ tin tưởng vào phản ứng tức thời của họ) thì ít mê tín, ít tin vào các thuyết âm mưu và ít chấp nhận các khẳng định có vẻ sâu sắc nhưng thực sự trống rỗng (vd. “Wholeness quiets infinite phenomena” là một câu tiếng Anh viết đúng cú pháp nhưng hoàn toàn vô nghĩa).
Nhưng tường thuật "hợp lý hóa" này, mặc dù hấp dẫn trong một số bối cảnh, không đáp được chúng tôi như là lời giải thích tự nhiên nhất hoặc phổ biến nhất về sự yếu kém của con người đối với thông tin sai lệch. Chúng tôi tin rằng người ta thường chỉ không suy nghĩ đủ sâu sắc về thông tin gặp phải.
Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học nhận thức đã chỉ ra rằng một chút suy lý đi một chặng đường dài hướng tới việc hình thành niềm tin chính xác. Ví dụ, những người suy nghĩ một cách phân tích nhiều hơn (những người có khả năng thực hiện các kỹ năng phân tích của họ và không chỉ tin tưởng vào phản ứng tức thời của họ) thì ít mê tín, ít tin vào các thuyết âm mưu và ít chấp nhận các khẳng định có vẻ sâu sắc nhưng thực sự trống rỗng (vd. “Wholeness quiets infinite phenomena” là một câu tiếng Anh viết đúng cú pháp nhưng hoàn toàn vô nghĩa).
Tập hợp các bằng chứng này cho thấy yếu tố chính giải thích việc chấp nhận tin tức giả có thể là sự lười biếng nhận thức, đặc biệt là trong bối cảnh mạng truyền thông xã hội, nơi các mục tin tức thường bị hớt váng hoặc chỉ lướt qua.
NCCông dịch (theo MIT Sloan Experts)
http://dongtac.hncity.org/spip.php?article7020
1. Hàng ngày bạn nhận thông tin như thế nào giữa biển tin:
- Feed news: tin được chế biến, lên khẩu phần định lượng bạn muốn hay không vẫn phải nhận
- Fit news: Tin được may đo nhằm vô sở thích của 1 nhóm nhất định
- Foam news: tống thật nhiều tin cho bạn chìm ngập, loay hoay
- Fake news: tin giả như thật, khốn nỗi rất nhiều người khoái vì nó lạ
- Fuck news: giáng thẳng, sốc, hạ nhục bạn cốt để bạn mất tỉnh táo, rối trí
Thường nghe:
- Tin ra là bán hay tin xấu là mua, tin tốt là bán. Thực ra thị trường đã biết trước những tin này rồi và đã phản ánh hết vô gía. Tới khi tin chính thức ra thì đảo ngược. Thị trường chơi trò tin đồn và ai cũng ngầm chấp nhận luật chơi này, ai không biết, biết trễ kẻ đó thua.
NCCông dịch (theo MIT Sloan Experts)
http://dongtac.hncity.org/spip.php?article7020
1. Hàng ngày bạn nhận thông tin như thế nào giữa biển tin:
- Feed news: tin được chế biến, lên khẩu phần định lượng bạn muốn hay không vẫn phải nhận
- Fit news: Tin được may đo nhằm vô sở thích của 1 nhóm nhất định
- Foam news: tống thật nhiều tin cho bạn chìm ngập, loay hoay
- Fake news: tin giả như thật, khốn nỗi rất nhiều người khoái vì nó lạ
- Fuck news: giáng thẳng, sốc, hạ nhục bạn cốt để bạn mất tỉnh táo, rối trí
Thường nghe:
- Tin ra là bán hay tin xấu là mua, tin tốt là bán. Thực ra thị trường đã biết trước những tin này rồi và đã phản ánh hết vô gía. Tới khi tin chính thức ra thì đảo ngược. Thị trường chơi trò tin đồn và ai cũng ngầm chấp nhận luật chơi này, ai không biết, biết trễ kẻ đó thua.
Vậy thực sự tin đồn được nổi danh trong ck từ đâu:
- Tin nhanh là thắng hay truyện của Rothschild.
Khi Anh, Pháp đánh nhau hồi đầu TK19, những người mua trái phiếu của Anh rất mong chờ Anh thắng, nhưng đối thủ của họ lại là Napoleon huyền thoại.
Khi Anh, Pháp đánh nhau hồi đầu TK19, những người mua trái phiếu của Anh rất mong chờ Anh thắng, nhưng đối thủ của họ lại là Napoleon huyền thoại.
Ngày kia tin thất trận loan ra, trái phiếu của Anh xả ra như rác, nào ngờ Anh thắng và giá trái phiếu lại vọt lên.
Người ta đồn rằng chính nhà Rothschild tung tin do họ có hệ thống truyền tin nhanh hơn cả hệ thống của vua Anh tới 1h.
Và trong 1h đó, chiêu tung tin thua trận được tung ra giúp gom TP với giá rẻ mạt, đương nhiên sau đó thu lợi nhuận khổng lồ.
Công khai là lộ:
1939, báo Anh đăng tin ngày đó tháng đó Đức quốc xã tập trung bao nhiêu sư đoàn, số xe tăng, pháo, tướng tư lệnh và sẽ dùng chiến thuật gì để đánh Ba lan.
Công khai là lộ:
1939, báo Anh đăng tin ngày đó tháng đó Đức quốc xã tập trung bao nhiêu sư đoàn, số xe tăng, pháo, tướng tư lệnh và sẽ dùng chiến thuật gì để đánh Ba lan.
Cả tổng hành dinh Đức nháo nhào, Hitler ra lệnh tìm bằng được gián điệp trong đội ngũ.
Gestapo vào cuộc, bắt, thẩm vấn hàng trăm người vẫn không hiểu vì sao tài liệu tối mật lại bị lộ.
Cuối cùng họ đi đến quyết định cử 1 toán đặc nhiệm sang Anh bắt tay phóng viên kia về.
Gestapo vào cuộc, bắt, thẩm vấn hàng trăm người vẫn không hiểu vì sao tài liệu tối mật lại bị lộ.
Cuối cùng họ đi đến quyết định cử 1 toán đặc nhiệm sang Anh bắt tay phóng viên kia về.
Đội Seal...lừng danh của Mỹ sau này là học từ người Đức qua nhiệm vụ bí mật liều lĩnh này.
Thành công tốt đẹp, bắt được tay nhà báo Anh và tay này nhanh chóng khai sạch.
Hóa ra trong vòng 2 năm, ảnh sưu tập, cắt dán tất cả các bài báo liên quan đến quân đội Đức trên chính báo Đức.
Thành công tốt đẹp, bắt được tay nhà báo Anh và tay này nhanh chóng khai sạch.
Hóa ra trong vòng 2 năm, ảnh sưu tập, cắt dán tất cả các bài báo liên quan đến quân đội Đức trên chính báo Đức.
Từ chỉ thị tối cao tới chuyện xe cán chó, tiệc tùng đãi đằng tới thử vũ khí.
Với tài tổng hợp của mình anh PV đã dựng hoàn chỉnh lực lượng Đức, quân số, trang bị, đồn trú, chiến lược chiến thuật và đoán trúng phóc kế hoạch Đức tấn công Ba lan.
Sau các quốc gia, công ty lớn đều học chiêu nay vì họ hiểu rằng 95% thông tin tình báo thu thập được là từ nguồn tin công khai.
Với tài tổng hợp của mình anh PV đã dựng hoàn chỉnh lực lượng Đức, quân số, trang bị, đồn trú, chiến lược chiến thuật và đoán trúng phóc kế hoạch Đức tấn công Ba lan.
Sau các quốc gia, công ty lớn đều học chiêu nay vì họ hiểu rằng 95% thông tin tình báo thu thập được là từ nguồn tin công khai.
Nay có thêm công cụ Big data, AI nữa thì càng ghê gớm trong khi VN vẫn đa số nghiên cứu theo kiểu nghe lóm rồi ra nghị quyết
Vòng đua tử thần:
Dân Nga có máu liều, rất liều. Khi sĩ quan Nga đồn trú ở Kavkaz rãnh rỗi đã chơi trò bắn súng; một trò chơi trong đó người tham gia bỏ một viên đạn vào súng, quay tròn hình trụ rồi dí súng bắn vào đầu mình.
Vòng đua tử thần:
Dân Nga có máu liều, rất liều. Khi sĩ quan Nga đồn trú ở Kavkaz rãnh rỗi đã chơi trò bắn súng; một trò chơi trong đó người tham gia bỏ một viên đạn vào súng, quay tròn hình trụ rồi dí súng bắn vào đầu mình.
Nếu may mắn thì không mất mạng còn ai đen đủi thì khó giữ được mạng sống. Và trò được gọi tên là bắn súng kiểu Nga (roulette Russian).
Nói thế để biết dân Nga khi bị dồn vô chân tường thì ghê gớm (giống người Việt).
Giờ kể chuyện vòng đua tử thần:
Liên xô thời nội chiến. 1 hôm Treka (tiền thân của KGB) khét tiếng bắt ông chủ gia đình trung niên đem đi.
1 mất mười ngờ. Gia đình nghi ngờ ai đó báo Treka chớ không làm sao họ biết. Bàn luận chán chốt được 2 nhà khả nghi: 1 thì cãi nhau ranh vườn, 1 thì thù hằn đời ông nội. 1 tờ A4 cùng 1 cây viết chì được đem ra thảo đơn tố 1 liên quan Bạch vệ, 1 cu lắc.
1 tháng sau, Treka vô bắt 2 người bị tố cáo.
Vòng xoáy cứ thế tiếp tục.
Sau 1 năm làng chỉ còn người già, đàn bà ốm yếu và con nít.
Nói thế để biết dân Nga khi bị dồn vô chân tường thì ghê gớm (giống người Việt).
Giờ kể chuyện vòng đua tử thần:
Liên xô thời nội chiến. 1 hôm Treka (tiền thân của KGB) khét tiếng bắt ông chủ gia đình trung niên đem đi.
1 mất mười ngờ. Gia đình nghi ngờ ai đó báo Treka chớ không làm sao họ biết. Bàn luận chán chốt được 2 nhà khả nghi: 1 thì cãi nhau ranh vườn, 1 thì thù hằn đời ông nội. 1 tờ A4 cùng 1 cây viết chì được đem ra thảo đơn tố 1 liên quan Bạch vệ, 1 cu lắc.
1 tháng sau, Treka vô bắt 2 người bị tố cáo.
Vòng xoáy cứ thế tiếp tục.
Sau 1 năm làng chỉ còn người già, đàn bà ốm yếu và con nít.
hiện tượng trump dưới cái nhìn của nhà ngôn ngữ học
Trần Doãn Nho 0 bình luận ♦
4.12.2018
Giữa tháng 11/2018, nhà ngôn ngữ học George Lakoff lên tiếng phê
phán truyền thông Hoa Kỳ “đã không làm tròn công việc của mình”[1] trong cuộc đối đầu với những
sai trái của tổng thống Trump. Tạp ghi lần này trở lại với đề tài Trump.
George Lakoff là một trong những người sáng lập ra môn “Ngữ Học
Tri Nhận” (Cognitive Linguistics) từ những năm đầu thập niên 1970. Cùng với
triết gia Mark Johnson, ông đề ra lý thuyết “Ẩn dụ ý niệm”, giải thích vai trò
của ý niệm trong việc hình thành ẩn dụ, vốn là nguồn suối căn bản của tư tưởng
con người.[2] Ngay từ thời gian đầu tiên khi
Trump ra tranh cử tổng thống, “Tôi đã sử dụng Ngữ Học Tri Nhận để tìm hiểu hiện
tượng Trump,” Lakoff cho biết. Theo Ngôn Ngữ Tri Nhận, ngôn ngữ là một phương
tiện dùng để tổ chức, xử lý và truyền đạt tin tức, do đó, là một kho chứa kiến
thức về thế giới, một tập hợp những phạm trù có ý nghĩa giúp con người tiếp
thu, đối phó với những kinh nghiệm mới và tích trữ những kinh nghiệm cũ. Nói
khác đi, kinh nghiệm và thái độ của một cá nhân đối với những vấn đề xã hội và
chính trị được “kết khung” (framed)[3] trong những cấu trúc ngôn ngữ.
Ngôn ngữ kích hoạt mạch cơ cấu não bộ (frame-circuits), giúp não bộ nắm bắt và
lý giải những gì chúng ta trải qua trong hiện thực. Do đó, một mặt, nó phản ảnh
những nhu cầu, quyền lợi, mối quan tâm cũng như kinh nghiệm cá nhân và mặt
khác, định hình cách ta suy nghĩ và hành động về mặt xã hội và chính trị.
Chính
vì vậy, bằng cách sử dụng ngôn ngữ để kích hoạt, người ta có thể chi phối cách
thức người khác suy nghĩ và hành động. Càng nghe nhiều, càng bị kích hoạt. Một
từ ngữ hay một nhóm từ ngữ, nếu được lập đi lập lại đến một độ cần và đủ nào
đó, sẽ thể biến chúng thành thường trực, kết khung trong óc não và từ đó, thay
đổi nhãn quan của chúng ta đối với thế giới. “Bằng cách để cho Trump kích hoạt
ý tưởng của ông vào trong óc não chúng ta, chúng ta tăng cường mạch thần kinh
(neurocircuitry) cho những ý tưởng này. Điều đó cho phép Trump chiếm lĩnh vùng
vô thức của chúng ta, vì 98 phần trăm tư tưởng chúng ta vốn là vô thức,” theo
Lakoff.
Bởi
thế, Lakoff cho rằng tổng thống Trump đã biến chữ thành vũ khí. Bằng cách tuýt
(tweet) những điều đôi khi không giống ai, hoặc là “nói lấy được”, ông thường
tạo ra những tin tức nổi bật, có tính gây “sốc”. Như ánh sáng hấp dẫn đám côn
trùng vào ban đêm, chúng lập tức thu hút giới truyền thông và được lập đi lập
và chuyển tải ngay lập tức. Điều đó làm tên tuổi Trump và tất cả những gì xoay
quanh ông đều xuất hiện thường trực trên truyền thông. Và dù đúng dù sai, chúng
trở thành sự kiện, trở thành có ý nghĩa và do đó, chi phối nhận thức của người
ta về hiện thực. Nên chẳng lạ gì, những dòng chữ ngắn ngủi, đa phần có thể nảy
sinh bất chợt từ trong đầu óc của ông, khi xuất hiện, thường làm xáo trộn thị
trường, phá vỡ mối bang giao quốc tế và hâm nóng không khí chính trị hàng ngày.
Lakoff nhận xét: cái điện thoại cầm tay của tổng thống Trump trở thành một
trong những vũ khí mạnh mẽ nhất trong lịch sử chính trị thế giới. Lakoff cho
rằng chữ nghĩa trong các tuýt của ông, nói chung, là vô trách nhiệm và rất
phi-tổng thống (un-presidental). Tuy nhiên, vấn đề thực sự không phải ở chỗ
Trump nghiện mạng xã hội, mà ở chính ở chỗ ông ta “dùng mạng Twitter để kiểm
soát chu kỳ tin tức, bởi vì báo chí, chính giới và những người Dân Chủ liên tục
trao quyền cho ông ta làm như thế,” theo Lakoff.
Và theo
Lakoff, những cái tuýt của tổng thống Trump không được tạo ra một cách tình cờ,
mà trái lại, chúng có tính chiến lược. Lakoff phân các tuýt của Trump thành 4
loại:
1) kết
khung (frame) trước để chiếm lợi thế;
2) làm
lệch hướng sự chú ý về chuyện khác khi một tin tức nào đó đang gây bất lợi cho
mình;
3)
chuyển hướng dư luận: quy lỗi cho người khác;
4) thả
bóng thăm dò.
Nói thế
có nghĩa là bất cứ cái tuýt nào của Trump, dù đó là tự tâng bốc mình, đưa sai
số liệu, sỉ nhục đối thủ hay chê bai, gây gổ với thuộc cấp, bạn bè và đồng
minh, trước sau bất nhất, vân vân, là đều có dụng ý.
Nhân nói đến “dụng ý”, xin dừng một chút để nhắc đến một điều
khác có dính dáng ít nhiều đến cách làm việc của Trump. Dư luận chung chung
thường cho rằng, ông là một thương gia, chẳng có kinh nghiệm gì về chính trị,
cho nên chẳng đưa ra được một chính sách nào rõ ràng. Trong thực tế, Trump ra
ứng cử tổng thống dưới quan điểm của đảng Cộng Hòa, đó là quan điểm bảo thủ. Từ
lâu trước khi Trump ra ứng cử tổng thống, Lakoff đã phân tích về hai quan điểm
trái ngược nhau giữa hai khuynh hướng chính trị chế ngự sinh hoạt chính trị Mỹ
trong “Metaphor, Morality, and Politics, Or, Why Conservatives Have Left
Liberals In the Dust” (1995) và sau này, khi Trump ra ứng cử, ông có dịp
nhắc lại trong “Understanding Trump” (2016). Thế giới quan của hai đảng,
theo George Lakoff, đều dựa trên “ẩn dụ ý niệm”: ví von Quốc Gia với Gia Đình
(Nation as Family), trong đó chính phủ là cha mẹ. Quan điểm chính trị theo
khuynh hướng tự do (liberal) của đảng Dân Chủ là “Hiền Mẫu” (Nurturant Parent
family = gia đình có cha mẹ bảo bọc); quan điểm theo khuynh hướng bảo thủ
(conservative) của đảng Cộng Hòa là “Nghiêm Phụ” (Strict Father family = gia
đình có người cha nghiêm khắc). Trong lúc “chính phủ như Hiền Mẫu” có trách
nhiệm cung cấp đầy đủ mọi thứ cho những nhu cầu căn bản của người dân như đồ
ăn, chỗ ở, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe…và xa hơn, bảo vệ môi trường, hỗ trợ nữ
quyền, đồng tính, ủng hộ phá thai, chấp nhận di dân, trợ giúp dân thiểu số,
thực hiện đa văn hóa…thì quan điểm “chính phủ như Nghiêm Phụ” dựa theo luân lý
truyền thống. Đó là một thế giới có kỷ cương, phép tắc, có tôn ty (hierarchy)
đại loại như :Thượng Đế ở trên Người, Người ở trên Thiên Nhiên, Người có kỷ
luật (mạnh) ở trên Người vô kỷ luật (yếu), Giàu trên Nghèo, Chủ trên Thợ, Lớn
trên Nhỏ, Văn hóa Tây Phương trên các văn hóa khác, Mỹ trên các nước khác, và
đi xa hơn: Nam trên Nữ, (da) Trắng trên (da) Màu, Thiên chúa giáo trên
phi-Thiên chúa giáo, Dị tính trên Đồng tính, vân vân[4] Khuynh hướng này tìm thấy ở hầu
hết những ứng cử viên đảng Cộng Hòa, kể cả Trump và những người bảo thủ. Ít
nhất có đến hàng chục triệu người có khuynh hướng bảo thủ, chia xẻ quan điểm
Nghiêm Phụ và tôn ty trật tự. Nhiều người trong số họ, tuy nghèo hoặc trung
lưu, nhưng vẫn thấy họ cao hơn di dân, cao hơn những người da màu.
Theo Lakoff, tổng thống Trump không cần phải nêu ra chính sách,
vì đảng Cộng Hòa đã có hàng trăm chính sách như thế từ lâu. Cái mà họ muốn là
nắm hết cả Quốc Hội, Tổng Thống và Tối Cao Pháp Viện để thi hành mà thôi. Trump
là người duy nhất diễn đạt một cách thẳng thắn, trực tiếp và dài hơi mọi điều
mà họ thích. Những dòng tuýt của ông thường đưa đến những hậu quả trầm trọng
hoặc tưởng như trầm trọng, thực ra, đều nằm trong quan điểm “Nghiêm Phụ” của
đảng Cộng Hòa, được thể hiện một cách không giấu giếm. George Lakoff viết:
“Trump là người lớn tiếng diễn đạt mọi thứ mà họ [đảng Cộng Hòa] cảm thấy, –
diễn đạt một cách mạnh mẽ, xông xáo, giận dữ và chẳng chút ngượng ngùng. Tất cả
điều họ cần làm là ủng hộ Trump và bầu cho Trump, ngay cả chẳng cần phải tỏ vẻ
phải đạo (politically incorrect) làm gì nữa, bởi vì ông làm điều đó cho họ rồi
và sự chiến thắng của ông sẽ làm cho những quan điểm này trở thành có giá trị.”[5]
Trở lại
với những cái tuýt của Trump. Ngược lại với nhận định cho rằng truyền thông Hoa
Kỳ thời gian qua đều đồng loạt, liên tục tấn công và gây hại cho Trump, Lakoff
cho rằng Trump đã sử dụng phương tiện truyền thông để thao túng dư luận, làm
lợi cho mình và điều này đã chuyển đổi một cách căn bản hình thức truyền thông
của một tổng thống Mỹ.
Tại
sao?
Mỗi lần
tổng thống Trump tuýt là gây ra phản ứng tức khắc. Các thông tín viên, các
chính trị gia Dân Chủ và cả mạng xã hội đua nhau bám vào cái tuýt, rồi tuýt đi
tuýt lại một cách đầy ám ảnh khiến cho nó càng lan xa, lan rộng. Những dự đoán,
phân tích, phản bác, lên án, hay chửi rủa, vân vân và vân vân, trên truyền
thông, thay vì xóa mờ nội dung của nó, lại biến những dòng tuýt đôi khi kệch
cỡm và trẻ con của nó thành sức mạnh, thậm chí thành…chính sách. Quá tập trung
sự chú ý vào các tuýt của Trump, người ta đã làm cho ông lớn hơn hẳn chính
mình, theo Lakoff. Nội dung của chúng, nhờ thế, kích hoạt và gây ảnh hưởng lên
óc não con người. Điều này, cũng theo Lakoff, “sản xuất ra một hiệu quả mà ngữ
học tri nhận gọi là “ảo giác hội tụ” (focusing illusion) và điều đó giải nghĩa
tại sao Trump, từ một tay mơ chính trị lại trở thành tổng thống.” Trump đã biến
truyền thông thành một dịch vụ thông tin của công ty Twitter. Mặt khác, sự giận
dữ chống lại Trump, thay vì hạ uy tín của ông, thì ngược lại, tăng thêm sự ủng
hộ từ khối cử tri nền tảng của ông (base), nhất là cử tri da trắng.
Rõ ràng là tổng thống Trump đã sử dụng ngôn ngữ để định hình
cách suy nghĩ của người Mỹ. Trump dường như biết rất rõ rằng truyền thông có
một bản năng mạnh mẽ lập lại những gì ông nói. Bản năng đó, rốt cuộc, khiến
truyền thông, trong mục đích chống lại Trump, thì lại hoạt động giống như là
đại lý tiếp thị (marketing agency) của ông. Bằng cách chuyển tải một cách trung
thành những chữ và ý tưởng của ông, báo chí đã giúp ông tấn công, và từ đó,
kiểm soát chính báo chí. Theo Lakoff, Trump đã là một tay thương lái trong nửa
thế kỷ. Bây giờ ông mang chính mình ra bán, kéo theo đó là thế giới quan và cái
nhìn riêng của ông về chân lý và luật pháp. Trump trở thành một “thử nghiệm thô
bạo” (brutal test) đối với nhân dân Mỹ. Lakoff cho rằng, để sống còn, truyền
thông phải ngừng lại tội đồng lõa vô ý thức (unwitting complicity) với Trump.
Truyền thông “đừng chấp nhận cách kết khung xuyên tạc các biến cố của tổng
thống Trump.”[6]
Để
chỉnh đốn lại cung cách của mình, Lakoff nêu lên bốn điểm truyền thông cần phải
làm:
– Một,
nhà báo phải hiểu thế nào là một sự tuyên truyền có hiệu quả tác động trên óc
não con người.
– Hai,
chú ý đến sự kiện nền dân chủ Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng khủng hoảng do có
sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
– Ba,
đừng để cho tổng thống Trump kiểm soát tin tức bằng cách theo dõi và phát tán
những dòng tuýt của ông, bất kể chúng nói về điều gì.
– Bốn,
đừng ưu tiên đưa những tuýt của tổng thống Trump vào tin hàng đầu. Tuyệt đối
đừng lập lại những lời nói láo của ông. Bởi vì “một lời nói láo mà cứ được lập
lại một số lần cần thiết nào đó, nó sẽ trở thành sự thật,” theo Lakoff.
Không
những thế, Lakoff còn nhắc nhở báo chí cũng đừng kiểm tra (fact-check) những đề
tài Trump nêu ra trong tuýt, chẳng hạn như đề tài như di dân. Điều cần làm bây
giờ là tập trung trước hết và chủ yếu là về sự thật, về sự kiện. Thông tín viên
thường được huấn luyện là phải tường trình đúng những gì xảy ra, nhưng trong
trường hợp này, đừng nên làm như thế. Đưa ra ví dụ về đoàn di dân từ Honduras,
Lakoff cho rằng Trump đã thành công trong việc buộc truyền thông phải thừa nhận
cái khung tư tưởng – một hình thức kết khung (framing) – mà ông đưa ra trước
thời gian bầu cử giữa nhiệm kỳ: di dân là xâm lăng. Bởi vì, càng tường thuật
nhiều và liên tục về đoàn di dân, thì lại càng giúp Trump chuyển tải sứ điệp di
dân là “đạo quân xâm lăng”chừng đó. Đó là một “khái niệm ảo” (bogus notion).
Tiến trình tư tưởng và cách nói của Trump thường có tính cách “ẩn dụ”, theo
Lakoff. Báo chí phải vạch rõ đó là ẩn dụ bất cứ khi nào nó xảy ra. Ẩn dụ là vô
thức, vậy báo chí “phải làm cho cái vô thức thành ý thức” (make the unconscious
conscious). Ngoài ra, George nói báo chí không nên lập lại những nhóm từ gây
xúc động, chẳng hạn như “tin giả” (fake news). Nó càng được lập lại, nó càng
gắn sâu vào đầu óc những người nghe.
Tóm lại, qua các đề nghị của Lakoff, có lẽ cách duy nhất có hiệu
quả để chống lại tổng thống Trump, nói một cách nghịch lý, là đừng quan tâm đến
những gì Trump phát biểu qua tuýt. Một đề nghị nghe ra có phần hợp lý, nhưng
trong xứ sở này, đó lại là một việc vô cùng khó khăn. Công việc của truyền
thông là kiếm tiền cho những ông chủ của nó, các tổ hợp truyền thông, và phục
vụ cho các khách hàng của nó, các công ty buôn bán. Nhân dân Hoa Kỳ không phải
là chủ nhân cũng chẳng phải là khách hàng, họ chỉ là sản phẩm của truyền thông.
Trump hiện vẫn là đề tài hấp dẫn, do đó, tường thuật về ông là một hình thức
“câu view”, nâng cao số khán giả, đưa đến lợi nhuận. Trump rõ ràng là hiểu rất
rõ và rất sâu bản chất của báo chí Hoa Kỳ. Ông đã từng nói thẳng với những
người làm báo qua ghi nhận của Lakoff, “Tôi đang kiểm soát lợi tức của các vị.
Như các vị đã biết, tôi kiểm soát cách các vị kiếm sống. Và tôi có thể lấy nó
đi bất cứ khi nào tôi muốn. Vậy thì tốt nhất là các vị hãy chơi đẹp với tôi.”[7]
“Chơi
đẹp” với Trump kiểu nào đây, hỡi “kẻ thù của nhân dân Mỹ”?[8]
Tiếp
tục tấn công Trump hàng ngày theo kiểu cũ?
Wait
and see!
__________________
Tham
khảo:
– George Lakoff, Metaphor, Morality, and
Politics, Or, Why Conservatives Have Left Liberals In the Dust
– George Lakoff and Gil Durán, Trump is using Twitter to
manipulate the country. Here’s how to stop falling for it
– The Guardian, Trump has turned words into weapons. And
he’s winning the linguistic war
– Daniella Emanuel, CNN, George Lakoff: ‘The media is
not doing its job’, 9/11/18
– George Lakoff, Understanding Trump,
– George Lakoff, Understanding Trump’s Use of language
The FAKE NEWS media,” he wrote, citing The New York
Times, CNN, and NBC News, among others, “is not my enemy. It is the enemy
of the American people. SICK!
[2] Về
quan niệm ẩn dụ ý niệm, xem ở Trần Hữu Thục, “Ẩn dụ, cuộc phiểu lưu của chữ.”
Có thể xem ở “Ẩn dụ ý niệm”,